NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAMNHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAMNHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAMNHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAMNHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAMNHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI THIẾU NHI VIỆT NAM
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN XUÔI
THIẾU NHI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 62.22.01.21
Tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ ng÷ v¨n
Trang 2Cơng trình được hồn thành tại:
Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1 PGS.TS Lã Thị Bắc Lý
2 PGS Nguyễn Văn Long
Phản biện 1: PGS.TS Biện Minh Điền
Trường Đại học Vinh
Phản biện 2: PGS.TS Lưu Khánh Thơ
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1 Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), “Personnality education for children through the character Pippi in Astrid Lindgren’s Pippi Longstocking”,
Proceedings 17, Ochanomizu University, tr.125-128
2 Nguyễn Thị Thanh Hương (2012-2013), Kiểu nhân vật trong truyện đồng thoại
viết cho trẻ mầm non , Đề tài cấp trường, Mã số: SPHN-12-193
3 Nguyễn Thị Thanh Hương(2013), “Câu đố dân gian với giáo dục trẻ lứa tuổi
mầm non”, Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số 58,
tr.82-88
4 Nguyễn Thị Thanh Hương (2013), “Nhân vật người kể chuyện trong “Cho
tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh”, Tạp chí Lý luận phê bình
văn học, nghệ thuật (10), tr.64-68
5 Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Nhân vật trẻ em trong truyện Việt Nam
trước 1945”, Tạp chí Khoa học (60), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
tr.63-67
6 Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Sức hấp dẫn từ nhân vật Pippi trong
truyện “Pippi tất dài” của Astrid Lindgren”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
(370), tr.104-107
7 Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Một số đặc trưng của tự truyện viết cho
thiếu nhi ở Việt Nam thế kỷ XX”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ
thuật (33), tr 64-69
8 Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi
Việt Nam giai đoạn 1945-1975”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật
(40), tr.38-48
9 Nguyễn Thị Thanh Hương (2016), “Về định nghĩa Văn học thiếu nhi”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (385), tr.91-93
Trang 41.3 Cuộc sống hiện đại với vô vàn rào cản ngăn cách mối tương giao giữa con người với con người, đặc biệt là giữa thế hệ trước với thế hệ sau Trẻ em thời hiện đại đã không còn giống với cha anh Cuộc sống của chúng ngày một khác trước, tâm sinh lí cũng có nhiều thay đổi Hơn thế, bản thân mỗi đứa trẻ đã là một thế giới luôn luôn biến động, khó nắm bắt.Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ Tìm hiểu nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam cũng
là một con đường dẫn vào thế giới trẻ thơ để hiểu và có ứng xử thích hợp với những công dân tương lai của đất nước
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam qua hai giai đoạn lớn của văn học: từ năm 1945 đến năm 1975 và sau năm 1975
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Diện khảo sát của luận án là Văn xuôi viết cho thiếu nhi Tuy nhiên, tiểu
loại kí thiếu nhi không được coi trọng và cũng chưa có nhiều thành tựu Cho nên, chúng tôi tập trung khảo sát nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam
Do khối lượng tác phẩm nhiều, cho nên chúng tôi lựa chọn tư liệu phục
vụ mục đích nghiên cứu của đề tài là các tiểu thuyết, truyện ngắn và tự truyện viết cho thiếu nhi từ năm 1945 đến nay, đặc biệt, tập trung vào một số sáng tác tiêu biểu, có giá trị và chứa đựng nhiều yếu tố mang tính cách tân
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam,
chúng tôi hướng tới mục tiêu: Nhận diện, lý giải hình tượng nhân vật trẻ em và các phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật qua các giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi qua đó dựng lên bức tranh toàn cảnh văn học thiếu nhi với những góc nhìn khác nhau về trẻ em, qua đó, góp phần khẳng định những giá trị thẩm mĩ đặc thù của Văn học thiếu nhi
Trang 53.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1 Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, cụ thể là xác định khái niệm: văn học thiếu nhi, trẻ em, nhân vật trẻ em, sự phân loại nhân vật trẻ em trong văn học
3.2.2 Tìm hiểu về sự hình thành nền văn học thiếu nhi Việt Nam và những chặng đường phát triển của nhân vật trẻ em trong tiến trình văn học thiếu nhi
3.2.3 Phân tích một số kiểu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi giai đoạn 1945-1975
3.2.4 Phân tích một số kiểu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam giai đoạn sau 1975
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:
5 Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lí luận, hướng tiếp cận của đề tài góp phần cung cấp một bức tranh khái quát và toàn diện về nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam, từ đó làm rõ thêm những vấn đề lý luận chi phối văn học mỗi giai đoạn
Ý nghĩa văn học sử của luận án là góp phần nghiên cứu, tổng kết diện mạo nhân vật trẻ em trong tiến trình văn học thiếu nhi nước nhà Qua đó, đưa đến một cách tham chiếu về sự vận động, những quy luật cơ bản trong nền văn học Việt Nam
Về mặt thực tiễn, từ việc xác lập hệ thống cấu trúc nhân vật trẻ em trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam đưa ra những mẫu hình nhân vật thiếu nhi tiêu biểu tạo thành những hình tượng nhân vật gắn với thực tế đời sống qua đó góp phần định hướng sự phát triển nhân cách của trẻ em trong thời kì đổi mới
Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học thiếu nhi Việt Nam trong các trường Cao đẳng, Đại học
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được triển khai trong 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về đề tài
Chương 2 Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
Chương 3 Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Những vấn đề về văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em
1.1.1 Về cách hiểu văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi là những tác phẩm viết về thiếu nhi và viết cho thiếu nhi do người lớn hoặc trẻ em sáng tác, được nhìn qua lăng kính trẻ thơ, có nội dung hướng đến giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách trẻ em ở mọi lứa tuổi khác nhau
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của Văn học thiếu nhi
Một là: Tính giáo dục được coi là một phần quan trọng trong các giá trị của văn học thiếu nhi
Hai là: Đối tượng phản ảnh và tiếp nhận của văn học thiếu nhi là trẻ em – một cá thể riêng biệt, đặc thù, có những điểm khác biệt so với người lớn Vì vậy, sáng tác cho thiếu nhi là sáng tác đặc thù viết về và viết cho một loại đối tượng đặc biệt
Ba là: Quan hệ giữa độc giả và người viết trong Văn học thiếu nhi là quan
hệ không cân xứng
Bốn là: Thứ tư, Văn học thiếu nhi vẫn là một bộ phận không tách rời của văn học, dù nó là một hiện tượng xuất hiện sau trong lịch sử văn chương nhân loại Vì vậy, bên cạnh những đặc điểm riêng, nó vẫn chịu sự chi phối của tư tưởng, tư duy nghệ thuật ở từng thời đại văn học Bên cạnh đó, Văn học thiếu nhi cũng khúc xạ những ảnh hưởng của nó tới bộ phận văn học người lớn
1.1.3 Sự hình thành và vận động của truyện thiếu nhi Việt Nam
Trước năm 45: Mặc dù có những sáng tác viết cho thiếu nhi của nhóm Tự lực văn đoàn và một số tác phẩm đề cập tới số phận bất hạnh của trẻ em của nhà văn như Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài,… nhưng những sáng tác này chưa hình thành được một trào lưu viết cho các em
45-75: Sau Cách mạng tháng Tám, Văn học thiếu nhi được hình thành, trong đó truyện chiếm số lượng nhiều và có vai trò quan trọng
Sau 75: Văn học thiếu nhi có những tìm tòi, đổi mới trong cách tiếp cận trẻ em, với nhiều tác giả và tác phẩm giá trị: Phạm Hổ, Võ Quảng, Tô Hoài, Nguyễn Quỳnh, Phùng Quán, Nguyễn Nhật Ánh,………
Hiện nay, văn đàn chỉ còn Nguyễn Nhật Ánh là vẫn ghi dấu đều đặn những sáng tác cho trẻ thơ
1.1.4 Về khái niệm “trẻ em”
Xét trên nhiều bình diện, trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ Về
độ tuổi, ở Việt Nam, các em được xác định là những đối tượng từ 0 đến 16 tuổi Trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lí riêng và cũng là một phạm trù xã hội lịch
sử cụ thể, một phạm trù phức hợp
1.1.5 Nhân vật trẻ em
1.1.5.1 Định nghĩa nhân vật trẻ em: Là những đứa trẻ được nhà văn khắc họa
trong những sáng tác thiếu nhi Nó thể hiện cái nhìn của nhà văn về trẻ em, khái
Trang 7quát tính cách, số phận của trẻ em trong đời sống văn hóa, xã hội, lịch sử Đồng thời, nó cũng phản ánh những quy luật của đời sống và của trẻ thơ trong cuộc sống
1.1.5.2 Phân loại nhân vật trẻ em
M.Nikolajeva đã đưa ra 5 loại nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi, dựa trên phương thức thể hiện nhân vật, trên cơ sở các loại hình nhân vật của Northrop Frye – nhà phê bình và lí luận văn học tiêu biểu thế kỉ XX, gồm:
1 Nhân vật anh hùng huyền thoại (The mythic hero)
2 Nhân vật anh hùng lãng mạn (The Romantic Hero)
3 Nhân vật mô phỏng cao (High mimetic characters), gồm:
3.1 Nhân vật ngụ ngôn và tượng trưng (Allegorical and emblematic characters)
3.2 Nhân vật là những phương tiện truyền tải tư tưởng (Character
as ideological vehicles)
4 Nhân vật mô phỏng thấp (Low mimetic characters)
5 Nhân vật mỉa mai, châm biếm (Ironic characters), gồm:
5.1 Nhân vật tách rời và xa lánh (Detachment and alienation) 5.2 Nhân vật siêu hư cấu (Metafictive character)
Có thể thấy, khi soi chiếu vào nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam, các mô hình nhân vật trẻ em của M.Nikolajeva tương đối hợp lý Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, cho dù, trẻ em, ở đâu cũng có những nét giống nhau nhưng mỗi một dân tộc đều có những điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa, môi trường khác nhau, nhân vật trẻ em trong sáng tác văn học, vì thế cũng có những nét khác biệt Cho nên, chúng tôi sẽ không sử dụng mô hình phân loại nhân vật của M.Nikolajeva theo cách chụp mũ cho các nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam, như vậy, sẽ không tránh khỏi sự khiên cưỡng Nhưng những loại
nhân vật trẻ em mà tác giả cuốn sách Lý thuyết về nhân vật trong văn học trẻ em
đưa ra sẽ là điểm tựa giúp chúng tôi có được những sự khu biệt các loại nhân vật
ở mỗi giai đoạn trong văn học thiếu nhi Việt Nam
Có thể nói, cuốn sách của M.Nikolajeva đã cung cấp một sự phân tích khá toàn diện ở phương diện lí thuyết về nhân vật trong văn học trẻ em Nghiên cứu này cũng đã góp phần khẳng định: “nhân vật trong văn học thiếu nhi, ở
Trang 8nhiều khía cạnh, được xây dựng khác biệt so với nhân vật trong văn học nói chung”
1.2.2 Tình hình nghiên cứu nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam
Vân Thanh là người có công đầu trong việc nghiên cứu văn học thiếu nhi Công trình nghiên cứu trên cùng những bài viết của tác giả đã cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan về diện mạo nền văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như
sự vận động của thể loại truyện viết cho thiếu nhi từ sau cách mạng tháng Tám tới năm 1975
Lã Thị Bắc Lý với luận án Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 đã làm
rõ thêm bức tranh văn học thiếu nhi (ở thể loại truyện) sau ngày nước nhà thống nhất Công trình đã chỉ ra được những tìm tòi và đổi mới của truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, đặc biệt trên phương diện nhân vật, thể loại và giọng điệu
Hai công trình này, một nghiên cứu về truyện viết cho thiếu nhi từ sau cách mạng tháng Tám, một kế tiếp nghiên cứu về truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, đã cho thấy những thành tựu và đổi mới trên phương diện nội dung cũng như hình thức thể loại của truyên viết cho thiếu nhi từ khi ra đời cho đến nay
Ngoài ra có một số giáo trình như: Văn học thiếu nhi Việt Nam của Trần Đức Ngôn – Dương Thu Hương, nxb Giáo dục, 1998; Văn học trẻ em – Lã Thị
Bắc Lý, nxb ĐHSPHN, 2007 và cuốn chuyên đề Thi pháp văn học thiếu nhi do
Bùi Thanh Truyền chủ biên viết trong dự án phát triển giáo viên tiểu học, 2007
Ngoài những nghiên cứu được nhắc đến ở trên, không có nhiều công trình mang tính chuyên sâu về Văn học thiếu nhi cũng như nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam Ở đây đó trên các báo, tạp chí, có những bài viết về bộ phận văn học này, trong số đó, có những bài đề cập đến vấn đề nhân vật trẻ em
CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 45-75
2.1 Những nhân tố tác động đến việc xây dựng nhân vật trẻ em
2.1.1 Bối cảnh xã hội
Có thể nói, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học trẻ em, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt Chính những biến động của tình hình xã hội, văn hóa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của những kiểu nhân vật trẻ
em trong văn học thiếu nhi giai đoạn 1945-1975
Trang 92.1.2 Bối cảnh văn học thiếu nhi
Gắn với những biến động của lịch s ử xã hội, văn học thiếu nhi có sự phát triển và những khúc rẽ
2.1.3 Nhân vật trẻ em trong truyện trc CM tháng 8 – tiền đề tạo dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi 45-75
2.1.3.1.Nhân vật trẻ em – những thân phận thấp hèn
2.1.3.2.Nhân vật trẻ em – những tâm hồn trong sáng và đầy mơ ước
2.1.4 Quan niệm của nhà văn về trẻ em
Trẻ em được nhìn nhận đánh giá trong những mối quan tâm của tập thể, đoàn thể, tổ chức… Theo chiều hướng đó, trẻ em hiện lên quan các trang văn học thiếu nhi như những mầm non của đất nước, “làm cho thiếu nhi biết yếu Tổ Quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỉ luật, biết vệ sinh, học văn hóa,… Lúc học cũng cần vui, lúc vui cũng cần học” (Bác Hồ)
2.2 Các kiểu loại nhân vật trẻ em giai đoạn 1945-1975
2.2.1 Nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi trong chiến đấu
Nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi là kiểu nhân vật đặc thù chỉ có trong văn học của những dân tộc mà lịch sử gắn liền với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm như Việt Nam
Sự xuất hiện của kiểu nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi trong những trang văn cho thiếu nhi xuất phát từ yêu cầu tất yếu của lịch sử khi đất nước có chiến tranh Một trong những nhiệm vụ của người viết trong giai đoạn đầu của kháng chiến được Đảng và Bác Hồ nêu rõ: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, “Phải xây dựng con người mới ngay
từ lúc mới lọt lòng và ở mọi lứa tuổi”
Việc tạo dựng mẫu hình chiến sĩ nhỏ tuổi vừa là định hướng tư tưởng của văn học thiếu nhi bấy giờ, nhưng đồng thời cũng phản ánh một thực tế, một hiện thực tinh thần: hướng tới hình tượng anh hùng, tấm gương sáng đã trở thành khao khát của trẻ em thời đó
Do chịu sự chi phối của nhiệm vụ chính trị và nhu cầu nhận thức của trẻ
em trong thời chiến nên kiểu nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi được mô tả không hoàn toàn giống với những em nhỏ của thời bình Chúng là những chiến sĩ – người lớn thu nhỏ
Ở những tác phẩm sau 54, hình tượng ng chiến sĩ nhỏ tuổi đã có ít nhiều những chuyển biến trong cách thể hiện Bên cạnh việc tiếp tục khắc họa những việc làm dũng cảm, các nhà văn đã đưa nhân vật trẻ em đến gần với trẻ em hơn
Lâm (Giữ súng mướn – Vân An), Toàn (Em bé bên bờ sông Lai Vu – Vũ Cao),
Bảy (Thuyền sắp đắm – Bùi Đức Ái),…
Chính vì chú trọng tới việc thể hiện những phẩm chất cách mạng, hành động anh hùng, bên cạnh đó nên các nhà văn dường như chưa chú ý đến đời sống tình cảm, tâm lí của lứa tuổi trong việc thể hiện nhân vật Nếu có, đó là những trạng thái tâm lí xuôi chiều, không chứa đựng mâu thuẫn Những đặc
Trang 10trưng tâm lí trẻ thơ cũng chỉ được gợi lên ở một vài câu chữ đơn lẻ, chưa có độ tập trung
“Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng là tác phẩm đánh dấu bước chuyển trong cách thể hiện hình tượng nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi từ xuôi chiều, đơn điệu sang phức tạp, sinh động
Có thể nói khi xây dựng hình tượng nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi, nhà văn hướng tới mục đích là dựng lên những tượng đài anh hùng cho trẻ em Và điều này hoàn toàn hợp lí trước những đòi hỏi thực tế và đặc thù tâm lí trẻ em thời
đó
2.2.2 Nhân vật công dân nhỏ tuổi trong sinh hoạt đời thường
Sự ra đời kiểu nhân vật công dân nhỏ tuổi trong những sáng tác cho trẻ
em thời kì này như một sản phẩm tất yếu của lịch sử Khi đất nước vẫn còn bị chia cắt, miền Bắc mới được giải phóng, đang trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của văn nghệ thiếu nhi là giáo dục các em biết học tập và lao động tích cực
Định hướng cho sáng tác thiếu nhi lúc này, nhấn mạnh tới: “Trong tình hình hiện nay, trọng tâm giáo dục tư tưởng và tình cảm cho thiếu nhi là yêu lao động, siêng học tập, làm thế nào cho các em học tập tốt, lao động tốt, vì chủ nghĩa xã hội, vì thống nhất Tổ Quốc”
Trong lao động các em tích cực thực hiện “kế hoạch nhỏ” góp phần xây
dựng nông thôn đổi mới Thiều, Tự và Lía trong Tổ tâm giao – Trần Thanh
Địch, cùng hợp thành tổ lao động, làm công việc phụ giúp sản xuất nông nghiệp
như mót lúa, bẫy chuột, bắt chim Mấu, Hợi, Mận, Sung,… (Xã viên mới – Văn
Giang) học xong lớp 7 thi trượt vào cấp III, ở lại xã làm những công dân tích
cực, lao động, sản xuất cho hợp tác Chấn, Thơm, Cam (Hợp tác xã của chúng
em – Tô Hoài) khi nghỉ mùa, đã cùng nhau bẫy chim, làm bù nhìn, bắt chuột
giúp sức cho mùa gặt
Trong học tập: Những bài học về cuộc sống, về tình bạn: Mái trường thân yêu – Lê Khắc Hoan, Những tia nắng đầu tiên – Lê Phương Liên, Năm thứ nhất – Minh Giang, Chú bé sợ toán – Hải Hồ
Nhằm giáo dục trẻ thơ thông qua các hình mẫu lí tưởng về phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của một người công dân trong xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, cũng chính vì mục đích giáo dục được đặt lên hàng đầu, nên vô hình chung lại khiến cho nhân vật trẻ em trong các tác phẩm này giống như mẫu hình của một công dân người lớn thu nhỏ mà thiếu đi cái vụng dại, tinh nghịch, hồn nhiên trẻ thơ
2.2.3 Nhân vật như tấm gương
Trong giai đoạn kháng chiến và xây dựng đất nước, trước nhiệm vụ hàng đầu của văn học thiếu nhi là giáo dục trẻ em tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sẵn sàng trước nhiệm vụ đánh giặc cứu nước, vươn lên trong lao động
và học tập, các nhà văn, bên cạnh việc cho ra đời những kiểu nhân vật trẻ em (hư cấu) như những anh hùng cứu nước, những công dân gương mẫu, các nhà văn đã nhào lấy chất liệu từ hiện thực để tạo ra những nhân vật trẻ em là những
Trang 11gương sáng có khuôn mẫu từ chính người thực việc thực có sẵn trong lịch sử
cũng như trong đời sống
Có hai dạng biểu hiện của kiểu nhân vật nêu gương trong giai đoạn này,
đó là: nhân vật trẻ em là tấm gương lịch sử như: Trần Quốc Toản trong Lá cờ
thêu sáu chữ vàng – Nguyễn Huy Tưởng, là Bàn A Tốn … sông Đà - …, và
nhân vật trẻ em là gương sáng trong đời sống: Kim Đồng trong Kim Đồng –
Tô Hoài, Nguyễn Ngọc Ký trong Tôi đi học – Nguyễn Ngọc Ký, Hoa Xuân Tứ trong Hoa Xuân Tứ - Quang Huy,…
Nhân vật tấm gương lịch sử: nhân vật không được mô tả theo cách nhìn hiện thực thông thường mà được nhìn nhận từ một khoảng cách lịch sử nhất định Bởi thế, dù là thiếu niên, nhưng những nhân vật này hiện lên như những gương sáng anh hùng với chiều kích và tầm vóc không giống với một đứa trẻ Đặc điểm này cũng có ở kiểu nhân vật anh hùng nhỏ tuổi, tuy nhiên, những anh hùng nhỏ tuổi trong truyện thiếu nhi Việt Nam phần lớn đều là những nhân vật
hư cấu, còn nhân vật tấm gương lịch sử trong truyện lịch sử viết cho thiếu nhi lại là những con người thật, đã từng xuất hiện trong lịch sử và được ghi lại trong sử sách Cách mô tả nhân vật tấm gương lịch sử theo kiểu truyền thuyết hóa là điểm nổi bật của truyện lịch sử giai đoạn trước 1975 nói riêng và truyện viết cho thiếu nhi nói chung Cũng giống như văn học “người lớn”, văn học thiếu nhi giai đoạn này chịu sự chi phối của cảm hứng sử thi và bút pháp lãng mạn, vậy nên nhân vật trẻ em trong các sáng tác viết cho thiếu nhi cũng đậm chất sử thi và tầm vóc anh hùng Điều này cũng lí giải vì sao giai đoạn 1945-
1975, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi lại nở rộ đến thế và kiểu nhân vật tấm gương lịch sử lại trở thành một trong những kiểu nhân vật đặc trưng của văn học thiếu nhi giai đoạn này
Xuất hiện trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1975, nhân vật thiếu nhi
là tấm gương đời sống đóng vai trò quan trọng trong việc khích lệ tinh thần của thiếu nhi Việt Nam trong phong trào chống Mỹ và xây dựng xã hội chủ nghĩa
Đó là những nhân vật – có thật trong đời sống và nhà văn chỉ thực hiện nhiệm
vụ ghi lại những việc làm xuất sắc, vượt lên trong hoàn cảnh khó khăn của các
em, như: Hoa Xuân Tứ, Nguyễn Ngọc Ký, Bùi Thị Tứ, Nguyễn Thị Hồng, Hoàng Văn Hải,…
2.2.4 Nhân vật trẻ em bị ruồng bỏ
Trước sự leo thang của chiến tranh, ở bên này chiến tuyến, trẻ em có được những định hướng đúng đắn, sớm giác ngộ lí tưởng Cách mạng nên phần lớn các em sớm lựa chọn được cuộc sống có ý nghĩa Phía bên kia chiến tuyến, khi
xã hội khủng hoảng trầm trọng về văn hóa, đời sống, tuổi trẻ đầy hoài nghi trước cuộc đời, sống bơ vơ, không định hướng Sự khốc liệt của chiến tranh cũng khiến bao gia đình tan tác, biến những đứa trẻ có cha mẹ thành bụi đời,
mồ côi Bị gia đình từ chối, bị xã hội quay lưng, những đứa trẻ lạc lõng, không mục đích sống, không lí tưởng, tuổi thơ của chúng bị chính thân phận bội bạc,
ăn mòn Tâm lý đó dẫn đến hai cách phản ứng của trẻ em: Hoặc bất mãn trở
Trang 12thành kẻ du đãng, phá phách xã hội Hoặc cam chịu, trở thành những nạn nhân của đời sống Song, dù là cách nào thì chúng cũng đều đã bị xã hội hoặc chính gia đình mình từ chối Điều này tạo nên hai dạng biểu hiện của kiểu nhân vật trẻ
em bị ruồng bỏ trong văn học miền nam Việt Nam bấy giờ: nhân vật trẻ em bụi đời, du đãng và nhân vật trẻ em bất hạnh
2.2.4.1.Bụi đời, du đãng: Được khắc họa qua những sáng tác của Duyên Anh: Giấc mơ một loài cỏ, Ánh mắt trông theo, Điệu ru nước mắt, Châu Kool,…
Những nhân vật bụi đời, du đãng hiện lên trong truyện Duyên Anh là những đứa trẻ bị bứng ra khỏi gia đình, ném ra ngoài lề đường và phải sống với đường phố và luật giang hồ Duyên Anh lí giải về sự tồn tại những nhân vật du đãng trg sáng tác của ông là bởi chúng thất vọng trước những bất công xã hội hoặc bất mãn gia đình, học đường, hay khinh miệt cuộc đời vì cứ coi nó là du đãng, những đứa trẻ bụi đời nổi loạn đánh chém, hiếp dâm, tống tiền như một cách để trả thù xã hội, như chẳng thể còn lựa chọn nào khác
Trong cái thế giới ngổn ngang bạo lực, thù hận của những đứa trẻ bụi đời,
du đãng ấy vẫn có chỗ cho những yêu thương, đùm bọc Tình yêu thương không vì bất cứ một vụ lợi nào, không có bất cứ một điều kiện nào, nó tự nhiên, như thể chúng cần được như vậy và cần phải làm như vậy: “Điểm đẹp sáng ngời của xã hội du đãng ăn đứt xã hội đạo đức giả là, ở xã hội du đáng, chúng
nó biết thương nhau, biết đùm bọc nhau” (Điệu ru nước mắt, tr107)
Tuy nhiên, cuộc đời của những đứa trẻ bụi đời, du đãng trg stac của Duyên Anh đều có một cái kết buồn => Sự bế tắc trong con đường đi tìm lí tưởng của tuổi trẻ Nó cũng cho thấy một hiện thực đầy bất an của xã hội miền Nam VN những năm 60
2.2.4.2 Nhân vật trẻ em bất hạnh: Sự bất ổn xã hội khiến cho nền tảng gia đình lung lay, bấp bênh trước những biến cố đời sống Bạo lực, bất công, giả dối, bất tín,… đã tạo ra vô vàn những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh
Nhân vật trẻ em bất hạnh được Nhật Tiến tái hiện qua những tác phấm
như: Những vì sao lạc, Tay Ngọc, Chuyện bé Phượng, Chim hót trong lồng,…
Hình ảnh những đứa trẻ chịu thiệt thòi trong cuộc sống cũng được Duyên Anh
phác họa qua truyện Con sáo của em tôi, Đại dương trong lòng con ốc nhỏ, Cái
diều, Dấu chân sỏi đá, Điệu ru nước mắt, Giặc ô kê,…
Kiểu nhân vật vật trẻ em bất hạnh đã từng xuất hiện trong sáng của các nhà văn Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,… trước năm 1945 Một lần nữa, những đứa trẻ cô đơn, thiệt thòi, những phận đời cay đắng, bị đánh cắp tuổi thơ ấy lại có mặt trong sáng tác của Duyên Anh, Nhật Tiến sau này Ở những sáng tác của những tác giả đô thị miền nam, những đứa trẻ héo mòn vì thiếu tình yêu thương và sự đùm bọc kia không còn là những phận đời đi bên lề câu chuyện của người lớn Câu chuyện của chúng là câu chuyện chính mà nhà văn muốn đưa đến với độc giả Duyên Anh, Nhật Tiến không chỉ kể về thân phận của những đứa trẻ bất hạnh mà còn gửi gắm vào mỗi trang đời u tối ấy những ước mơ, khát vọng của tuổi hoa niên Họ đã làm
Trang 13bừng sáng cái quãng sống đầy máu và nước mắt của những đứa trẻ bằng niềm tin tưởng chân thành, đầy yêu thương của tình người Họ đã cho chúng cái quyền được tin vào những điều tốt đẹp, họ đã chắp cánh cho ước mơ của chúng được bay xa
2.2.5 Nhân vật trẻ em hồn nhiên, mơ mộng
Từ sau năm 1963, nhất là sau khi Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam, đời sống của chính trị cũng như văn học đã có nhiều những biến chuyển Nhà nghiên cứu Cao Huy Khanh nhận xét: "Sau 1963, văn chương miền Nam biến thái cùng với một mối ám ảnh thường xuyên, khốc liệt: ám ảnh chiến tranh và tất cả những gì xung quanh chiến tranh" Các nhà văn tìm cách hoặc thể hiện các nhân vật với thái độ thách thức, đi ngược lại với những quy chuẩn đạo đức hoặc lảng tránh hiện thực, quay về với quá khứ, với những hoài niệm của tuổi thơ Không phải ngẫu nhiên, những trang văn viết về tuổi thơ ở miền Nam, giai đoạn này, mới thực sự phong phú với các tác giả như: Duyên Anh, Từ Kế Tường, Đinh Tiến Luyện, Nhật Tiến,… Như một cách phản kháng với thực tại, các nhà văn tìm về với trẻ thơ, với những mơ mộng, tinh tế của tuổi thích ô mai Tuổi thơ đã trở thành nơi trú ngụ cho những tâm hồn đầy đau thương, mang nặng một mối u sầu hiện thực Những sân trường đầy nắng, những hàng phượng
vĩ rợp bóng, những áo tiểu thư đã phủ kín tâm hồn họ, đưa họ trở về với những rung động đầu đời vừa trong sáng vừa thiết tha Những trò nghịch ngợm trẻ con, những ngây ngô của thời thơ bé đã giúp họ ngược dòng thời gian trở về trên chuyến tàu tuổi thơ đầy sống động và mơ ước
2.2.5.1 Nhân vật hồn nhiên: Trong cố gắng thu ngắn khoảng cách giữa tâm hồn tác giả với cái thế giới kì diệu của tuổi hồn nhiên và kỉ niệm, Duyên Anh, Nhật Tiến, Từ Kế Tường,… đã tạo nên những nhân vật trẻ em vừa hồn nhiên, sinh động vừa chân thực, giàu cảm xúc Chương Còm, Huệ tai voi, Ngân quăn, Dũng Đakao, thằng Khoa, thằng Vũ, thằng Côn, con Thúy,… trong sáng tác của Duyên Anh, mỗi đứa một tính cách, mỗi đứa một diện mạo khác nhau nhưng đều có chung một điểm: hồn nhiên, trong sáng, vô tư
tên những cô cậu học trò với những xúc cảm đầu đời vào trang viết Tạp chí Tuổi
Ngọc do Duyên Anh làm chủ bút là nơi lưu giữ những sáng tác của các nhà văn
viết truyện tuổi mới lớn Duyên Anh có: Tuổi mười ba, thằng Vũ, con Thúy,
Phượng vĩ, Lứa tuổi thích ô mai, Áo tiểu thư,Về yêu hoa cúc,… Từ Kế Tường
với: Đường phượng bay, Huyền xưa,… Đinh Tiến Luyện có: Anh Chi yêu dấu,
Bầy chim trắng trong sân trường,… Nhã Ca Trăng mười sáu,Hoàng Ngọc Tuấn Thư về đường Sơn Cúc, Hình như là yêu,…