Ngoại hối và Thị trường ngoại hối

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 20 - 25)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Ngoại hối và Thị trường ngoại hối

Khái niệm về ngoại hối và thị trường ngoại hối.

Ngoại hối (ngoại tệ - tiền nước ngoài) là đồng tiền nước ngoài tồn tại trong một nước khác. Ví dụ như ở Việt Nam đồng tiền được xem là ngoại hối như: Đôla Mỹ, Đôla Canada, đồng Yên Nhật.... Đồng tiền được coi là ngoại hối khi nó được tiêu dùng, sử dụng ở ngoài biên giới nước phát hành ra nó. Ngoại hối (ngoại tệ) được phân làm hai loại: ngoại tệ mạnh và ngoại tệ bình thường.

- Ngoại tệ mạnh là ngoại tệ được phát hành ở những nước có nền kinh tế mạnh, đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao và được nhiều quốc gia sử dụng trong thanh toán và tích lũy.

- Ngoại tệ bình thường là ngoại tệ ít được sử dụng trong thanh toán và tích lũy.

Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế trong đó một đồng tiền quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia kia. Mức giá tại đó hai đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau gọi là tỷ giá hối đoái. Như vậy, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra sự mua bán các đồng tiền của các nước khác nhau trên thế giới.

Trên cơ sở cung cầu ngoại tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế muốn mua hoặc bán đồng tiền nước này với nước khác sẽ xác định giá của đồng tiền này so với giá của đồng tiền khác. Thị trường ngoại hối có đặc tính riêng biệt, đó là mang tính toàn cầu. Khác với các thị trường khác thị trường ngoại hối là thị trường không có biên giới, các giao dịch có thể được thực hiện thông qua điện thoại, điện tín hoặc qua hệ thống vi tính, nó cho phép ghi nhận và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng.

Lượng cung ngoại hối.

Trong những năm qua việc đổi mới quản lý ngoại hối và thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái đã góp phần kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước. Lượng ngoại tệ đang lưu thông trên thị trường có xuất phát từ nhiều nguồn: Lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về đầu tư trong nước, thu được một lượng ngoại tệ lớn từ hoạt

động xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, nguồn ngoại tệ được dự trữ bởi ngân hàng Nhà nước ...

Nhu cầu về ngoại hối.

Hiện nay, nhu cầu về ngoại tệ rất cao. Ngoại tệ có thể được sử dụng để trao đổi buôn bán, còn có thể dùng tiền Việt để mua lấy ngoại tệ để đi nước ngoài công tác, du lịch, chữa bệnh ...

Với mục tiêu mong muốn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng, nên các ngân hàng luôn luôn cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tiện ích nhất để thuận tiện trong việc sử dụng ngoại tệ

Ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất, thu về lợi nhuận từ việc xuất khẩu những sản phẩm mà họ sản xuất ra.

Đồng thời hoạt động nhập khẩu cũng cần có một lượng ngoại tệ lớn bởi vì trong những năm qua Việt Nam luôn là nước nhập siêu.

Đánh giá sự bóp méo của thị trường Tỷ giá hối đoái.

Thị trường tỷ giá bị bóp méo nghĩa là thị trường tỷ giá sẽ thay đổi bởi các yếu tố tác động và làm cho thị trường xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng. Thị trường tỷ giá bị bóp méo khi đồng Việt Nam được đánh giá cao và làm cho cung cầu ngoại tệ có nhiều biến động. Để thấy được sự bóp méo của thị trường tỷ giá ta phải xét đến tỷ giá cân bằng. Tỷ giá hối đoái cân bằng là tỷ giá không chịu sự kiểm soát của Nhà nước và thường bị ảnh hưởng trong một thị trường hay thay đổi. Để xác định được sự biến động của thị trường tỷ giá như thế nào cần phải dựa vào ảnh hưởng của lạm phát trong nước và nước ngoài, thay đổi cán cân thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai, dòng vốn vào và sự đánh giá cao đồng Việt Nam sẽ tác động đến thị trường xuất khẩu. Tỷ lệ đánh giá cao đồng Việt Nam được xác định là *0

E

E - 1 để thấy được sự thay đổi của xuất khẩu Việt Nam.

E0 : tỷ giá hối đoái chính thức E* : tỷ giá hối đoái cân bằng

Công thức tính tỷ giá cân bằng E* ( tỷ giá mờ) E* = 0

*

*

1

0 1]*

[ E

Q Q

Q Q

d d s s

+ +

∆ +

∆ ξ ξ

Trong đó: ∆Q0: Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai.

∆Q1: Thâm hụt cán cân nếu bỏ hết rào cản trong thương mại.

ξs : Độ co giãn của xuất khẩu theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

ξd = - 2 : Co giãn nhập khẩu theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Thâm hụt tài khoản vãng lai nếu loại bỏ các rào cản được tính theo công thức là:

∆Q1 = S S

X d X

d M

M Q

t Q t

t

t ξ ξ

− −

+ 1

1

Tỷ giá này không là ngoại lệ vì nó bắt buộc tác động mạnh tới hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu.

Chính sách ngoại hối.

Chính sách ngoại hối là tập hợp các giải pháp về tích lũy, dự trữ, sử dụng và trao đổi các đồng tiền nước ngoài trong mối tương quan với đồng tiền trong một nước một cách tối ưu, đảm bảo cho nền kinh tế trong nước tăng trưởng và phát triển ổn định

Chính sách quản lý ngoại hối bao gồm: chính sách về thị trường ngoại hối, chính sách tỷ giá, chính sách kết nối, chính sách lưu thông, luân chuyển, kinh doanh và thanh toán ngoại hối ... Việc xây dựng chính sách ngoại hối phải trên cơ sở phát triển thị trường trong nước và sự hội nhập với thị trường tiền tệ thế giới

- Chính sách về thị trường ngoại hối: chính phủ luôn quan tâm đặc biệt tới việc quản lý ngoại hối, từ chính sách kiểm soát chặt chẽ đến giai đoạn nới lỏng đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Việc quan tâm của chính phủ thể hiện ở việc đảm bảo lượng cung cầu ngoại tệ trên thị trường tạo ra tỷ giá hợp lý, thu hút lượng vốn nước ngoài vào trong nước và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

- Chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối: mỗi quốc gia với trình độ phát triển nhất định sẽ có chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối khác nhau. Khi lượng ngoại tệ trong nước quá ít các nước sẽ có chính sách thu hút ngoại tệ vào và hạn chế lượng ngoại tệ ra, khuyến khích các tổ chức kinh tế và cá nhân đem ngoại tệ từ bên ngoài vào nhưng kiểm soát chặt chẽ việc đem ngoại tệ ra. Do vậy chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối có lúc chặt chẽ khi thanh toán và đưa ngoại tệ ra khỏi biên giới, tự do mang ngoại tệ vào trong nước. Điều này sẽ tạo ra một lượng ngoại tệ nhất định trong nền kinh tế để có đủ khả năng thanh toán cho những giao dịch bên ngoài khi cần thiết. Chính sách quản lý ngoại hối đi từ thấp đến cao, từ chặt chẽ đến lỏng lẻo, từ cấm đoán đến hạn chế và cuối cùng là tự do luân chuyển. Khi nền kinh tế một nước đủ mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cần thiết thì có thể áp dụng chính sách ngoại tệ tự do – tự do hóa thị trường ngoại hối.

- Chính sách ngoại hối với thu hút và luân chuyển các nguồn vốn:

Chính sách ngoại hối của các quốc gia ngày nay đã có nhiều chuyển biến phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế Thế giới và việc luân chuyển vốn ngày càng nhiều chiều. Thông qua thị trường ngoại hối các luồng vốn được trao đổi giữa các nước với nhau không phân biệt trình độ phát triển hoặc thông qua các công ty đa quốc gia các luồng vốn có thể luân chuyển từ nước này sang nước khác. Tự do hóa các chính sách quản lý ngoại hối tạo điều kiện cho các nước có khả năng tiếp cận với các luồng vốn khác nhau, đặc biệt đối với các luồng vốn thông qua thị trường vốn quốc tế. Do vậy, để tranh thủ được lượng vốn nói trên các quốc gia sẽ tiến hành từng bước nới lỏng và tự do hóa chính sách ngoại hối trong tổng thể chính sách hội nhập và toàn cầu hóa nói chung.

- Chính sách kết nối: là chính sách các nước áp dụng nhằm kiểm soát lượng ngoại tệ có trong thị trường trong nước, đảm bảo cho cung cầu ngoại tệ ổn định, không có nạn đầu cơ, giữ cho khả năng thanh toán bằng ngọai tệ của nước đó không bị biến động đột ngột. Thực tế, khi nền kinh

tế còn yếu hoặc tình hình kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng các nước sẽ áp dụng chính sách kết nối bắt buộc. Các chủ thể kinh tế khi có nguồn thu bằng ngoại tệ phải bán một phần hoặc toàn bộ cho hệ thống ngân hàng nhằm tránh đầu cơ ngoại tệ và đảm bảo cho ngân hàng có đủ lượng ngoại tệ để bán cho khách hàng khi có nhu cầu thiết thực khi kinh doanh. Tùy theo tiềm lực và trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế mà áp dụng chính sách kết nối chặt chẽ hay chính sách kết nối lỏng lẻo.

- Chính sách kết nối chặt chẽ: các đơn vị kinh tế khi có nguồn thu ngoại tệ phải bán 100% cho hệ thống ngân hàng. Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, khả năng mất cân đối về cung cầu ngoại tệ đang diễn ra, tình trạng đầu cơ ngoại tệ đang diễn ra mạnh

- Chính sách kết nối lỏng lẻo: tỷ lệ kết nối bằng 0, các đơn vị kinh tế khi có nguồn thu không bị bắt buộc bán cho hệ thống ngân hàng. Việc mua bán ngoại tệ được tự do. Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế ổn định, cung cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng

- Chính sách dự trữ ngoại hối và cân bằng cung – cầu ngoại tệ: dự trữ ngoại tệ đảm bảo cho nền kinh tế luôn có đủ lượng ngoại tệ để can thiệp vào thị trường nhằm ổn định và cân bằng luợng cung cầu ngoại hối trên thị trường, không gây biến động về tỷ giá. Khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, Chính phủ sẽ sử dụng các biện pháp thu hút và mua ngoại tệ vào để tăng dự trữ cho nền kinh tế và giữ cho đồng nội tệ không lên giá, bảo đảm cho nền kinh tế ổn định theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Dự trữ ngoại tệ là nguồn lực ngoại tệ của nền kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế có thể thích ứng được với điều kiện biến động không thuận lợi trong nước và thế giới, tạo điều kiện cho cung cầu ngoại tệ trong nước luôn luôn cân bằng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

- Nới lỏng và tự do hóa chính sách ngoại hối: nới lỏng cơ chế quản lý ngoại hối tạo cho hoạt động kinh doanh ngoại hối đa dạng và năng động hơn, hòa nhập vào thị trường ngoại hối quốc tế, nâng cao dần khả năng

cạnh tranh. Hệ thống các NHTM và các tổ chức tín dụng tài chính có điều kiện nâng cao năng lực hoạt động, dần dần tiếp cận với luật pháp kỷ luật và thông lệ quốc tế. Tuy hiên trong quá trình nới lỏng và tự do hóa quản lý ngoại hối cần lưu ý rằng đối với nền kinh tế quá yếu, chưa phát triển, phụ thuộc nhiều vào sự biến động kinh tế và chính trị thế giới, các chính sách và cơ chế quản lý chưa hoàn chỉnh thì việc nới lỏng và tự do hóa phải có những bước đi thích hợp, từng bước và chắc chắn.

2.1.4. Tỷ giá hối đoái và Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w