Đề xuất các giải pháp để phát triển xuất khẩu và ổn định tỷ giá 1. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 79 - 84)

Theo kết quả phân tích ở trên thì tỷ giá hối đoái càng tăng sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng việc giữ tỷ giá VND/USD tăng này sẽ làm ảnh hưởng mệnh giá của đồng Việt Nam, làm cho đồng Việt Nam giảm giá mạnh so với đôla Mỹ, thì xuất khẩu được lợi nhưng nhập khẩu và vay nợ nước ngoài bị thiệt hại. Vì vậy, Việt Nam duy trì tỷ giá tăng chỉ để duy trì và phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng nhiều cách:

Phá giá đồng Việt Nam.

Xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào tỷ giá VND/USD. Do đó khi phá giá đồng Việt Nam sẽ làm cho đồng Việt Nam giảm giá so với đô la Mỹ và tỷ giá VND/USD tăng, xuất khẩu tăng lên và cải thiện cán cân thương mại. Phá giá đồng tiền trong nước sẽ làm cho giá cả trong nước tăng lên, chi tiêu cho tiêu dùng nhiều hơn, khi đó chỉ số giá tiêu dùng tăng. Như vậy sẽ làm cho xuất khẩu sẽ giảm xuống và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nhưng theo kết quả của mô hình hồi quy thì hệ số ước lượng của chỉ số giá tiêu dùng nhỏ hơn tỷ giá danh nghĩa, nên khi phá giá đồng Việt Nam thì cả giá tiêu dùng và tỷ giá sẽ cùng tác động đến xuất khẩu, nhưng tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu nhiều hơn so với chỉ số giá tiêu dùng tăng, có nghĩa là phần xuất khẩu tăng lên do tỷ giá tăng sẽ lớn hơn phần xuất khẩu giảm xuống do chỉ số giá tiêu dùng tăng.

Nới lỏng tỷ giá chính thức.

Tiếp tục mở rộng biên độ dao động và tiến tới bỏ dần khi điều kiện kinh tế phù hợp. Điều này cho phép và tạo điều kiện để các NHTM niêm yết tỷ giá cạnh

tranh hơn và đảm bảo mức độ khách quan của tỷ giá.Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng biên độ thực hiện 0,25% của ta hiện nay vẫn là quá chặt, nên nới lỏng ra. Nhưng trước mắt chưa đặt vấn đề này ra vì nới lỏng sẽ có những tác động tâm lý. Và hơn nữa là trong các hợp đồng thương mại, trong các giao dịch về vay vốn cũng như đầu tư ở nước ta, đồng USD chiếm một tỷ trọng rất lớn. Đó là chưa kể tuy tỷ giá hối đoái của nước ta hiện nay có gắn liền với một số ngoại tệ khác, nhưng trong việc công bố tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng, chúng ta lại lựa chọn đồng USD để công bố so với đồng Việt Nam. Điều đó làm cho thị trường nghiêng về việc sử dụng đồng đô la Mỹ.

Tự do hoá các giao dịch vãng lai.

Người dân có quyền dùng ngoại tệ khi cần thiết cho đời sống. Tổ chức tín dụng phải huy động được ngoại tệ mặt vào nhiều hơn, cạnh tranh với đổi đôla tự do. Phải thực hiện đầy đủ hơn sự tự do hóa các dịch vụ vãng lai để người dân có nhu cầu chính đáng có thể tiếp cận ngoại tệ một cách hợp pháp, để giảm bớt hoạt động của thị trường không chính thức.

Tỷ giá hối đoái tương đối ổn định - người dân sẽ ít lo sự mất giá của đồng tiền mà giữ đồng tiền nào có giá hơn. Ngoài ra, lãi suất phải hợp lý để tránh sự chuyển dịch từ đồng tiền này sang đồng tiền kia.

Xây dựng chính sách ngoại hối.

Xây dựng pháp lệnh về ngoại hối trên nguyên tắc là tự do hóa trao đổi các giao dịch vãng lai, từng bước nới lỏng quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn, tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối của chúng ta hoạt động phong phú, đa dạng hơn.

Tăng cường công tác quản lý ngoại hối khu vực biên giới do hoạt động xuất khẩu qua biên giới diễn ra sôi động và phức tạp phát sinh nhiều tiêu cực liên quan đến chuyển tiền và thanh toán quốc tế. Do đó cần sớm có biện pháp quản lý hữu hiệu và tăng cường quản lý ngoại hối.

Chính sách tỷ giá của chúng ta sẽ theo hướng ngày càng trở nên linh hoạt.

Chúng ta sẽ lựa chọn nhiều ngoại tệ, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng

thương mại cung ứng bảo hiểm rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái, cho phép các ngoại tệ mạnh trên lãnh thổ Việt Nam được tự do chuyển đổi.

4.6.2. Thị trường xuất khẩu

Kiểm soát lạm phát trong nước bằng nhiều cách khác nhau để ổn định chỉ số giá tiêu dùng trong nước.

Có thể giảm giá tiêu dùng trong nước bằng cách tăng sản lượng hàng hóa trong nước. Giảm giá tiêu dùng trong nước để giá hàng hóa trong nước rẻ tương đối so với nước ngoài, tạo thuận lợi cho nhà sản xuất. Muốn làm được điều này các nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong nước phải giảm dần tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước.

Theo kết quả của phân tích hồi quy thì giá tiêu dùng trong nước càng giảm thì xuất khẩu sẽ càng tăng, đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất. Nhưng điều này cũng gây ra nhiều thay đổi trong nền kinh tế vì giá rẻ, xuất khẩu nhiều làm cho thị trường trong nước sẽ phần nào thiếu đi lượng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và có thể giá tiêu dùng trong nước sẽ tăng cao trở lại.

Tăng giá xuất khẩu.

Giá xuất khẩu là một yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực xuất khẩu. Giá xuất khẩu năm 2005 tăng tương đối với một số mặt hàng chủ yếu mhư dầu thô, gạo, cà phê, than đá, cao su…đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này và làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Ví dụ: giá dầu thô tăng 40,6%, giá gạo tăng 15,7%, giá cao su tăng 17,9%, giá cà phê tăng 24,5%.Nhờ giá tăng đã làm cho xuất khẩu tăng 2.766 triệu USD tương đương 44 nghìn tỷ đồng. Vì giá xuất khẩu càng tăng thì lượng xuất khẩu càng nhiều nên chúng ta nên duy trì ổn định và tăng giá xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực của Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu. Muốn duy trì được điều này thì cần phải có những thay đổi trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu.

- Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sẽ được chuyển dịch theo hướng chung là: gia tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô, chú ý

hơn nữa đến mẫu mã, quảng cáo chất lượng sản phẩm của Việt Nam.

Nâng cao hơn nữa công nghệ sản xuất để cải thiện chất lượng hàng hóa của Việt Nam, đa dạng hóa cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu.

- Về cơ cấu thị trường: Quan điểm chủ đạo là tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, nhất là sau khi gia nhập WTO, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng mọi khả năng để tăng mức sản xuất trên tất cả các thị trường đã có song song với việc đẩy xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp, mở rộng thị trường mới như Mỹ, Châu Phi, Mỹ Latinh. Thị trường trọng tâm vẫn là Châu Á – Thái Bình Dương do gần vị trí đại lý, nhiều tiềm năng. Trong những năm tới, thị trường Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ sẽ là thị trường cần được quan tâm đặc biệt.

Chính sách xuất khẩu.

- Hoàn thiện pháp luật thuế xuất nhập khẩu: tiến tới gia nhập WTO, Việt Nam phải chủ động thích ứng các cam kết của WTO về biểu thuế nhập khẩu, song đồng thời cũng giảm thuế xuất khẩu, nhằm khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Ngoài ra, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như các quy định về chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử… nhằm tạo ra sự thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong việc thực thi các quy định về thuế xuất khẩu.

Trên cơ sở đó pháp luật về xuất khẩu cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ đóng vai trò hữu hiệu trong việc phát triển kinh tế thị trường cũng như đáp ứng được các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chủ động xây dựng và đối phó với các rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự do, tự chủ và định hướng XHCN. Tiếp cận thị trường quốc tế theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng, cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, minh bạch chính sách và pháp luật.

Tạo điều kiện và sức ép nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, phải có chính sách khuyến khích tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cảu các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ hiện đại, đào tạo và nâng cao khả năng quản lý. Xây dựng và thực thi các chính sách phải chú trọng đến lợi ích của người tiêu dùng như quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm….

- Hướng dòng vốn chảy vào đến các nhà đầu tư của khu vực xuất khẩu: Chính phủ nên hướng dòng vốn chảy vào để thực hiện việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để chuẩn bị cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau này. Việt Nam cần hạn chế tín dụng nước ngoài ngắn hạn vì nó có thể tạo ra sự lên giá giả tạo của tỷ giá.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w