7. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Hệ thống nhân vật trẻ em
23
Điện ảnh Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã có không ít các bộ phim làm về trẻ em, cho trẻ em hoặc phim có sự tham gia của các nhân vật là trẻ em. Trong đó có khá nhiều bộ phim đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng, đồng thời đoạt được những giải thưởng cao không chỉ ở các kỳ Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN) mà còn tại nhiều Liên hoan phim Quốc tế (LHPQT). Chẳng hạn, ngay từ đầu năm 1962, phim Con chim vành
khuyên đã được giải đặc biệt của Ban giám khảo (BGK) LHPQT Carlovy Vari
(Tiệp Khắc) và giải Bông sen vàng tại LHPVN lần thứ II (1973); năm 1964, phim Kim Đồng đoạt giải phim thiếu nhi hay nhất tại LHP Á Phi tại Jakarta (Indonesia) và Bông sen bạc tại LHPVN lần thứ II (1973); năm 1975, phim
Em bé Hà Nội đoạt giải đặc biệt của BGK tại LHPQT Matxcova (Liên Xô) và
Bông sen vàng tại LHPVN lần thứ III (1975); năm 1979, phim Chom và
Sa đoạt giải Con voi bạc LHPQT Thanh thiếu niên Bom Bay (Ấn Độ) và Huy
chương bạc tại LHP Ba châu lục Nantes (Pháp, 1981); năm 1980, phim Mẹ
vắng nhà đoạt giải đặc biệt tại LHPQT Carlovy Vary và Bông sen vàng tại
LHPVN lần thứ V…
1.2.1.1. Hình tƣợng nhân vật trẻ em dũng cảm, anh hùng
Có thể nói, các nhân vật thiếu nhi trong các bộ phim thời chiến đã trở thành những hình tượng bất diệt bởi phẩm chất anh hùng ngời sáng của các em. Bé Nga trong Con chim vành khuyên của đạo diễn Nguyễn Văn Thông và Trần Vũ đang ở độ tuổi nhí nhảnh như con chim nhỏ nhưng đã biết lái đò chở cán bộ qua sông. Khán giả thực sự nhói đau khi ít phút trước còn dõi theo em nhảy dây, mà chỉ vài phút sau đã thấy em gục ngã xuống bờ sông bởi viên đạn của quân thù bắn từ phía sau lưng hòng ngăn em thông báo cho người cán bộ mối hiểm nguy địch đang phục kích.
Cũng ở lứa tuổi thiếu niên như bé Nga, nhưng Kim Đồng trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Nông Ích Đạt và Vũ Phạm Từ lại có những đặc
24
điểm khác. Với chiếc cần câu và con sáo nhỏ, Kim Đồng băng đèo lội suối dò xét tình hình và dẫn đường cho cán bộ hoạt động bí mật và em đã hy sinh khi hứng trọn băng đạn của kẻ thù, dành lại phần sống cho những người cán bộ.
Đó còn là hình ảnh về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn tí hon trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến trong bộ phim Tuổi thơ dữ dội của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Phùng Quán. Các nhân vật nhí trong phim đã sống, đối mặt với bom đạn, quân thù và được tự rèn luyện mình trong kỷ luật quân đội. Ở mỗi em dù có hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều toát lên tinh thần dũng cảm, đồng cam cộng khổ và thương yêu nhau như anh em một nhà, sẵn sàng hy sinh thân mình cho cách mạng. Đạo diễn Vinh Sơn đã thành công khi chỉ đạo được dàn diễn viên nhí hóa thân thành những nhân vật từng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử cách đây cả nửa thế kỷ.
1.2.1.2. Hình tƣợng nhân vật trẻ em là nạn nhân của chiến tranh
Còn với cô bé Ngọc Hà trong Em bé Hà Nội của đạo diễn Hải Ninh, mới hơn 10 tuổi mà đầu đã phải đội dải tang trắng. Tuổi thơ của em gắn với một Hà Nội đổ nát bởi những trận càn của bom B52. Tuổi thơ của em gắn liền với ký ức chiến tranh. Cảnh Ngọc Hà đầu đội khăn tang vừa đưa cuốn sổ gạo vừa nức nở nói với cô bán gạo “Cô đừng xóa tên mẹ với em cháu” đã khắc sâu trong tâm trí của người xem.
Ở giai đoạn sau thống nhất đất nước, đầu tiên phải kể đến câu chuyện về những tháng ngày thơ ấu bất hạnh và ly kỳ của hai anh em Chom và Sa, người dân tộc Thái, cha bị địch giết, mẹ chết vì đói. Cả hai phải sống lẩn khuất, chui rúc trong rừng sâu, chống chọi với những mối hiểm nguy luôn rình rập để bảo vệ bọc tài liệu của cách mạng trong phim Chom và Sa của đạo diễn Phạm Kỳ Nam. Hay ở một hoàn cảnh khác là mấy chị em Bé trong phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư – được xem là đạo diễn
25
có nhiều phim đề tài thanh thiếu niên thành công nhất của điện ảnh Việt Nam – dù các em còn cả cha mẹ nhưng vì thời chiến, mẹ đi đánh Mỹ nên mấy chị em phải tự cai quản lẫn nhau. Khi đó, chị cả Bé thay mẹ lo lắng, cơm nước, sắp xếp việc nhà và dạy bảo các em từ việc giả làm cô giáo dạy các em học, lúc lại trèo lên cây giả vờ nhìn thấy mẹ đang chiến đấu để kể lại cho các em nghe. Thỉnh thoảng, mẹ về cũng đem theo chiến thắng kể cho các con nghe rồi lại vội vàng ra trận. Phim không thể hiện sự mất mát một cách trực tiếp, nhưng người xem lại cảm thấy người mẹ và chính các em đã bị mất mát quá nhiều. Đó chính là ở độ tuổi các em đáng lẽ phải có một tuổi thơ đúng nghĩa, nhưng các em đã quên cả tuổi thơ của mình cho mục đích duy nhất là giúp mẹ đánh thắng quân thù.
1.2.1.3. Hình tƣợng nhân vật trẻ em là nạn nhân của sự chia ly
Ngọn đèn trong mơ của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn dựa theo truyện ngắn Mặt trời bé con của nhà văn Thùy Linh, được xem là một trong những phim
truyện thiếu nhi được đánh giá cao trong những năm sau khi thống nhất đất nước. Trung là một học sinh ngoan và giàu nghị lực nhưng lại là nạn nhân của một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly dị nhau, Trung bị bỏ rơi. Trong quá trình tự kiếm sống để nuôi bản thân Trung đã gặp phải nhiều biến cố nhưng may mắn gặp được những người tốt nên Trung được về với cuộc đời. Ngọn
đèn trong mơ tuy là câu chuyện nhỏ trong một gia đình, nhưng có thể phản
ánh chân dung xã hội cả một thời, khi sức mạnh đồng tiền bắt đầu len lỏi và làm rạn vỡ những giá trị gia đình.
Và còn nhiều những tên phim khác làm về thiếu nhi có thể kể ra như Đứa con nuôi, Khi vắng bà, Đằng sau cánh cửa, Cát bụi hè đường, Gánh
xiếc rong… nhưng có thể nói tất cả những phim đó phần lớn đều mang tính
26
1.2.1.4. Hình tƣợng nhân vật trẻ em với những hoài bão, ƣớc mơ, vƣơn lên trong cuộc sống
Chiến dịch trái tim bên phải của đạo diễn Đào Duy Phúc mang một
màu sắc mới. Phim nói về một nhóm học sinh lớp 10 rất tinh nghịch nhưng cũng không kém phần thông minh. Nhóm rất thần tượng cô giáo của mình và đã lập ra một chiến dịch tìm người yêu cho cô. Ngoài những trò đùa “nhất quỷ nhì ma…” của nhóm học sinh và những rung động đầu đời của tuổi mới lớn, bộ phim đã đưa ra một cách giải thích dí dỏm về sự thần tượng vốn dĩ là nhu cầu tự nhiên của lớp trẻ.
Và mới đây là sự kiện của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh với việc “đốt cháy” phòng vé. Phim không quá mạnh về cốt truyện nhưng khán giả xem phim hầu như ai cũng tìm thấy một thời của mình trong đó từ những đố kỵ, ghen tuông và cả những sự vị tha nhân hậu trong một thế giới tuổi thơ với những trò chơi dân gian như đá cỏ, nhảy dây, bắn bi, rước đèn Trung thu, câu cá… mà lâu lắm rồi mới được tái hiện trên màn ảnh Việt.