Nghệ thuật xây dựng chi tiết

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 58 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nghệ thuật xây dựng chi tiết

Khéo léo đan cài các chi tiết để thể hiện rõ sự đói khát, hoàn cảnh khổ cực của trẻ em trong chiến tranh, hoặc đó là sự cô đơn, thiếu vắng của trẻ em trong cuộc sống hiện đại. Đó chính là những gì mà các đạo diễn Nguyễn Văn Thông, Trần Vũ, Nguyễn Khánh Dư và Phan Đăng Di đã xây dựng trong Con

chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ.

Mẹ vắng nhà không đi vào miêu tả những bùng vỡ từ mối xung đột

gay gắt của cuộc chiến, mà sử dụng tài tình các chi tiết đi vào lòng người như sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của con người trong cuộc sống thời chinh chiến. Sự thiếu thốn tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ đẩy năm chị em Bé nương tựa vào nhau. Bé trở thành hình mẫu cho các em, quán xuyến mọi việc. Thế nhưng ở người chị cả tưởng như trưởng thành “người lớn ấy” vẫn bộc lộ những nét trẻ con căn nguyên của mình. Bé cũng ước mơ được

55

chăm sóc, được đi học, việc vốn dĩ bình thường đó lại trở thành ước mơ lớn lao của 5 chị em. Hay Bé cũng mong muốn được giống mẹ (trong đoạn tranh cãi của bốn chị em xem ai giống mẹ). Cái sự “giống” ấy nó âm thầm, sâu lắng mà chỉ có Bé và người xem cảm nhận bởi góc máy quay cận đặc tả sự diễn cảm trên khuôn mặt bé. Hậu cảnh vẫn là sự tranh cãi của Thanh, Anh và Hiển.

Bé Nga trong Con chim vành khuyên, tuy được sống cùng cha nhưng lại sớm mất mẹ. Cha con bé Nga sống ở vùng địch hậu. Không đi sâu vào lai lịch của bé Nga nhưng sự đan cài chi tiết con diều sáo, con đò, con chim vành khuyên – những chi tiết gợi tới sự thân quen của quê hương nhưng cũng lại là những chi tiết tạo tình huống, đẩy cảm xúc của nhân vật lên những cung bậc cảm xúc khác biệt. Chẳng hạn hình ảnh con sông, vốn hiền hòa sẽ là khung trời mơ mộng tuyệt đẹp của Nga nhưng ở trường đoạn cuối, thì vẫn với con đò ấy, con sông ấy lại đẩy cảm xúc lo lắng, sợ hãi lên tột độ đối với Nga. Trường đoạn trước thì con sông, con đò lại là khúc thơ hình ảnh trữ tình với ước mơ chở cán bộ qua sông của Nga. Rồi ở trường đoạn cuối, con đò, khúc sông lại là nguyên nhân cho suy nghĩ và hành động phía sau của Nga. Con đò ngày cành tiến gần về phía cán bộ, lòng Nga lại như lửa đốt, khúc sông không có sóng mà sóng gợn trong lòng của nhân vật.

Mô hình nhân vật cặp đôi (vợ chồng, cha con, chị em) đã trở thành điển phạm mới của điện ảnh cách mạng khi nó diễn tả sâu sắc quá trình giải quyết mối quan hệ giữa riêng – chung cũng đồng thời là sự trưởng thành, là vẻ đẹp lí tưởng của cách mạng. Cha con bé Nga (Chim vành khuyên), 5 chị em Bé: Bé - Thanh, Hiếu - Anh (Mẹ vắng nhà) … rất điển hình cho điện ảnh cách mạng, kiểu nhân vật được đóng gói theo hồ sơ: chiến sĩ cách mạng, vượt qua tình cảm cá nhân, anh dũng chiến đấu. Trong cuộc sống hiện đại, cuộc sống với sự đủ đầy vật chất, thì việc xây dựng con người mới là điểm nhấn trong xây dựng tính cách nhân vật. Chính vì thế trong Bi, đừng sợ không xây

56

dựng mô hình nhân vật cặp đội. Nhân vật Bi và những viên đá tinh khiết được đạo diễn chọn làm mối liên kết giữa các nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau và trong suốt chiều dài 90 phút phim, từ đó làm nổi lên nỗi đau đớn, dày vò, khát khao về thể xác của các nhân vật được thể hiện rõ nét. Bi như một thế giới với đầy sự trong sáng, đẹp đẽ đang ngày ngày đối diện với hiện thực cuộc sống của người lớn với nhiều sự ẩn khuất, tâm lý phức tạp. Các yếu tố cơ bản để tạo nên kịch tính không được đạo diễn Phan Đăng Di sử dụng và cũng không đặt nhân vật trước thử thách để họ phải giải quyết, không giải thích những biến chuyển tâm lý của họ… Cái mà Bi, đừng sợ tạo ra chính là những cảm giác rất hiện thực nhưng đồng thời cũng rất khó giải nghĩa trong các mối quan hệ của con người, thông qua việc trộn lẫn nhiều câu chuyện của nhiều nhân vật vào với nhau, gói ghém vào chung một gia đình.

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)