Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam

96 789 1
Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU Tỷ giá hối đoái và xuất khẩu có mối quan hệ với nhau vì xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thanh toán bằng ngoại tệ là đô la Mỹ. Tỷ giá đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu và góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Vì vậy để thấy rõ được mối quan hệ này ta sẽ tìm hiểu sự cần thiết của tỷ giá và xuất khẩu trong nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn gần đây. 1.1. Sự cần thiết của đề tài Tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề đã được đưa ra thảo luận ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây. Vai trò của tỷ giá trong nền thương mại toàn cầu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vấn đề thực sự đặc biệt của các nước đang phát triển là ở chỗ tỷ giá thường được đánh giá và vì vậy mà xuất khẩu là vấn đề bị ảnh hưởng. Tăng cường xuất khẩu, có nhiều phương pháp và chính sách đã được thi hành mà trong đó sự mất giá đồng tiền (tỷ giá tăng) được đánh giá là quan trọng. Theo lý thuyết, sự mất giá của đồng tiền sẽ làm tăng tính cạnh tranh của một nước và vì vậy khuyến khích xuất khẩu. Trong thực tế, sự tăng tỷ giá không phải lúc nào cũng cải thiện được lĩnh vực xuất khẩu của nước đó. Sự tăng tỷ giá cần thực hiện với các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế và những chính sách tỷ giá phù hợp thì mới thành công. Vì vậy, việc hiểu đúng về tỷ giá hối đoái là việc cần thiết. Trong thời gian gần đây ở Việt Nam vấn đề tỷ giá hối đoái đã phát sinh và gây nhiều tranh luận. Một vài chuyên gia nước ngoài đánh giá thấp đồng tiền Việt Nam và điều này dẫn tới sự mất giá đồng tiền Việt Nam và khuyến khích xuất khẩu phát triển. Điều này được chứng minh bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của nước ta trong 5 năm 2001 – 2005 đạt 7,5%, trong đó hoạt động xuất khẩu đạt 110,4 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,4%, đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về quy mô và tốc độ tăng trưởng.Việt Nam ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu sang hầu hết các quốc gia ở các châu lục. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu vẫn còn có nhiều hạn chế về quy mô và hệ thống tổ chức thực hiện công tác thông tin thống kê về hoạt động xuất khẩu. Vì vậy để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu là gì? Tăng tỷ giá sẽ dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu hay không? Và những chính sách về tỷ giá và xuất khẩu nào phù hợp cho Việt Nam? Nên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của Tỷ Giá Hối Đoái đến Xuất Khẩu của Việt Nam”. Với mong muốn góp một phần công sức của mình thông qua đề tài nghiên cứu để ta có một cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động xuất khẩu và cơ chế tỷ giá cùng với những chính sách phù hợp để giải quyết những vấn đề. Tuy nhiên với thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện và có giá trị hiện thực hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt. Thông qua cơ sở dữ liệu có được tiến hành chạy mô hình hồi quy xác định sự tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2001 – 2005. Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng và tỷ lệ đánh giá cao đồng Việt Nam đã làm thiệt hại xuất khẩu. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu và ổn định thị trường ngoại tệ. Ngoài ra, Nhà nước cần có những chính sách đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan đến xuất khẩu nhằm làm tăng xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát triển. 1.3. Giới hạn về nội dung Đề tài được thực hiện từ ngày 20032006 đến 20062006. Đề tài được thực hiện trên phạm vi cả nước thông qua các số liệu thứ cấp và cơ sở dữ liệu về thông tin kinh tế xã hội của Tổng cục thống kê, Ngân hàng số liệu thế giới (Wordbank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), chủ yếu là số liệu thống kê kinh tế xã hội và số liệu xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2001 – 2005. 1.4. Cấu trúc của đề tài Gồm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu. Trình bày lý do chọn lựa đề tài, ý nghĩa và nội dung của đề tài Chương 2. Nêu một số khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết và các phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài. Chương 3. Nêu khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Chương 4. Mô tả nguồn số liệu nghiên cứu. Sử dụng thống kê mô tả phân tích từng biến và sự phụ thuộc của xuất khẩu vào các nhân tố ảnh hưởng. Áp dụng thuật toán phân tích hồi quy của Kinh tế lượng, xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam. Qua đó, đề xuất các giải pháp về tỷ giá và xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và phát triển kinh tế. Chương 5. Rút ra một số kết luận và kiến nghị từ đề tài nghiên cứu. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU uất khẩu của Việt Nam có nhiều biến đổi mạnh mẽ trong thời gian qua. Xung quanh sự thắng lợi của xuất khẩu Việt Nam có sự tham gia của các yếu tố tác động, để hiểu rõ mối quan hệ giữa xuất khẩu và các yếu tố tác động ta phải hiểu rõ thế nào là xuất khẩu và vai trò của nó như thế nào? và các yếu tố nào tác động mạnh mẽ lên lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời phải dựa trên các phương pháp nghiên cứu cụ thể để thấy rõ hơn mối quan hệ của xuất khẩu với tỷ giá và các yếu tố khác. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu thêm về thị trường ngoại hối và chính sách tỷ giá ở Việt Nam hiện nay. 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Ý nghĩa của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ohục vụ cho sự phát triển kinh tế, nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, mở rộng sản xuất để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Như vậy, xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của nước ta. Công nghiệp hóa trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn nhập khẩu này có thể có từ đầu tư nước ngoài, vay nợ viện trợ, thu từ dịch vụ du lịch, dịch vụ ngoại tệ, xuất khẩu sức lao động. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu chính là coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm HĐH nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới Xuất khẩu sẽ làm cho hàng hóa của chúng ta tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Sản xuất hàng hóa xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ này phát triển. Chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 2.1.2 Xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Khái niệm. Xuất khẩu của một quốc gia, theo định nghĩa là nhập khẩu của quốc gia khác. Chúng ta biết rằng nhập khẩu của nước ngoài có nhiều khả năng phụ thuộc vào hoạt động kinh tế của nước ngoài đó và vào giá tương đối của hàng nước ngoài đó. Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa khác biệt so với hàng hóa tiêu dùng trong nước. Những hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu. Chất lượng của hàng hóa phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật và môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước người nhập khẩu Thị trường xuất khẩu hàng hóa là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hóa của Việt Nam hoặc nhập hàng hóa của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được xem là thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. Thuế xuất khẩu: thuế xuất khẩu được coi là công cụ để điều tiết và quản lý xuất khẩu. Thuế này được đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu. Theo kinh nghiệm nhiều nước, nếu dùng chính sách thuế quan để làm công cụ cho chính sách khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu sẽ dẫn tới tình trạng duy trì một ngành sản xuất kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp và cuối cùng người tiêu dùng bị thiệt Trong nền kinh tế hội nhập với việc buôn bán tự do giữa các nước có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng hàng hóa thì việc sử dụng chính sách thuế sẽ không còn hữu hiệu nữa. Bởi thuế xuất khẩu luôn làm cho giá cả hàng hóa tăng cao so với khi không đánh thuế hay thuế suất bằng 0. Tỷ giá hối đoái: Nhà nước có thể điều chỉnh giá trị tiền Việt Nam tăng hoặc giảm so với ngoại tệ để không khuyến khích xuất khẩu hay khuyến khích xuất khẩu. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng nếu dùng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu không phải trong trường hợp nào cũng tốt vì được lợi trong xuất khẩu thì lại bị thiệt hại trong nhập khẩu. Do đó, cần giải quyết đúng đắn quan hệ tỷ giá phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế và yêu cầu CNH – HĐH đất nước. Chỉ số giá tiêu dùng trong nước: chỉ số này thể hiện giá cả hàng hóa sử dụng trong nước. Khi chỉ số này càng thấp thì càng có lợi cho người tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu. Vì giá cả trong nước rẻ tương đối so với nước ngoài. Khi chỉ số này thấp các nhà xuất khẩu sẽ có xu hướng xuất khẩu mạnh vì giá cả hàng hóa trong nước rẻ hơn nước ngoài. Điều này có lợi cho các nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong nước. Chỉ số giá xuất khẩu: chỉ số này càng cao càng có lợi cho xuất khẩu của nước ta. Chỉ số này biểu hiện giá cả của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ số này càng cao càng có lợi cho xuất khẩu vì giá cả hàng xuất ra nước ngoài cao hơn giá cả hàng hóa trong nước, thúc đẩy các nhà sản xuất tăng xuất khẩu hàng hóa của mình để mang về lợi nhuận cao hơn tiêu thụ trong nước. Thu nhập nước ngoài: khi tăng thu nhập nước ngoài dẫn tới tăng tổng cầu của nước ngoài đối với toàn bộ hàng hóa, dẫn tới xuất khẩu tăng. Theo định nghĩa, xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập nước ngoài (Y) và tỷ giá hối đoái thực (e). Khi tăng tỷ giá (e) dẫn tới tăng giá tương đối của hàng nước ngoài tính theo hàng của nước xuất khẩu – làm cho hàng của nước xuất khẩu hấp dẫn hơn một cách tương đối nên dẫn tới tăng xuất khẩu Quan hệ chính trị ngoại giao: quốc gia muốn phát triển thị trường xuất khẩu thì trước hết phải có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài, có quan hệ ngoại giao ngoại thương thông qua các hiệp định được ký kết. Sự thiết lập quan hệ ngoại giao ngoại thương giữa các nước đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trong việc tìm thị trường đối tác Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài: đây là phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua: bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, ảnh hưởng chuyển giao công nghệ năng lực quản lý, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp vào xuất khẩu. Các doanh nghiệp sử dụng FDI phải tạo ra những cơ hội hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xuất khẩu Như vậy, chính sách thu hút sử dụng FDI sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với phát triển xuất khẩu nếu có những chính sách khuyến khích về tài chính (miễn giảm thuế, thưởng xuất khẩu), những ưu đãi về thủ tục ... đối với các doanh nghiệp có FDI mà có đóng góp tích cực vào xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu: hạn ngạch xuất khẩu là công cụ hạn chế khối lượng xuất khẩu cao nhất của một mặt hàng hay nhóm hàng. Hạn ngạch xuất khẩu được dùng để bảo hộ hàng hóa trong nước, bảo hộ tài nguyên thiên nhiên và những mặt hàng quý hiếm. Tín dụng xuất khẩu: nhà nước sử dụng công cụ tín dụng như điều chỉnh lãi suất theo hướng khuyến khích cho vay đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu, hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các đối tượng vay làm hàng xuất khẩu. Nhà nước cần có những chính sách tín dụng dài hạn cho các dự án sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu đối với những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài hạn 2.1.3. Ngoại hối và Thị trường ngoại hối Khái niệm về ngoại hối và thị trường ngoại hối. Ngoại hối (ngoại tệ tiền nước ngoài) là đồng tiền nước ngoài tồn tại trong một nước khác. Ví dụ như ở Việt Nam đồng tiền được xem là ngoại hối như: Đôla Mỹ, Đôla Canada, đồng Yên Nhật.... Đồng tiền được coi là ngoại hối khi nó được tiêu dùng, sử dụng ở ngoài biên giới nước phát hành ra nó. Ngoại hối (ngoại tệ) được phân làm hai loại: ngoại tệ mạnh và ngoại tệ bình thường. Ngoại tệ mạnh là ngoại tệ được phát hành ở những nước có nền kinh tế mạnh, đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao và được nhiều quốc gia sử dụng trong thanh toán và tích lũy. Ngoại tệ bình thường là ngoại tệ ít được sử dụng trong thanh toán và tích lũy. Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế trong đó một đồng tiền quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia kia. Mức giá tại đó hai đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau gọi là tỷ giá hối đoái. Như vậy, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra sự mua bán các đồng tiền của các nước khác nhau trên thế giới. Trên cơ sở cung cầu ngoại tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế muốn mua hoặc bán đồng tiền nước này với nước khác sẽ xác định giá của đồng tiền này so với giá của đồng tiền khác. Thị trường ngoại hối có đặc tính riêng biệt, đó là mang tính toàn cầu. Khác với các thị trường khác thị trường ngoại hối là thị trường không có biên giới, các giao dịch có thể được thực hiện thông qua điện thoại, điện tín hoặc qua hệ thống vi tính, nó cho phép ghi nhận và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng. Lượng cung ngoại hối. Trong những năm qua việc đổi mới quản lý ngoại hối và thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái đã góp phần kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước. Lượng ngoại tệ đang lưu thông trên thị trường có xuất phát từ nhiều nguồn: Lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về đầu tư trong nước, thu được một lượng ngoại tệ lớn từ hoạt động xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, nguồn ngoại tệ được dự trữ bởi ngân hàng Nhà nước ..... Nhu cầu về ngoại hối. Hiện nay, nhu cầu về ngoại tệ rất cao. Ngoại tệ có thể được sử dụng để trao đổi buôn bán, còn có thể dùng tiền Việt để mua lấy ngoại tệ để đi nước ngoài công tác, du lịch, chữa bệnh ... Với mục tiêu mong muốn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng, nên các ngân hàng luôn luôn cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tiện ích nhất để thuận tiện trong việc sử dụng ngoại tệ Ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất, thu về lợi nhuận từ việc xuất khẩu những sản phẩm mà họ sản xuất ra. Đồng thời hoạt động nhập khẩu cũng cần có một lượng ngoại tệ lớn bởi vì trong những năm qua Việt Nam luôn là nước nhập siêu. Đánh giá sự bóp méo của thị trường Tỷ giá hối đoái. Thị trường tỷ giá bị bóp méo nghĩa là thị trường tỷ giá sẽ thay đổi bởi các yếu tố tác động và làm cho thị trường xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng. Thị trường tỷ giá bị bóp méo khi đồng Việt Nam được đánh giá cao và làm cho cung cầu ngoại tệ có nhiều biến động. Để thấy được sự bóp méo của thị trường tỷ giá ta phải xét đến tỷ giá cân bằng. Tỷ giá hối đoái cân bằng là tỷ giá không chịu sự kiểm soát của Nhà nước và thường bị ảnh hưởng trong một thị trường hay thay đổi. Để xác định được sự biến động của thị trường tỷ giá như thế nào cần phải dựa vào ảnh hưởng của lạm phát trong nước và nước ngoài, thay đổi cán cân thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai, dòng vốn vào và sự đánh giá cao đồng Việt Nam sẽ tác động đến thị trường xuất khẩu. Tỷ lệ đánh giá cao đồng Việt Nam được xác định là 1 để thấy được sự thay đổi của xuất khẩu Việt Nam. E0 : tỷ giá hối đoái chính thức E : tỷ giá hối đoái cân bằng Công thức tính tỷ giá cân bằng E ( tỷ giá mờ) E = Trong đó: Q0: Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Q1: Thâm hụt cán cân nếu bỏ hết rào cản trong thương mại. s : Độ co giãn của xuất khẩu theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa. d = 2 : Co giãn nhập khẩu theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Thâm hụt tài khoản vãng lai nếu loại bỏ các rào cản được tính theo công thức là: Q1 = Tỷ giá này không là ngoại lệ vì nó bắt buộc tác động mạnh tới hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu. Chính sách ngoại hối. Chính sách ngoại hối là tập hợp các giải pháp về tích lũy, dự trữ, sử dụng và trao đổi các đồng tiền nước ngoài trong mối tương quan với đồng tiền trong một nước một cách tối ưu, đảm bảo cho nền kinh tế trong nước tăng trưởng và phát triển ổn định Chính sách quản lý ngoại hối bao gồm: chính sách về thị trường ngoại hối, chính sách tỷ giá, chính sách kết nối, chính sách lưu thông, luân chuyển, kinh doanh và thanh toán ngoại hối ... Việc xây dựng chính sách ngoại hối phải trên cơ sở phát triển thị trường trong nước và sự hội nhập với thị trường tiền tệ thế giới Chính sách về thị trường ngoại hối: chính phủ luôn quan tâm đặc biệt tới việc quản lý ngoại hối, từ chính sách kiểm soát chặt chẽ đến giai đoạn nới lỏng đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Việc quan tâm của chính phủ thể hiện ở việc đảm bảo lượng cung cầu ngoại tệ trên thị trường tạo ra tỷ giá hợp lý, thu hút lượng vốn nước ngoài vào trong nước và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối: mỗi quốc gia với trình độ phát triển nhất định sẽ có chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối khác nhau. Khi lượng ngoại tệ trong nước quá ít các nước sẽ có chính sách thu hút ngoại tệ vào và hạn chế lượng ngoại tệ ra, khuyến khích các tổ chức kinh tế và cá nhân đem ngoại tệ từ bên ngoài vào nhưng kiểm soát chặt chẽ việc đem ngoại tệ ra. Do vậy chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối có lúc chặt chẽ khi thanh toán và đưa ngoại tệ ra khỏi biên giới, tự do mang ngoại tệ vào trong nước. Điều này sẽ tạo ra một lượng ngoại tệ nhất định trong nền kinh tế để có đủ khả năng thanh toán cho những giao dịch bên ngoài khi cần thiết. Chính sách quản lý ngoại hối đi từ thấp đến cao, từ chặt chẽ đến lỏng lẻo, từ cấm đoán đến hạn chế và cuối cùng là tự do luân chuyển. Khi nền kinh tế một nước đủ mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cần thiết thì có thể áp dụng chính sách ngoại tệ tự do – tự do hóa thị trường ngoại hối. Chính sách ngoại hối với thu hút và luân chuyển các nguồn vốn: Chính sách ngoại hối của các quốc gia ngày nay đã có nhiều chuyển biến phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế Thế giới và việc luân chuyển vốn ngày càng nhiều chiều. Thông qua thị trường ngoại hối các luồng vốn được trao đổi giữa các nước với nhau không phân biệt trình độ phát triển hoặc thông qua các công ty đa quốc gia các luồng vốn có thể luân chuyển từ nước này sang nước khác. Tự do hóa các chính sách quản lý ngoại hối tạo điều kiện cho các nước có khả năng tiếp cận với các luồng vốn khác nhau, đặc biệt đối với các luồng vốn thông qua thị trường vốn quốc tế. Do vậy, để tranh thủ được lượng vốn nói trên các quốc gia sẽ tiến hành từng bước nới lỏng và tự do hóa chính sách ngoại hối trong tổng thể chính sách hội nhập và toàn cầu hóa nói chung. Chính sách kết nối: là chính sách các nước áp dụng nhằm kiểm soát lượng ngoại tệ có trong thị trường trong nước, đảm bảo cho cung cầu ngoại tệ ổn định, không có nạn đầu cơ, giữ cho khả năng thanh toán bằng ngọai tệ của nước đó không bị biến động đột ngột. Thực tế, khi nền kinh tế còn yếu hoặc tình hình kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng các nước sẽ áp dụng chính sách kết nối bắt buộc. Các chủ thể kinh tế khi có nguồn thu bằng ngoại tệ phải bán một phần hoặc toàn bộ cho hệ thống ngân hàng nhằm tránh đầu cơ ngoại tệ và đảm bảo cho ngân hàng có đủ lượng ngoại tệ để bán cho khách hàng khi có nhu cầu thiết thực khi kinh doanh. Tùy theo tiềm lực và trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế mà áp dụng chính sách kết nối chặt chẽ hay chính sách kết nối lỏng lẻo. Chính sách kết nối chặt chẽ: các đơn vị kinh tế khi có nguồn thu ngoại tệ phải bán 100% cho hệ thống ngân hàng. Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, khả năng mất cân đối về cung cầu ngoại tệ đang diễn ra, tình trạng đầu cơ ngoại tệ đang diễn ra mạnh Chính sách kết nối lỏng lẻo: tỷ lệ kết nối bằng 0, các đơn vị kinh tế khi có nguồn thu không bị bắt buộc bán cho hệ thống ngân hàng. Việc mua bán ngoại tệ được tự do. Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế ổn định, cung cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng Chính sách dự trữ ngoại hối và cân bằng cung – cầu ngoại tệ: dự trữ ngoại tệ đảm bảo cho nền kinh tế luôn có đủ lượng ngoại tệ để can thiệp vào thị trường nhằm ổn định và cân bằng luợng cung cầu ngoại hối trên thị trường, không gây biến động về tỷ giá. Khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, Chính phủ sẽ sử dụng các biện pháp thu hút và mua ngoại tệ vào để tăng dự trữ cho nền kinh tế và giữ cho đồng nội tệ không lên giá, bảo đảm cho nền kinh tế ổn định theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Dự trữ ngoại tệ là nguồn lực ngoại tệ của nền kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế có thể thích ứng được với điều kiện biến động không thuận lợi trong nước và thế giới, tạo điều kiện cho cung cầu ngoại tệ trong nước luôn luôn cân bằng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nới lỏng và tự do hóa chính sách ngoại hối: nới lỏng cơ chế quản lý ngoại hối tạo cho hoạt động kinh doanh ngoại hối đa dạng và năng động hơn, hòa nhập vào thị trường ngoại hối quốc tế, nâng cao dần khả năng cạnh tranh. Hệ thống các NHTM và các tổ chức tín dụng tài chính có điều kiện nâng cao năng lực hoạt động, dần dần tiếp cận với luật pháp kỷ luật và thông lệ quốc tế. Tuy hiên trong quá trình nới lỏng và tự do hóa quản lý ngoại hối cần lưu ý rằng đối với nền kinh tế quá yếu, chưa phát triển, phụ thuộc nhiều vào sự biến động kinh tế và chính trị thế giới, các chính sách và cơ chế quản lý chưa hoàn chỉnh thì việc nới lỏng và tự do hóa phải có những bước đi thích hợp, từng bước và chắc chắn. 2.1.4. Tỷ giá hối đoái và Chính sách tỷ giá Khái niệm tỷ giá. Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một vấn đề phức tạp, là một công cụ cơ bản của Nhà nước trong quá trình quản lý và điều hành vĩ mô. Có nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái: Samuelson – nhà kinh tế học người Mỹ: TGHĐ là tỷ giá để đổi tiền của một nước này lấy tiền của một nước khác. Stayler – nhà kinh tế học người Úc: TGHĐ là đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng đồng tiền nước khác. Christopher Pass và Bryan Lowes – nhà kinh tế học người Anh: TGHĐ là giá của một loại iền tệ được biểu hiện qua giá của một loại tiền tệ khác. Các khái niệm trên đều phản ánh một số khía cạnh khác nhau của TGHĐ, nhưng ta có một khái niệm chung về TGHĐ là: TGHĐ là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số đơn vị tiền tệ nước khác. Tỷ giá hối đoái được chia làm 2 loại: TGHĐ thực và TGHĐ danh nghĩa TGHĐ danh nghĩa giữa hai đồng tiền được đưa ra theo hai cách: (1) giá của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ; (2) giá của ngoại tệ tính theo nội tệ nhưng ở đây ta định nghĩa TGHĐ danh nghĩa là giá của đồng ngoại tệ tính theo nội tệ và kí hiệu là E. TGHĐ giữa ngoại tệ và nội tệ thay đổi từng giờ, từng phút trong từng ngày. Những sự thay đổi này gọi là tăng giá danh nghĩa hay giảm giá danh nghĩa – nói ngắn gọn là tăng giá hay giảm giá. Theo định nghĩa thì TGHĐ danh nghĩa là giá của ngoại tệ theo nội tệ thì sự tăng giá nội tệ tương ứng với giảm giá TGHĐ và ngược lại TGHĐ thực là tỷ giá mà giá của hàng nước ngoài tính theo hàng nội, được kí hiệu là e: e = E: TGHĐ danh nghĩa P: Giá nước ngoài P: Giá trong nước Một sự tăng giá tương đối của hàng nội tính theo hàng ngoại được gọi là sự tăng giá thực; một sự giảm giá tương đối của hàng nội theo hàng ngoại được gọi là giảm giá thực. Từ “thực” cho biết chúng ta đang đề cập đến những thay đổi trong giá tương đối của hàng hóa chứ không phải giá tương đối của những đồng tiền Theo định nghĩa thì một sự tăng tỷ giá thực tương ứng với giảm TGHĐ thực; và một sự giảm giá thực tương ứng với tăng TGHĐ thực Chính sách tỷ giá. Chính sách tỷ giá hối đoái là chính sách của mỗi nước lựa chọn loại hình tỷ giá hối đoái của nước đó hay là cách tính giá đồng tiền của nước mình so với đồng tiền của nước khác và các biện pháp quản lý nó, là những hoạt động của chính phủ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động tỷ giá biến động đến mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia Chính sách tỷ giá hối đoái là một chính sách lớn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Chính sách tỷ giá hối đoái bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành các quan hệ sức mua giữa đồng tiền của một nước so với sức mua của các ngoại tệ khác.Chính sách tỷ giá hối đoái chú trọng hai vấn đề lớn: vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá hối đoái có vị trí như một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ và chính sách tài chính quốc gia. Do vậy, việc định hướng điều chỉnh của chính sách tỷ giá có ảnh hưởng đến các khía cạnh kinh tế vĩ mô như: ngoại thương, nợ nước ngoài, lạm phát, chiều hướng vận động của các dòng vốn, công ăn việc làm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp được trích từ các báo cáo và thông tin lưu trữ của Tổng Cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tiền tệ quốc tế. Số liệu được giới hạn trong vòng 5 năm gần đây (2001 – 2005) Số liệu mô tả tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm, nguồn số liệu được thể hiện theo tháng và tình hình hoạt động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Từ nguồn dữ liệu của TCTK và NHNN được lưu trữ từ năm 2001 – 2005, chúng ta sử dụng số liệu của 60 mẫu (60 tháng). Ngoài ra, nguồn dữ liệu còn được lấy từ ngân hàng số liệu thống kê của Thế giới (www.worldbank.org), sách báo, tạp chí, Internet....; mô tả tốc độ trăng trưởng kinh tế bình quân của các nước có tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam cao và cả chỉ số giá cả xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này trong 5 năm gần đây. Từ đó, ta phân tích ảnh huởng của các yếu tố này đến xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này như thế nào? Tuy nhiên, việc thu thập và phân tích số liệu còn nhiều khó khăn, phức tạp và hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nguồn dữ liệu còn nhiều thiếu sót và hạn chế. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng chương trình EXCEL, EVIEW, WORD... tổng hợp và rút ra nhận xét từ những số liệu đã có. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy chạy trên nền EVIEW, khẳng định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến xuất khẩu trong đó có tỷ giá hối đoái. 2.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy Phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là các biến độc lập hay biến giải thích) nhằm ước lượng và dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc với các giá trị đã biết của biến độc lập. Phân tích hồi quy giải quyết các vấn đề sau đây: Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với các giá trị đã cho của biến độc lập. Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc. Kết hợp các vấn đề trên. 2.2.4. Xây dựng mô hình hồi quy cho xuất khẩu Dạng hàm toán học. Y = F ( Xi) Y: biến phụ thuộc Xi: biến độc lập F: dạng hàm toán học Ta có mô hình hồi quy tổng quát: Y = 0 + 1X1 + 2 X2 + 3 X3+…+ k Xk Trong đó: Y: biến phụ thuộc. Xi (i = 1…k) là các biến độc lập. 0 : hệ số tự do. Nó chính là giá trị trung bình của Y. khi X1 = X2 = X3 = …= Xk = 0 1…k : các hệ số hồi quy riêng. Các biến trong mô hình: Y: biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu hàng tháng của Việt Nam trong 5 năm 2001 – 2005. Xuất khẩu (Export: EX): giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng ở đây ta xét ảnh hưởng của tỷ giá lên xuất khẩu X1: biến độc lập thứ nhất là chỉ số tiêu dùng trong nước, là tỷ lệ phần trăm tăng giá tiêu dùng trong nước được thu thập trong 60 tháng từ năm 2001 – 2005. Chỉ số giá tiêu dùng trong nước (Comsumer Price Index: CPI): chỉ số này càng thấp sẽ càng có lợi cho xuất khẩu vì giá cả của hàng hóa trong nước rẻ tương đối so với giá cả hàng hóa ở nước ngoài. Khi giá tiêu dùng trong nước thấp các nhà sản xuất hàng xuất khẩu có xu hướng xuất khẩu ngày càng nhiều, mang về lợi nhuận cho họ và tăng trưởng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế. X2: biến độc lập thứ 2 là tỷ giá hối đoái giữa VNDUSD, là giá cả giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ trong 60 tháng Tỷ giá danh nghĩa (Exchange Rate: ER): tỷ giá hối đoái là giá tương đối giữa nội tệ và ngoại tệ. Nếu nội tệ mất giá và theo cách tính của Việt Nam thì tỷ giá giữa VNDUSD tăng giá. Khi đó giá hàng hóa trong nước rẻ tương đối so với giá nước ngoài. Điều này khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam tăng vì xuất khẩu thì thu về ngoại tệ. Khi ngoại tệ tăng giá thì xuất khẩu có lợi hơn khi tiêu thụ trong nước chỉ thu về nội tệ. Nếu nội tệ không đổi thì việc xuất khẩu mang về lợi nhuận bằng ngoại tệ ngày càng cao, khuyến khích xuất khẩu ngày càng tăng. X3: biến độc lập tiếp theo là chỉ số giá xuất khẩu của hàng hóa trong nước. Chỉ số giá xuất khẩu (Export Price Index: EXP): chỉ số này càng cao càng có lợi cho xuất khẩu của nước ta. Giá càng cao càng có lợi cho xuất khẩu là vì giá của hàng hóa trong nước rẻ tương đối so với hàng hóa nước ngoài. Do đó khi xuất khẩu mang về lợi nhuận bằng ngoại tệ sẽ ngày càng có lợi, khuyến khích các nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu ngày càng xuất khẩu với số lượng càng cao. X4: biến độc lập cuối cùng là tăng trưởng GDP nước ngoài, tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của các quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu hàng của Việt Nam cao. Tăng trưởng GDP của các nước trên thế giới (GDPG): giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các nước mà chúng ta có tỷ trọng xuất khẩu cao. Một khi tăng trưởng của các nước này cao có nghĩa là thu nhập của họ ngày càng cao, tiêu dùng tăng lên trong đó họ sẽ có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu. Trong số lượng hàng nhập khẩu mà họ tiêu dùng sẽ có một số lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Khi nhu cầu tiêu dùng của họ ngày càng tăng thì hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tăng lên, góp phần làm cho xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, tạo điều kiện cho lĩnh vực xuất khẩu Việt Nam phát triển. Kỳ vọng về dấu của các hệ số ước lượng. Bảng 1. Kỳ Vọng về Dấu của Hệ Số Ước Lượng Yếu tố ảnh hưởng Biến Kỳ vọng về dấu Xuất khẩu Chỉ số giá TD Giá xuất khẩu Tỷ giá hối đoái + + Tăng trưởng GDP + Nhóm biến độc lập có tác động đến xuất khẩu Việt Nam (biến phụ thuộc) bao gồm: Chỉ số giá tiêu dùng: giá cả hàng hóa trong nước càng rẻ tương đối so với giá hàng hóa nước ngoài thì xuất khẩu của hàng hóa ngày càng tăng. Dấu của biến này được kỳ vọng âm có nghĩa là giá cả trong nước càng rẻ thì giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. Tỷ giá hối đoái: nhóm biến này thể hiện giá trị của đồng tiền Việt Nam so với đồng đôla Mỹ, giá trị này tăng có nghĩa là đồng Việt Nam mất giá, đồng đôla tăng giá làm xuất khẩu của nước ta tăng trưởng trong 5 năm gần đây. Giai đoạn xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh. Tăng trưởng GDP của nước ngoài: thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của một số nước trên thế giới mà Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu cao. Khi tăng trưởng kinh tế của các nước này tăng thì nhu cầu của họ về hàng hóa của Việt Nam sẽ biến động và vì thế sẽ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của chúng ta. Giá xuất khẩu hàng hóa: lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào giá bán ra của hàng hóa đó. Khi giá của hàng hóa càng tăng và nhu cầu sử dụng càng nhiều thì xuất khẩu có cơ hội để thâm nhập thị trường mới và khuyến khích xuất khẩu nhiều hơn.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HUỲNH THỊ HỒNG TƯƠI LUẬN VĂN CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2006 vi Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ Ảnh hưởng Tỷ Giá Hối Đoái đến Xuất Khẩu Việt Nam” Huỳnh Thị Hồng Tươi, sinh viên khóa 28, ngành Kinh Tế Nông Lâm, bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày Ts NGUYỄN VĂN NGÃI Ngày tháng năm 2006 Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày Ngày tháng năm 2006 tháng năm 2006 LỜI CẢM TẠ Luận văn hoàn thành ủng hộ, động viên giúp đỡ tất người thân yêu xung quanh Đầu tiên xin chân thành bày tỏ lòng thành kính biết ơn cha mẹ, người sinh con, nuôi dạy dỗ khôn lớn Ba mẹ ủng hộ giúp đỡ suốt trình học tập thời gian thực luận văn Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, quý thầy cô Khoa Kinh Tế tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức suốt trình em học tập trường Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến Thầy Nguyễn Văn Ngãi Thầy tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em suốt trình thực tập để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp Chân thành cảm ơn tất bạn sinh viên lớp Kinh Tế 28 ủng hộ, động viên giúp đỡ suốt trình học tập thực đề tài Do hạn chế thời gian mặt kiến thức nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót Chúng mong đón nhận ý kiến đóng góp quý thầy cô bạn sinh viên để luận văn hoàn chỉnh Xin chân thành cảm ơn Sinh viên thực HUỲNH THỊ HỒNG TƯƠI NỘI DUNG TÓM TẮT HUỲNH THỊ HỒNG TƯƠI, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2006 hoàn thành luận văn Ảnh hưởng Tỷ Giá Hối Đoái đến Xuất Khẩu Việt Nam Đề tài tìm hiểu ảnh hưởng Tỷ giá hối đoái đến Xuất Khẩu Việt Nam Đồng thời phân tích yếu tố ảnh hưởng đến xuất Việt Nam thời kỳ 2001 – 2005 Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân tích kinh tế lượng với hỗ trợ EXCEL EVIEW Số liệu sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ Tổng cục Thống Kê Việt Nam, Ngân hàng Thế giới Quỹ tiền tệ quốc tế, thể tình hình xuất Việt Nam nhân tố ảnh hưởng Tìm hiểu đánh giá mức độ bóp méo thị trường tỷ giá làm thiệt hại xuất Trong đó, xuất diễn biến tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng Từ thấy sách mà phủ Việt Nam áp dụng thời gian để quản lý tỷ giá khuyến khích xuất Tỷ giá xuất có mối quan hệ chặt chẽ thể kết trình phân tích mô hình kinh tế lượng đánh giá cao đồng Việt Nam làm thiệt hại xuất Qua thấy tác động tỷ giá đến xuất vòng năm gần Từ đưa số giải pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu, ổn định thị trường tỷ giá thị trường ngoại tệ, nâng cao đời sống nhân dân, thu lợi cho nhà sản xuất, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển, đưa đất nước tiến gần đến trình hội nhập kinh tế giới ABSTRACT HUYNH THI HONG TUOI, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho Chi Minh City, in July month 2006 years, The impact of the Exchange Rate on Exports in Viet Nam The thesis’s learning about affecting of exchange rate to exports in Viet Nam The topic focuses on the relation between exchange rate and exports and the evaluation on export growth on period 2001 – 2005 The thesis will be used method of descriptive, comparative analysis and regression The main source of data for study is secondary data such as: World tables, World Bank, IMF, Vietnam Statistical Yearbooks, Textbooks, Newspaper, Magazines and Internet The topic examines and evaluation distort level overvalue of exchange rate market to loss export In there, exports and exchange rate have importance role Thence, Government’s Viet Nam has applied policies in order to suitable exchange rate and encourage growth exports Exports and exchange rate have close relation in regression and overvalue VietNam dong to loss export Using pooled data for sixty month with expected results that the exchange rate’s change to help increase exports And we saw the impact of exchange rate to exports on five recent years Thus, Government, Producer and Manager will be propose solution to encourage exports, suitable exchange rate market and foreign currency market Growth export will be raise the living standards, gain profit for producer, creat conditions to attract foreign capital inflows, impluse the development of growth economy and the country will be processing to integrate world economy MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt viii Danh mục bảng ix Danh mục biểu đồ x Danh mục phụ lục xi CHƯƠNG GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết đề tài 1.2 Mục đích nghiên cứu 1.3 Giới hạn nội dung 1.4 Cấu trúc đề tài CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Ý nghĩa xuất phát triển kinh tế 2.1.2 Xuất yếu tố ảnh hưởng đến xuất 2.1.3 Ngoại hối Thị trường ngoại hối 2.1.4 Tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá 14 2.2 Phương pháp nghiên cứu 16 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 16 2.2.3 Khái niệm phương pháp phân tích hồi quy 16 2.2.4 Xây dựng mô hình hồi quy cho xuất 17 CHƯƠNG XUẤT KHẨU VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 1991 - 2005 3.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 20 20 3.1.1 Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991 – 2005 20 3.1.2 Kim ngạch xuất nhập Việt Nam 22 3.2 Cán cân thương mại Việt Nam 24 3.3 Xuất Việt Nam 1991 – 2005 27 3.3.1 Kim ngạch xuất 27 3.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất 29 3.3.3 Thị trường xuất 30 3.3.4 Ảnh hưởng xuất đến tăng trưởng kinh tế 32 3.3.5 Chính sách xuất Việt Nam 35 3.4 Thị trường ngoại hối Tỷ giá hối đoái Việt Nam 37 3.4.1 Cung ngoại hối 37 3.4.2 Cầu ngoại hối 40 3.4.3 Tỷ giá hối đoái sách tỷ giá hối đối Việt Nam 43 CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48 4.1 Mô hình giải thích ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến xuất 48 4.2 Phân tích thống kê biến 49 4.3 Phân tích tương quan biến độc lập với biến phụ thuộc 50 4.4 Phân tích hồi quy đa biến 55 4.4.1 Giải thích mô hình hồi quy 55 4.4.2 Trắc nghiệm giả thiết mô hình 56 4.4.3 Kiểm tra vi phạm giả thiết mô hình hồi quy 57 4.5 Phân tích kinh tế đánh giá kết hồi quy 60 4.5.1 Ảnh hưởng biến độc lập lên biến phụ thuộc 61 4.5.2 Sự biến động yếu tố mô hình 64 4.5.3 Ảnh hưởng sách tỷ giá lên xuất 66 4.5.4 Nhận xét 68 4.6 Đề xuất sách để phát triển xuất ổn định tỷ giá 68 4.6.1 Thị trường ngoại hối tỷ giá hối đoái 68 4.6.2 Thị trường xuất 70 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 5.1 Kết Luận 73 5.2 Kiến Nghị 74 5.2.1 Đối với xuất 74 5.2.2 Đối với thị trường ngoại hối tỷ giá hối đoái 75 5.5.3 Đối với Chính Phủ 76 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CCTM Cán cân thương mại CN, XD Công nghiệp, Xây dựng FDI Đầu tư nước GDP Tổng sản phẩm quốc nội KT – XH Kinh tế - xã hội KNXNK Kim ngạch xuất nhập NK Nhập NLNTS Nông Lâm Nghiệp Thủy Sản NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TGHĐ Tỷ giá hối đoái TTNH Thị trường ngoại hối TCTK Tổng cục Thống kê XK Xuất WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng Kỳ Vọng Dấu Hệ Số Ước Lượng 19 Bảng Tăng Trưởng GDP thời kỳ 1991 – 2005 21 Bảng Tăng Trưởng Kim Ngạch XNK 1991 – 2005 so với GDP 23 Bảng Cán Cân Thương Mại Việt Nam từ 1991 – 2005 25 Bảng Thị Trường Xuất Khẩu Việt Nam 31 Bảng Tỷ Trọng Đóng Góp Xuất Khẩu đến Tăng Trưởng Kinh Tế 32 Bảng Phần Trăm Đóng Góp Xuất Khẩu Tăng Trưởng GDP 34 Bảng Lượng Kiều Hối Chuyển từ Nước Ngoài vào Trong Nước 38 Bảng Lượng Cung Ngoại Tệ từ Xuất Khẩu 39 Bảng 10 Lượng Cung Ngoại Tệ từ Đầu Tư Nước Ngoài 40 Bảng 11 Lượng Ngoại Tệ Dùng Cho Nhu Cầu Nhập Khẩu 41 Bảng 12 Số Dự Án Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Những Năm Gần Đây 42 Bảng 13 Diễn Biến Tỷ Giá VND so với Một Số Ngoại Tệ Mạnh Năm 2005 45 Bảng 14 Tỷ Giá Chéo Đồng Việt Nam so với Một Số Ngoại Tệ 46 Bảng 15 Mô Tả Thống Kê Các Yếu Tố Chính 49 Bảng 16 Tương Quan Cặp Giữa Xuất Khẩu với Các Yếu Tố Ảnh Hưởng 50 Bảng 17 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy 55 Bảng 18 Hệ Số Xác Định Các Mô Hình Hồi Quy 58 Bảng 19 Ước Lượng Mô Hình Đã Khắc Phục Hiện Tượng Phương Sai Không Đồng Đều 60 Bảng 20 Độ Co Giãn Các Yếu Tố Mô Hình 65 Bảng 21 Tỷ Giá Cân Bằng Tỷ Lệ Đánh Giá Cao Đồng Việt Nam 66 Bảng 22 Thiệt Hại Xuất Khẩu Đánh Giá Cao Đồng Việt Nam 67 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ Tốc Độ Tăng Trưởng XuấT Khẩu Nhập Khẩu so với Tăng Trưởng GDP 24 Biểu đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Xuất Nhập Khẩu Thời Kỳ 1991 – 2005 26 Biểu đồ Kim Ngạch Xuất Khẩu Bình Quân Đầu Người Qua Các Năm 29 Biểu đồ Tỷ Trọng Mặt Hàng Xuất Khẩu Tổng Kim Ngạch Xuất Khẩu 30 Biểu đồ Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Chỉ Số Giá Tiêu Dùng 51 Biểu đồ Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Giá Xuất Khẩu 52 Biểu đồ Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Tăng Trưởng GDP 53 Biểu đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Tỷ Giá Hối Đoái 54 x đến mẫu mã, quảng cáo chất lượng sản phẩm Việt Nam Nâng cao công nghệ sản xuất để cải thiện chất lượng hàng hóa Việt Nam, đa dạng hóa cấu mặt hàng xuất - Về cấu thị trường: Quan điểm chủ đạo tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, sau gia nhập WTO, đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ với đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng khả để tăng mức sản xuất tất thị trường có song song với việc đẩy xuất vào thị trường có sức mua lớn chiếm tỷ trọng thấp, mở rộng thị trường Mỹ, Châu Phi, Mỹ Latinh Thị trường trọng tâm Châu Á – Thái Bình Dương gần vị trí đại lý, nhiều tiềm Trong năm tới, thị trường Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ thị trường cần quan tâm đặc biệt 71 Chính sách xuất - Hoàn thiện pháp luật thuế xuất nhập khẩu: tiến tới gia nhập WTO, Việt Nam phải chủ động thích ứng cam kết WTO biểu thuế nhập khẩu, song đồng thời giảm thuế xuất khẩu, nhằm khuyến khích sản xuất nước phát triển Ngoài ra, cần hoàn thiện văn quy phạm pháp luật có liên quan quy định chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử… nhằm tạo thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo việc thực thi quy định thuế xuất Trên sở pháp luật xuất văn quy phạm pháp luật khác đóng vai trò hữu hiệu việc phát triển kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - Chủ động xây dựng đối phó với rào cản hoạt động thương mại quốc tế: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự do, tự chủ định hướng XHCN Tiếp cận thị trường quốc tế theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng, cắt giảm hàng rào thuế quan phi thuế quan, minh bạch sách pháp luật Tạo điều kiện sức ép nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, doanh nghiệp kinh tế, phải có sách khuyến khích tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cảu doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ đại, đào tạo nâng cao khả quản lý Xây dựng thực thi sách phải trọng đến lợi ích người tiêu dùng quy định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trình chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm… - Hướng dòng vốn chảy vào đến nhà đầu tư khu vực xuất khẩu: Chính phủ nên hướng dòng vốn chảy vào để thực việc nhập máy móc thiết bị nguyên vật liệu để chuẩn bị cho sản xuất hàng hóa xuất sau Việt Nam cần hạn chế tín dụng nước ngắn hạn tạo lên giá giả tạo tỷ giá 72 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sau tìm hiểu, đánh giá phân tích tăng trưởng hoạt động thị trường ngoại hối, tỷ giá xuất với mối tương quan chúng chương trước, chương rút kết luận đề kiến nghị cho vấn đề sau: 5.1 Kết Luận Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn nhìn chung tăng qua năm, tốc độ đạt cao vào năm 2005 8,4% Điều cho thấy Chính Phủ có nhiều cải cách trình phát triển kinh tế thực chiến lược phát triển hội nhập kinh tế quốc tế năm đầu từ 2001 – 2005 Thông qua kết mô hình hồi quy R2 = 80,5% có nghĩa xuất tháng giải thích biến động tỷ giá hối đoái yếu tố khác có tương quan chặt chẽ với xuất Xuất có biến động mạnh tỷ giá thay đổi làm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhà xuất ảnh hưởng đến biến động thị trường tiền tệ Tỷ giá cân thay đổi làm ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ Đồng Việt Nam đánh giá cao so với đồng USD xuất giảm kinh tế bị ảnh hưởng xuất giảm Tuy nhiên năm gần xuất bình quân Việt Nam nhìn chung tăng lên có tỷ trọng đóng góp tăng trưởng GDP nước Sở dĩ xuất Việt Nam tăng trưởng năm qua mặt hàng xuất chủ yếu nước ta thường tập trung vào mặt hàng nông sản, hàng sơ chế, lắp ráp mặt hàng điện tử… Việt Nam tận dụng nguồn lao động dồi nước, điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích sản xuất rộng… Do giá hàng xuất thường rẻ nước khác mặt hàng xuất gia công xuất nước khác để hoàn thành sản phẩm… Chính nhờ yếu tố mà Việt Nam mở rộng thị 73 trường xuất sang nước khu vực Châu Phi, Nhật Bản, Trung Quốc… Và nhiều thị trường Thị trường ngoại tệ tỷ giá góp phần quan trọng việc thúc đẩy xuất tăng trưởng thu hút vốn đầu tư nước nhiều nguồn khác Việt Nam lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái thả có quản lý, điều tiết Nhà nước thích hợp với tiến trình đổi kinh tế nước ta Vì chế độ tỷ giá cho phép thực sách tiền tệ độc lập vừa theo quy luật cung cầu thị trường, vừa phát huy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt Nhà nước để đạt mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế Vì vậy, việc tự hóa dần chế điều hành tỷ giá cần phải có bước thích hợp Điều trước tiên cần phải trì chế độ tỷ giá cần thiết thị trường nội ngoại tệ chưa thực ổn định thị trường chứng khoán giai đoạn phát triển Thị trường ngoại tệ có ổn định nhà sản xuất nhà đầu tư an tâm trình đầu tư sản xuất, góp phần thúc đẩy xuất tăng trưởng kinh tế Nhìn chung, kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường hội quốc tế điều kiện thuận lợi cho xuất kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, nguyên nhân Chính phủ phải có sách giải pháp để thị trường ngoại tệ ổn định hơn, xuất tăng cao thu ngoại tệ, góp phần nâng cao mức sống người dân Từ kết luận rằng, năm 2001 – 2005, Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn thử thách để trì tốc độ tăng trưởng khá, thị trường tỷ giá ổn định, hoàn thành vượt mức kế hoạch KT – XH, hoạt động xuất nhập coi điểm sáng kinh tế động lực để phát triển kinh tế 5.2 Kiến Nghị 5.2.1 Đối với lĩnh vực Xuất Khẩu Phát triển thị trường hàng hóa xuất chiến lược công nghiệp hóa hướng xuất Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhu cầu 74 người tiêu dùng Đồng thời cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh mặt hàng cung cấp thị trường Thực sách tự hóa thương mại ngành hàng xuất phát triển để tiếp tục thúc đẩy việc phát triển chiếm lĩnh thị trường giới Khuyến khích đầu tư nước sở quan trọng để tăng nguồn cung ứng nước, đáp ứng yêu cầu thị trường giới Ngày có nhiều cải tiến để đa dạng hóa cấu loại hàng xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường xuất hàng hóa thị trường giới Giảm dần tỷ trọng hàng xuất thô chưa qua chế biến, đa dạng nguồn nguyên nhiên liệu để sản xuất hàng xuất Cải cách có biện pháp tài thủ tục để khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước có đóng góp tích cực vào xuất khẩu, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt thu hút công nghệ máy móc thiết bị đại nước Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ đội ngũ cán quản lý lĩnh vực xuất trao dồi ngoại ngữ, môi trường xã hội văn hóa nước quốc tế cho thương nhân Cần phải có sách tín dụng dài hạn cho dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài hạn 5.2.2 Đối với Thị trường Ngoại hối Tỷ giá hối đoái Tiếp tục có sách can thiệp thường xuyên thời điểm thị trường ngoại tệ có phản ứng nhanh có tác động tỷ giá hối đoái Cải cách công tác quản lý ngoại hối, kiểm soát luồng ngoại tệ vào nước, dự báo diễn biến cung cầu ngoại tệ, đề giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo nguồn vốn ngoại tệ cho đầu tư tăng trưởng, điều hành tỷ giá linh hoạt, khuyến khích xuất không gây biến động lớn 75 Nâng cao dự trữ ngoại tệ Nhà nước tương xứng nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khối lượng ngoại tệ có thị trường nước ta Chính sách tỷ giá hối đoái thực theo hướng ngày linh hoạt hơn, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, thu hút vốn nước ngoài, hạn chế ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực phù hợp với xu phát triển đất nướcvà hòa nhập quốc tế Hoạt động điều hành sách tỷ giá thực theo hướng tăng cường sử dụng biện pháp kinh tế, hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng biện pháp hành Hoàn thiện hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng quy mô, doanh số giao dịch, số lượng thành viên loại hình công cụ giao dịch thị trường tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng vào Việt Nam Cần có cảnh báo sớm liên quan đến quan hệ cung cầu ngoại tệ thị trường, tham mưu cho Chính Phủ điều hành tỷ giá quản lý ngoại hối Nhà nước phù hợp hơn, giảm khả đánh giá cao nội tệ tránh thiệt hại xuất 5.2.3 Đối với Chính Phủ Chính Phủ cần đầu tư tài sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho việc thu thập thông tin thị rường giới, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, giúp doanh nghiệp việc giao lưu với đối tác nước để tìm kiếm thị trường hội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất hàng hóa tham gia hội chợ quốc tế, trao đổi thông tin với doanh nghiệp nước ngoài… Chính phủ cần quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu vào, đặc biệt nguồn vốn ngắn hạn Cải cách hệ thống toán, khuyến khích người dân mở tài khoản cá nhân mở rộng toán qua hệ thống Ngân hàng Từ bước nâng mệnh giá đồng tiền Việt Nam đồng Việt Nam đồng tiền có mệnh giá thấp Thế giới Khép dần chênh lệch lãi suất cho vay đồng ngoại tệ với lãi suất cho vay đồng nội tệ 76 Tập trung củng cố phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – sở hạ tầng quan trọng để NHNN can thiệp điều chỉnh tỷ giá Chính Phủ bộ, ngành liên quan đưa sách, giải pháp đồng để hỗ trợ tăng cung ngoại tệ, tiết kiệm sử dụng ngoại tệ hỗ trợ xuất 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT PGS.Ts Nguyễn Duy Bột, Thương mại quốc tế Phát triển xuất khẩu, môn Thương mại quốc tế, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Thống Kê Ts Lê Quốc Lý, Tỷ Giá Hối Đoái Những vấn đề lý luận thực tiễn điều hành Việt Nam, NXB Thống Kê – Hà Nội 2004 Ts Lê Quốc Lý, Quản Lý Ngoại Hối Điều hành Tỷ Giá Hối Đoái Việt Nam, Bộ kế hoạch Đầu tư Tạp chí kinh tế dự báo NXB Thống Kê – 2004 Trần Thị Thảo Bình, Xuất Khẩu VIệT nam tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM, 2005 Thái Thị Manh Manh, ĐHQG – Trường ĐH Kinh Tế TPHCM, Tác động Tỷ Giá Hối Đoái đến tăng trưởng Xuất Khẩu, Việt Nam 1988 – 1955, TPHCM 12/1996 Phạm Thị Thanh Thúy, Chính sách Quản lý Ngoại hối nước ta trình hội nhập kinh tế giới, Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM, 2005 Tổng Cục Thống Kê, Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2001 – 2003, NXB Thống Kê Tổng cục Thống Kê, Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2005 – 2006, NXB Thống Kê 78 TIẾNG ANH Dominick Salvatore, Fordham University, International Economics Prentice Hall International,Inc Elisabeth Sadoulet and Alain de Janwy, Quantitative Development Policy Analysis The Jonhs Hopking University press Baltimore and London Le Nguyen Hai Dang, Master of Arts in Economic of Development, Viet Nam – The NETHERLANDS Project on Dovelopment Economic, Real Exchange Rate and Export in Developing countries and Viet Nam Ho Chi Minh, May 1999 Oliver Blanchard, Macroeconomics, Fulbright Economics Teaching Program, 2000 – 2001 The World Bank, Global Development Finance,2005 Van Ngai Nguyen, The impact of trade and exchange rate policies on Vietnamese agriculture, A thesis submitted for th degree of Doctor of Philosophy of The Austrlian National University, April 1999 TẠP CHÍ VÀ INTERNET Thời báo kinh tế năm 2004 Báo kinh tế phát triển 02/2006 Tạp chí Tổng Cục Thống Kê, Con số Sự kiện, số 1+2/2006 Tạp chí Khoa học Kinh tế ĐH Kinh tế TPHCM, Phát triển kinh tế, 01/2006 Thời báo Kinh Tế sài Gòn, số 7/2006 + số 14/2006 Tạp chí Kinh tế Dự báo, 01/2006 http:// www.gso.gov.vn http://www.sbv.gov.vn http://www.mot.gov.vn http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn http:// www.worldbank.org.vn http://www.imfstatistic.com 79 Phụ lục Mô hình hồi quy gốc Dependent Variable: EX Method: Least Squares Date: 05/23/05 Time: 11:12 Sample: 60 Included observations: 60 Variable Coefficient CPI -49.61933 ER 744.3806 GIAXK 224.0124 GDPG 21.63898 C -6687.631 R-squared 0.805277 Adjusted R-squared 0.791116 S.E of regression 259.6254 Sum squared resid 3707294 Log likelihood -416.0804 Durbin-Watson stat 2.012503 Std Error t-Statistic 11.74497 -4.224732 192.6982 3.862936 75.61046 2.962717 17.48419 1.237631 2292.200 -2.917560 Mean dependent var S.D dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) Prob 0.0001 0.0003 0.0045 0.2211 0.0051 1826.383 568.0601 14.03601 14.21054 56.86326 0.000000 80 Phụ lục Kiểm định tượng phương sai không đồng White Heteroskedasticity Test: F-statistic 4.488401 Obs*R-squared 34.96235 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 05/23/05 Time: 12:17 Sample: 60 Included observations: 60 Variable Coefficient C -11241.56 CPI 308.6034 CPI^2 0.340722 CPI*ER -26.78347 CPI*GIAXK 3.681537 CPI*GDPG 1.152769 ER -791.4456 ER^2 131.7099 ER*GIAXK -45.57860 ER*GDPG -33.98295 GIAXK 195.8651 GIAXK^2 5.741557 GIAXK*GDPG 7.243905 GDPG 315.6702 GDPG^2 3.079553 R-squared 0.582706 Adjusted R-squared 0.452881 S.E of regression 15.09818 Sum squared resid 10257.97 Log likelihood -239.3803 Durbin-Watson stat 1.712503 Probability Probability Std Error t-Statistic 10294.44 -1.092004 126.9329 2.431233 0.402147 0.847257 12.31698 -2.174516 3.774032 0.975492 0.395971 2.911244 1310.061 -0.604129 74.46082 1.768848 55.77498 -0.817187 8.940315 -3.801091 451.8284 0.433495 11.82426 0.485574 2.936853 2.466553 120.6107 2.617264 0.573348 5.371179 Mean dependent var S.D dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) 0.000058 0.001489 Prob 0.2806 0.0191 0.4013 0.0350 0.3345 0.0056 0.5488 0.0837 0.4181 0.0004 0.6667 0.6296 0.0175 0.0120 0.0000 13.21191 20.41191 8.479343 9.002929 4.488401 0.000058 81 Phụ lục Khắc phục tượng phương sai không đồng Dependent Variable: EX Method: ML/QML - Poisson Count Date: 05/23/05 Time: 13:55 Sample: 60 Included observations: 60 White Heteroskedasticity-Consistent Standard Errors & Covariance Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob CPI -49.61933 9.556633 -5.192136 0.0000 ER 744.3806 182.0186 4.089585 0.0001 GIAXK 224.0124 69.47923 3.224163 0.0021 GDPG 21.63898 19.37044 1.117113 0.2688 C -6687.631 2565.577 -2.606677 0.0117 R-squared 0.805277 Mean dependent var 1826.383 Adjusted R-squared 0.791116 S.D dependent var 568.0601 S.E of regression 259.6254 Akaike info criterion 14.03601 Sum squared resid 3707294 Schwarz criterion 14.21054 Log likelihood -416.0804 F-statistic 56.86326 Durbin-Watson stat 2.012503 Prob(F-statistic) 0.000000 82 Phụ lục Ước lượng mô hình hồi quy bổ sung Biến phụ thuộc CPI Dependent Variable: CPI Method: Least Squares Date: 05/23/05 Time: 11:13 Sample: 60 Included observations: 60 Variable Coefficient ER 5.433543 GIAXK -1.723601 GDPG -0.272886 C 35.07397 R-squared 0.115117 Adjusted R-squared 0.067712 S.E of regression 2.953938 Sum squared resid 488.6419 Log likelihood -148.0549 Durbin-Watson stat 0.259757 Std Error t-Statistic 2.068739 2.626501 0.828866 -2.079469 0.195559 -1.395416 25.65533 1.367122 Mean dependent var S.D dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) Prob 0.0111 0.0422 0.1684 0.1770 102.4368 3.059331 5.068496 5.208119 2.428397 0.074860 Std Error t-Statistic 0.020000 -2.079469 0.172015 12.78719 0.030518 -1.189737 2.971246 -6.935648 Mean dependent var S.D dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) Prob 0.0422 0.0000 0.2392 0.0000 8.962333 0.929263 1.344156 1.483779 61.99471 0.000000 Biến phụ thuộc GIAXK Dependent Variable: GIAXK Method: Least Squares Date: 05/23/05 Time: 12:13 Sample: 60 Included observations: 60 Variable Coefficient CPI -0.041589 ER 2.199588 GDPG -0.036308 C -20.60752 R-squared 0.768580 Adjusted R-squared 0.756182 S.E of regression 0.458851 Sum squared resid 11.79046 Log likelihood -36.32469 Durbin-Watson stat 1.084469 83 Biến phụ thuộc ER Dependent Variable: ER Method: Least Squares Date: 05/23/05 Time: 11:14 Sample: 60 Included observations: 60 Variable Coefficient CPI 0.020185 GIAXK 0.338649 GDPG 0.031654 C 10.21468 R-squared 0.796833 Adjusted R-squared 0.785949 S.E of regression 0.180043 Sum squared resid 1.815262 Log likelihood 19.80714 Durbin-Watson stat 0.957473 Std Error t-Statistic Prob 0.007685 2.626501 0.0111 0.026483 12.78719 0.0000 0.011363 2.785684 0.0073 0.814579 12.53982 0.0000 Mean dependent var 15.44853 S.D dependent var 0.389150 Akaike info criterion -0.526905 Schwarz criterion -0.387282 F-statistic 73.21159 Prob(F-statistic) 0.000000 Biến phụ thuộc GDPG Dependent Variable: GDPG Method: Least Squares Date: 05/23/05 Time: 12:14 Sample: 60 Included observations: 60 Variable Coefficient CPI -0.123138 ER 3.844939 GIAXK -0.679005 C -36.55862 R-squared 0.206807 Adjusted R-squared 0.164315 S.E of regression 1.984301 Sum squared resid 220.4972 Log likelihood -124.1825 Durbin-Watson stat 1.553572 Std Error t-Statistic 0.088245 -1.395416 1.380250 2.785684 0.570718 -1.189737 16.82420 -2.172978 Mean dependent var S.D dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) Prob 0.1684 0.0073 0.2392 0.0340 4.140667 2.170632 4.272751 4.412374 4.866921 0.004451 PHỤ LỤC Tương quan cặp biến với 84 Tương quan cặp Xuất với Chỉ số Giá Tiêu Dùng EX CPI EX CPI 1.000000 -0.186122 -0.186122 1.000000 Tương quan cặp Xuất với Tỷ Giá Danh Nghĩa ER EX ER 1.000000 0.818176 EX 0.818176 1.000000 Tương quan cặp Xuất với Giá Xuất EX GIAXK EX 1.000000 0.828216 GIAXK 0.828216 1.000000 Tương quan cặp Xuất với tăng trưởng Thế Giới EX GDPG EX 1.000000 0.421120 GDPG 0.421120 1.000000 Tương quan cặp Xuất với Các biến giải thích EX CPI ER GIAXK GDPG EX CPI 1.000000 -0.186122 -0.186122 1.000000 0.818176 0.159071 0.828216 0.015405 0.421120 -0.068381 ER 0.818176 0.159071 1.000000 0.864541 0.410401 GIAXK GDPG 0.828216 0.421120 0.015405 -0.068381 0.864541 0.410401 1.000000 0.302583 0.302583 1.000000 85

Ngày đăng: 09/08/2016, 20:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan