7. Cấu trúc luận văn
2.4. Nhân vật trẻ em có hành động và có sự biến đổi
Việc xây dựng nhân vật trẻ em cũng không nằm ngoài 4 yếu tố chuẩn mực xây dựng nhân vật nói chung, đó là: nhân vật phải có quan điểm sống, nhân vật phải có thái độ với những người xung quanh, nhân vật phải có hành động, nhân vật phải có sự thay đổi. Xây dựng được nhân vật trẻ em có 4 yếu tố trên đồng nghĩa với việc để người xem có thể cảm nhận được đó chính nhân vật “thực sự” trẻ em, hợp logic sự phát triển của các em.
Với các nhà làm phim, việc xây dựng được nhân vật cho tác phẩm của mình có tính quyết định song tạo nên sức sống cho nhân vật lại là ở tính cách
46
nhân vật. Tính cách được hiểu là những đặc điểm, những phẩm chất nào đó của nhân vật được thể hiện tương đối rõ nét. Thông qua tính cách nhân vật có thể thấy được nội dung tư tưởng và hình thức của tác phẩm. Tính cách của nhân vật chỉ thực sự có ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ với những hoàn cảnh cụ thể, bởi một tính cách không thể phát triển tự thân và thoát li hoàn cảnh. Hoàn cảnh sống có thể là địa điểm hoạt động cụ thể của con người, những điều kiện kinh tế chính trị … của gia đình, địa phương, xã hội, thời đại. Chính hoàn cảnh xã hội của nhân vật sẽ tác động tới quan điểm sống, thái độ của nhân vật với những người xung quanh. Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện... Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật. “Không có nhân vật sẽ không có hành động. Không có hành động sẽ không có sự xung đột. Không có xung đột sẽ không có cốt truyện. Không có cốt truyện sẽ không có kịch bản” [33; tr. 16]. Đây là cách lý luận xây dựng nhân vật đã được đúc kết thành “tục ngữ” điện ảnh. Hành trình biến đổi của nhân vật bao gồm các chuỗi hành động chống lại các khó khăn – vật cản - với những mục đích khác nhau.
Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành
47
động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật.
Trong hai phim Chim vành khuyên và Mẹ vắng nhà xây dựng hình
tượng nhân vật trẻ em mang đậm của dòng phim chiến tranh. Hình tượng nhân vật trẻ em được xây dựng với đầy đủ các cung bậc cảm xúc, gắn liền với số phận của dân tộc.
Trong Con chim vành khuyên, nhân vật bé Nga ngọt ngào sống động
như một cô bé Nga nào đó có thật ngoài đời. Cũng như mọi cô bé khác ở cái làng chài ven sông này, Nga cũng thích nhảy lò cò, nhảy dây, thích chơi những trò chơi con trẻ, thích chăm chút một con chim nhỏ xinh xinh, trải tuổi thơ trong sáng của mình giữa lòng quê hương và sự chăm chút yêu thương của người cha cô đơn đang trong cảnh “gà trống nuôi con”. Nhưng khi giặc Pháp đến gây tội ác, làng chài của hai cha con không còn phẳng lặng nữa, Nga cũng vì thế mà chỉ ước mơ đơn giản là một ngày nào đó được thay cha chèo đò đưa cán bộ qua sông. Nga đã lớn lên từ tình yêu làng xóm quê hương, việc bảo vệ quê hương trước sự xâm lăng của kẻ địch là điều hiển nhiên. Và tình yêu quê hương biến thành lòng căm thù giặc, và cuối cùng Nga đã hy sinh cả thân mình để cứu đoàn cán bộ khỏi sa vào tay giặc. Không chỉ biết yêu quê hương đất nước, con người, mà ngay cả với cỏ cây muông thú bé Nga cũng giàu lòng yêu thương, nhân ái. Có lẽ vì vậy mà khi bị địch bắn, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Nga còn kịp cởi chiếc kim băng, thả con chim vành khuyên bay ra khỏi túi. Và cũng từ đó, hình tượng bé Nga đã vượt ra ngoài mọi ý nghĩa bình thường, thậm chí vượt ra ngoài cả ý sáng tạo của người nghệ sĩ, trở thành biểu tượng không chỉ cho chủ nghĩa anh hùng của thế hệ trẻ mà cho cả lòng nhân từ, bác ái truyền thống của người Việt Nam, tạo nên chất thơ, chất nhân văn cao cả cho chủ đề phim. Bộ phim đã đoạt giải Bông Sen Vàng trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II-1973.
48
Trong phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư – được xem là đạo diễn có nhiều phim đề tài thanh thiếu niên thành công nhất của điện ảnh Việt Nam – dù mấy chị em nhà Bé còn cả cha mẹ nhưng vì thời chiến, cả cha và mẹ đều đi đánh Mỹ nên năm chị em phải tự cai quản lẫn nhau. Khi đó, chị cả Bé thay mẹ lo lắng, cơm nước, sắp xếp việc nhà và dạy bảo các em từ việc giả làm cô giáo dạy các em học, lúc lại trèo lên cây mường tượng ra cảnh mẹ đang chiến đấu để kể lại cho các em nghe. Thỉnh thoảng, mẹ về cũng đem theo chiến thắng kể cho các con nghe rồi lại vội vàng ra trận. Phim không thể hiện sự mất mát một cách trực tiếp, nhưng người xem lại cảm thấy người mẹ và chính các em đã bị mất mát quá nhiều. Đó chính là ở độ tuổi các em đáng lẽ phải có một tuổi thơ đúng nghĩa, được học hành, được chăm sóc và vui chơi trong hòa bình, no ấm nhưng các em đã có một tuổi thơ mà ở đó là tiếng bom, tiếng đạn.
Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật như trên chỉ có tính chất tương đối. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ ra các biện pháp xây dựng nhân vật dưới một hình thức thuần túy và độc lập.
Bi, đừng sợ, dựng lên bối cảnh cuộc sống của con người nơi đô thị hóa,
xã hội đang hiện đại từng ngày từng giờ, con người vẫn tảo tần, thanh lịch, hồn hậu và giàu tình thương yêu, bao dung nhưng ngày càng ít chia sẻ. Phim chỉ có sáu nhân vật, là cậu bé Bi, bố, mẹ Bi, ông nội Bi, người cô của Bi và cậu học sinh trẻ tuổi mà người cô yêu thầm; và mỗi người là một thế giới riêng với những dẫn dắt mà tùy cảm nhận của người xem có thể cho là hờ hững, nhạt nhòa, hay dữ dội, ấn tượng. Sáu nhân vật là sáu khoảng trời riêng - chung trong thế giới tình cảm con người, mà nếu xâu chuỗi lại có thể nhận ra tất cả những lát cắt số phận mà đạo diễn chuyển tải đó như những gì mà một kiếp người đến với cuộc sống này phải trải qua và dự phần. Như biểu tượng xuyên suốt phim là cây nước đá, viên đá lạnh đông cứng, hiện hữu, nhưng rồi
49
cũng sẽ đến lúc tan chảy, bốc hơi không còn để lại dấu vết gì trong cuộc đời. Hình ảnh viên đá lạnh đảm nhận vai trò như “linh hồn” của phim khi xuất hiện liên tục trong nhiều “công dụng” và ý nghĩa với từng nhân vật (như người ông dùng đá để làm dịu cơn đau, người cô luống tuổi muộn chồng dùng để giải tỏa ức chế tình dục, Bi dùng để ướp những ký ức tuổi thơ với quả táo, chiếc lá…).
Mặt trái trong xã hội hiện đại là con người đang dần tự cô đơn hóa, mỗi người sống với thế giới của riêng cá nhân, mối quan hệ huyết thống, gia đình có nguy cơ tan vỡ. Chính vì vậy, đá lạnh còn là biểu trưng cho ý đồ của đạo diễn muốn ám chỉ đến môi trường sống lạnh giá, hờ hững, đang từng ngày nhạt dần đi những mối dây liên kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình cậu bé Bi. Bi - nhân vật trung tâm của phim với ánh mắt trong veo, hồn nhiên, ngây thơ qua sự diễn xuất không thể chê được của em Phan Thành Minh - có thể nói là “điểm sáng” duy nhất trong phim. Bi xuất hiện như một “thứ trung gian” kết nối con người, cảnh vật thích nghi với sự thay đổi, bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp và hướng đến giá trị tốt đẹp chân – thiện – mỹ. Cậu bé chính mà tưởng như không chính, bằng cái nhìn ngây thơ con trẻ, phản ánh mặt trái của cuộc sống hiện đại, cũng từ đó mà vô hình gắn kết mọi mối quan hệ, gắn kết người với người, đưa từng con người trở về với bản tính vốn có. Nhân vật Bi trở thành điểm sáng của Bi, đừng sợ. Sự trong sáng, ngây ngô của con trẻ khiến ít nhiều người lớn phải suy nghĩ, hóa ra cuộc sống cũng đâu cần phức tạp, đâu cần nhiều toan tính suy tư. Cũng trong cuộc sống ấy, đôi mắt trẻ thơ vẫn tìm được không gian tuyệt vời. Mọi điểm nhìn được dồn vào Bi, một hiện thân của sức sống trẻ.
NSND Trần Thế Dân đã từng nói “Chỉ khi nào tác giả xây dựng nhân vật trung tâm một cách hoàn hảo thì tác phẩm điện ảnh mới có giá trị lâu bền. Thực tế đã chứng minh điều đó”. Hẳn là vậy khi Con chim vành khuyên, Mẹ
50
vắng nhà đã xây dựng được những nhân vật trung tâm – nhân vật trẻ em –
mang những đặc điểm của con người điển hình, tiêu biểu cho thời cuộc – thời chiến. Và Bi, đừng sợ lại là một cái nhìn rất khác biệt dưới góc nhìn của trẻ
thơ trong xã hội hiện đại.
Nghệ thuật là phương tiện truyền tải cũng như cảm thụ văn hóa của dân tộc rõ nét nhất. Những nét đẹp truyền thống của dân tộc như hình tượng tương thân tương ái, lòng yêu nước, những quan niệm về nhân sinh sẽ được thể hiện một cách sống động qua những hình ảnh cụ thể. Và khi đó, ý nghĩa giáo dục của chúng lại càng trở nên sâu sắc và đại chúng hơn gấp nhiều lần. Những quan niệm về nhân sinh quan cũng tùy theo mỗi thời đại, trong mỗi hoàn cảnh sống mà có sự thay đổi nhất định.
Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà là những tác phẩm tiêu biểu cho
“chiến tranh qua ống kính”. Trong chiến tranh, tình người, tình quê hương, tình đất nước là cái thiếng liêng, cao cả nhất vượt lên trên hết thảy mọi thứ. Và các nhân vật trẻ em được xây dựng cũng không ngoại lệ, phù hợp với hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Tuy nhiên, trong Bi, đừng sợ lại phản ánh chân thực và rõ nét nhất cuộc sống của một tầng lớp người trong xã hội đương thời, nơi mà những con người trong đó bước một chân vào nền văn minh hiện đại, nhưng chân còn lại vẫn nấn ná mãi với cái văn hóa nông thôn và những rào cản về đạo đức, về thuần phong mỹ tục đã quá xưa cũ, lỗi thời. Nhân vật trẻ em – Bi - phải thay đổi, thái độ và hành động phù hợp với hoàn cảnh sống, xã hội. Bi không phải là hình tượng rõ nét để phản ánh tinh thần yêu nước, yêu quê hương, mà ở Bi lại là sự tò mò, ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh trong xã hội thời bình, xã hội hiện đại, khi mà ở đó, không còn là nỗi lo giặc xâm lăng – thời chiến tranh, nỗi lo của cơm áo gạo tiền – thời kỳ hậu chiến, xây dựng và tái tạo đất nước. Ở Bi là cái nhìn của trẻ thơ trước cuộc sống hiện đại có nhiều sự giằng xé trước rào cản của lễ nghi, giáo điều để hội
51
nhập với xu thế của thế giới. Nhân vật trẻ em không còn là hình tượng nhân vật của sự thiếu thốn, thiệt thòi trong cuộc chiến, mà bây giờ nhân vật trẻ em là hình tượng của sự khám phá, vươn mình ra ngoài thế giới.
Sự trưởng thành của nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt cũng là điều tất yếu, phù hợp với sự vận động của xã hội. Nghệ thuật với chức năng là phản ánh cuộc sống, xã hội chính vì vậy, khi xã hội vận động thì nghệ thuật cũng phải sử dụng ngôn ngữ của mình để phản ánh sự vận động ấy, và nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật không thể không vận động.
Tiểu kết
Những quan niệm nghệ thuật chỉ đạo, định hướng các tác phẩm đều được khơi nguồn từ một trái tim giàu lòng nhân đạo, biết căm thù và cũng biết yêu thương. Với những nhân vật trẻ em của của ba phim Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ, về nội dung, các tác giả đã tái tạo và xây
dựng được một thế giới nhân vật trẻ em dù chưa phong phú, đông đảo nhưng đã có một diện mạo riêng. Những nhân vật ấy giúp cho người xem hiểu rõ số phận cuộc đời của những thân phận trẻ thơ với tất cả những bất hạnh, khổ đau và cả những hạnh phúc ngọt ngào. Sự hiện diện của những tâm hồn trẻ thơ với tâm hồn thanh khiết, trong sáng, giàu lòng nhân ái, ước mơ, khát vọng đã khiến các tác phẩm vừa quen vừa lạ. Quen vì mang những đặc điểm chung của trẻ em mọi thời đại, lạ vì tính cá thể hóa sắc nét nhờ tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi tác giả. Cùng với việc xây dựng nhân vật, các tác giả cũng cho thấy bức tranh xã hội của mỗi thời kỳ được tái hiện chân thực và sinh động. Có được thành công ấy chính là sự trăn trở với nghề, viết về các em với tất cả nhiệt huyết từ một trái tim giàu cảm thông, chia sẻ, thương cảm và đầy trách nhiệm với trẻ thơ. Nghệ thuật tự sự hay cốt truyện tâm lý giúp các tác giả đi sâu khai thác thế giới tâm hồn trẻ. Nhờ đó người xem có điều kiện thấu
52
hiểu tâm lý trẻ thơ, lứa tuổi thiếu nhi. Các em vừa hồn nhiên, vừa ngây thơ, nhân ái và giàu ước mơ khát vọng nhưng cũng lắm trăn trở, lo âu.
53
CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT