3.1.1. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991 – 2005
Nền kinh tế Việt Nam được khái quát thông qua Bảng 2. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng GDP hầu như tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 1991 – 2000 tốc độ tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nhìn chung tăng nhanh nhất so với các lĩnh vực khác ở trong cùng một nền kinh tế. Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản ít phát triển nhất. Tuy nhiên, trong những năm đầu ( 1991 – 1995 ) hầu hết các hoạt động đã hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch. Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và phát triển tương đối liên tục. Kết quả tăng trưởng kinh tế những năm đầu đã đánh dấu sự thành công trong việc đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội.
Bảng 2. Tăng Trưởng GDP thời kỳ 1991 – 2005
(Tính theo giá so sánh năm 1994) Đơn vị tính : %
Năm Tốc độ
tăng GDP CN,XD NLNTS Dịch vụ
1991 5,81 7,71 2,18 7,38
1992 8,7 12,79 6,88 7,58
1993 8,08 12,62 3,28 8,64
1994 8,83 13,39 3,37 9,56
1995 9,54 13,6 4,8 9,83
1996 9,34 14,46 4,4 8,8
1997 8,15 12,26 4,33 7,14
1998 5,76 8,33 3,53 5,08
1999 4,77 7,68 5,23 2,25
2000 6,79 11,5 4,5 5,3
2001 6,89 10,39 2,98 6,1
2002 7,08 9,48 4,16 6,54
2003 7,34 10,48 3,62 6,45
2004 7,69 10,2 3,50 7,47
2005 8,4 10,0 4,1 8,2
Nguồn tin: Niên giám thống kê 1999, 2004 và Thời báo Kinh Tế Việt Nam 3/2001, Báo kinh tế Phát triển 2/2006
Tuy nhiên tình hình kinh tế nước ta không như dự kiến, những năm tiếp theo 1996 – 2000, nền kinh tế nước ta đã phát triển chậm lại. Tốc độ phát triển GDP giảm liên tục kể từ năm 1996 và còn 4,7% vào năm 1999 (Bảng 2), do những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta như khủng hoảng kinh tế trong khu vực ASEAN kể từ năm 1997. Đồng thời các cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về tài chính, những thay đổi của thời tiết dẫn đến thiên tai làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Nền kinh tế nước ta đã được cải thiện bằng chứng là tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng trở lại từ năm 2000. Sở dĩ tổng sản phẩm trong nước đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá cao. Và bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, hầu hết các mục tiêu KT – XH trong giai đoạn này do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra đã được thực hiện thắng lợi, tạo bước phát triển quan trọng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt kết quả cao nhất vào năm 1995 (9,58%) và bắt đầu giảm dần từ năm 1996; sau đó từ năm 2000 tốc độ này lại tăng lên và cao nhất vào năm 2005 (8,4%). Đánh giá chung 15 năm từ 1991 – 2005, 15 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển KT – XH, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm vào khoảng 7,54%, trong đó thời kỳ 1991 – 1995 tăng cao nhất khoảng 8,2%.
Lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, Thủy sản đã có những nét đổi mới sâu sắc.
Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã có mặt hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới, một số sản phẩm đã chiếm được thị phần lớn trên thị trường thế giới như: gạo, cà phê, một số mặt hàng về rau quả và thủy sản...
Ngành Công nghiệp và Xây dựng của Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức và những đòi hỏi khắc nghiệt của thị trường, cố gắng vươn lên theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng có ý nghĩa chiến lược, tác động tốt đến nhiều ngành kinh tế khác đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu trong nước, không những lượng sản xuất ra đã thay thế được hàng nhập khẩu giúp tiết kiệm được ngoại tệ mà còn đóng góp đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước như: dầu thô, điện, than, thép, xi măng...
3.1.2. Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
Từ Bảng 2, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hầu như đều tăng qua các năm, không có năm nào giảm. Tuy nhiên, mức độ tăng phần trăm của năm sau so với năm trước không cao kể từ năm 1997. Năm 1998 có tốc độ tăng thấp nhất 0,4%. Khối lượng kinh doanh xuất nhập khẩu sa sút bởi lý do các thị trường xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á gặp khủng hoảng về tài chính dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Những năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại, giai đoạn 2001 – 2005 với sự bứt phá mạnh mẽ đã nâng tổng giá trị xuất nhập khẩu của thời kỳ này lên mức tăng trưởng khá, hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh tế -
xã hội, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu được coi là điểm sáng của nền kinh tế và là động lực để phát triển kinh tế.
Bảng 3. Tăng Trưởng Kim Ngạch XNK 1991 – 2005 so với GDP
Năm GDP (%) XKN (%)
1991 2,71 -14,11
1992 69,81 15,76
1993 21,64 34,95
1994 22,04 40,66
1995 25,76 39,98
1996 5,09 35,25
1997 28,13 12,92
1998 2,53 0,40
1999 6,41 11,04
2000 8,10 30,04
2001 7,89 3,75
2002 5,72 16,94
2003 13,11 24,26
2004 13,85 28,75
2005 11,06 18,17
Nguồn tin: Niên giám thống kê 1999, 2004 và Báo kinh tế phát triển 02/2006.
Tốc độ tăng trưởng của xuất nhập khẩu nhìn chung đều tăng và tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Trong cả thời kỳ 15 năm chỉ có hai năm 1998 và 2001 là tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng của GDP, có thể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á và đã làm cho tình hình kinh doanh xuất nhập của nước ta giảm đi. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tăng cao nhất vào 2 năm là 1994 và 1995.
Lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đều tăng qua các năm trong suốt 15 năm đổi mới và phát triển. Tốc độ tăng trưởng của xuất nhập khẩu nhìn chung nhanh hơn tốc độ tăng GDP (Biểu đồ 1). Tuy nhiên vào năm 1991, tốc độ tăng trưởng của xuất nhập khẩu lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Tốc độ tăng này bắt đầu giảm dần từ năm 1997, sau đó bắt đầu tăng lại và ổn định vào năm 2001. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 5 năm (2001 – 2005) tăng bình quân 17,3%/năm. Trong đó, năm 2001 tăng 3,8%, năm 2002 tăng 11,2%, năm 2003 tăng 20,8%, năm 2004 tăng 31,5% và năm 2005 tăng 21,5%.
Nhìn chung, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá, hoàn thành chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu là động lực để phát triển kinh tế.
Biểu đồ 1. Tốc Độ Tăng Trưởng của Xuất khẩu và Nhập khẩu so với Tăng Trưởng GDP