Phân tích tương quan giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 60 - 66)

Ta kỳ vọng rằng giá trị xuất khẩu sẽ khác nhau khi các yếu tố tác động có những ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau này được thể hiện như thế nào? Việc phân tích so sánh giá trị xuất khẩu qua từng giai đoạn có sự khác nhau tùy thuộc vào từng biến độc lập.

Chỉ số giá tiêu dùng.

Trong tổng số tháng theo số liệu thu thập được thì hầu hết chỉ số tăng đều và tập trung ở mức có chỉ số giá từ 100 – 101%, do đây là chỉ số thường xuyên tăng giảm không nhiều trong năm. Và ở trong khoảng này tỷ lệ xuất khẩu trung bình chiếm tỷ trọng cao khoảng 2076 triệu USD/tháng.

Bảng 16. Tương Quan Cặp Giữa Xuất Khẩu với Các Yếu Tố Ảnh Hưởng.

EX CPI ER GIAXK GDPG

EX 1,000000 -0,186122 0,818176 0,828216 0,421120 CPI -0,186122 1,000000 0,159071 0,015405 -0,068381 ER 0,818176 0,159071 1,000000 0,864541 0,410401 GIAXK 0,828216 0,015405 0,864541 1,000000 0,302583 GDPG 0,421120 -0,068381 0,410401 0,302583 1,000000 Nguồn tin: Kết quả hồi quy.

Qua bảng này cho thấy tương quan giữa chỉ số giá tiêu dùng và xuất khẩu của Việt Nam. Hai biến này có tương quan tỷ lệ nghịch với nhau, tức là khi giá trong nước giảm thì sẽ khuyến khích xuất khẩu tăng trưởng hơn. Khi giá giảm 20% thì xuất khẩu sẽ tăng lên 20%. Ngoài hệ số tương quan cặp thì sự tương quan giữa hai biến này còn được thể hiện qua Biểu đồ 5, chỉ số giá càng giảm thì xuất khẩu sẽ càng tăng.

Biểu đồ 5. Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Chỉ Số Giá Tiêu Dùng

Như vậy, giá trị xuất khẩu cũng ảnh hưởng phần nào bởi chỉ số giá tiêu dùng trong nước. Chỉ số giá này tăng đều trong khoảng 100 – 101% và chiếm 50% trong tổng số mẫu điều tra. Các nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải theo dừi sự biến động của giỏ cả thị trường trong nước để cõn nhắc số lượng hàng xuất ra nước ngoài hoặc là để tiêu thụ trong nước, tránh phải chịu thuế xuất khẩu khi xuất hàng hóa đi thị trường nước ngoài trong khi giá trong nước có thể mang về lợi nhuận cho nhà xuất khẩu.

Chỉ số giá xuất khẩu.

Giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng giá xuất khẩu cũng là một yếu tố góp phần vào tỷ lệ tăng xuất khẩu của nước ta.

Chỉ số giá xuất khẩu tăng trung bình hàng tháng khoảng 8,9%, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng. Nhưng chỉ số này cũng biến đổi theo các tháng không nhiều và có xu hướng tăng ở một vài năm gần đây, chính vì giá xuất khẩu tăng đã khuyến khích lĩnh vực xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng và đạt mức hơn 32000 triệu USD vào năm 2005.

Qua Bảng 16 cho thấy xuất khẩu và giá xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hai biến này có quan hệ thuận với nhau. Nếu giá xuất khẩu hàng hóa càng tăng thì giá trị xuất khẩu ngày càng tăng và có lợi càng nhiều cho nhà xuất khẩu, tăng tỷ lệ phần trăm của xuất khẩu trong tăng trưởng GDP. Biểu đồ 6 cũng thể hiện mối tương quan giữa xuất khẩu với giá xuất khẩu hàng hóa. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chúng ta là các mặt hàng đã qua sơ chế và các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta theo xu hướng xuất khẩu các mặt hàng điện tử, lắp ráp các mặt hàng gia dụng để xuất khẩu cho các nước có nhu cầu tiêu dùng.

Biểu đồ 6. Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Giá Xuất Khẩu

Tăng trưởng GDP thế giới.

Nền kinh tế ngày càng tăng cao do đó nhu cầu tiêu dùng của thế giới ngày càng cao và yêu cầu của họ về tiêu chuẩn của các mặt hàng nhập khẩu cũng ngày càng khắc khe hơn. Do đó một khi xuất khẩu một loại hàng hóa nào đó cũng phải chú trọng về yếu tố chất lượng và giá cả. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Mỹ, Châu Á, Eu, Châu Âu và Châu Phi. Hầu hết các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ngày càng tăng, và nhu cầu của họ về hàng hóa của Việt Nam ngày càng cao, một phần do giá rẻ và chất lượng uy tín.

Hệ số tương quan cặp giữa xuất khẩu và tăng trưởng thế giới ở Bảng 16 và Biểu đồ 7 cho thấy xuất khẩu và tăng trưởng GDP thế giới có mối quan hệ tương quan thuận, khi GDP tăng thì tiêu dùng của họ tăng và nhu cầu về hàng hóa cũng tăng, trong đó có nhu cầu về hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Chính vì thế đã khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam tăng.

Biểu đồ 7. Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Tăng trưởng GDP

Nhưng theo biểu đồ thì yếu tố này lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy. Tốc độ tăng GDP của các nước mà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu tăng thì giá trị hàng xuất khẩu của nước ta cũng tăng theo. Tuy nhiên, yếu tố này cũng không phù hợp lắm. Tốc độ tăng GDP năm 2005 của các nước này không cao so với năm 2004 nên giá trị xuất khẩu bình quân một tháng của Việt Nam đạt cao nhất vào năm 2005 là 2644 triệu USD. Vì vậy, Nhà nước ta ngày càng có nhiều chủ trương phát triển thị trường xuất khẩu, tăng nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa đất nước và từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Thị trường ngoại hối và tỷ giá của Việt Nam những năm gần đây nhìn chung biến động ít, do đó tỷ giá Liên Ngân Hàng và tỷ giá trên thị trường tự do

Đồng Việt Nam so với Đôla Mỹ đã làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Sở dĩ ta chỉ xét trên khía cạnh đồng Đôla Mỹ mà không xét trên khía cạnh các loại ngoại tệ mạnh khác là do Việt Nam xuất khẩu và tính theo đôla Mỹ là chủ yếu.

Theo kết quả phân tích hệ số tương quan cặp ở Bảng 16 và Biểu đồ 8 thì tỷ giá hối đoái và xuất khẩu có tương quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với nhau. Khi tỷ giá tăng càng cao thì xuất khẩu sẽ càng tăng vì tỷ giá càng cao, xuất khẩu càng mang về lợi nhuận cho nhà xuất khẩu. Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đôla Mỹ có sự tăng mạnh mẽ trong hai năm gần đây. Điều này chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Tỷ giá VND/USD tăng làm lợi cho lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam nhưng điều này cũng làm cho Nhà nước Việt Nam phải chịu bù lỗ cho nhiều lĩnh vực khác như phải nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất hàng xuất khẩu, giữ giá cả trong nước không được leo thang,… Mà muốn làm được điều này thì Chính phủ phải chi ra một lượng ngoại tệ để duy trì nền kinh tế.

Biểu đồ 8. Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Tỷ Giá Hối Đoái

Theo kết quả thu thập năm 5 gần đây thì với mức tỷ giá VND/USD vào khoảng 15500 đồng/USD thì xuất khẩu hàng tháng của nước ta tăng lên mức

2285 triệu USD/ tháng, chiếm tỷ lệ 50% tổng số tháng thực hiện. Với mức từ dưới 15000 – 15500 đồng/USD thì tình hình xuất khẩu cũng tăng và tăng cao hơn những năm trước đây với mức tỷ giá thấp của những năm trước năm 2000. Nhìn chung thì tỷ giá giữa VND/USD tăng đã khuyến khích hỗ trợ nhiều cho lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam phát triển.

4.4. Phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w