7. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Nghệ thuật kể chuyện
Xét về thể loại, bộ phim Bi, đừng sợ thuộc thể loại phim tâm lý. Phim chỉ kể lại những thời khắc sống thường nhật của cậu bé Bi với những người thân. Nội dung phim được kể theo thì hiện tại, không có một chút hồi tưởng về dữ kiện trong quá khứ. Đây chính là điều độc đáo của phim – kĩ thuật tự sự. Một câu chuyện với nhiều giai tầng rắc rối nhưng đạo diễn lại không hề bận tâm đến việc giải thích cụ thể mọi chi tiết. Tuy nhiên đối với nhân vật Bi, tác giả lại có nhiều sáng tạo xây dựng tình tiết liên quan. Chẳng hạn như trong việc mô tả những thói quen tập quán của một thời qua nhân vật Bi với những trò nghịch ngợm rất con nít: lang thang ngoài bãi sông, bắt châu chấu, hái dưa hấu, ném trái táo vào khay nước làm đá lạnh hay cảnh thổi bong bóng, hít hơi bong bóng làm đổi giọng ... Nhân vật sáng nhất, đẹp nhất, thơ mộng nhất, là cậu bé Bi hồn nhiên trong trẻo, hoàn toàn đối lập với cái thế giới người lớn đầy uẩn khúc, bế tắc.
57
Con chim vành khuyên tuy là phim bài tập tốt nghiệp của hai đạo diễn
Nguyễn Văn Thông và Trần Vũ nhưng lại chứa đựng nội dung tư tưởng lớn, và tác động mạnh với người xem. Bộ phim không nhiều nhân vật, và nhân vật nào cũng có vai trò riêng để tồn tại, trong đó nhân vật bé Nga là trung tâm. Ở tuổi mới lớn, hồn nhiên, yêu đời, thương cha và quý mến cán bộ kháng chiến; bé Nga là hình ảnh thu nhỏ của con người Việt Nam yêu nước thời chiến tranh cứu quốc. Đặt lên đôi vai mỏng manh của nhân vật một hình tượng lớn, tác giả kịch bản chủ ý phóng đại ý nghĩa của hình tượng, làm cho nó trở nên mạnh mẽ và tiêu biểu. Sự hy sinh của bé Nga vào giây phút kết thúc câu chuyện tạo sự chấn động mạnh - mặc dù sự hy sinh đó không quá bất ngờ. Sự hi sinh đã khơi dậy tình thương cùng lòng căm thù, không vương bi lụy. Cùng với bé Nga, con chim vành khuyên là một nhân vật có tiếng nói riêng. Nó hỗ trợ, tạo cộng hưởng, nâng hình tượng bé Nga và làm sâu sắc thêm chủ đề tác phẩm.
Với cấu trúc đơn tuyến và cốt truyện bán tự sự, chuyện phim được thuật kể gọn ngắn, súc tích, tinh tế với những chất liệu đơn giản, sống động, chân thực. Cái thành công của Con chim vành khuyên chính sự kiện và hình
ảnh tự nói lên vấn đề. Chính vì thế mà hình tượng của tác phẩm - bé Nga - tỏa sáng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo được cùng lúc âm hưởng anh hùng lẫn nhân văn một cách tự nhiên, thân thương và hùng hồn. Con chim vành khuyên là một trong những bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam với kĩ thuật điện ảnh còn thô sơ, chủ yếu là câu chuyện kể bằng sự cảm nhận của người nghệ sĩ, tuy nhiên sự thành công của tác phẩm chính là chủ đề tư tưởng và mang hơi thở của quê hương đậm nét. Cảnh trí trong phim được chọn lựa, dàn dựng phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý câu chuyện đem đến hơi thở ấm áp của làng quê Việt, của những con người chất phát một dạ yêu thương quê
58
hương. Chính đó là sắc màu địa phương, sắc màu dân tộc thấm đượm trong cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện của tác phẩm.
Mẹ vắng nhà cũng là một trong những bộ phim thuộc dòng điện ảnh
cách mạng Việt Nam. Đặc trưng của điện ảnh cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước. Câu chuyện của mấy chị em nhà Bé được kể với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng như ẩn dụ, so sánh, tượng trưng, gợi nhiều liên tưởng. Chẳng hạn như trường đoạn bắt chước mẹ và các cô, mấy chị em cũng chơi trò đánh giặc. Chỉ cả Bé ở trên cao, nhìn ra xa và tưởng tượng ra mẹ và các cô đang đánh giặc, trong khi đó, các em ở dưới dùng que, gậy thay súng, đất sét phơi khô thay lựu đạn cũng xung trận đánh quân thù. Tình yêu với mẹ, tình yêu với quê hương của các em được chuyển hóa thành tình yêu nước, lòng căm thù giặc.