Hoàn cảnh hẹp và hình ảnh trẻ thơ

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 40 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Hoàn cảnh hẹp và hình ảnh trẻ thơ

Một đặc điểm tạo nên sức hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật là điển hình hóa nghệ thuật. Đó là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cái khái quát và cái cá biệt.

Một thế giới trẻ thơ với một nỗi niềm xúc động, một tình thương mến bao la, thế nhưng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình tác động tới các em. Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra nỗi khổ đau, bất hạnh ấy bắt nguồn từ đâu. Không những vì thế mà Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà đã xây

dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong hoàn cảnh của đất nước còn chiến tranh. Thế giới các em – bé Nga, 5 chị em nhà Bé – gắn liền với cuộc chiến, với tiếng bom, tiếng đạn. Các em sống trong cuộc chiến, thiếu thốn tình yêu thương. Nhẹ nhàng và sâu lắng, từng góc khuất được khám phá với những

37

nét bình dị, đáng yêu, rung động, xúc cảm sâu xa trong tâm hồn trẻ thơ giữa khắc nghiệt đời thường. Vẫn là ấy những trò chơi con trẻ, thế nhưng xen lẫn, cắt ngang dòng thơ ấy lại là tiếng bom, tiếng đạn, tiếng máy bay địch …

5 chị em cùng mẹ tắm vui đùa trong “Mẹ vắng nhà”

Cô bé Nga (Trần Dung trong vai bé Nga) được xây dựng sống động và ngọt ngào như một cô bé Nga nào đó có thật ngoài đời. Cũng như mọi cô bé khác ở cái làng chài ven sông này, Nga cũng thích nhảy lò cò, nhảy dây, thích chơi những trò chơi con trẻ, thích chăm chút một con chim nhỏ xinh xinh, trải qua tuổi thơ trong sáng của mình giữa lòng quê hương và sự chăm chút yêu thương của người cha. Nga lớn lên từ tình yêu thương làng xóm quê hương, sự ngây, thơ, trong sáng của Nga, sự yên bình của cái làng chài bé nhỏ, sự phẳng lặng của dòng sông … khi giặc Pháp tới, thì tất cả cũng dậy sóng, sôi lên vì căm giận. Nga cũng vậy, cũng biết yêu, biết quý những gì của quê

38

hương, em cũng muốn được đánh giặc để giữ làng với ước mơ nhỏ là chèo đò chở cán bộ qua sông như cha.

Góc máy từ trên cao xuống con đò của Nga

Đối với mọi loại hình nghệ thuật, thiếu nhi bao giờ cũng là đề tài khó. Đối với điện ảnh lại càng khó hơn. Vì khả năng diễn xuất, biểu hiện tâm lý, tích cách nhân vật là việc làm không dễ đối với các diễn viên nhỏ tuổi. Nhưng ở trong Con chim vành khuyên hay Mẹ vắng nhà những khó khăn ấy đã được khắc phục dễ dàng. Có lẽ chính là bởi cái không gian nghệ thuật ấy nó thật hơn bao giờ hết, các em thấm nhuần, diễn mà như không diễn. Chị cả Bé, cũng như bao đứa trẻ khác ở Việt Nam, trong hoàn cảnh chiến tranh, đều phải thay mẹ chăm sóc các em và lo việc nhà. Hoàn cảnh chung là vậy, thế nhưng ở chị cả Bé lại là một sắc thái riêng và khác biệt với việc dạy em học chữ và cùng các em đánh trận giả bắt chước mẹ và các cô đánh giặc. Đó là việc hàng giờ Bé chèo lên cây dừa để ngóng mẹ về và mường tượng kể lại cho các em hành động đánh giặc của mẹ. Vẫn là các em trong chiến tranh, có cùng sự thiếu thốn về vật chất, tình thân nhưng ở Nga và Bé lại là 2 đứa trẻ hoàn toàn

39

khác biệt, với những nét cá tính riêng, hình ảnh riêng. Chưa kể tới sự xuất hiện của Thanh, Anh, Hiển cũng làm cho vai trò của chị cả Bé khác biệt.

Trong Bi, đừng sợ, cậu bé Bi ngây thơ sống giữa gia đình mà mối liên kết giữa các thành viên đang dần lỏng lẻo, nhưng dường như Bi không để ý tới những điều đó. Cậu bé mải mê khám phá thế giới thiên nhiên rộng lớn của riêng mình và luôn muốn bảo lưu ký ức cùng những viên đá trong suốt.

Bi thổi bóng trong cảnh đón ông nội về

Bi trong Bi, đừng sợ không mảy may quan tâm tới sự phức tạp của cuộc sống hiện đại, thậm chí đôi chỗ là bỏ qua để hướng tới sự trong sáng, thuần khiết của con trẻ. Bi là phiên bản của tuổi thơ ham chơi, tinh nghịch của mỗi con người trong đời sống. Bi hồn nhiên như cánh lá phong ép mình trong đá. Dòng chảy của xã hội dường như bị lấn át bởi sự vô tư, hồn nhiên của Bi. Hai thế giới, hai trục suy nghĩ và hành động trái ngược, ở đó Bi là một trục và những người xung quanh Bi là một trục khác, song hành với cuộc sống của

40

Bi. Trong mắt Bi, thế giới thật giản đơn, đôi khi cả những điều khó hiểu, khó giải thích của chuyện người lớn thì đối với Bi, nó cũng tuột qua.

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)