Đọc hiểu ngữ văn 10

182 3.6K 42
Đọc hiểu ngữ văn 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nguyễn trọng hoàn (Chủ biên) Lê Hồng Mai đọc hiểu văn bản ngữ văn 10 nhà xuất bản giáo dục 102006/CXB/2662018/GD Mã số : TxV33M6 lời nói đầu Theo Chơng trình giáo dục học phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐBGD&ĐT ngày 05 5 2006 của Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông đợc xây dựng và thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học theo tinh thần tích hợp trong đó trọng tâm của yêu cầu dạy học phần Văn là học sinh phải biết cách đọc hiểu văn bản theo đặc trng loại thể (bao gồm các trích đoạn hoặc tác phẩm văn học trọn vẹn). Đây là yêu cầu lần đầu tiên đợc gọi tên một cách chính thức trong sách giáo khoa Ngữ văn, xác định những nội hàm cụ thể để học sinh thực hiện một chuỗi thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, hớng tới hiệu quả hành dụng và kết nối kiến thức với các phần Tiếng Việt, Tập làm văn. Nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trung học phổ thông về lĩnh vực này, chúng tôi biên soạn bộ sách về đọc hiểu văn bản (gồm ba cuốn, tơng ứng với sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 10, 11, 12). Vì đây là một lĩnh vực lí thú và có liên quan tới nhiều bình diện của hoạt động đọc hiểu, nên trong mỗi cuốn sách chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề có tính khái quát trớc khi thực hành đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Theo đó, cuốn Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 (viết theo chơng trình chuẩn và nâng cao) gồm : Phần một : Hình thành năng lực đọc cho học sinh trong dạy học Ngữ văn , khái quát về đọc hiểu văn bản Ngữ văn theo đặc trng loại thể. Phần hai : Thực hành đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, ứng dụng quan điểm và giải pháp đọc hiểu văn bản trong những bài cụ thể, mỗi bài đợc cấu tạo theo ba phần : I Gợi dẫn II Kiến thức cơ bản III Liên hệ Nội dung phần Gợi dẫn của mỗi bài học nhằm chuẩn bị tâm thế, cung cấp một số kiến thức công cụ, tạo thuận lợi cho việc chiếm lĩnh mục tiêu của bài đọc hiểu : đó là các yếu tố đặc trng thể loại (sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cời, truyện thơ dân gian, ca dao, tục ngữ, thơ trung đại Việt Nam, thơ Đờng và thơ hai-c, phú, nghị luận trung đại sử kí, truyện trung đại, truyện thơ Nôm Việt Nam, tiểu thuyết chơng hồi Trung Quốc), các thông tin về tác giả, tác phẩm, tóm tắt và xác định cách đọc, cách kể. Nội dung phần Kiến thức cơ bản đợc hình thành trên cơ sở lí giải những vấn đề (theo thứ tự hoặc tổng hợp) từ các câu hỏi của sách giáo khoa, thể nghiệm một số cách thức tiếp cận văn bản. Nội dung phần Liên hệ có kết cấu mở, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng : có thể giới thiệu một văn bản tơng đơng hoặc gần gũi với bài học để tạo điều kiện cho ngời đọc so sánh kiến thức ; có thể cung cấp một số nhận định để tham khảo cho việc đánh giá về tác giả, tác phẩm ; cũng có thể cung cấp một bài văn, bài thơ có tính chất thực hành hoặc mở rộng trờng liên tởng. Có thể nói : mục đích tìm hiểu và tính chất của tài liệu sẽ quy định phơng thức đọc. Phơng thức đọc hiểu văn bản Ngữ văn chắc chắn không chỉ là điều quan tâm của một cá nhân. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn học sinh trong quá trình sử dụng cuốn sách này góp cho những ý kiến quý báu để chúng tôi có dịp bổ khuyết. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, 2006 Chủ biên ts. nguyễn trọng hoàn 2 Phần một hình thành năng lực đọc cho học sinh trong dạy học ngữ văn 1. Xuất phát từ những yêu cầu hoặc mục đích cụ thể mà ngời ta có thể phát biểu định nghĩa hay quan niệm khác nhau về đọc. Chẳng hạn: đọc đó là công việc giải mã những kí hiệu đã đợc viết ra thành văn bản (Walcutt C. C.), là dung nạp và suy nghĩ về một hay những thông tin nào đó (Tinker M. A), là sự tái tạo những ý tởng của ngời khác (Mc.Cullough C. M.) (1) . Mục đích của đọc có thể là thăm dò (để tìm t liệu), đọc hiểu (một (quá trình hình thức hoạt động) tiếp nhận để nắm tờng tận về nguồn gốc, cấu trúc, nội dung và ý nghĩa của văn bản), đọc có tính chất đánh giá (để nhận xét hoặc giới thiệu tài liệu đọc), đọc để giải trí (ngẫu hứng, đôi khi không có mục đích rõ ràng). Trên một bình diện khác, Pascal Quignard cho rằng: "Trong đọc có một sự chờ đợi không tìm đợc kết quả. Đọc, đó chính là lang thang. Việc đọc là lang thang". Cố nhiên, đó là sự "lang thang" của những khát vọng khôn cùng, đặng dấn thân trên con đờng mải mê đánh thức vùng tiềm năng vô tận của nhà nghệ sĩ. Có lẽ đó cũng là điều mà nhà văn Pháp giải thởng Goncount 2002 này gặp gỡ với ý tởng của Michael một nhà văn Đan Mạch đơng đại, rằng : Nếu bạn biết mình đang tìm kiếm điều gì, bạn sẽ tự hạn chế mình. Nhng nếu bạn đi tìm một điều cha biết, bạn sẽ khám phá đợc một điều gì to lớn hơn. 2. Đọc văn trong nhà trờng vừa mang những nét phổ quát của hoạt động trí tuệ nói chung, lại có những nét đặc thù bởi tính định hớng của môn học. Đọc toàn bộ tác phẩm để hiểu một đời văn, một nghiệp văn nh công việc của nhà nghiên cứu là điều vô cùng khó ; đọc một tác phẩm, một trích đoạn . với hi vọng hiểu văn, hiểu ngời (tác giả) cũng chẳng mấy dễ dàng ! Tinh thần của thời đại, sự độc đáo của cá tính sáng tạo, đặc sắc của ngôn phong và hình tợng, sự gặp gỡ giao thoa kế thừa và phát triển, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng văn hoá ., luôn luôn đặt ra thử thách đối với những ai có nhu cầu đi tìm lời giải đáp trong mỗi tác phẩm của nhà văn. Bởi vì, trớc mắt ngời đọcvăn bản (bài văn), một tồn tại cụ thể trong khi đó, tác phẩm văn học là một quá trình. Bởi vì, mỗi tác phẩm nhất là những tác phẩm lớn thờng không chỉ gợi ra một đề án tiếp nhận và có tính chất tờng minh. Bởi vì, đối với mỗi ngời đọc, sự đồng nhất thẩm mĩ là nhu cầu, hớng đích ; còn khoảng cách tiếp nhận lại là giới hạn của mỗi khả năng. Về phơng diện này, chúng tôi tâm đắc với ý kiến của GS. TS Trần Đình Sử : "Mỗi lần đọc, mỗi cách đọc chỉ là một chặng trên con đờng chạy tiếp sức của biết bao độc giả để đến với tác phẩm" (1) . Đó là một cách nhìn biện chứng về bản chất sáng tạo của hoạt động tiếp nhận văn chơng. 3. Làm thế nào để đạt đợc hiệu quả của đọc ? Lí luận dạy đọc hiện đại xác nhận cấu trúc của năng lực đọc bao gồm: năng lực cảm nhận (kí hiệu, âm thanh, hình ảnh, nhịp điệu, biểu tợng) ; năng lực cắt nghĩa, lí giải ; năng lực liên tởng và tởng tợng ; năng lực thởng thức, bình luận và đánh giá. Khái quát lại, đọc đòi hỏi sự huy động nhạy bén và kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực trí tuệ và năng lực tâm hồn. Không có tâm hồn nhạy cảm thì khó có hi vọng sẻ chia với nỗi niềm, tâm sự của nhà văn gửi gắm. Đọc câu ca dao: Ra đờng gặp cánh hoa rơi Hai tay nâng lấy, cũ ngời mới ta. nếu không thực sự có một chút chạnh lòng, làm sao có thể hình dung và đồng cảm với một tình huống trắc ẩn của ngời xa? Cũng nh vậy, chỉ một chi tiết thôi - nh chi tiết ngời cha thà ăn bả chó để giữ cho đợc nguyên vẹn mảnh vờn cho đứa con trai đang phải đi làm ăn biệt xứ trong truyện Lão Hạc của Nam Cao nếu đọc lớt, cha thể thấy nỗi niềm bời bời khắc khoải của tác giả trớc lẽ đời nghiệt ngã; hay chi tiết về ngời đàn bà không có tên trong truyện Vợ nhặt âu cũng là một ẩn ức về số phận con ngời của Kim Lân trong xã hội cũ. Khoảng lặng của bản nhạc, khoảng ( 1) Tinker M. A and Mc.Cullough C. M, Teaching elementary reading, Englewood Cliffs, 1975, p.9. ( 1) Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001. 3 trống của bức tranh, hay khoảng cách giữa các khổ thơ, câu thơ chẳng hạn - đó không phải là những yếu tố ngẫu nhiên - mà dờng nh luôn luôn trong dạng thức mở, ít nhiều đều ẩn chứa những năng lợng thẩm mĩ đang chờ đợi sự đánh thức của tâm hồn ngời đọc. Ví dụ, đang hồi ức về hình ảnh một chú bé Lợm tại cuộc gặp nhau ở Huế khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lợc, Tố Hữu đang triển khai mạch kể theo các khổ thơ bốn dòng, bỗng nhiên nhà thơ chuyển giọng: Ra thế Lợm ơi ! . rồi đang kể trờng hợp Lợm hi sinh, tác giả dành hẳn một dòng thơ để cấu thành một khổ riêng biệt, hàm chứa sức nặng của một tình cảm thơng xót, đau đớn, thiêng liêng: Lợm ơi, còn không? Khoảng trống giữa hai khổ thơ tạo ra sự im lặng bao trùm, và rồi, để khẳng định sự hi sinh ấy là bất tử, bài thơ lại trở về nhịp tơi tắn, hồn nhiên nh một nốt nhấn tơi sáng của bức tranh, bản nhạc. Trờng hợp khác, trong bài Thơ bình phơng - đời lập phơng, nhà thơ Chế Lan Viên viết: Ta nhớ Tố Nh đọc chậm lại Kiều Đọc chậm từng vầng trăng, từng nỗi buồn li biệt Ta yêu Nguyễn có lúc nh gió lùa nhanh ào ạt qua đèo Không hơng rừng nào ngăn lại kịp Nhng có lúc yêu nh đêm ma rét Nghe nớc nhỏ từng giọt con giọt một trớc hiên nhà Nhà thơ lớn ? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách Khi thì nâng niu. Khi thì hạch sách Khi giày vò mỗi chữ Khi trân trọng ngắm từ xa Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa Yêu mà! Nh thế, đọc không chỉ là đọc bằng kĩ thuật mà còn phải đọc bằng hồn, đọc bằng khế ớc văn hoá, bằng sự trải nghiệm không ngừng. Đọc văn là chính đọc ngời, đọc nhân cách nhà văn và để hoàn thiện nhân cách của mình. Và do đó, mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết trong tác phẩm cũng là một gợi ý cho hình dung, tởng tợng, so sánh để ngời đọc tri âm. Đọc văn để thấy ngời, thấy thời đại, và đọc văn bao giờ cũng gắn với một ngữ cảnh nhất định. Trớc hết, đó là ngữ cảnh văn bản (cấu trúc văn bản, mạch văn, kết cấu, môi trờng xác định nghĩa cụ thể của ngôn từ). Điều này gắn bó với thể loại, bởi mạch tự sự khác với mạch trữ tình, biên độ cảm xúc của thơ khác với biên độ cảm xúc trong văn xuôi. Thứ hai, đọc văn gắn với ngữ cảnh tình huống (thời gian, địa điểm, ), đối tợng tham gia giao tiếp (đặc điểm, cá tính, ) và nội dung giao tiếp. Thứ ba, đọc văn gắn với ngữ cảnh văn hoá (bối cảnh lịch sử, văn hoá, phong tục, truyền thống, ). Thứ t , đọc văn gắn với ngữ cảnh cá nhân (đặc điểm tâm lí, thói quen, sở thích, ). Thứ năm là ngữ cảnh liên hệ (đọc A gợi đến B). Nhà văn Nguyễn Tuân khi đọc tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã phải thốt lên: "Tôi không thể không liên tởng tới một cuốn tiểu thuyết Nga, của nhà tiểu thuyết hiện thực Gô Gôn, cũng có những đoạn nói đến những nông dân đã chết rồi mà vẫn cha yên chỗ dới mả đất ." rồi từ đó hình thành những nét tởng tợng sáng tạo: "Trên cái tối giời đất của đồng lúa ngày xa, thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu ." - thậm chí khi đọc dòng cuối cùng của Tắt đèn: "Trời tối nh mực và nh cái tiền đồ của chị" - nhà văn viết: "Tối thật, tối quá lắm, sự sống đến nh đời sống chị Dậu thì tối sầm cả mặt ngời đọc truyện hai mơi năm sau này". Không chỉ nh vậy - khi đọc, dòng liên tởng còn dẫn dắt trí tởng tợng của nhà văn đi xa rộng hơn thời gian và không gian trang sách: "và tôi nhớ nh đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cớp chính quyền huyện kỳ Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp 4 chị vào những ngày địch hậu o ép, chị tải thơng hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở" (1) . Nh thế, từ đọc cảm tính, thông qua trực giác đến suy tởng - thiên truyện Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố vừa đem đến cho nhà văn Nguyễn Tuân những khái quát nghệ thuật sâu sắc vừa mở ra những lớp nghĩa mới mẻ, độc đáo trên cơ sở huy động trờng liên tởng có liên quan mật thiết với hình t- ợng nghệ thuật đã đợc gợi từ tác phẩm. ở đây, sự đồng cảm là nguyên nhân tạo nên sức mạnh cộng hởng trong tiếp nhận văn học. Nhà thơ Tố Hữu kết thúc bài Kính gửi cụ Nguyễn Du: Hỡi ngời xa của ta nay Khúc vui xin đợc so dây cùng ngời. Nhu cầu giao cảm giữa Tố Hữu và tác giả Truyện Kiều về một phơng diện nào đó có thể xem nh một dấu nối tinh thần giữa hai thời đại. Thông thờng, khi đọc văn ngời ta hay nói tới các yêu cầu đọc kĩ, đọc sâu. Năng lực trí tuệ thể hiện qua việc kiểm soát tốc độ đọc, cùng với giải mã tín hiệu ngôn ngữ là huy động trí nhớ, hình thành biểu tợng và phân tích, khái quát. Mỗi nhiệm vụ của đọc bao giờ cũng lựa chọn những yếu tố kĩ thuật tơng ứng, chẳng hạn : sử dụng chú thích hoặc chỉ dẫn về tài liệu tham khảo (để tìm tài liệu liên quan. Ví dụ: đọc bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam có thể dùng chỉ dẫn tài liệu tham khảo 1. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn: Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, 1997 ; 2. Đỗ Bình Trị : Những đặc điểm thi phá của các thể loại văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, 2001), chú giải (để hiểu nghĩa cơ sở và xác định nghĩa văn cảnh, nhận biết sắc thái và khuynh hớng chuyển nghĩa. Ví dụ: đọc bài Phú sông Bạch Đằng, cần đọc các chú thích 1. Khách : ở đây là tác giả ; trong đoạn 2, tác giả xng là "ta". Sông Bạch Đằng và những hoài niệm về chiến công trên dòng sông này chủ yếu đều xuất phát từ sự quan sát của nhân vật "khách" - tác giả; 2. Chừ : tiếng đệm đợc dịch từ chữ hề trong nguyên tác, dùng để ngắt nhịp, ), sử dụng lời tựa, lời bạt (để hiểu lí do ra đời hoặc quá trình hoàn thành văn bản. Ví dụ : Lời nói đầu của cuốn sách Ngữ văn 10 tập một, NXB Giáo dục, 2006; Lời nói đầu của tập Tình bạn - tình yêu - thơ, NXB Giáo dục, 1997, ), lời dẫn (kết nối các bình diện nghĩa của văn bản. Ví dụ: phần Tiểu dẫn của các bài học phần văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10), đánh dấu (để nhấn mạnh, ghi nhớ, kiểm tra. Ví dụ : đọc bài Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao tập một cần đánh dấu nhận định tổng quát, hai bộ phận - thành phần của nền văn học, ba thời kì phát triển, bốn ý nói về đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam, ), ghi tóm tắt (để nắm mạch văn, ý đoạn, tổng quan. Ví dụ: đọc bài khái quát văn học sử nói trên, cần ghi các ý quan trọng nh đã đánh dấu hoặc tóm tắt bằng cách vẽ sơ đồ), làm th mục (để hệ thống, mở rộng, liên tởng, so sánh. Ví dụ: đọc văn bản Đại cáo bình Ngô, cần lập một số th mục 1. Lê Trí Viễn, Những bài giảng văn ở đại học, NXB Giáo dục, 1982 ; Bùi Văn Nguyên .; Trần Đình Sử - tuyển chọn, Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, ). Vấn đề đọc ở nớc ta đang dần đợc xây dựng thành một hệ thống lí thuyết căn bản để có thể áp dụng liên thông. Chơng trình giáo dục phổ thông phần Tiếng Việt cấp tiểu học xác định nội dung phát triển kĩ năng đọc qua yêu cầu : a) Đọc thông từ đơn giản là : đọc trơn, đọc rõ tiếng, từ, câu ; đọc đúng đoạn hoặc bài văn xuôi, văn vần đến đọc đúng, liền mạch các từ, cụm từ trong câu, đọc trơn đoạn, bài đơn giản ; biết đọc thầm ; đọc rành mạch các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí ; biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và lời dẫn chuyện ; đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ, đoạn kịch phù hợp với nội dung từng đoạn ; b) Đọc hiểu : hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài học ; hiểu nội dung thông báo của câu, đoạn, bài ; hiểu ý chính của đoạn văn, biết nhận xét một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc ; nhận biết dàn ý của bài đọc, hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, nội dung của cả bài ; biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ đợc học, biết nhận xét về nhân vật (1) Nguyễn Tuân. Tuyển tập, tập 2, NXB Văn học H., 1982, tr. 345. 5 trong các văn bản tự sự ; nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản ; biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản, biết tóm tắt văn bản tự sự đã học. ở Trung học cơ sở, yêu cầu về đọc đợc thể hiện chủ yếu qua hệ thống câu hỏi đọc hiểu, phát triển theo trục đặc trng thể loại, có tính đến đặc điểm lịch sử văn học. Trong khi đó, Chơng trình Ngữ văn cấp Trung học phổ thông chú ý nhiều hơn tới đặc điểm lịch sử văn học, đồng thời có tính đến đặc điểm thể loại văn học. Đến cấp học này, việc đọc một văn bản không chỉ đặt ra yêu cầu để hiểu riêng kiến thức của riêng văn bản đó nữa hoặc chỉ trong một cụm thể loại, mà đọc trong bối cảnh vừa nhận biết sắc thái để phân biệt, vừa có khả năng kết nối các bình diện kiến thức rộng lớn hơn. Chẳng hạn, đọc ca dao yêu thơng, tình nghĩa đặt trong mối quan hệ với ca dao than thân, ca dao hài hớc, châm biếm; đọc sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê (Việt Nam) trong mối quan hệ với sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ (Hi Lạp) và sử thi Ra-ma-ya-na của Van-mi- ki (ấn Độ); đọc sử thi trong mối quan hệ với truyện thơ, ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, chèo, ; đọc văn học trung đại Việt Nam trong mối quan hệ với thơ Đ ờng và tiểu thuyết Minh - Thanh của Trung Quốc, thơ hai-k của Nhật Bản, Nh vậy, yêu cầu đọc không chỉ giới hạn trong phạm vi một tác phẩm, một đoạn trích mà vợt cả thể loại, cả ngữ cảnh văn hoá, tạo nên mối quan hệ đa chiều, đáp ứng nhu cầu so sánh, tổng hợp, khái quát của t duy nghệ thuật. 4. Thực tế cho thấy, để hiểu sâu sắc một văn bản (theo nghĩa rộng: text), trớc hết cần phải trải qua việc đọc toàn phần, nhằm hiểu đại ý và sự thể hiện chủ đề trong từng bộ phận (chi tiết), xác định nghĩa cơ sở của từ, xác định nghĩa văn cảnh của đoạn. Muốn thực hiện đợc điều đó, song hành với việc tri giác và giải mã văn bản, cần phải huy động đợc một vốn hiểu biết phong phú, khả năng liên tởng tởng tợng nhạy bén và sâu rộng, t duy lôgíc chặt chẽ, . Hoạt động đọc hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mức độ khó của tài liệu đợc xem nh dấu hiệu "rào cản" đầu tiên, bởi nó là thớc đo khả năng cũng nh tiêu chí xác nhận trình độ của ngời đọc. Chính mức độ khó của tài liệu đòi hỏi ngời đọc có cần sử dụng thao tác giải nghĩa những từ, thuật ngữ khó và trừu tợng hay không. Tuy nhiên, trong đọc hiểu, việc đa ra những "đờng dẫn" có tính chất gợi ý về loại thể, cung cấp thông tin về thời đại ra đời tác phẩm và những nét chính về nhà văn, cách đọc, . giữ một vai trò hết sức quan trọng. Giáo trình dạy đọc của nhiều nớc hiện xác nhận bốn cấp độ kĩ năng hiểu. Bốn cấp độ này có mối quan hệ qua lại với nhau, đó là: xác định nghĩa đen đọc diễn cảm bình luận và đọc sáng tạo. Phần xác định nghĩa đen (còn gọi là nghĩa cơ sở) tơng ứng với một khả năng hiểu về sự vật và hiện tợng đợc nêu trực tiếp trong văn cảnh. Để lĩnh hội đợc nghĩa đen của tác phẩm, có thể căn cứ trên các thông số về từ vựng trong mạch ngữ cảnh để xác định các ý chính. Đọc diễn cảm đòi hỏi khả năng nhận thức đạt đến mức độ nh là cái nhìn thấu đáo của chủ thể về những sự vật không đợc nói đến trực tiếp mà ẩn chứa đằng sau câu chữ (ý tại ngôn ngoại). Đây cũng có thể đợc coi là khả năng "đọc giữa các dòng chữ", hình dung phía sau con chữ những số phận, tâm tình, những phơng diện đời sống hay quan hệ nào đó trong tởng tợng của ngời đọc. Bình luận là hoạt động đánh giá giá trị, tính vững chắc hay tính chân thực của văn bản. Kinh nghiệm đóng một vai trò thiết yếu trong việc ngời đọc có khả năng tham gia hoạt động này tốt đến mức nào. Đọc sáng tạo là khả năng liên hệ những gì đang đọc với những gì đã đợc đọc, lấy đó làm cơ sở để mở rộng biên độ của sự hiểu biết (thậm chí, với văn bản nghệ thuật, đọc sáng tạo còn có thể xác định những bình diện nghĩa mới cho hình tợng). Mức độ hiểu này tơng ứng với khả năng đọc "vợt khỏi dòng chữ" (1) . 5. Có nhiều quan điểm tiếp cận đọc hiểu khác nhau, trong đó quen thuộc nhất là : Đọc hiểu gắn liền với việc sử dụng tranh ảnh, thiết bị nghe nhìn minh hoạ; Đọc hiểu dựa trên những nghiên cứu phù hợp với năng lực và nhu cầu của từng cá nhân ; Đọc hiểu dựa trên khả năng huy động vốn ngôn ngữ / kinh nghiệm . ( 1) Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn luyện t duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chơng, NXB Giáo dục, 2003. 6 Thiết nghĩ, dù trên cơ sở tiếp cận nào, việc đọc hiểu cũng dựa vào mục tiêu giáo dục : nhằm phát triển toàn diện ngời học, khơi gợi hứng thú và nhu cầu tìm hiểu sâu sắc các tầng ý nghĩa giá trị của văn bản; phát huy khả năng liên hệ sinh động, tự nhiên giữa bài văn với cuộc sống (2) . Đồng thời việc đọc hiểu cũng căn cứ vào nhu cầu khám phá, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức của học sinh: đọc để hiểu, để bộc lộ chính mình, phát triển vốn liếng ngôn ngữvăn hoá, đồng thời hiểu để đọc tốt hơn. Việc đọc sẽ dần dần giúp chủ thể tích luỹ kinh nghiệm (điều chỉnh tốc độ đọc, đọc đúng nhịp điệu, vừa đọc vừa tự giác tham gia quá trình đồng nhất giữa chủ thể với đối tợng, hoá thân vào tình huống, nhập vai nhân vật, hiện thực hoá chức năng biểu cảm của ngôn ngữ bên trong, tái tạo biểu tợng và kí ức định hình). PGS.TS. Đặng Anh Đào kể lại : "Nguyễn Đình Thi với tôi, trớc hết là những mảnh vỡ lấp lánh của kí ức về tuổi thơ, về Cách mạng tháng Tám, về nắng thu vàng và những cơn ma rào đột ngột chỉ có vào những năm 1945 1946 ở Hà Nội . Mỗi lần nhớ Hà Nội trong những ngày tản c chống Pháp, và sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, dắt chiếc xe đạp lọc cọc đi dạy học ở nơi sơ tán, bỏ lại ngôi nhà và có khi là cả ba đứa con trông nom nhau, trong lòng tôi lại vang lên buồn bã : Ngời ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lng thềm nắng lá rơi đầy". Mấy câu trích dẫn từ hồi ức này (1) phản ánh kết quả của một năng lực đọc sâu sắc và tinh tế, chuyển hoá chủ thể vào đối tợng. Là một hoạt động đặc thù, có ảnh hởng xuyên thấm đến các phơng diện khác của quy trình tích hợp và liên thông kiến thức, phát triển năng lực đọc cho học sinh có thể đợc xem là một chiến lợc trong đổi mới phơng pháp dạy học Ngữ văn hiện nay. ( 2) Nguyễn Trọng Hoàn, Đọc hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục, số 562003. 1 () Báo An ninh thế giới, số 94, ngày 1 5 2003. 7 Phần hai thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 10 chiến thắng mtao mxây_______________________________ (Trích Đăm Săn sử thi Tây Nguyên) I Gợi dẫn 1. Thể loại Sử thi là một thể loại tự sự, thờng đợc thể hiện bằng thơ, xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học "nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện đợc kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn . Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng đợc miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao chiến với kẻ thù, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả những nét trong sinh hoạt đời thờng của họ nữa, điều đáng chú ý là tất cả những cái này đều đ- ợc miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thờng. Sở dĩ nh vậy là vì sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là từ thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của con ngời, do đó cái nhìn đậm màu sắc thần kì nói trên đối với các nhân vật trong sử thi là không tránh khỏi Trong sử thi, chủ yếu mô tả hành động của nhân vật hơn là những rung động tâm hồn. Nhng trong những câu chuyện kể, cốt truyện thờng đợc bổ sung thêm những mô tả có tính chất tĩnh tại và những cuộc đối thoại trang trọng có tính nghi thức" (Theo Lê Bá Hán Trần Đình Sử, , Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2004). 2. Tác phẩm ở Việt Nam có hai loại sử thi dân gian là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Sử thi anh hùng miêu tả sự nghiệp và chiến công của ngời anh hùng trong khung cảnh những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng. Đăm Săn là sử thi anh hùng của ngời Ê-đê. Chiến tranh là một trong những đề tài trung tâm của sử thi anh hùng. Đặc điểm này đợc thể hiện nổi bật trong trích đoạn Chiến thắng Mtao Mxây. Chiến công và sự nghiệp anh hùng của nhân vật trung tâm trong sử thi là niềm tự hào, là lí tởng xã hội của toàn thể cộng đồng. Hình t- ợng ngời anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu trng cao. Sử thi Đăm Săn là một trong những thiên sử thi nổi tiếng đợc lu truyền rộng rãi ở Tây Nguyên. Tác phẩm có bốn phần : Phần 1 : Theo tục "nối dây" (chuê nuê) (1) , Đăm Săn lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị (chơng 1, 2). Phần 2 : Các tù trởng Quạ (Mtao Gơr) và Sắt (Mtao Mxây) độc ác cớp vợ Đăm Săn và tranh giành quyền lực, mu làm cho bộ tộc Đăm Săn suy sụp. Đăm Săn đã đánh bại hai tù trởng để bảo vệ hạnh phúc gia đình và cuộc sống ấm no của bộ tộc (chơng 3, 4, 5). Phần 3 : Đăm Săn có khát vọng trở thành một tù trởng hùng mạnh, vơn tới một cuộc sống phóng khoáng, chàng chặt cây smuk, cây sinh mệnh của dòng họ vợ, chinh phục thiên nhiên, đi bắt Nữ thần Mặt Trời nhng thất bại (chơng 6, 7). Phần 4 : Đăm Săn chết, Đăm Săn cháu ra đời lại theo con đờng của cậu mình, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới (chơng 8). 3. Tóm tắt đoạn trích 8 Đăm Săn đột nhập vào nhà Mtao Mxây và gọi hắn ra thách đấu. Mtao Mxây do dự, đợc Đăm Săn nhờng quyền đánh trớc nhng đờng khiên của hắn không đâm trúng Đăm Săn. Đến lợt Đăm Săn rung khiên múa vun vút. Chàng đã đâm trúng đùi và ngời Mtao Mxây nhng đều không thủng. Đăm Săn thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ và mộng thấy ông Trời, đợc ông Trời bày cho cách dùng cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây. Mtao Mxây ngã lăn ra đất và bị Đăm Săn cắt đầu bêu ngoài đờng. Chàng kêu gọi tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây đi theo mình. Về làng, Đăm Săn mở tiệc ăn mừng linh đình, kéo dài suốt cả mùa khô. Đăm Săn ngày càng hùng mạnh, giàu có, "danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi". 4. Cách đọc và kể Thể hiện giọng đọc và kể theo các vai : Đăm Săn, Mtao Mxây, dân làng, tôi tớ và ngời kể chuyện. Giọng Đăm Săn : quyết liệt, hùng tráng. Giọng Mtao Mxây : khôn khéo, mềm mỏng. Giọng dân làng : tha thiết. Đặc biệt, giọng ngời kể chuyện trong thiên sử thi này rất linh hoạt : khi thủ thỉ, khoan thai : "Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp. Cầu thang rộng một lá chiếu, ngời nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật" ; cũng có khi dồn dập đặc tả một không khí giao tranh dữ dội : "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vợt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thì bớc cao bớc thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu" ; khi lại hớng về đối thoại với ngời nghe và xen lẫn bình luận : "Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn nh đầu cú, gơm hắn óng ánh nh cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn nh một vị thần", "Thế là, bà con xem, nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài", "Bà con xem, chàng Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán" . II Kiến thức cơ bản 1. Các phơng thức nghệ thuật trong tác phẩm sử thi anh hùng đều tập trung tạo nên âm hởng hùng tráng rất đặc trng của thể loại sử thi. Dựa vào những sinh hoạt đợc kể trong sử thi Đăm Săn, có thể đoán bản trờng ca xuất hiện từ rất lâu đời. Từ thuở các tù trởng có đến hàng nghìn nô lệ, hàng nghìn trâu bò, vải sợi phơi đầy sào, thịt trâu, thịt bò treo đầy khắp các nhà rông. ấy là thời mà chế độ nô lệ đang rất thịnh hành ở các vùng rừng núi Tây Nguyên (ớc đoán vào khoảng giữa thế kỉ XVII). Sử thi Đăm Săn mang đầy đủ những đặc điểm của một sử thi anh hùng. Thể hiện bức tranh về con ngời và thiên nhiên hùng vĩ nhng ngời kể chuyện không chú trọng nhấn vào miêu tả. Tác phẩm tập trung phản ánh những biến cố "khá dữ dội" trong cuộc sống của đồng bào Ê-đê ; phản ánh những khát vọng lớn lao của họ trong buổi đầu lịch sử. T tởng, tình cảm của nhân dân đợc gửi gắm trong hình tợng nhân vật Đăm Săn, ngời anh hùng có sức mạnh phi thờng, có phẩm chất cao quý và có những chiến công lừng lẫy. Có thể chia đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thành 4 phần : Phần một (từ đầu cho đến Ngơi cứ múa đi, ơ diêng !) : Đăm Săn thách đấu Mtao Mxây. Phần hai (Từ Mtao Mxây rung khiên múa vậy cho đến cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đờng) : Cuộc giao đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây (gồm hai hiệp, ranh giới giữa hai hiệp đấu là đoạn Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị). Phần ba (từ Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxây) cho đến Chúng ta ra về nào !) : Đăm Săn kêu gọi dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình. Phần bốn (còn lại) : Đăm Săn cùng dân làng làm lễ cúng thần linh và ăn mừng chiến thắng. 2. Các nhân vật tham gia vào các sự kiện và thực hiện các hành động trong câu chuyện là 9 Đăm Săn, Mtao Mxây, Hơ Nhị vợ của Đăm Săn, ông Trời, dân làng, tôi tớ của Đăm Săn và của Mtao Mxây. Mỗi nhân vật đều có vai trò nhất định đối với quá trình diễn biến của các sự kiện. Chẳng hạn : Đăm Săn là nhân vật trung tâm, chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện ; Mtao Mxây nguyên nhân của cuộc xung đột (cớp vợ Đăm Săn), là đối thủ của nhân vật trung tâm ; Hơ Nhị và ông Trời : giúp sức, trợ lực cho Đăm Săn, thúc đẩy cốt truyện diễn biến đến chiến thắng của Đăm Săn. Bên cạnh đó có nhân vật quần chúng làm hậu thuẫn cho nhân vật trung tâm, thể hiện thái độ và sức mạnh lí tởng của quần chúng cộng đồng hiện thân ở ngời anh hùng sử thi. 3. Cuộc chiến đấu của Đăm Săn tuy có mục đích riêng là giành lại vợ, nhng lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lợi ích của toàn thể cộng đồng. Điều này đợc thể hiện qua lời nói và hành động của các nhân vật. Về lời nói : Đăm Săn kêu gọi tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình sau khi đã đánh thắng tù trởng của họ, nói với dân làng và tôi tớ làm lễ cúng thần linh, ăn mừng chiến thắng. Về hành động, chi tiết miêu tả các nhân vật : Tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây tự nguyện đi theo Đăm Săn ; cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng, 4. Đoạn trích thể hiện khá rỡ nét những đặc sắc của nghệ thuật sử thi. Trớc hết, đó là nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ : Ngôn ngữ ngời kể chuyện biến hoá linh hoạt khi chậm rãi khoan thai, khi ào ạt mạnh mẽ, . trong các đoạn miêu tả nhà Mtao Mxây, tả chân dung Mtao Mxây, tả cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây nhất là những đoạn miêu tả cảnh ăn mừng sau chiến thắng của Đăm Săn. Ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích đợc khai thác triệt để từ nhiều góc độ, đã góp phần khắc hoạ rõ nét hình tợng nhân vật (trong các lời đối thoại giữa Đăm Săn với Mtao Mxây, lời của Đăm Săn nói với tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây, đối thoại giữa Đăm Săn với dân làng của mình sau chiến thắng). Đặc biệt, trong ngôn ngữ của nhân vật có nhiều chỗ sử dụng các câu mệnh lệnh mang âm hởng hiệu triệu, vang vọng (ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rợu bắt trâu ! ; Hãy đánh lên các tiếng chiêng ; Hãy đánh lên tất cả ) thấm đẫm chất sử thi anh hùng. Mặt khác, trong ngôn ngữ của ngời kể chuyện, tác giả thờng xen lẫn những lời trực tiếp hớng đến ngời nghe (Bà con xem ; Thế là, bà con xem ). Dạng lời này có tác dụng lôi cuốn ng ời nghe nhập cuộc đồng thời góp phần bộc lộ trực tiếp thái độ, sự phấn khích mang sắc thái diễn xớng của sử thi anh hùng, nó tạo ra sự giao tiếp sử thi, khơi gợi mối đồng cảm cộng đồng, giao hoà sử thi. Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và phóng đại đã tạo cho đoạn trích những hiệu quả diễn đạt ấn tợng. Chẳng hạn, miêu tả Mtao Mxây : "khiên hắn tròn nh đầu cú, gơm hắn óng ánh nh cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn nh một vị thần . giữa một đám đông mịt mù nh trong sơng sớm ; Khiên hắn kêu lạch xạch nh quả mớp khô". Hoặc miêu tả Đăm Săn : "Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vợt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây" ; "Chàng múa trên cao, gió nh bão. Chàng múa dới thấp, gió nh lốc" ; "Khi chàng múa chạy nớc kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung" ; "đôi mắt long lanh nh mắt chim ghếch ăn hoa tre" ; "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc" Bên cạnh đó, các phép so sánh, phóng đại trong ngôn ngữ nhân vật cũng đợc huy động tối đa : với Mtao Mxây "Ta nh gà làng mới mọc cựa kliê, nh gà rừng mới mọc cựa êchăm", với Đăm Săn : "Cầu cho ta đ ợc bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên nh sông nớc, cao lên nh cây rừng, không còn ai bì kịp ; Hãy đánh lên tất cả cho ở dới vỡ toác các cây đòn ngạch để nghe tiếng chiêng ăn đông uống vui nh mừng mùa khô năm mới của ta vậy" Biện pháp so sánh, phóng đại tạo ra sức hấp dẫn cho sử thi, đó là cách diễn đạt, mô tả bằng hình ảnh sinh động, tạo ấn tợng về sức mạnh, vẻ đẹp thần thánh, siêu phàm đúng với tính chất hùng tráng, mang tầm vũ trụ của nhân vật và hành động của sử thi anh hùng. 5. Chiến thắng Mtao Mxây, trích đoạn trong Đăm Săn sử thi anh hùng của ngời Ê-đê, kể về 10 [...]... tác trong văn học thế giới (Nguyễn Hoàng Tuyên, T liệu văn học 10, NXB Giáo dục, 2001) Ra-ma buộc tội _van-mi-ki (Trích Ra-ma-ya-na sử thi ấn Độ) I Gợi dẫn 1 Thể loại Sử thi là giai đoạn thứ hai trong lịch sử phát triển của văn học cổ đại ấn Độ, một nền văn học ra đời trên cơ sở nền văn minh lớn và phát triển sớm của nhân loại văn minh sông ấn Sử thi là một thể loại lớn của văn học... hoà, mừng rỡ và giải thích cho chồng hiểu Uy-lít-xơ nghẹn ngào trong hạnh phúc 4 Cách đọc và kể Đọc và kể theo giọng nhân vật và giọng ngời dẫn chuyện Riêng giọng nhân vật, căn cứ lời dẫn để chọn giọng đọc Ví dụ : sau "Pê-nê-lốp thận trọng nói" cần đọc chậm và rõ ; sau "Nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo đáp" cần đọc nhỏ nhẹ, ngọt ngào ; sau "Tê-lê-mác chậm rãi đáp" cần đọc chậm và nhấn giọng, II kiến thức... lên mặt văn hay chữ tốt Có hôm đang dạy học trò, gặp chữ không biết, anh nói liều rồi bảo học trò đọc khẽ Sau xin đợc đài âm dơng, anh mới bảo trẻ đọc to Ngời nhà thấy anh dạy chữ kê sai liền thắc mắc, anh tìm kế chối quanh: "tôi dạy cháu thế là để nó biết tận tam đại con gà kia"! 4 Cách đọc và kể Chú ý nhấn giọng ở câu "Dủ dỉ là con dù dì" Lần thứ nhất đọc nhanh (vẻ còn e dè), các lần sau đọc chậm... thi Ra-ma-ya-na, NXB Văn học, 1988 1 23 thể diễn tả đợc sự thôi thúc của những tâm tình cuồng nhiệt trong lòng ngời một cách sống động, chân thực và mạnh mẽ ghê gớm nh đã thấy trong Ra-ma-ya-na" (Lu Đức Trung, T liệu văn học 10, NXB Giáo dục, 2001) Truyện An Dơng Vơng và Mị Châu Trọng Thuỷ (Truyền thuyết) I Gợi dẫn 1 Thể loại Đây là một truyền thuyết rất quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt... xác vợ, đem về táng ở Loa Thành rồi lao đầu xuống giếng mà chết Ngời đời sau mò đợc ngọc ở biển Đông đem rửa nớc giếng này thấy ngọc càng thêm sáng 4 Cách đọc và kể Đọc theo giọng kể Chú ý đổi giọng khi đọc (hoặc kể) các câu thoại trong các đoạn văn Riêng giọng vua khi chạy đến bờ biển thể hiện giọng cầu khẩn, giọng Mị Châu khi đó khẩn thiết, buồn rầu II Kiến thức cơ bản Truyện An Dơng Vơng và Mị... Thần thoại là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức và cách hình dung của ngời thời cổ về thế giới và đời sống con ngời Còn sử thi dân gian là thể loại tự sự bằng văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng Sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nớc là tác phẩm tự sự bằng văn vần kể về sự hình thành của... từ thần thoại Cảm hứng chủ đạo là ngợi ca và khẳng định sức mạnh cộng đồng qua một nhân vật anh hùng nào đó Sử thi là một di sản vô cùng quý giá của văn hoá nhân loại, bởi nó không chỉ có giá trị văn hoá, giá trị lịch sử mà còn là thành tựu của những nền văn minh từng phát triển rực rỡ của nhân loại thời cổ đại 2 Tác phẩm Ra-ma-ya-na là niềm tự hào của nhân dân ấn Độ Bộ sử thi kể về những chiến công... "cha có", "cha nên" 4 Cách đọc và kể Đọc bằng giọng kể, tha thiết Chú ý hình thức diễn đạt và kết cấu đặc biệt lặp đi lặp lại của một số cụm từ : cha có, còn nên, muốn dậy nhng cha có, II Kiến thức cơ bản Đẻ đất đẻ nớc là bộ sử thi thần thoại lớn, nơi hội tụ hệ thống những câu chuyện thần thoại về sự hình thành trời đất của ngời Mờng Tác phẩm kết tụ đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian : thần... biết kìm chế tình cảm để có đợc sự sáng suốt Đó là cái mỉm cời của ngời hiểu rõ khả năng bản thân, tin vào bản thân, cũng là cái cời thấu hiểu và độ lợng đối với vợ và con trai mình Ngoài ra, một trong những biện pháp nghệ thuật đợc Hô-me-rơ sử dụng rất có hiệu quả là biện pháp so sánh Có thể thấy giá trị của biện pháp này trong đoạn văn Dịu hiền thay mặt đất [] không nỡ buông rời Uy-lít-xơ giống nh mặt... trong truyện mang nhiều ý nghĩa Miếng trầu gắn với phong tục hôn nhân, với sự kết giao, hẹn ớc, với tình nghĩa thuỷ chung, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam Có thể thấy hình ảnh miếng trầu và tục ăn trầu trong truyện Sự tích trầu cau hoặc trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ví dụ : Miếng trầu ăn ngọt nh đờng, Đã ăn lấy của, phải thơng lấy ngời Miếng trầu là đầu câu chuyện Miếng trầu nên dâu nhà ngời Trong . sinh trong dạy học Ngữ văn , khái quát về đọc hiểu văn bản Ngữ văn theo đặc trng loại thể. Phần hai : Thực hành đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10, ứng dụng quan. đọc hiểu văn bản Ngữ văn. Theo đó, cuốn Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 (viết theo chơng trình chuẩn và nâng cao) gồm : Phần một : Hình thành năng lực đọc

Ngày đăng: 22/06/2013, 01:25

Hình ảnh liên quan

hình thành năng lực đọc cho học sinh trong dạy học ngữ văn - Đọc hiểu ngữ văn 10

hình th.

ành năng lực đọc cho học sinh trong dạy học ngữ văn Xem tại trang 180 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan