7. Cấu trúc luận văn
3.2. Nhân vật trẻ em trong cách xây dựng qua ngôn ngữ thị giác
3.2.1. Dàn cảnh
3.2.1.1. Bối cảnh / khung cảnh
Bi, đừng sợ bắt đầu bằng hình ảnh một nhà máy làm nước đá vào giữa
mùa hè, những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt của những người công nhân, những tảng đá trong suốt, mát lạnh được đẽo, đục, cưa và chuyển qua chuyển lại. Ngay ở trường đoạn mở đầu này, việc dàn cảnh đã gợi cho khán giả một cái gì đó bức bí và chật hẹp khi nối tiếp là cảnh cận đặc tả: cục đá và cái cưa, cục đá và cái đục, người thợ đục đá … với góc máy nằm ngang tầm mắt. Bi, một đứa trẻ 6 tuổi, đang nhìn những tảng đá bằng ánh mắt đầy tò mò, khám phá. Nhật vật trẻ em – Bi – đột nhiên đi vào khung hình rồi lại tự nhiên đi tới một không gian khác. Cú lia máy từ trên cao xuống, dừng lại ở tiền cảnh đón Bi chạy tới. Đạo diễn Phan Đăng Di sử dụng đá là mối liên kết giữa các nhân vật và từng tuyến truyện. Đá giúp ông Bi giảm đau của bệnh, đá giúp cô Bi thỏa mãn ham muốn dục vọng nhất thời, đá khiến cha Bi giải tỏa cơn khát sau những cuộc nhậu. Còn với Bi, đá là một thứ gì đó thú vị, hấp dẫn. Như vậy, chỉ ở cảnh đầu tiên, mở đầu phim sự xuất hiện của Bi và đá – hai cá thể
61
sẽ gắn kết toàn bộ những mảnh ráp còn lại với nhau được sắp xếp trong khuôn hình hoàn toàn có dụng ý. Nếu như ví những tảng đá lạnh là cánh cửa bước vào thế giới người lớn, thì sự hồn nhiên, tinh nghịch và trong trẻo của một đứa bé 6 tuổi như Bi chính là lực đẩy giúp người xem bước qua được lớp nước đá mờ ảo để cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa người với người cùng những nỗi niềm khát khao, đau thương tột cùng và sự tàn nhẫn của thời gian.
Cũng như Bi, đừng sợ, Mẹ vắng nhà cũng tạo ấn tượng bởi bối cảnh
giàu tính thẩm mỹ và ấn tượng thị giác mạnh nhưng lại rất chân thực và tự nhiên. Ngay trong trường đoạn mở đầu của phim, một cú máy dài lướt qua con sông – đặc trưng của miền sông nước miền Tây – rồi cú máy dừng lại ở cảnh 5 chị em nhà Bé tắm sông cùng mẹ. Một loạt cận cảnh đặc tả được sử dụng. Lần lượt các nhân vật xuất hiện. Cứ thế, từ cận mở rộng ra trung rồi toàn cảnh, mở ra một không gian sinh hoạt đặc trưng của miền sông nước Tây Nam bộ. Với ý đồ đi thẳng vào vấn đề, đạo diễn Nguyễn Khánh Dư và ekip làm phim đã chọn không gian đặc trưng với cái cầu ao – nơi tiếp nối giữa sông và nhà (đất). Rồi sau đó là rặng dừa nước, trở vào với căn nhà lá – nơi mà sau này mọi hoạt động của 5 chị em nhà Bé sẽ diễn ra ở đây. Góc quay hậu cảnh, phía sau lưng mẹ của Bé để làm rõ hơn cái không gian của mấy chị em. Đó là cái võng ở sân, cái chum nước, cánh cửa có vắt lướt bắt cá … Đặc biệt là cái hầm lá trước nhà – vật đặc trưng của thời chiến. Bối cảnh phim không đơn giản chỉ làm nền cho nhân vật mà còn thể hiện sự vận động trong tâm lý, tính cách nhân vật. Chẳng hạn như cái cầu tre bắc qua sông. Cứ mỗi lần chị em nhà Bé đi qua cái cầu đó là một lần có chuyện. Lần thứ nhất là đoạn tiễn mẹ đi đánh giặc. Lần tiếp là cảnh Thanh mang ghe đi trả gặp máy bay địch … Cái cầu như ngăn cách thế giới bên ngoài với ngôi nhà bình yên của 5 chị em. Ở phía kia của câu cầu tre là tiếng đạn, tiếng bom, còn ở phía bên này là nụ cười con trẻ.
62
Con chim vành khuyên lại tạo ấn tượng bởi những cảnh toàn rộng với
bối cảnh chủ đạo là bãi ven sông với con đò. Bối cảnh làng quê miền Nam Việt Nam hiện lên với đầy đủ dáng vẻ đặc trưng, đậm đà bản sắc dân tộc: một con sông trắng, với con đò nhỏ, một nương dâu xanh, một khóm dừa tỏa bóng, với con diều bay vi vu giữa trời xanh... tất cả những điều đấy tạo cho người xem có cảm giác gần gũi, thân quen, thấm đượm tính dân tộc, đánh mạnh vào cảm xúc thị giác. Con chim vành khuyên như một “bài thơ hình
ảnh”, và bài thơ đó mang đậm chất Việt Nam. Những khuôn hình được dàn dựng mang đầy tính trữ tình, rất lãng mạn và đầy hy vọng. Cảnh bé Nga chèo đò, dòng sông với ánh nắng chiếu lấp lánh, mái chèo khua nước tạo sóng bồng bềnh … Không gian yên bình, con người chìm vào thiên nhiên tuyệt đẹp và tận hưởng cái đẹp đó, thoát hoàn toàn ra khỏi đời sống thực tại. Nhưng ngược lại, Bi, đừng sợ lại tạo ấn tượng với người xem ở bối cảnh phim Hà
Nội từ những góc nhìn giản dị nhưng đầy mới lạ. Khán giả sẽ không thấy hình ảnh Hồ Gươm, Văn Miếu quen thuộc, Hà Nội trong Bi, đừng sợ là một Hà
Nội chật chội, ồn ào, cũ kỹ với bến xe bus chen lấn buổi sáng, quán bia đông đúc chập choạng tối, hay xưởng làm đá xập xệ, dãy cầu thang chật hẹp; Hà Nội trong Bi, đừng sợ cũng là một Hà Nội rộng rãi, thoáng mát ở bãi giữa
sông Hồng với những bờ lau xanh tươi và cây cầu Long Biên trải dài.
Ngôi nhà là bối cảnh xuất hiện cả trong ba bộ phim khảo sát. Tuy nhiên, sự đặc tả ngôi nhà trong ba phim lại rất khác nhau. Ngôi nhà trong Bi,
đừng sợ được miêu tả khá cụ thể, từng góc, từng phòng … Ngôi nhà của gia
đình Bi thuộc một khu chung cư cũ. Trong ngôi nhà Bi, không gian bếp được dụng công sắp đặt hơn cả, bởi đó là không gian duy nhất để tất cả các thành viên trong gia đình gặp mặt và trò chuyện sau một ngày làm việc. Từ không gian ấy, chúng ta thấy được lối sống, cung cách sinh hoạt của gia đình Bi, đặc biệt là mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Trái ngược lại hoàn
63
toàn, ngôi nhà trong Mẹ vắng nhà và Con chim vành khuyên lại ít được đặc tả kĩ, ngoài vẻ bề ngoài của nó. Trong Chim vành khuyên chỉ là một vài cảnh khi giặc Pháp tới nhà lục soát, trong Mẹ vắng nhà là một vài cảnh ăn cơm của
năm chị em và cảnh dỗ em út ngủ của Bé. Không gian sinh hoạt được đẩy ra ngoài sân hay hè nhà. Chúng ta cùng xem việc dàn cảnh trong bối cảnh không gian của ba bộ phim khảo sát để thấy được vai trò của bối cảnh trong việc xây dựng nhân vật trẻ em.
Sắp xếp các đồ vật, đạo
cụ
Đặc điểm Hiệu ứng tiếp nhận
Bi, đừng sợ + Ngôi nhà chung cư có gian
bếp rộng, trong bếp có bàn ăn, nhiều dụng cụ làm bếp. Ánh đèn chỉ chiếu sáng không gian bàn ăn.
+ Không gian phòng ngủ của bố mẹ Bi và ông nội Bi
+ Trong nhà có bàn thờ: thờ bà ngoại Bi.
+ Trong nhà có bàn trang điểm, phấn son của mẹ Bi + Có bể cá cảnh, lồng chim…
+ Bối cảnh Hà Nội.
+ Những đứa trẻ được sống no đủ, trong sự chăm sóc của người lớn, người thân. + Những đứa trẻ được tiếp xúc với cuốc sống hiện đại, mà ở đó là những không gian riêng tư của mỗi cá nhân
Mẹ vắng nhà + Rặng dừa nước, còn đò, con
sông
+ mái nhà lá, hầm tránh đạn + góc sân của mấy chị em + chiếc võng, chum nước, cầu
+ Bối cảnh sông nước đồng bằng sông Cửu Long
+ bối cảnh của chiến tranh + cuộc sống đơn sơ, thiếu thốn vật chất
64
tre (cầu khỉ) + nhân vật trẻ em bị đẩy ra bên ngoài, sự thiếu thốn về tình cảm, thiếu thốn sự chăm sóc của bố mẹ
Con chim
vành khuyên
+ dòng sông rộng mênh mông + con đò, cánh diều
+ nhà lá đơn sơ + bãi sông
+ vài vật dụng bằng tre nứa bên trong nhà và bếp
+ triền cát dài rộng
+ Nhân vật trẻ em sống trong hoàn cảnh chiến tranh + Nhân vật trẻ em đối mặt với hiểm nguy, đối mặt với giặc
Cả ba bộ phim đều đặc biệt chú ý xây dựng bối cảnh, không gian ngôi nhà trong sự tương ứng với không gian thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt. Nhân vật trẻ em đi từ không gian này sang không gian khác, và không ít lần tầm nhìn xa của khung hình được xây dựng. Trong con mắt các em, thế giới quả là rộng lớn, bao la, có bao điều cần khám phá cũng như ước mơ. Chính việc dàn dựng bối cảnh này cũng cho thấy cách xây dựng nhân vật trẻ em trong ba phim mang những đặc điểm riêng. Bé Nga, năm chị em nhà Bé là những đứa trẻ sống hòa mình với thiên nhiên, mọi thứ xảy ra xung quanh, con vật, bến nước, cây dừa, con đò … như là thứ hiển nhiên, tất yếu vẫn có vậy. Chúng chả có gì để phải khám phá hay tò mò như Bi trong Bi, đừng sợ. Ngôi nhà của Bi được đặc tả khá kĩ, các nhân vật chủ yếu xoay quanh không gian trong nhà, do đó, không gian ngoài nhà lại là nơi mà Bi cần phải khám phá và tìm hiểu. Sự khác biệt của trẻ em trong cuộc sống hiện đại, bị bó hẹp trong không gian chật chội của phố phường, trong sự chở che của mẹ. Còn ở bé Nga và năm chị em nhà Bé thì đó là cuộc sống tự chủ, trưởng thành hơn so với lứa
65
tuổi của mình, chịu thiệt thòi vì không được yêu thương, chăm sóc, chở che đúng nghĩa.
3.2.1.2. Ánh sáng
Bi, đừng sợ tạo điểm nhấn bởi những khuôn hình có bờ lau trải rộng,
xanh mướt với ánh sáng tự nhiên. Hầu hết những cảnh này đều có sự xuất hiện của Bi. Đối lập với những gam màu xám nhờ, tù đọng và tối tăm của cuộc sống phố phường ngột ngạt là những gam màu tươi sáng với những hình ảnh đẹp: những chùm bong bóng xà phòng in hình bầu trời, những vùng cỏ lau bạt ngàn cao quá đầu người, hay những hình ảnh trên bến sông. Đạo diễn Phan Đăng Di thay vì bố trí quay phim sử dụng đèn chiếu từ ba hướng trong một cảnh (giúp tạo nên sự hài hòa và cân bằng về phía chủ thể được chiếu sáng), thường chỉ nhấn mạnh một trong ba hướng đó nhằm gây ấn tượng mất cân đối hoặc tương phản mạnh mẽ trong diện mạo và tâm lý nhân vật.
Mẹ vắng nhà và Con chim vành khuyên sử dụng chủ yếu là ánh sáng
tự nhiên ban ngày. Những tia nắng hắt xuống dòng sông, cỏ cây, hoa lá hay ánh sáng tập trung trong cận cảnh đặc tả người của các nhân vật đều sử dụng triệt để ánh sáng tự nhiên. Nếu là cảnh trong nhà thì đó là ánh sáng của bếp lửa, gam đỏ biểu hiện cho sự ấm cúng của tình cảm gia đình như trong trường đoạn bé Nga và cha ngồi trước đống lửa. Ngọn đèn dầu leo lắt trong trưởng đoạn chị cả Bé dỗ em quấy đêm vì nhớ mẹ. Thứ ánh sáng mờ mờ, tối tối trong nhà bởi đó là không gian thiếu thốn của sự chăm sóc nâng niu, khi mà những đứa trẻ buộc phải lớn trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.
3.2.2. Diễn viên
3.2.2.1. Phục trang, đạo cụ
Phục trang trong điện ảnh cần phải hết sức chân thực và thật sự điển hình. Nó làm nổi bật lên tính cách và sự nhận thức, trạng thái xã hội của nhân vật. “Phục trang, như chúng ta vẫn biết là quần áo mà nhân vật khoác lên
66
người. Phục trang là một yếu tố quan trọng của dàn cảnh” Nó là chiếc chiều khóa để chúng ta nhận diện bản chất nhân vật. Thông qua phục trang chúng ta cũng biết được giai đoạn, thời đại mà nhân vật sống, đồng thời tính cách nhân vật cũng được thông báo” [3, tr. 123].
Trong Bi, đừng sợ, Bi chủ yếu với trang phục áo phông, áo sơ mi và quần sooc dài, hợp với khung cảnh cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, đây cũng là trang phục đơn giản, gọn nhẹ dễ di chuyển đối với một bé trai.
Còn bé Nga của Con chim vành khuyên cả bộ phim là bộ áo nâu đậm quần thâm, đặc trưng của trang phục nam bộ thời chống Pháp. Hay chị cả Bé trong Mẹ vắng nhà cũng là trang phục của áo nâu quần thâm. Đôi khi là thêm chiếc khăn rằn quấn đầu mỗi khi đi ra chợ. Thanh, Anh, Hiển từ đầu tới cuối phim vẫn là Thanh áo hoa, Anh và Hiển cởi trần quần đùi. Sự đơn giản nghèo nàn về trang phục thời chiến trong Mẹ vắng nhà và Con chim vành khuyên là điều hiển nhiên, bởi khi xem phim, khán giả đương nhiên là phải thấy những cái đó.
Theo tác giả Đoàn Minh Tuấn, sự sáng tạo vô thức của nhà văn Nguyễn Văn Thông khi trang bị cho bé Nga một đạo cụ vô giá là con chim vành khuyên đã khiến hình ảnh của bé Nga trở nên đẹp hơn bao giờ hết. “Có rất nhiều em nhỏ tham gia hoạt động cách mạng cùng thời với bé Nga, song chỉ riêng bé Nga được nghệ sĩ Nguyễn Văn Thông tặng cho con chim non nhỏ. Con chim ấy là hình ảnh bé Nga lúc còn sống. Con chim ấy cũng là hình ảnh hương hồn bé Nga lúc em trút hơi thở cuối cùng. Linh hồn bé bỏng ấy từ trong túi vạt áp ướt của một thể xác vừa ngã xuống ven sông đã vỗ cánh về trời. Đôi mắt Nga nhìn theo cánh chim. Và khi cánh chim chỉ còn là một chấm nhỏ, lẫn vào mây trắng trời xanh, ánh mắt ấy từ từ khép lại. Cái chết ấy nhẹ nhàng bao nhiêu” [33, tr. 28 - 29].
67
Góp phần mang lại thành công cho Bi, đừng sợ là diễn xuất tự nhiên, ngây thơ của Phan Thành Minh (vai Bi). Nhân vật cậu bé Bi đã được đạo diễn Phan Đăng Di chọn khi Phan Thành Minh mới 3 tuổi. Năm 2008, khi bé Phan Thành Minh tròn 6 tuổi, Phan Đăng Di nhanh chóng xúc tiến việc đưa kịch bản thành phim. Sự không chuyên nghiệp làm cho Thành Minh nhập vai thật hơn. Bi một mình giữa bãi lau khám phá thiên nhiên, cảnh Bi thổi bong bóng xà phòng trên ban công, hay cảnh Bi và ông nội trò chuyện trong phòng về chiếc lá phong… tất cả diễn ra như cuộc sống vốn có, làm được điều đó phải kể đến sự hồn nhiên, ngây thơ của diễn viên nhí Thành Minh. Bi là phiên bản hình ảnh của tuổi thơ ham chơi, tinh nghịch của mỗi con người trong đời sống.
Trong phim Con chim vành khuyên, diễn xuất của Tố Uyên (vai bé
Nga) và Tư Bửu (vai bố Nga) hỗ trợ nhau hiệu quả. Cái ngây thơ trong sáng của bé Nga được che chở, nâng đỡ nhờ vào sự dày dạn chắc chắn của người cha. Tố Uyên diễn tự nhiên thoải mái, như sống cuộc sống của nhân vật. Tư Bửu vững vàng, chuyên nghiệp. Thúy Vinh trong vai chị cán bộ, tuy thoáng qua, cũng để lại hình ảnh uyển chuyển, tự tin. Khi vào vai bé Nga, Tố Uyên mới 13 tuổi, là học sinh trường Vân Hồ (Hà Nội) và là thành viên trong nhóm Sơn Ca của cung Thiếu nhi Hà Nội. Trong một vài lần chia sẻ với báo chí truyền thông về bộ phim Con chim vành khuyên, nghệ sĩ Tố Uyên cũng đã
chia sẻ về trường đoạn cuối của phim. Theo bà, lúc đó, đọc kịch bản xong, Tố Uyên đã chủ động trao đổi với đạo diễn, để được gọi hai tiếng “cha ơi” trước khi ngã xuống. Chính sự nhiệt tình, ham học hỏi và tài năn thiên bẩm đã giúp Tố Uyên có được một vai diễn để đời trong lòng khán giả yêu điện ảnh Việt Nam.
Khi quyết định đưa tác phẩm Mẹ vắng nhà của cố nhà văn Nguyễn
68
khi phải lựa chọn một dàn diễn viên nhí tới năm nhân vật cho phim. Có đôi chút khác biệt với tác phẩm văn học, Mẹ vắng nhà sẽ xoay quanh cuộc sống
của những đứa trẻ nơi hậu phương. Chính vì vậy ông đã chọn lựa vai Bé, vai