Ngày soạn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Ngày dạy: A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS: - Nắm những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt NamVăn học dân gi
Trang 1Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu Tiết 1: Đọc văn
Ngày soạn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngày dạy:
A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Nắm những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam(Văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trungđại và văn học hiện đại) Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại và vấn đề con người trong văn họcViệt Nam
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+Thể loại của văn học Việt Nam
+ Con người trong văn học Việt Nam
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, từ đó cólòng say mê với văn học Việt Nam
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học bằng hệ thống câu hỏi.
- Kết hợp ôn luyện kiến thức cũ, thực hiện nguyên tắc tích hợp liên thông với chương trìnhTHCS
- Giáo viên: SGK, SGV, Học sinh: SGK, bài soạn
- VHDG có các thể loại chủ yếu sau:
+ Thần thoại + Tục ngữ + Sử thi +Câu đố +Truyền thuyết + Ca dao + Truyện cổ tích + Vè + Truyện ngụ ngôn + Truyện thơ + Truyện cười + Chèo
- Đặc trưng của VHDG: tính truyền miệng,tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạtkhác nhau trong đời sống cộng đồng
Trang 2Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuTT5: Tìm hiểu khái quát về văn học viết…
HS: Dựa vào SGK để trả lời…
(?) Nêu đặc điểm hệ thống thể loại của
văn học viết?
Hoạt động 2: ( 25 phút)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình
phát triển của văn học viết VN.
(?) Hãy nêu những tác giả, tác phẩm chính
của văn học trung đại?
2 Văn học viết:
- Văn học viết là sáng tác của trí thức, đượcghi lại bằng chữ viết
- Văn học viết là sáng tạo của cá nhân®
mang dấu ấn tác giả
a Chữ viết của văn học VN:
- Văn học VN được viết bằng 3 thứ chữ:
Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ
+ Chữ Hán: văn tự vay mượn
+ Văn học chữ Nôm, chữ quốc ngữ: là vănhọc viết bằng Tiếng Việt
b Hệ thống thể loại của văn học viết:
- Văn học từ thế kỷ X đến hết XIX:
+ Văn học chữ Hán: văn xuôi, thơ, vănbiền ngẫu
+ Văn học chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu
- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay: tự sự,trữ tình, kịch
II Quá trình phát triển của văn học viết VN:
- Qua trình phát triển của văn học VN gắnchặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hộicủa đất nước
- Nhìn tổng quát, văn học VN trải qua 3 thời
kỳ lớn:
+ Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
+ Văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945
1 Văn học trung đại:
- Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán vàchữ Nôm Nó ảnh hưởng hệ thống thể loại
và thi pháp văn học cổ-trung đại TrungQuốc
- Văn học viết bằng chữ Nôm ra đời từ thế
kỷ XIII, phát triển mạnh từ thế kỷ XV vàđạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVIII - đầuXIX Đây là một bằng chứng hùng hồn cho
ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lậpcủa dân tộc
- Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nômđều có những thành tựu lớn
- Tác giả, tác phẩm chính:
+ Chữ Hán:
Thánh Tông di cảo - L.T.Tông.
Trang 3Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
TT3: Tìm hiểu về văn học hiện đại.
GV: Hướng dẫn HS đọc từng phần nhỏ
trong SGK, nắm ý chính
(?) Văn học hiện đại có những điểm khác
biệt gì so với văn học trung đại?
HS: Dựa vào SGK để trả lời…
(?) Vai trò của Đảng trong sự phát triển
(?) Về mốc của quá trình hiện đại hoá văn
học VN, cónhiều ý kiến khác nhau: Đầu
thế kỷ XX; Từ 1920; Từ 1930 …
GV giới thiệu về một số tác phẩm sau năm
Truyền kì mạn lục - N Dữ.
Việt điện u linh - Lý Tế Xuyên.
Thượng kinh ký sự - H.T.Lãn Ông.
Vũ trung tuỳ bút - P.Đ.Hổ.
Hoàng Lê nhất thống chí - NGVP.
Ức Trai thi tập - N.Trãi.
Bạch Vân thi tập - N.B.Khiêm.
Nam trung tạp ngâm - N.Du.
+ Chữ Nôm:
Quốc âm thi tập - N.Trãi.
Bạch Vân quốc ngữ thi tập - NBK.
Hồng Đức quốc âm thi tập.
Truyện Kiều - N.Du.
Thơ HXH, Bà huyện Thanh quan
2 Văn học hiện đại:
- Văn học VN hiện đại là nền văn học tiếngViệt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ Nó
kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống,mặt khác, tiếp thu tinh hoa của những nềnvăn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá
- Một số điểm khác biệt của văn học hiệnđại so với văn học trung đại:
+ Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn,nhà thơ chuyên nghiệp
+ Về đời sống văn học: Xuất hiện báo chí,
kỹ thuật in ấn hiện đại, đời sống văn học sôinổi, năng động…
+ Về thể loại: thể loại mới (thơ mới, tiểuthuyết, kịch nói…) dần thay thế hệ thốngthể loại cũ
+ Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cátính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân (Vănhọc trung đại: ước lệ, sùng cổ, phi ngã)
- Từ cuộc CMT8 -1945, một nền văn họcmới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạotoàn diện của Đảng Thành tựu văn học gắnliền với đường lối văn nghệ đúng đắn củaĐảng và sự nghiệp lao động, chiến đấu củanhân dân ta
- Nội dung cơ bản của văn học:
+ Văn học trước CMT8: Văn học hiện thựcghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thựcdân nửa phong kiến và dự báo cuộc cáchmạng mới; văn học lãng mạn đề cao cái tôi
cá nhân
+ Văn học sau CMT8: Văn học hiện thựcXHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM
và xây dựng cuộc sống mới
+ Văn học sau 1975: Văn học hiện đại phảnánh công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
Trang 4Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
1975 (N.M.Châu, P.T.Hoài, Nguyễn Khải
đề cập đến tâm tư con người
Văn học phản ánh hiện thực xã hội vàchân dung con người VN với tất cả cácphương diện phong phú, đa dạng.Thành tựunổi bật thuộc về văn học yêu nước và cáchmạng Nền văn học đạt được những thànhtựu lớn với những tác gia có tên tuổi(N.Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh…)
* Nội dung ghi nhớ:
- Văn học VN gồm hai bộ phận: VHDG vàvăn học viết
- Văn học viết chia làm hai thời kỳ: Văn họctrung đại và văn học hiện đại Mỗi thời kỳ
có một quá trình phát triển khác nhau và đềuđạt những thành tựu lớn
- Dân tộc VN đã tạo dựng được một nềnvăn học có vị trí xứng đáng trong văn họctoàn nhân loại
* Dặn dò, hướng dẫn chuẩn bị bài mới: (2 phút)
- Nắm chắc các bộ phận của văn học VN
- Đọc lại bài viết trong SGK, học bài Tìm đọc các tác phẩm
- Chuẩn bị bài soạn tiết 2
Tiết 2: Đọc văn
Ngày soạn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (tiếp)
Ngày dạy:
A./ Mục tiêu: Xem từ tiết 1.
B./ Phương pháp, phương tiện: Xem từ tiết 1
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ:( 7 phút)
(?) Văn học VN gồm có những bộ phận nào? Trình bày về bộ phận văn học dân gian? Nêu một sốtác phẩm văn học dân gian mà em biết
TT1: Tìm hiểu con người VN trong
quan hệ với thế giới tự nhiên
HS: Đọc phần 1 trong SGK, tr.10
(?) Quan hệ con người với thế giới tự
nhiên được thể hiện trong văn học như
thế nào?
III Con người Việt Nam qua văn học:
1 Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
Tình yêu thiên nhiên là nội dung quantrọng của văn học VN
- Trong VHDG:
Trang 5Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
(?) Hãy đọc một số câu ca dao viết về
thiên nhiên đất nước
GV: Đọc một số câu thơ viết về thiên
nhiên trong văn học trung đại
TT2: Tìm hiểu về con người VN trong
quan hệ quốc gia, dân tộc
(?) Hãy đọc một số câu ca dao viết về
Huế?
HS:…
(?) Đoạn văn nào nói lên truyền thống
văn hiến lâu đời của dân tộc?
HS: (Nước Đại Việt ta từ trước…hào
kiệt đời nào cũng có)
+ Các tác phẩm kể lại quá trình ông cha tanhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tựnhiên để xây dựng non sông đất nước tươiđẹp
+ VHDG, nhất là ca dao dân ca, đã vẽ nênnhững hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu củathiên nhiên VN Thiên nhiên của mỗi vùngmiền có những nét riêng biệt đặc sắc
+ Ví dụ:…
- Trong văn học trung đại: hình tượngthiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức,thẫm mỹ
+ Tùng, cúc, trúc, mai: tượng trưng chonhân cách cao thượng
+ Ngư, tiều, canh, mục: thể hiện lí tưởngthanh cao, ẩn dật không màng danh lợi củanhà nho
+ Ví dụ: Thơ Nguyễn Trãi, NBK, NguyễnCông Trứ…
- Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiênthể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêucuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi
2 Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
- Dân tộc VN phải nhiều lần đấu tranh vàchiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo
- Phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệnền độc lập ấy của dân tộc, có một dòngvăn học yêu nước phong phú và mang giátrị nhân văn sâu sắc
+ Trong văn học dân gian: tình yêu nướcthể hiện qua tình yêu làng xóm, quê chađất tổ…
+ Trong văn học trung đại: Chủ nghĩa yêunước thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốcgia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâuđời của dân tộc
+ Ví dụ: Nam quốc sơn hà.
Hịch tướng sĩ văn.
Bình Ngô đại cáo.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Trong văn học cách mạng: chủ nghĩa yêunước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giaicấp và lý tưởng XHCN
+ Ví dụ: Thơ văn kháng chiến chốngPháp, chống Mỹ (Tố Hữu, Hồ ChíMinh…)
Chủ nghĩa yêu nước là một nội dungtiêu biểu, một giá trị quan trọng của vănhọc VN Nhiều tác phẩm của văn học yêunước là những kiệt tác văn chương
GV:
Gảithíchngắngọn
về xãhộiNghiê
Trang 6Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuTT3: Tìm hiểu về con người VN trong
(?) Hãy đọc một vài câu ca dao tố cáo
giai cấp thống trị phong kiến…
HS: - Con ơi nhớ lấy câu này…
- Miệng nhà quan có gang có
+ VHDG: hình ảnh ông tiên, Bụt
+ VH trung đại: ước mơ về xã hội Nghiêu
- Thuấn
+ VH hiện đại: lý tưởng XHCN
- Trong xã hội phong kiến và xã hội thựcdân nửa phong kiến, các nhà văn đã lêntiếng tố cáo, phê phán các thế lực chuyênquyền và bày tỏ lòng cảm thông với nhữngngười bị áp bức (truyện cười, ca dao, tụcngữ, truyện thơ, tiểu thuyết, ký…)
- Nhiều nhân vật của tác phẩm văn họckhông chỉ là nạn nhân đau khổ của xã hội
áp bức mà còn là những con người biếtđấu tranh cho tự do, hạnh phúc, nhânphẩm, quyền sống
Cảm hứng xã hội sâu đậm là một tiền
đề quan trọng cho cho sự hình thành chủnghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạotrong văn học dân tộc
4 Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
- Văn học VN đã ghi lại quá trình tìmkiếm, lựa chọn các giá trị để hình thànhđạo lý làm người của dân tộc
- Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấutranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiênkhắc nghiệt, con người VN thường đề cao
ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân ®Nhân vật văn học thường đề cao ý thức xãhội, trách nhiệm công dân, sẵn sàng hysinh để bảo vệ đạo nghĩa và lý tưởng
- Trong những hoàn cảnh khác, con người
cá nhân lại được văn học đề cao Đó làgiai đoạn cuối XVIII - đầu XIX, giai đoạn
1930 -1945 Con người đã có ý thức vềquyền sống cá nhân, quyền được hưởnghạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộcsống trần thế
+Ví dụ: Thơ HXH, Truyện Kiều, Vănxuôi Tự lực văn đoàn, Thơ Mới, văn họcthời kỳ đổi mới sau 1986…
Mỗi mẫu hình nhân vật có một nét riêngnhưng xu hướng chung của sự phát triển
u Thuấn
-…
Trang 7Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
HĐ2: (5 phút)
Củng cố bài học
văn học dân tộc là xây dựng một đạo lýlàm ngườivới nhiều phẩm chất tốt đẹp
* Nội dung ghi nhớ:
- Con người là đối tượng phản ánh, biểuhiện trung tâm của văn học
- Văn học VN đã thể hiện tư tưởng, tìnhcảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạođức, thẫm mỹ của con người VN trongnhiều mối quan hệ đa dạng: quan hệ vớithế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dântộc, quan hệ xã hội, ý thức về bản thân
*Dặn dò, hướng dẫn chuẩn bị bài mới: (3 phút)
- Đọc lại toàn bộ bài viết trong SGK
- Học thuộc bài, làm BT ở Sách BT
- Chuẩn bị bài tiết sau: Tiếng Việt (Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ)
Tiết 3: Tiếng Việt
Ngày soạn: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ Ngày dạy:
A./ Mục tiêu:Qua bài giảng, giúp HS:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tốgiao tiếp (NTGT), về hai quá trình trong HĐGT
- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết vànăng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV giúp HS hình thành tri thức và luyện tập vận dụng bằng hệ thống câu hỏi.
- Sử dụng hình thức hoạt động cơ động hướng tới việc HS hoạt động độc lập, theo nhóm
- Giáo viên: SGK, SGV, Học sinh: SGK, bài soạn
- Yêu cầu: Tìm hiểu văn
I Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
1 Đọc và tìm hiểu văn bản:
a Văn bản 1:
Trang 8Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữubản theo các câu hỏi trong
SGK
GV: Hướng dẫn, gợi ý về
các câu hỏi trong SGK,
theo dõi tiến trình làm việc
của các nhóm HS
HS: Trao đổi, thảo luận,
ghi chép các nội dung cơ
Kết luận khái niệm về
hoạt động giao tiếp.
hiểu trong phần (1), hãy
chỉ ra sự tương tác giữa hai
quá trình giao tiếp: tạo lập
- Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân
vật giao tiếp: vua và các bô lão Mỗi bên cómột cương vị khác nhau Vua cai quản đấtnước, các bô lão từng giữ những trọng trách,
là những người có đóng góp nhiều cho đấtnước
- Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai giaotiếp Người nói đưa ra câu hỏi, người nghe trảlời một cách tương ứng
- Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện DiênHồng Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta
- Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nộidung hoà hay đánh giặc Nguyên Mông, đó làvấn đề hệ trọng của quốc gia dân tộc
- Mục đích giao tiếp: Lấy ý kiến của mọingười, thăm dò lòng dân để hạ mệnh lệnhquyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnhgian nguy Cuộc giao tiếp đã đạt được mụcđích
-Nội dung giao tiếp: Các bộ phận cấu thànhcủa văn học VN, tiến trình phát triển của lịch
sử văn họcvà thành tựu của văn học về nộidung và nghệ thuật
- Mục đích giao tiếp: Cung cấp tri thức cơbản về nền văn học VN cho người học
- Phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản:
Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học Vănbản có bố cục rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng tiêubiểu
2 Khái niệm về hoạt động giao tiếp:
- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin củacon người trong xã hội, được tiến hành chủyếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thựchiện những mục đích về nhận thức, về tìnhcảm, về hành động…
- Mỗi HĐGT gồm hai quá trình: tạo lập vănbản và lĩnh hội văn bản Hai quá trình nàydiễn ra trong quan hệ tương tác
- Trong HĐGT có sự chi phối của các nhântố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nộidung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phươngtiện và cách thức giao tiếp
Trang 9Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữuvăn bản và lĩnh hội văn
bản
HS: Dựa vào phần thảo
luận của nhóm để trả lời…
HĐ3: (5 phút)
Củng cố bài học * Nội dung ghi nhớ:Hoạt động giao tiếp là hoạt động rất cần thiết
của con người Tìm hiểu về HĐGT phải nắm
về nhân vật, hoàn cảnh, phương tiện, mụcđích giao tiếp
* Dặn dò, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới: (3 phút)
-Học thuộc bài, xem trước phần Luyện tập (tiết 5)
- Chuẩn bị bài tiết sau: Đọc văn (Khái quát văn học dân gian Việt Nam)
Tiết 4: Đọc văn
Ngày soạn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC
Ngày dạy: DÂN GIAN VIỆT NAM
A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, những giá trị tolớn của văn học dân gian
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian VN
- Bồi dưỡng tình cảm trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc từ đó học tập tốthơn phần VHDG trong chương trình
B./ Phương pháp, phương tiện:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung cơ bản bằng hệ thống câu hỏi.
- Kết hợp phương pháp thuyết giảng và phương pháp trao đổi thảo luận của học sinh
- Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh về lễ hội dân gian Học sinh: SGK, bài soạn
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
(?) Trình bày về con người Việt Nam qua văn học Phân tích bốn mối quan hệ bằng các dẫn chứng
cụ thể
* Bài mới:
HĐ1: (10 phút)
Tìm hiểu về đặc trưng cơ
bản của văn học dân gian
- VHDG tồn tại, lưu hành theo phương thức
truyền miệng Đây là điểm khác biệt rất cơ bảngiữa VHDG và văn học viết
- Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giớinghệ thuật của tác phẩm VHDG
- Tính truyền miệng đã tạo nên quá trình diến
Trang 10Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
xướng dân gian hào hứng và sinh động
2.Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể:
- VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tậpthể
- VHDG là tài sản chung của tập thể, mỗi ngườiđều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sungtác phẩm VHDG theo quan niệm và khả năngnghệ thuật của mình
Tính truyền miệng và tính tập thể là nhữngđặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trìnhsáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, thể hiện
sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạtkhác nhau trong đời sống cộng đồng
II Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam:
Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam gồm có:
1) Thần thoại:
- Kể về các vị thần
- Giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinhphục tự nhiênvà phản ánh quá trình sáng tạo vănhoá của con người thời cổ đại
2) Sử thi:
- Có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần,nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuậthoành tráng, hào hùng
- Kể về một hoặc nhiều biến cố diến ra trong đờisống cộng đồng của cư dân thời cổ đại
4) Truyện cổ tích:
- Cốt truyện và hình tượng được hư cấu
- Kể về số phận con người bình thường trong xãhội ® tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhândân LĐ
5) Truyện ngụ ngôn:
- Kết cấu chặt chẽ, thông qua ẩn dụ
- Nêu những bài học kinh nghiệm về cuộc sốnghoặc về nhân sinh
6) Truyện cười:
- Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ
- Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên, có tácdụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phêphán
7) Tục ngữ:
- Câu nói ngắn gọn, hàm súc, có vần nhịp, cóhình ảnh
* Tính chấtdiễn xướngtrong văn họcdân gian: Diễntrò tại các lễhội, hát dân ca,
kể chuyện dângian…
* Dị bản lànhững bảnkhác nhau củacùng một tácphẩm văn họcdân gian (Vídụ:…)
Trang 11Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
9) Ca dao:
- Lời thơ trữ tình dân gian, kết hợp âm nhạc
- Diễn tả thế giới nội tâm của con người
* Nội dung ghi nhớ:
- VHDG tồn tại dưới hình thức truyền miệngthông qua diễn xướng VHDG gắn bó và phục
vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trongđời sống cộng đồng
- VHDG có nhiều giá trị to lớn về nhận thức,giáo dục, thẩm mỹ…
Trang 12Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)
- Đọc lại bài viết trong SGK, nắm các đặc trưng và các giá trị của VHDG
- Chuẩn bị bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tiết 5: Tiếng Việt
Ngày soạn: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
Ngày dạy: BẰNG NGÔN NGỮ (tiếp)
A./ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố các kiến thức cơ bản về HĐGT bằng ngôn ngữ đã học ở tiết trước, về các
nhân tố giao tiếp như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích…, về hai quá trình trong HĐGT
- Biết xác định nội dung giao tiếp trong một HĐGT, nâng cao năng lực GT khi nói, viết…
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV: Giáo án, SGK; HS: SGK, vở bài soạn…
- Phương pháp chính: Diễn giải, thảo luận nhóm, vấn đạp
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
(?) Nêu các nhân tố giao tiếp trong một HĐGT? Làm bài tập số 1
1) Bài tập 1: Phân tích nhân tố giao tiếp thể
hiện trong câu ca dao
- Nhân vật giao tiếp: Những người trẻ tuổi:
Anh / Em
Hoàn cảnh giao tiếp: Đêm trăng thanh thời gian thích hợp cho câu chuyện tâm tình
Mục đích giao tiếp: Từ chuyện Tre non…
mà nói chuyện con người: Đã đến tuổitrưởng thành, nên tính chuyện kết hôn
- Cách nói phù hợp với nội dung và mụcđiứch của cuộc GT, mang màu sắc vănchương
2) Bài tập 2: Phân tích cuộc giao tiếp mang
tính chất đời thường, diễn ra trong cuộc sốnghàng ngày:
- Các nhân tố giao tiếp (A Cổ và người ông)
đã thực hiện các hành động nói cụ thể: chào,chào đáp, khen, hỏi, đáp lời
- 3 câu có hình thức hỏi nhưng chỉ có câuthứ 3 là có mục đích hỏi còn câu đầu là chào,câu 2 để khen do đó A Cổ không trả lời
- Lời của hai ông cháu bộc lộ tình cảm, thái
độ và quan hệ của hai người đối với nhau qua
Trang 13Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
các từ xưng hô ® thái độ kính mến của A
Cổ, thái độ yêu quý trìu mến của người ông
3) Bài tập 3: Phân tích cuộc giao tiếp giữa
tác giả văn học và người đọc qua một tácphẩm VH
- Thông qua hình tượng Bánh trôi nước,
HXH muốn bộc bạch với người đọc về vẻđẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữnói chung và của tác giả nói riêng đồng thờikhẳng định phẩm chất trong sáng của ngườiphụ nữ
- Người đọc căn cứ vào các phương tiện
ngôn ngữ như các từ trắng, tròn, bảy nổi ba
chìm… và liên hệ với cuộc đời tác giả để
cảm nhận và hiểu bài thơ
4) Bài tập 5: Phân tích bức thư của Bác Hồ
gửi cho HS nhân ngày khai trường
- Người nhận: Tất cả HS trong ngày khaitrường đầu tiên của nước VNDCCH Mốiquan hệ giữa người viết và người nhận: Chủtịch nước và HS
- Hoàn cảnh: Ngày khai giảng đầu tiên củanước VNDCCH
- Nội dung: Ngày vui của các em là nhờ vào
sự hy sinh của nhiều người Vì thế các emphải cố gắng học tập Bác Hồ chúc HS vui vẻ
và học tập đạt kết quả
- Mục đích: Nhắc nhở HS nhớ công lao củanhững anh hùng, cố gắng học tập, chúc HSnhân ngày tựu trường
- Cách thức viết: Đầy đủ các mục theo yêucầu
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút)
Trang 14Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
A./ Mục tiêu:
- Giúp HS có những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái
quát về các loại văn bản xét theo PCCN ngôn ngữ
- Nâng cao kỹ năng thực hành, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp
B./ Phương pháp, phương tiện:
-GV chuẩn bị giáo án, bảng phụ; HS chuẩn bị SGK, giấy làm thảo luận.
- Phương pháp qui nạp, diẽn dịch…
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
(?) Hãy nêu các nhân tố giao tiếp của một HĐGT? Nêu ví dụ cụ thể và phân tích
* Bài mới:
HĐ1:(15 phút)
Tìm hiểu khái niệm, đặc
điểm của văn bản.
dụ trên, hãy cho biết
những đặc điểm của Văn
- Văn bản 1 nói về kinh nghiệm sống
- Văn bản 2 nói về số phận của người phụ nữtrong xã hội cũ
- Văn bản 3 kêu gọi toàn dân đứng lên khángchiến chống Pháp
Các văn bản được tạo lập trong quá trìnhgiao tiếp Văn bản có thể có một hoặc nhiềucâu, có thể là thơ hoặc văn xuôi Các câutrong văn bản có quan hệ nhất quán và cùngthể hiện một chủ đề
2) Kết luận:
- VB là sản phẩm của HĐGT bằng ngôn ngữ,gồm một hay nhiều câu
- Đặc điểm của VB:
+ Mỗi VB tập trung thể hiện một chủ đề vàtriển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn
+ Các câu trong VB có sự liên kết chặt chẽ,
cả VB được xây dựng theo một kết cấu mạchlạc
+ VB hoàn chỉnh về nội dung và hình thức
Trang 15Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
GV: Với mỗi loại văn bản,
yêu cầu HS nêu các ví dụ
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút)
- Đọc lại bài viết trong SGK
- Giúp HS củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm
- Vận dụng những hiểu biết đó để làm một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh
- Thấy được trình độ làm văn của HS
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV: Chuẩn bị đề kiểm tra dự kiến đáp án…
- HS: Ôn tập kiến thức cũ để viết bài…
1) Yêu cầu về kỹ năng:
- Thể hiện rõ bố cục bài văn nghị luận biểucảm
- Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả ngữpháp…
- Văn viết trong sáng, cảm xúc chân thực…
2) Yêu cầu về kiến thức:
- Có kiến thức về đời sống xã hội, có nhữngtình cảm sâu sắc về gia đình…
- Biết liên hệ, nêu thêm dẫn chứng để bài viếtsinh động
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:(2 phút)
Đọc kỹ bài và soạn bài Chiến thắng MTAO MXÂY.
Trang 16Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị giáo án, các tài liệu liên quan; HS chuẩn bị bài soạn.
- Phương pháp đọc hiểu, thảo luận, vấn đáp…
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
(?) Trình bày về các giá trị của VHDG Việt Nam? Nêu ví dụ cụ thể và phân tích
theo cách phân vai, chú ý
ngôn ngữ đối toại và ngôn
ngữ miêu tả cuối đoạn
(?) Thái độ khiêu chiến
của ĐS thể hiện qua những
từ ngữ chi tiết nào?
I Vài nét giới thiệu chung:
- Sử thi dân gian VN có hai loại: Sử thi thầnthoại và sử thi anh hùng Sử thi Đăm Săn củadân tộc Ê Đê là sử thi anh hùng tiêu biểu
- Tóm tắt sử thi Đăm Săn: (SGK)
- Đoạn trích được trích trong hồi thứ 5 của sử
thi Đam San
- Đam San đánh Mtao Mxây cứu vợ về
3) Phân tích:
a Cuộc chiến giữa hai tù trưởng:
- Tuyên chiến:
+ Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại
+ Đam San tự tin, quyết liệt
+ Mtao Mxây run sợ (sợ bị đâm lén, do dự,ngần ngừ…)
- Vào cuộc chiến:
Trang 17Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu(?)Pản ứng của Mtao
Mxây ra sao?
(?) Biểu hiện của ĐS và
Mtao Mxây trong các hiệp
nhau của các lần đối đáp
có ý nghĩa như thế nào?
(?) So sánh độ dài của
đoạn miêu tả trận đánh và
đoạ tả cảnh ăn mừng?
GV (gợi ý): Cuộc chiến
giữa ĐS và Mtao Mxây có
- Chạy vun vút qua phía Đông, phía Tây…
- Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấpnhư gió lốc…
® Nghệ thuật miêu tả phóng đại, đối lập Cuộc chiến giữa hai vị tù trưởng Mtao Mxây
dù tỏ ra huyênh hoang nhưng thực ra rất kémcỏi, hèn nhát run sợ trước tài nghệ của ĐămSăn Đăm Săn trở nên nổi bật với sức mạnhphi thường, với tài năng xuất chúng, lại được
sự trợ giúp của thần linh nên đã chiến thắngMtao Mxây
b Đăm Săn với cộng đồng thị tộc:
Ba lần đối thoại của Đăm Săn với dân làngthể hiện:
- Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi và khátvọng của cá nhân với cộng đồng
- Sự yêu mến, tuân phục của cộng đồng vớingười anh hùng
- Thái độ trân trọng với chiến thắng của ĐămSăn
c Mừng chiến thắng:
- Tuy kể về chiến tranh nhưng lòng vẫnhướng về cuộc sống no đủ, thịnh vượng giàucó; sự đoàn kết thống nhất và lớn mạnh củacộng đồng người
- Tầm vóc lớn lao, trung tâm của người anhhùng sử thi với lịch sử cộng đồng
* Nội dung ghi nhớ:
Với ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh, nhịpđiệu; với phép so sánh và phóng đại được sửdụng có hiệu quả cao đoạn trích đã khắc họcsinh động nhân vật người anh hùng Đăm Săntrọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình,thiết tha với cuộc sống bình yên của thị tộc ®
Vẻ đẹp của nhân vật sử thi
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút)
Trang 18Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
- Đọc lại đoạn trích, tìm đọc thêm các đoạn khác (SGK lớp 10 cũ)
- Học bài, chuẩn bị bài Văn bản.
Tiết 10: Làm văn
Ngày soạn: VĂN BẢN (tiếp)
Ngày dạy:
A./ Mục tiêu:
- Qua phần luyện tập, HS nắm kỹ hơn những kiến thức cơ bản của văn bản và các loại văn
bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ
- Nâng cao kỹ năng thực hành, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị bài soạn, HS chuẩn bị bài tập, giấy A4 để thảo luận nhóm…
- Phương pháp vấn đáp, thảo luận…
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)
(?) Văn bản là gì? Cho biết các đặc điểm của văn bản?
- Câu chủ đề là câu 1 (Giữa cơ thể và môi
trường có sự ảnh hưởng qua lại với nhau).
- Các câu tiếp theo khai thác, làm rõ sự pháttriển của chủ đề trong đoạn văn Ở đây các câuvăn tập trung diễn đạt khía cạnh sự tác độngcủa môi trường tới cơ thể
- Nhan đề cho đoạn văn: Ảnh hưởng của môi
trường tới cơ thể.
2)Bài tập 2: Sắp xếp các câu văn thành một
Trang 19Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuGV: Kiểm tra kết quả,
Trang 20Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu
- Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị giáo án, tài liệu liên quan; HS chuẩn bị vở soạn bài.
- Phuơng pháp đọc hiểu, thảo luận diễn giảng, nêu vấn đề…
C./ Tiến trình dạy học:
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây và trong lễ ănmừng chiến thắng
thiệu trong SGK, GV nêu
câu hỏi gợi dẫn
1 Truyền thuyết về thành Cổ Loa.
* Khái niệm về truyền thuyết.
- Dựa trên những yếu tố lịch sử ® được sángtạo hư cấu thêm
- Phản ánh quan điểm, thái độ, tình cảm củanhân dân với những sự kiện, nhân vật lịch sử
- Rút ra những bài học kinh nghiệm
* Cụm di tích lịch sử về thành Cổ Loa.
- Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội giữmột quần thể di tích lich sử: Đền thờ AnDương Vương, Am thờ Mị Châu, Giếng ngọc
minh chứng cho sự sáng tạo và lưu truyềnchuỗi truyền thuyết ra đời và suy vong củanhà nước Âu Lạc
* Nội dung truyền thuyết về thành Cổ Loa.
Trang 21Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuTT1: Đọc tác phẩm
(?) Tìm chi tiết thể hiện
công lao của An Dương
Vương trong công cuộc
giữ nước và dựng nước?
(?) Chi tiết Rùa Vàng
trong truyện có ý nghĩa
ý nghĩa gì? Thái độ của
nhân dân trước việc này ra
sao?
(?) Tại sao Rùa Vàng lại
dẫn An Dương Vương
xuống nước? Nhân dân
muốn gửi gắm điều gì?
(?) Trong nguyên nhân mất
nước, Mỵ Châu bị xem là
a Nhân vật An Dương Vương :
* An Dương Vương xây thành, chế nỏ:
- An Dương Vương dời đô từ miền núi vềđồng bằng, xây thành lũy kiên cố bãn lĩnhvững vàng và khát vọng một đất nước hùngmạnh
- An Dương Vương lập đàn trang giới để cầuđảo thần linh sự lo lắng và toàn tâm, toàn ýtrong việc xây dựng đất nước
- Chi tiết Rùa Vàng ® Lý tưởng hoá việcxây thành, chứng tỏ tổ tiên luôn ngầm giúpcon cháu Đây là một nét đẹp truyền thống
* An Dương Vương để nước mất, nhà tan:
- Đồng ý gả con gái cho Trọng Thuỷ ® Sựmất cảnh giác, không phân biệt được đâu làbạn, đâu là thù
- Giặc Triệu Đà tiến sát, vua vẫn điềm nhiênđánh cờ ® Sự lơ là, chủ quan khinh địch
- An Dương Vương chém Mỵ Châu:
+ Câu nói của Rùa Vàng là tiếng nói phánquyết mạnh mẽ của cha ông Rùa Vàng làhiện thân của trí tuệ sáng suốt
+ An Dương Vương chém Mỵ Châu ® Sựlựa chọn quyết liệt giữa nghĩa nước / tình nhà:
Đặt nghĩa nước lên tình nhà, đặt cái chungtrên cái riêng Đây không phải là hành độngcha giết con mà là vua trùng trị kẻ có tội vìquyền lợi dân tộc
+ An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theorùa Vàng…® Bất tử hoá nhà vua Trong lòngnhân dân An Dương Vương không chết, vẫnsuy tôn là anh hùng
Nàng đã vi phạm nguyên tắc một bề tôi đốivới vua, với đất nước Mỵ Châu phạm trọngtội, nàng chết là đúng, không oan ức
Trang 22Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
TT: Phân tích nhân vật
Trọng Thủy
(?) Thái độ của nhân dân ta
với nhân vật Trọng Thuỷ?
Cái chết của TT có đáng
được thông cảm không?
(?) Em hiểu như thế nào về
- Ngọc trai giếng nước không phải là hìnhảnh khẳng định tình yêu chung thuỷ mà là oantình của Mỵ Châu
d Cốt lõi lịch sử của truyền thuyết Truyện ADV và MC – TT:
- An Dương Vương xây thành, chế nỏ
- An Dương Vương để mất nước
III Tổng kết.
Tác phẩm đã kể lại quá trình xây thành chế nỏ,bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bikịch nước mất nhà tan Qua đó thể hiện thái
độ của nhân dân với các nhân vật
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)
- Đọc lại tác phẩm, nắm nội dung và nghệ thuật của tácphẩm
- Chuẩn bị bài Lập dàn ý bài văn tự sự.
Tiết 13: Làm văn
Ngày soạn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
Ngày dạy:
A./ Mục tiêu:
- Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn.
- Rèn luyện kỹ năng làm văn tự sự
- Nâng cao ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý
B./ Phương pháp, phương tiện:
- Giáo án, SGK, SGV…
- Phương pháp trao đổi thảo luận…
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
(?) Nêu đặc điểm của các loại văn bản? Dẫn ra các ví dụ cụ thể để chứng minh
* Bài mới:
Trang 23Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
TT2: HS thảo luận về tên
I Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện:
1 Đọc văn bản.
2 Trả lời câu hỏi
- Nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc ông đãviết truyện ngắn Rừng xà nu như thế nào: Suynghĩ, Chuẩn bị,…
- Qua lời kể của tác giả ® rút ra bài học:
+ Muốn viết một bài văn, kể một câu chuyện,viết một truyện ngắn… ta phải hình thành ýtưởng và phác thảo cốt truyện
+ Dự kiến về nhân vật và các tình huống sựkiện để kết nối các nhân vật
- Muốn lập dàn ý cần dự kiến đề tài, xác địnhnhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc chi tiếtmột cách hợp lý
III Luyện tập:
1 Lập dàn ý cho câu chuyện về một học sinh
hư đã kịp tỉnh ngộ vươn lên trong học tập vàtrong tu dưỡng
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh…
- Thân bài:
Trang 24Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữunhân vật, các sự kiện
- Kết bài: Suy nghĩ của nhân vật
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)
- Làm tiếp bài luyện tập số 2
- Chuẩn bị bài đọc văn Uy - lit - xơ trở về.
Tiết 14+15: Đọc văn
Ngày soạn: UY-LI-XƠ TRỞ VỀ
Ngày dạy: (Trích Ô-đi-xê - sử thi Hy Lạp)
A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ củagia đình Uy-li-xơ
- Biết phân tích diễn biến tâm lý nhân vật qua các đối thoại để thấy khát vọng hạnh phúc củahọ
- Hiểu những nét cơ bản về đặc điểm nghệ thuật của sử thi Ô-đi-xê
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị giáo án, SGK, bài đọc thêm, tranh ảnh; HS chuẩn bị vở bài soạn, SGK.
- Phương pháp diễn giải đàm thoại, thảo luận
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
(?) Tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết Truyện ADV và MC - TT? Phân tích các nhân vật?
- Được xem là cha đẻ của sử thi Hy Lạp, tác
giả của hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-at và
Ô-đi-xê.
2 Tác phẩm:
a Tóm tắt:
b Chủ đề: Khát vọng chinh phục thiên nhiên
để khai sáng, mở rộng giao lưu giữa các nềnvăn minh văn hoá; đấu tranh để bảo vệ hạnhphúc gia đình.Qua đó thể hiện sức mạnh trítuệ, ý chí của con người
Trang 25Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
(?) Tâm trạng của
Pê-nê-lốp khi nghe nhũ mẫu báo
tin?
(?) Vì sao Pê-nê-lốp thay
đổi thái độ đột ngột như
vậy?
(?) Trong lời đối thoại với
nhũ mẫu, ngôn ngữ của
(?) Qua lời đối thoại ta
hiểu tâm trạng Pê-nê-lốp
như thế nào?
(?) Tê-lê-mác không đủ
kiên nhẫn chờ đợi đã trách
mẹ mình như thế nào?
(?) Cách giãi bày của
Pê-nê-lốp với con trai ra sao?
(?) Tâm trạng của
a Diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lốp:
* Sự tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê
- Nghe nhũ mẫu báo tin chồng nàng đã trở về:
+ Mừng rỡ cuống cuồng: Sự khát khao chờđợi
+ Thái độ phân vân
+ Cho là sự huyền bí của thần linh
Tâm trạng vừa bối rối, vừa thiết tha mongchờ, vừa hy vọng Thể hiện Pê-nê-lốp là người
có tính cách thận trọng và thuỷ chung trongtình yêu
* Với Uy-li-xơ:
- Khi chàng mới xuất hiện: Pê-nê-lốp vẫn giữthái độ dè dặt, lạnh lùng có phần xa cách vìvẫn còn nghi ngờ về sự trở về của chàng
- Khi Uy-li-xơ nói ra điều bí mật về chiếcgiường:
Trang 26Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuGV: Pê-nê-lốp đã kìm nén
nước mắt sau 20 năm
Hạnh phúc đã mỉm cuời
với họ,…
(?) Chọn phép thử là chiếc
giường cho ta thấy vẻ đẹp
gì về tâm hồn và trí tuệ của
nàng?
HS: Sự thủy chung, thông
minh khôn khéo
(?) Từ bủn rủn có giá trị
biểu cảm rất cao Tại sao?
(?) Qua 3 giai đoạn, em có
sau khi đánh tan bọn cầu
hôn được miêu tả như thế
+ Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay.
+ Chạy lại, nước mắt chan hoà…
+ Ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng…
Từ ngữ biểu cảm cao diễn tả chính xác tâmtrạng của Pê-nê-lốp Sự cứng rắn thận trọng đãnhường chỗ cho niềm vui sướng đến tột cùng
* Tiểu kết:
Ba giai đoạn đã diễn tả tâm trạng phức tạp củaPê-nê-lốp khi gặp lại chồng sau 20 năm xacách Lòng thuỷ chung, kiên trinh cao đẹpcủa Pê-nê-lốp Vượt qua thử thách là sự gặp gỡcủa 2 trí tuệ, 2 tâm hồn, cả 2 đều chiến thắng
b Diễn biến tâm trạng Uy-li-xơ.
- Rất nóng lòng muốn gặp vợ
- Nghe nói, nhẫn nại mỉm cười
- Khuyên con không nên ép mẹ
- Giật mình trước thử thách vợ đưa ra
- Tả đúng đặc điểm chiếc giường…
® Bình tĩnh và kiên nhẫn Chàng cảm độngtrước người vợ thuỷ chung và đã thông minhgiải đúng mật mã của vợ Uy-li-xơ là ngườibộc lộ hai lí tưởng: trí tuệ sắc sảo, khônngoan,dũng cảm và tình yêu mãnh liệt
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)
- Đọc lại đoạn trích, thử đóng vai Uy-li-xơ kể lại cảnh đoàn tụ của gia đình mình
- Chuẩn bị bài Ra-ma buộc tội.
Tiết 16: Làm văn
Trang 27Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
Ngày soạn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
Ngày dạy:
A./ Mục tiêu: Qua tiết học, giúp HS:
- Thấy rõ những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình
- Rút ra những kinh nghiệm để nâng cao khả năng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ chân thực trướcmột sự việc hoặc một nhân vật gần gũi, thân quen
B./ Phương pháp, phương tiện:
GV: Khen ngợi các bài
viết tốt, phê bình các bài
viết yếu, nhất là các bài
Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một người
thân trong gia đình.
* Yêu cầu :
- Bài viết phải nêu được những cảm xúc chânthực của bản thân với người thân yêu (mẹ, bà,ông, anh chị em…)
- Những cảm xúc suy nghĩ phải cụ thể, códấu ấn của cá nhân
- Các ý phải được sắp xếp theo một trình tựhợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viếtkhông nghèo nàn, đơn điệu, khô khan
- Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránhlặp từ, mang tính truyền cảm
II Nhận xét về ưu khuyết điểm, Đọc bài khá:
Trang 28Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút)
- Xem lại bài viết của mình, chú ý lời nhận xét của GV để rút kinh nghiệm cho bài viết sau
- Soạn bài Ra-ma buộc tội.
Tiết 17+18: Đọc văn
Ngày soạn: RA-MA BUỘC TỘI
Ngày dạy: (Trích Ra-ma-ya-na - sử thi Ấn Độ)
A./ Mục tiêu:
- Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về ngườianh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng
- Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị giáo án, tài liệu liên quan HS chuẩn bị bài soạn, SGK…
- Phương pháp diễn giảng, đọc hiểu, thảo luận
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)
(?) Tóm tắt ngắn gọn sử thi Ô-đi-xê, phân tích tâm trạng của Pê-nê-lốp trong ngày đoàn tụ.
3 Tóm tắt tác phẩm.
II Đọc hiểu văn bản:
Trang 29Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuTT1: Xác định vị trí đoạn
(?) Tâm trạng của Ra-ma
được miêu tả qua những
chi tiết nào?
(?) Đại từ nhân xưng
Ra-ma dùng Ra-mang ý nghĩa gì?
HS: Xa lạ, lạnh lùng…
GV: Tâm trạng của Ra-ma
được miêu tả theo diễn
biến mâu thuẫn giữa danh
lúc thì oai phong lẫm liệt
khi lại tầm thường nhỏ
nhen
(?) Tâm trạng của Ra-ma
có sự giằng xé dữ dội Hãy
(?) Nỗi đau của Xi-ta được
miêu tả qua những chi tiết
Cơn giận của ta đã hả…
® Ra-ma khẳng định chiến thắng và tài nghệcủa mình Bộc lộ rõ lý tưởng chiến đấu, sứcmạnh cộng đồng Ra-ma đã giải quyết xongxung đột lớn và nghĩ đến xung đột cá nhân
- Với Xi-ta:
+Hỡi phu nhân cao quý ® Ngôn ngữ không
có sự âu yếm chân thành, ngược lại rất lạnhlùng, xa lạ, khách sáo
+ Chẳng phải vì nàng mà ta đáng bại kẻ thù
Ta làm điều đó là vì nhân phẩm của ta
+ Ta phải nghi ngờ tính cách của nàng Trôngthấy nàng ta không chịu nổi…
Tâm trạng của Ra-ma từ chỗ ghen tuôngtức giận chuyển sang nghi ngờ đức hạnh củaXi-ta Lời lẽ của chàng vừa phủ phàng vừacay độc
+ Ta không cần nàng, nàng muốn đi đâu tuỳý
+ Nàng có thể để tâm đến ai cũng được
® Lời ruồng bỏ lạnh lùng, kiên quyết Khôngnhững thế Ra-ma còn đang tâm sỉ nhục Xi-ta+ Trước hành động cao cả của Xita :
*Ngồi câm lặng, mắt dán xuống đất
* Xita nhảy vào lửa, chàng nhận ra sựthủy chung của vợ
Ra-ma bị đặt trong tình huống ngặt nghèophải lựa chọn giữa tình yêu và danh dự Vàchàng đã chọn danh dự ® Phẩm chất củangười anh hùng sử thi.Chàng vừa là một bậcquân vương, vừa là một người phàm tục
b Diễn biến tâm trạng của Xi-ta:
- Mở tròn đôi mắt đẫm lệ Đau đớn đến nghẹt thở, như dây leo bị vòivoi quật nát
Muốn chôn vùi cả hình hài thân xác
Nước mắt đổ ra như suối…
Trang 30Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
(?) Xi-ta đã nói với Ra-ma
những lời như thế nào?
+ Thiếp lấy tư cách của thiếp ra mà thề…
+ Hãy tin vào danh dự của thiếp
+Trái tim thiếp là thuộc về chàng…
Lời lẽ rõ ràng, rành mạch, lý tình chặt chẽ
® khẳng định phẩm chất trong sáng
Tâm trạng của Xi-ta diễn biến phức tạp: từmừng rỡ đến ngạc nhiên, từ tin yêu đến thấtvọng…
* Nhảy vào dàn lửa:
Quyết định táo bạo và kiên quyết Xi-tabiết mình vô tội nên sẵn sàng nhảy vào lửa,nàng muốn Ra-ma phải hoàn toàn tin mình
Ngọn lửa đã làm sáng rực tình yêu và đứchạnh của Xi-ta Nàng là một hình tượng toànvện cho người phụ nữ truyền thống
III Tổng kết
- Xây dựng các chi tiết tiêu biểu
- Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc
Xây dựng một hình tượng Ra-ma trọngdanh dự và một xi-ta thuỷ chung, làm nên vẻđẹp rạng ngời của nhân vật sử thi
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút)
- Đọc lại văn bản, chú ý lối phân tích tâm lý nhân vật
- Chuẩn bị bài Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
Tiết 19: Làm văn
Ngày soạn: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
Ngày dạy: TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Nhận biết được thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Biết chọn sự việc chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV và HS chuẩn bị giáo án, vở soạn bài…
- Phương pháp quy nạp, thảo luận, đàm thoại…
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
(?) Làm bài tập số 2, SGK trang 46
* Bài mới:
Trang 31Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
TT2: Tìm hiểu về chi tiết
(?) Vai trò của sự việc, chi
tiết tiêu biểu?
(?) Từ việc giải các bài
tâp, em hãy nêu cách lựa
chọn sự việc, chi tiết?
I Khái niệm:
1 Tự sự, sự việc:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗicác sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia,cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một
ý nghĩa
- Sự việc là cái xảy ra được nhân thứccó ranhgiới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy rakhác
- Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn
tả bằng lời nói hành động, cử chỉ của nhân vậttrong quan hệ với nhân vật khác Trong mỗi
sự việc có nhiều chi tiết
2 Chi tiết:
- Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ,một hành động … của nhân vật, tập trung thểhiện rõ sự việc
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâuquan trọng trong quá trình viết hoặc kể lạimột câu chuyện
* Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò trongviệc dãn dắt câu chuyện, tô đậm tính cáchnhân vật,…
II Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
1 Xét các bài tập:
* Về tác phẩm Truyện ADV và Mỵ Châu
-Trọng Thuỷ:
a Truyện kể về công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước của ông cha ta xưa
b Đây là hai sự việc, chi tiết tiêu biểu vì nólàm tiền đề cho các sự việc, chi tiết nối tiếp
Từ đây bộc lộ thái độ của nhân dân với từngnhân vật
Trang 32Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
b Trả lời câu hỏi:
- Không thể bỏ chi tiết “hòn đá xấu xí đượcxác định là rơi từ vũ trụ xuống” vì đây là chitiết tiêu biểu, làm sáng tỏ chủ đề (Những sựvật tưởng như bình thường nhưng thực chất
có ý nghĩa vô cùng quan trọng…)
- Bài học rút ra: Cần thận trọng cân nhắc khilựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
2.Bài tập2: HS tự làm.
III Ghi nhớ
- Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn các
sự việc chi tiết tiêu biểu
- Sự việc chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắtcâu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và thểhiện chủ đề câu chuyện
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3phút)
- Làm bài tập 2
- Chuẩn bị viết bài làm văn số 2:
+ Kiểu bài: Bài văn tự sự
+ Nội dung: Các văn bản đã hhọc trong chương trình THCS
Tiết 20+21: Làm văn
Ngày soạn: BÀI LÀM VĂN SỐ 2
Ngày dạy:
A./ Mục tiêu:
- Qua bài viết, HS hiểu sâu hơn về văn tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện,
nhân vật, chi tiết, sự kiện…
- Viết được bài văn tự sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả
- Rèn luyện kỹ năng viết văn và khả năng cảm nhận những vấn đề của đời sống xã hội
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị đề văn, dự kiến đáp án HS đọc lại các văn bản tự sự đã học …
- HS làm bài tại lớp trong 90 phút
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (Không)
* Bài mới:
Trang 33Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
Em tưởng tượng mình là cô bé nghèo khổ
trong truyện Cô bé bán diêm, hãy kể lại câu
chuyện theo lời kể của ngôi thứ nhât
* Yêu cầu:
- Có kiến thức về tác phẩm tự sự đã học
- Xác định được những sự việc, chi tiết tiêubiểu, các tình huống truyện
- Thể hiện rõ bố cục bài văn tự sự
- Hình thức bài viết phải rõ ràng, mạch lạc…
II Làm bài.
III Thu bài
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)
Chuẩn bị bài mới: Đọc văn Tấm Cám.
Tiết 22+23: Đọc văn
Ngày soạn: TẤM CÁM
Ngày dạy:
A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc qua nhânđạo của nhân dân thể hiện trong truyện
- Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị nghệthuật đặc sắc của truyện Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích thần kỳ nói chung
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị giáo án, các tài lỉệu liên quan; HS chuẩn bị bài soạn.
- Phương pháp đọc hiểu, thảo luận, diễn giảng…
I Vài nét giới thiệu chung:
- Truyện cổ tích chia thành 3 loại:
+ Cổ tích sinh hpạt
+ Cổ tích loài vật
+ Cổ tích thần kỳ (phong phú nhất)
Trang 34Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuGV: Kể ngắn gọn về một
- Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thầnkỳ
II Đọc hiểu văn bản:
- Cám: + Được mẹ nuông chiều + Không phải làm việc + Ăn trắng mặc trơn…
® Ngay lời giới thiệu đầu tiên đã cho thấyhai hoàn cảnh, hai thân phận hoàn toàn tráingược nhau Nó dự báo về một chuỗi mâuthuẫn tiếp theo trong truyện
* Về cái yếm đỏ: Giải thưởng đặt ra choCám và Tấm
- Tấm: + Chăm chỉ mò cua bắt ốc
+ Mong được cái yếm đỏ
- Cám: + Đủng đỉnh dạo ruộng nọ, ruộngkia
+ Lừa gạt Tấm
® Sự khác biệt về tính cách Tấm thật thà,chăm chỉ còn Cám lười biếng, gian giảo đãlừa Tấm để cướp giỏ cá, cướp cái yếm đỏtức là cướp đi niềm hy vọng, niềm hạnhphúc dù rất nhỏ của Tấm
* Về con cá Bống:
- Tấm: + Được Bụt cho cá
+ Để dành cơm…
Thương cô Tấm chỉ vì mơ yếm
đỏ / Mà chết đi sống lại mấy mươi lần.
Trang 35Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
nói lên điều gì?
(?) Qua sự hoá thân nhiều
lần của Tấm, nhân dân ta
muốn gửi gắm điều gì?
(?) Trong truyện có những
yếu tố kỳ ảo nào? Ý nghĩa
của những yếu tố đó đối
với câu chuyện?
+ Ngày một quen nhau…
- Cám: + Ghét Bống
+ Bắt làm thịt ăn…
® Tấm cô đơn, buồn tủi, chỉ có cá làm bầubạn nhưng mẹ con Cám đã giết Bống ® Sựđộc ác nhẫn tâm của mẹ con Cám Họ đãgiết đi niềm vui của Tấm
* Đi hội và thử giày:
- Tấm: + Ngồi nhặt thóc, sôt ruột rất muốnđi
+ Thử giày: vừa y…
- Cám: + Sắm sửa quần áo đẹp đi hội…
+ Không vừa giày ® hằn học, tức tối
Giữa Tấm và mẹ con Cám có sự mâuthuẫn, đối lập rất lớn Tấm thì hiền lành,chăm chỉ, nhân hậu còn mẹ con Cám thì độc
ác tàn nhẫn Tấm đơn độc giữa những mưu
mô của hai người kia Họ muốn chiếm đoạttất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêudiệt Tấm đến cùng Khi hạnh phúc lớn đếnvới Tấm, mẹ con Cám lại càng tức tối vàquyết hãm hại Tấm bằng mọi thủ đoạn
b Cuộc đấu tranh của Tấm để giành hạnh phúc:
- Trước khi trở thành hoàng hậu, mỗi lần bịhãm hại Tấm lại khóc ấm ức ® Tấm đã ýthức được nỗi khổ nhưng đó chỉ là sự phảnkháng yếu ớt, thụ động
- Khi Tấm trở thành hoàng hậu, sự ghenghét của mẹ con Cám càng lớn hơn thì sứcphản kháng của Tấm cũng mạnh mẽ hơn:
Hoàng hậu ® bị giết ® chim vàng anh ® bịgiết ® cây xoan đào, bị chặt làm khung cửi,
bị đốt ® thành cây thị ® từ quả thị trở lạivới đời
Tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộcchiến giữa thiện và ác thể hiện sức sốngmãnh liệt không thể nào tiêu diệt của Tấmtức là của cái đẹp, cái thiện
- Tấm hoá thân trong những vật bình dị thânthương như con chim vàng anh, cây xoanđào hay quả thị… Đây là những hình ảnhđẹp, tạo ấn tượng thẩm mỹ, thể hiện niềmtin yêu của nhân dân với nhân vật Thể hiệnsức sống mãnh liệt của con người
c Yếu tố kỳ ảo trong truyện:
- Bụt hiện lên giúp Tấm…
- Gà trống nói tiếng người…
- Chim sẻ giúp nhặt thóc…
® Là những lực lượng phù trợ Tấm trong
Trang 36Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
HĐ3: (5 phút)
Củng cố bài học
quá trình đấu tranh giành hạnh phúc Thểhiện ước mơ về một xã hội công bằng, vềniềm hạnh phúc chính đáng cho nhữngngười lương thiện
- Kết thúc có hậu ® tâm hồn lãng mạn, tinhthần lạc quan và khát khao vươn tới hạnhphúc cảu nhân dân
III Tổng kết.:
Qua sự chuyển biến của hình tượng nhânvật Tấm, truyện cổ tích Tấm Cám đã thểhiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt củacon người trước sự vùi dập của kẻ ác, từ đókhẳng định sức mạnh lớn lao của cái thiện ởđời
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)
- Đọc lại tác phẩm, làm phần luyện tập vào vở
- Chuẩn bị bài làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
Tiết 24: Làm văn
Ngày soạn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ Ngày dạy:
A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong bài văn tự sự
- Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị giáo án, HS chuẩn bị vở soạn bài, giấy làm bài tập thảo luận
- Phương pháp diễn giảng, câu hỏi vấn đáp, trao đổi thảo luận…
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
(?) Vì sao phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự? Chọ sự việc, chi tiết tiêu biểu cho
Trang 37Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuGV: Nêu câu hỏi, gợi dẫn
để HS trả lời
(?) So sánh miêu tả và biểu
cảm trong văn tự sự với
miêu tả và biểu cảm trong
hai loại văn đó
(?) Dựa trên căn cứ nào để
đánh giá hiệu quả của
miêu tả và biểu cảm trong
văn bản tự sự ?
TT2: Tìm hiểu yếu tố miêu
tả và biểu cảm trong đoạn
Tìm hiểu vai trò của
quan sát, tưởng tượng
trong miêu tả, biểu
- Biểu cảm là trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ
tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sựđánh giá của người viết đối với đối tượng
2 Miêu tả và tự sự trong văn bản tự sự và trong văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm:
- Giống nhau: cách thức tiến hành
- Khác:
+ Miêu tả trong văn tự sự không chi tiết, cụthể mà chỉ miêu tả khái quát sự vật sự việc,con người để truyện có sức hấp dẫn
+ Biểu cảm trong văn tự sự chỉ là những cảmxúc xen vào trước những sự việc, chi tiết cótác động mạnh mẽ về tư tưởng tình cảm
3 Căn cứ đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
- Căn cứ vào sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả
để liên tưởng đến những yếu tố bất ngờ
- Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ quacách bày tỏ tư tưởng của tác giả
4 Miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích của tác phẩm Những vì sao của A Đô-đê:
- Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểucảm trong đoạn trích:
+ Yếu tố miêu tả mang lại không gian yêntĩnh của một đêm đầy sao với hai người đangthức
+ Yếu tố biểu cảm làm nổi rõ vẻ bâng khuângxao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhỏ
Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻđẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người
II Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn
c Điền từ tưởng tượng.
(2) Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự,người làm văn không chỉ quan sát đối tượng
mà còn phải biết liên tưởng, tưởng tượng mớigây được những cảm xúc
- Ví dụ: Trong đoạn trích ở tác phẩm Những
vì sao, tác giả đã liên tưởng chú mục đồngnhà trời khi nhìn cô gái, tới đàn cừu lớn khingắm cuộc hành trình của ngàn sao…
Trang 38Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
TT2: GV kết luận
HĐ3: (7 phút)
Luyện tập, củng cố.
GV: Phân công hai nhóm
còn lại thực hiện bài tập và
trình bày
(3) Trong quá trình tự sự, những cảm xúcrung động được nảy sinh từ sự quan sát tinh
tế, sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng và từnhững sự vật sự việc khách quan lay động tráitim người kể chứ không phải chỉ từ bên trongtrái tim người kể chuyện
2 Kết luận:
- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọngtrong văn tự sự Nó giúp cho câu chuyện trởnên sinh động hấp dẫn và có sức truyền cảm
- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công,người viết cần có cái nhìn sâu sắc về cuộcsống, con người và bản thân, đồng thời phảichú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng
Bài tập2: HS tự làm
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)
- Đọc lại bài viết trong sgk, làm bài luyện tập số 2
- Soạn bài đọc văn Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
Trang 39Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố HữuTiết 25: Đọc văn.
Ngày soạn: 8.10 TAM ĐẠI CON GÀ &
Ngày dạy: NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:
- Thấy được những tật xấu trong nội bộ nhân dân, quan lại: Dốt – tham nhũng
- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện
- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: ngắn gọn, tạo được những yếu tố bất ngờ,những cử chỉ lời nói gây cười
B./ Phương pháp, phương tiện:
- GV chuẩn bị giáo án, một số truyện cười khác; HS chuẩn bị vở bài soạn, SGK…
- Phương pháp chính: đọc hiểu, diễn giảng, thảo luận…
C./ Tiến trình dạy học:
* Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)
(?) Phân tích quá trình biến hoá của Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám Nhân dân ta muốn gửi gắm
điều gì qua nhân vật này?
hiểu về mâu thuẫn gây
cười của hai câu chuyện
Nhóm 1: Truyện Tam đại
con gà.
Nhóm 2: Truyện Nhưng
nó phải bằng hai mày.
(?) Mâu thuẫn gây cuời
được thể hiện qua những
chi tiết nào?
I Giới thiệu chung:
- Truyện cười có hai loại:
+ Truyện khôi hài: nhằm mục đích giải trí
+ Truyện trào phúng: nhằm mục đích phêphán
- Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai
mày thuộc loại truyện trào phúng, phê phán.
II Đọc hiểu văn bản:
1 Đọc
2 Phân tích:
a Truyện Tam đại con gà:
* Mâu thuẫn gây cười:
- Thầy đồ dốt nát, gặp chữ khó, trò hỏi phải nóiliều: Chữ kê
- Dạy học >< nhắc học trò đọc khẽ !
- Khấn thần thổ công: cho học trò đọc to
Trang 40Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS&THPT Tố Hữu
(?) Mâu thuẫn gây cười thể
hiện qua những chi tiết
cao nhất mà người xử kiện
hướng tới bây giờ bị thầy
lý đánh đồng với tiền bạc
(?) Ý nghĩa của câu
chuyện Nhưng nó phải
* Ý nghĩa câu chuyện:
- Phê phán thói dấu dốt, sĩ diện hảo của những
“ông thầy” dốt hay nói chữ
- Khuyên mọi người chớ nên giấu dốt mà phảimạnh dạn học hỏi
b Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày:
* Mâu thuẫn gây cười:
- Thầy lý nổi tiếng xử kiện giỏi >< phân phảitrái bằng số lượng tiền lo lót !
- Cử chỉ xoè năm ngón tay ( kí hiệu của tiền tệ)của Cải được thầy lý đáp lại bằng cử chỉ tươngứng: xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngóntay mặt ® Thầy không quên số tiền của Cảinhưng thầy quan tâm đến số tiền Ngô nhiềuhơn
* Nghệ thuật gây cười
như làm một phép tính: 5 đồng = phải ít
10 đồng = phải nhiều,
phải gấp đôi !
* Ý nghĩa câu chuyện:
- Vạch trần lối xử kiện vì tiền của viên quan từ
đó phê phán cách xử kiện không công minhdưới thời phong kiến
- Phê phán hành vi tiêu cực của nhân dân
* Nội dung ghi nhớ:
Kết cấu truyện cười ngắn gọn, không thừa lời,thừa chi tiết, nhân vật, tình huống truyện bấtngờ ® phê phán những thói hư tật xấu ở đời
* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)
- Đọc lại văn bản, phân tích nghệ thuật gây cười của từng truyện
- Chuẩn bị bài đọc văn: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Tiết 26+27: Đọc văn
Ngày soạn: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA