Kiến nghị với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 88 - 94)

- Các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu các quy định của Nhà nước về lập dự án đầu tư, tính toán phương án tài chính, phương án trả nợ vốn

vay để giảm bớt thời gian hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ vay vốn vì điều này đôi khi làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

- Việc đầu tư dự án xuất khẩu cần được tính toán kỹ càng trên cơ sở tìm hiểu thông tin, nhu cầu thị trường mục tiêu nhất là những sản phẩm mới và thị trường xuất khẩu mục tiêu có quá nhiều điều kiện, nghiên cứu thị trường tiêu thụ thay thế.

Các doanh nghiệp cần loại bỏ tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào sự bao cấp vốn của Nhà nước thông qua ngân hàng Phát triển, chủ động lựa chọn nhiều hình thức thay thế hình thức vay vốn trực tiếp và phối hợp chặt chẽ với ngân hàng Phát triển để được tư vấn kịp thời, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất. Một hình thức mà doanh nghiệp có thể áp dụng là tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (export credit insurance): bảo hiểm cho các loại rủi ro mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải lại. Hình thức này được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn chưa áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Hoạt động bảo hiểm này phát triển mạnh tại châu Âu, chiếm 80% thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu toàn thế giới, đặc biệt như ở Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng có hiệu quả để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro. Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhu cầu cần vay vốn tín dụng xuất khẩu của doanh nghiệp tại các ngân hàng ngày càng tăng cao, điều này càng làm cho vai trò của tín dụng xuất khẩu ngày càng trở lên có ý nghĩa hơn. Trong các năm qua ngân hàng Phát triển luôn có gắng hoàn thiện và đẩy mạnh các nghiệp vụ cho vay tín dụng xuất khẩu, phát huy những tác động tích cực của tín dụng xuất khẩu xuất khẩu đối với nền kinh tế, với hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Từ việc nhìn nhận đánh giá được tầm quan trọng của tín dụng xuất khẩu đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, tín dụng xuất khẩu theo định hướng của Chính phủ được coi là một chính sách có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia để thúc đẩy xuất khẩu phát triển lâu dài và bền vững. Góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tín dụng xuất khẩu ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc làm tăng trưởng kinh tế đất nước, bên cạnh những nỗ lực đổi mới và hoàn thiện của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng rất cần có được sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp có liên quan trong việc thống nhất chủ trương hành động, kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh nhằm thực hiện các chiến lược và chính sách tín dụng xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bền vững, đúng hướng và trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội .

Thời gian thực tập tại ban Tín dụng xuất khẩu thuộc Ngân hàng Phát triển giúp em củng cố và hoàn thiện hơn kiến thức được học trong trường. Được sự hướng dẫn của các anh chị trong ban Tín dụng xuất khẩu và thầy hướng dẫn thực tập nhưng do sự hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài luận văn của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em xin trân trọng cảm ơn

các thầy cô giáo, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2. Bộ môn thương mại quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân- Giáo trình Thương mại quốc tế

3. GS.TS Lê Văn Tư - Giáo trình tín dụng xuất nhập khẩu thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

4. TS Nguyễn Minh Kiều- Giáo trình thanh toán quốc tế.

5. Giáo trình: Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu – PGS.TS.Trần Chí Thành – NXB Thống kê, Hà nội 2000.

6. PGS.TS Trần Chí Thành- Giáo trình: Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế - NXB Giáo dục 1997

7. TS.Nguyễn Thị Quý- Giáo trình Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập

8. http://www.agro.gov.vn ( trang web kết nối nghiên cứu với thực tiễn) 9. http://www.baothuongmai.com.vn

10. http://www.cpv.org.vn (báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) 11. http://www.doanhnghiep24g.com.vn

12. http://www.kinhte24h.com/

13. http://www.moi.gov.vn (Bộ Công thương) 14. http://www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính)

15. http://vneconomy.vn (Báo điện tử- thời báo kinh tế Việt Nam) 16.http://www.vovnews.vn/ (báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam) 17. http://www.sanmuabandoanhnghiep.com

MỤC LỤC

3.3.1 Hoàn thiện và đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu ...77

3.3.1.1 Thực hiện nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay...77 Các hình thức tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển thời gian qua chưa thực sự đa dạng. Hình thức cho nhà nhập khẩu vay vẫn chưa được triển khai hoạt động. Vì vậy một trong các giải pháp để thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất khẩu là mở rộng các loại hình tài trợ xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu ...77 3.3.1.3 Triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa cho vay nhà xuất khẩu...80 Đa dạng hoá các hình thức cho nhà xuất khẩu vay ...81

DANH MỤC BẢNG BIỂU

3.3.1 Hoàn thiện và đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu ...77

3.3.1.1 Thực hiện nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay...77

Các hình thức tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển thời gian qua chưa thực sự đa dạng. Hình thức cho nhà nhập khẩu vay vẫn chưa được triển khai hoạt động. Vì vậy một trong các giải pháp để thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất khẩu là mở rộng các loại hình tài trợ xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu ...77

3.3.1.3 Triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa cho vay nhà xuất khẩu...80

Đa dạng hoá các hình thức cho nhà xuất khẩu vay ...81

3.4.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp...88

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w