Những tâm hồn trẻ thơ thanh khiết, trong sáng, giàu lòng nhân ái

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 44 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Những tâm hồn trẻ thơ thanh khiết, trong sáng, giàu lòng nhân ái

Trong Con chim vành khuyên, bé Nga không chỉ biết yêu quê hương đất nước, con người, mà ngay cả với cỏ cây, muôn thú, bé Nga cũng giàu lòng yêu thương. Chẳng vì thế, mà khi em bị địch bắn, vẫn còn kịp mở túi cho chú chim nhỏ bay cao. Và cũng từ đó, mà hình tượng bé Nga đã vượt ra ngoài mọi ý nghĩa bình thường, trở thành biểu tượng không chỉ cho chủ nghĩa anh hùng của thế hệ trẻ mà cho cả lòng nhân từ, bác ái truyền thống của người Việt Nam, tạo nên chất thơ, chất nhân văn cao cả cho chủ đề phim.

Khát vọng hòa bình, mong ước được học tập, được sống yên ấm với bố mẹ, gia đình … là những tiếng thét gào phản đối, lên án chiến tranh, đòi hòa bình, đòi quyền được học hành, được chăm sóc. Nếu bé Nga trong Con chim vành khuyên thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự hi sinh quả cảm

của thiếu nhi vì mục đích chống giặc ngoại xâm, đòi hòa bình thì ở chị em nhà Bé trong Mẹ vắng nhà mục đích ấy được trực tiếp hơn, quyết liệt hơn và đã trở thành tiếng nói chung của trẻ nhỏ không phải chỉ ở Việt Nam. Nếu bé Nga là biểu tượng cho khí phách anh hùng, dũng cảm của thiếu nhi Việt Nam thì ở chị cả Bé lại là chiều sâu tình cảm, nồng ấm yêu thương với bố mẹ gia đình. Chi tiết chị cả Bé gượng gạo đòi giống mẹ, hay đòi đi học … đã gây xúc động mạnh cho người xem. Bởi dù có gắng gượng, thay mẹ làm việc nhà, trông em … thì chị cả Bé cũng vẫn là một em bé bình thường với những suy nghĩ con trẻ như các em, cũng muốn giống mẹ và được đi học như các em. Phim không thể hiện sự mất mát một cách trực tiếp, nhưng người xem lại cảm thấy người mẹ và chính các em lại mất đi quá nhiều.

41

Bé Nga, chị cả Bé và các em, dù sống trong hoàn cảnh chiến tranh, các em phải xa bố me, xa trường học, sống trong nghèo khó của cuộc chiến nhưng vẫn giữ được sự trong sáng, thanh khiết vốn có của mình. Các em vẫn là những đứa trẻ, ở đâu đó vẫn là sự ngây thơ, giàu lòng nhận ái và những rung động sâu xa.

Còn ở Bi, đừng sợ đó là sự rung động bởi những cỏ cây, hoa lá bên bãi sông Hồng khi Bi đi nhặt lá về ép, hay nâng niu quả táo để ép đá … hay đó là những hình ảnh về sự nâng niu mà Bi dành cho quả dưa hấu … Còn trong tình thân với gia đình, Bi lại chính là cầu nối, kết nối những cá thể đơn lẻ lại với nhau. Hay chi tiết Bi nằm cạnh người cô (diễn viên Hoa Thúy đóng), cô bị ốm, Bi nằm cạnh và vuốt mặt cô, thể hiện tình yêu thương gia đình rất đỗi bình thường thế nhưng lại rất khó khăn đối với các thành viên khác, ngoài Bi.

Bi, đừng sợ là một câu chuyện đặc biệt, nó không đi theo lối kể thông thường.

Phim tập trung vào cảm giác, từng lát cắt cuộc sống hiện lên trong mắt Bi, có cái lạ, có cái quen … Bi không cần biết đến những điều phức tạp, đáng sợ của thế giới người lớn, điều đó thể hiện ở các chi tiết như Bi vô tư chơi đùa, được mẹ yêu thương, che chở. Sự ngây thơ, trong sáng của Bi chính là sự kết nối những mảnh ghép rời rạc, không đầu, không đuôi, không có mở, không có kết.

2.2.2. Những tâm hồn trẻ thơ giàu ƣớc mơ, khát vọng

Tâm hồn trẻ em luôn đầy khát khao, cháy bỏng khát vọng. Dù sống trong hoàn cảnh lầm than, đói khổ nhưng khao khát, ước mơ của những tâm hồn trẻ thơ ấy vẫn không bao giờ lụi tắt. Mong ước của các em luôn thật bình dị, giản đơn nhưng lại khiến lòng người day dứt. Đó có thể là ước mơ được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, là khao khát có được chiếc áo mới mặc ngày tết hay chỉ là ước mơ được đi học – điều mà đáng lẽ sẽ là hiển nhiên – như 5 chị em nhà Bé của Mẹ vắng nhà. Ước mơ nhỏ đó thể hiện ở trò

42

chơi cô giáo mà Bé hay dùng để dỗ em. Cái mẹt rách làm bảng, khúc gỗ làm ghế, cái que làm thước kẻ … Cô giáo Bé dạy các em chữ O, chữ A … rồi là bài thơ đánh giặc của mẹ … Dù lớn hay nhỏ, với những tâm hồn ngây thơ, trong sáng ấy, những ước mơ rất đời thường như thế thật đáng chắt chiu, trân trọng.

Bé cũng muốn mình được giống mẹ, như các em

Ở bé Nga của Con chim vành khuyên đó lại là ước mơ một ngày nào đó được chèo đò đưa cán bộ qua sông. Em cũng chưa biết tới sự nguy hiểm của việc này nhưng đối với em, thì được làm công việc của cha là điều hạnh phúc lớn. Trong cuộc sống ở làng ven sông, cha con đùm bọc, Nga chơi với con chim nhỏ, coi đó là người bạn thân thiết, em cho chim nhỏ vào túi tránh quân giặc, rồi khi trúng đạn của địch, em đã thả chim nhỏ bay lên bầu trời xanh đầy ước mơ về một thế giới hòa bình.

43

Có lẽ trong Bi, đừng sợ ước mơ của Bi không mấy rõ ràng như trong Mẹ vắng nhà hay Con chim vành khuyên, nhưng chỉ một vài chi tiết cũng đủ

để khát vọng của Bi làm lay động lòng người. Thế giới – những gì mà Bi thấy đều là những cái đẹp, cái trong sáng của cuộc sống hiện đại. Đó là hình ảnh của người con dâu hiếu thảo chăm sóc bố chống, người vợ hiền chăm sóc chồng hay người mẹ yêu thương con. Ngay cả tới lúc ông nội Bi mất, mẹ Bi vẫn là người chăm sóc lần cuối cho ông. Sự lễ giáo, tôn ti, lòng hiếu thảo … được Bi nhìn thấy, ở đó vẫn là tình thân, tình gia đình và nền nếp văn hóa của dân tộc. Hay ở toàn cảnh vùng ven sông Hồng khi mà Bi đứng dưới nhìn lên cầu – nơi có ông nội và mẹ Bi ở trên. Bi vui chơi trong không gian thiên nhiên rộng lớn, thoáng đãng và ở sau em là sự đầm ấp của gia đình, của người thân. Đối với trẻ em, cuộc sống chỉ cần có thế, nơi mà các em được thỏa sức vui chơi, cũng là nơi mà các em có tình thân gia đình, được sống trong tình yêu thương của ông bà, bố mẹ. Ở chi tiết cuối phim, nơi mà Bi và mẹ thăm mộ ông nội. Bi chẳng sợ, vẫn vô tư vui đùa nơi nghĩa địa làng lạnh lẽo, bởi đâu đó vẫn là không gian thiên nhiên thoáng đãng em có thể chạy nhảy vui đùa, và ông nội và mẹ vẫn đang ở bên cạnh Bi. Bi nhìn lên trời xanh, một bầu trời xanh hòa bình, êm ả và thật đẹp.

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)