Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 54 - 59)

3.2. Cán cân thương mại ở Việt Nam

3.4.3. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam

Tác động của tỷ giá hối đoái lên xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phản ánh sức mua giữa đồng tiền của quốc gia này và quốc gia khác thông qua hệ thương mại quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng nâng giá của đồng đô la Mỹ (tức là giảm giá đồng Việt Nam) sẽ đảm bảo mục tiêu kích thích xuất khẩu. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong những năm qua theo hướng nâng giá đồng USD so với đồng Việt Nam có tác động nhất định đến việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Sau năm 1998, trước tình trạng đồng Việt Nam bị đánh giá cao hơn thực tế do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, với sự điều chỉnh tỷ giá dẫn đến việc phá giá đồng Việt Nam đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở nước ta trong những năm qua nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực và quốc tế đã có tác dụng tích cực đối với hoạt động xuất khẩu thông qua đó góp phần giảm bớt khó khăn cho người làm hàng xuất khẩu và tác động tích cực đến việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cụ thể, việc điều chỉnh tỷ giá đã có tác động tích cực lên một số mặt hàng xuất khẩu như:

gạo, cà phê, những mặt hàng đã qua sơ chế, thủy sản ...

Từ năm 2004 – 2005 lãi suất nội tệ thường xuyên tăng thì tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (VND/USD) lại ổn định. Điều này có thể thấy được trong tháng 07/2005, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do theo số liệu công bố của Tổng cục Thống Kê chỉ tăng có 0,5%, còn tỷ giá giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với khách hàng và tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chỉ tăng dưới 0,40%. Tỷ giá VND/USD ổn định tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nếu tỷ giá này tăng tức là đồng Việt Nam giảm giá mạnh so với đô la Mỹ, thì xuất khẩu được lợi. Đồng thời giá thu mua hàng xuất khẩu thường xuyên tăng.

Nhìn chung tỷ giá VND/USD chỉ tăng nhẹ trong gần 15 gần đây, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực xảy ra năm 1997 – 1998. Cụ thể năm 1998 tăng 9,6%, năm 1999: 1,1%, năm 2000: 3,4%, năm 2001: 3,8%, năm 2002: 2,1%, năm 2003: 2,2%, năm 2004: 0,40%, năm 2005: 0,5%. Hay nói cách khác, tháng 07/2005 so với kỳ gốc năm 2000, nếu chỉ số giá tiêu dùng cả nước là 25,8%, thì tỷ giá VND/USD chỉ tăng có 11,7%.

Trong các năm qua, nhất là từ khi xảy ra khủng hoảng khu vực, Việt Nam không những không bị giảm sút về kim ngạch xuất khẩu mà hoạt động xuất khẩu vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong các năm qua đã có một số ảnh hưởng bất lợi tới chi phí đầu vào của một số doanh nghiệp (do nhập thiết bị, nguyên liệu...) làm tăng giá thành một số mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì mức độ ảnh hưởng không nhiều. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: gạo, dầu thô, hàng dệt may, hàng thủy sản và giày dép vẫn tăng lên qua các năm

Diễn biến và cơ chế điều hành Tỷ giá năm 2005.

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ trên cả 3 thị trường: thị trường giao dịch không chính thức, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường giao dịch giữa các NHTM với khách hàng đều ổn định. Tỷ giá VND/USD trên thị trường không chính thức theo công bố của Tổng cục thống kê trong năm 2005 tăng 0,9%, thị trường giao dịch của NHTM với khách hàng cũng tăng tương ứng, hơn 0,73%. Nhìn chung thì sự biến động của đồng Việt Nam so với một số loại ngoại tệ mạnh là khác nhau, tăng so với Đôla Mỹ và giảm so với ngoại tệ mạnh khác. Nói cách khác là đồng Việt Nam có xu hướng mất giá so với Đôla Mỹ.

Bảng 13. Diễn Biến Tỷ Giá VND so với Một Số Ngoại Tệ Mạnh trong Năm 2005

Tỷ giá bán ra của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Đơn vị tính: VND/ ngoại tệ Tên ngoại tệ Ngày 5/1/2005 Ngày 21/12/2005 Mức độ thay đổi %

Euro 21.107,4 18.988 89,96

Bảng Anh – BP 30.076,65 28.101 93,43

Yên Nhật – JPY 152,47 136,42 89,47

Đôla Mỹ - USD 15.793 15.909 100,73

Đôla Úc – AUD 12.150,81 11.617 95,62

Nguồn tin: Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2005 – 2006.

Sở dĩ tỷ giá giữa đồng Việt Nam giảm so với các loại ngoại tệ mạnh khác là do Đôla Mỹ lên giá mạnh so với các loại ngoại tệ mạnh đó, cụ thể tăng 14,2%

so với Euro, tăng 13,8% so với JPY,… trong khi đó nhu cầu về Euro, JPY, GBP, AUD,… ở trong nước không lớn, ngược lại khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam, một phần kiều hối chuyển về trong nước được thực hiện bằng các loại ngoại tệ mạnh khác. Còn nguồn thu từ xuất khẩu và viện trợ,… của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bằng Đôla Mỹ, tỷ trọng này chiếm khoảng 87 – 88% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Cơ chế điều hành tỷ giá của nước ta cũng có những bước đổi mới quan trọng. Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu, thanh toán cho đối tác nước ngoài và nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

Các quy định về quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN tiếp tục phát huy tác dụng trong những năm tới. Nguồn cung ngoại tệ thị trường trong nước tiếp tục tăng trưởng hơn nữa do lượng khách nước ngoài đến nước ta ngày càng nhiều, do lượng kiều hối, do hoạt động xuất khẩu, đầu tư nước ngoài...

Chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu có hiệu lực kể từ ngày 21/12/2005 đến 31/12/2005 như sau:

Bảng 14. Tỷ Giá Chéo của Đồng Việt Nam so với Một số Ngoại Tệ

STT Ngoại tệ Tên ngoại tệ Tỷ giá

1 EURO Đồng Euro 19016,66

2 USA Đôla Mỹ 15315,00

3 JPY Yên Nhật 136,03

4 GBP Bảng Anh 27946,35

5 CNY Nhân dân tệ TQ 1966,97

6 THB Bath Thái 388,24

Nguồn tin: www.sbv.gov.vn Phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu không thể tách rời việc xem xét chế độ tỷ giá. Chế độ tỷ giá trong chính sách tiền tệ được hình thành và phát triển từ hệ thống tỷ giá cố định đến hệ thống tỷ giá thả nổi.

Trong hệ thống tỷ giá cố định, nước ta phải cố gắng duy trì giá tiền tệ của mình ở mức độ ít dao động so với đồng đôla Mỹ. Điều đó được thực hiện nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý tiền tệ của Nhà nước vào thị trường tiền tệ và đòi hỏi có một lượng dự trữ ngoại tệ đáng kể. Ví dụ, vào tháng 11/1997, Đồng Việt Nam được ấn định mức tỷ giá là 11000 đồng/1 đô la Mỹ và tỷ giá thị trường có thể sẽ thay đổi hàng ngày để phản ánh sự thay đổi về cung cầu trong hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, trong sự vận động của đồng vốn, nên Chính phủ phải chuẩn bị dự trữ ngoại tệ quốc gia để mua hoặc bán đô la Mỹ với tỷ giá 11000 đồng/1 đô la Mỹ nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá.

Dưới chế độ tỷ giá thả nổi thì các cơ quan quản lý ngoại tệ của Nhà nước để mặc cho thị trường quyết định tỷ giá đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước khác. Nhưng tỷ giá thả nổi cũng phải nằm trong một khung tỷ giá đã định trước, nếu tỷ giá thay đổi vượt mức khung tỷ giá quy định thì Nhà nước phải can thiệp bằng cách mua hoặc bán ra đồng tiền nội tệ để giữ tỷ giá nằm trong khung đã định.

Gần với chế độ tỷ giá hối đoái cố định là hệ thống tỷ giá thả nổi có khả năng điều chỉnh. Ở đây, Chính phủ cam kết giữ ổn định mức tỷ giá đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài, nhưng vẫn giữ quyền thay đổi tỷ giá khi hoàn cảnh bên ngoài đòi hỏi thay đổi.

Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Chế độ tỷ giá mà Việt Nam đang áp dụng là chính sách tỷ giá cố định để đảm bảo cho thị trường tiền tệ trong nước hoạt động ổn định, nhưng cũng tồn tại một số thị trường tỷ giá tự do trên thị trường giao dịch. Tuy nhiên trong thời gian tới, Chính phủ cần kiên trì theo đưổi chính sách tỷ giá ổn định, nhất quán mục tiêu ổn định sức mua đồng Việt Nam, cho dù còn có một số ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Tóm lại, Việt Nam trong 15 năm đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế thì nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng truyền thống và tăng xuất khẩu các mặt hàng đã qua sơ chế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Lĩnh vực xuất khẩu đã mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ dồi dào, góp phần phát triển kinh tế, hỗ trợ nhập khẩu, cải thiện tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và nâng cao đời sống của nhân dân. Tỷ giá trong thời gian này cũng biến động không mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và cũng không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế. Từ đó, Chính phủ và NHNN Việt Nam cần phải có những chủ trương để điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá để ổn định thị trường tiền tệ. Không chỉ ổn định tỷ giá VND/USD mà còn ổn định tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ chủ chốt khác, đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại, vay nợ và đầu tư lớn với Việt Nam.

Khi đồng nội tệ ổn định xét trên quan hệ với các ngoại tệ mạnh, thì sẽ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự an tâm cho đông đảo dân chúng và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Người dân mạnh dạn bỏ vốn ra làm ăn, tăng sản lượng sản xuất, tăng đầu tư vào công nghệ để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, góp phần tăng trưởng xuất khẩu, tăng tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu vào trong tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển hơn nữa.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w