Ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 72 - 75)

4.5. Phân tích kinh tế và đánh giá kết quả hồi quy

4.5.1. Ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

Qua kết quả ước lượng ta có R2 = 80,5% nghĩa là các biến độc lập được đưa vào mô hình đã giải thích được 80,5% sự biến động của biến phụ thuộc (giá trị xuất khẩu bình quân/ tháng của cả nước). Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc là tương đối cao, các biến độc lập được đưa vào mô hình là các nhân tố chủ yếu tác động đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên ngoài các nhân tố được đưa vào mô hình thì xuất khẩu bình quân một tháng của cả nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như thuế xuất khẩu, quy định về chất lượng hàng hóa và cả những quy định về xuất khẩu của Việt Nam…

Theo bảng kết quả các hệ số ước lượng cho thấy dấu của các hệ số ước lượng đúng với kỳ vọng về dấu theo các lý thuyết kinh tế, do vậy cũng đã khẳng định được ý nghĩa của mô hình hồi quy.

Xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Do đó khi muốn nâng cao giá trị xuất khẩu bình quân của một tháng của cả nước thì cần phải quan tâm nhiều đến các yếu tố tác động khác nữa, các yếu tố ảnh hưởng này không chỉ trong lĩnh vực Nhà nước mà còn ngay cả trong lĩnh vực tư nhân, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái.

Kết quả hồi quy cho thấy biến tỷ giá hối đoái (ER) là biến có hiệu lực thống kê với mức ý nghĩa 1%. Tỷ giá có dấu đúng như kỳ vọng ban đầu, dấu của hệ số β1 dương (β1 = 744,3806), điều này cho thấy tỷ giá là một yếu tố tác động đến xuất khẩu và có dấu tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Có nghĩa là tỷ giá giữa

đồng Việt Nam với đồng Đôla Mỹ (VDN/USD) càng tăng thì càng ngày xu hướng xuất khẩu càng nhiều. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu và các nhà xuất khẩu thì khi tỷ giá càng tăng thì họ ngày càng có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn, để thu về lợi nhuận cho mình bằng ngoại tệ. Như vậy, xuất khẩu và tỷ giá có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau và kết quả hồi quy trùng với kết quả phân tích thống kê. Do đó khi điều chỉnh một chế độ tỷ giá phải quan tâm đến các quy định trong lĩnh vực xuất khẩu, lợi nhuận của nhà xuất khẩu và cả lợi ích của người tiêu dùng trong nước. Vì thế ngày càng phải có nhiều chính sách về tỷ giá và quan sát chặt chẽ hơn biến động tỷ giá giữa các tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá tự do để hỗ trợ cho xuất khẩu phát triển, tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho nền kinh tế tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng.

Qua kết quả hồi quy cho thấy biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có dấu âm tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc, đúng với kỳ vọng về dấu lúc ban đầu. Dấu của hệ số β2 âm (β2 = - 49,61933) chứng tỏ xuất khẩu phụ thuộc vào chỉ số giá tiêu dùng trong nước và giữa hai biến này có quan hệ ngược chiều với nhau. Nghĩa là nếu giá tiêu dùng trong nước rẻ tương đối đối với hàng hóa nước ngoài mà nhu cầu nước ngoài về hàng hóa của Việt Nam cao sẽ khuyến khích cho xuất khẩu của nước ta thuận lợi hơn. Như vậy, kết quả hồi quy cho kết luận đúng với phương pháp phân tích thống kê mô tả. Do vậy, Việt Nam cần chú trọng đến yếu tố giá tiêu dùng trong nước khi xem xét đến giải pháp nâng cao sản xuất hàng hóa xuất khẩu, làm tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.

Chỉ số giá xuất khẩu.

Giá xuất khẩu cũng là một yếu tố tác động đến quá trình xuất khẩu của Việt Nam, có thể đây là yếu tố quyết định đến tỷ trọng xuất khẩu chung của cả nước vì giá xuất khẩu gắn liền với khối lượng xuất khẩu. Và tình hình xuất khẩu sẽ thay đổi khi giá xuất khẩu tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Dấu của hệ số β3

dương(β3 = 224,0124) đúng như kỳ vọng trong mô hình hồi quy. Đây cũng là

một biến có hiệu lực thống kê với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, khi tiến hành xuất khẩu một lượng hàng hóa nào đó cũng cần phải quan tâm đến giá cả của mặt hàng đó ngay cả trong nước và nước nhập khẩu, để có một hướng điều chỉnh hay đề ra một chính sách phù hợp và có lợi cho người sản xuất trong nước và cả nền kinh tế. Xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng có thể nói giá xuất khẩu là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong nước và góp một phần vào tăng trưởng GDP của cả nước.

Tăng trưởng GDP các nước nhập khẩu.

Việt Nam xuất khẩu nhiều vào thị trường Châu Á, EU, Mỹ, Châu Phi. Nên tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của các nước này. Tăng trưởng kinh tế của các nước này cũng tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam trong tương lai. Theo kết quả hồi quy thì xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế của các nước này. Bằng chứng là dấu của hệ số β4 dương (β4 = 21,63898), đúng với kỳ vọng của mô hình hồi quy gốc, nhưng yếu tố này không có hiệu lực về mặt thống kê ứng với các mức ý nghĩa 1%. Điều này có thể do nhiều yếu tố khác nhau, có thể thu nhập người dân ở các nước này tăng nhưng sản lượng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn không tăng mà vẫn giữ ở mức bình thường, có thể nguồn số liệu thu thập còn thiếu sót. Tăng trưởng của GDP thế giới không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam. Dù rằng tăng trưởng giữa các nước này không đồng đều nhưng cũng phần nào đánh giá được ảnh hưởng của nó đến xuất khẩu của nước ta và chỉ giải thích được 22% ảnh hưởng của nó đến xuất khẩu. Vì vậy, khi cần khuyến khích xuất khẩu trong nước cần phải tìm hiểu những nhu cầu của thị trường các nước này khi đời sống của các nước này ngày càng cao và yêu cầu của họ về hàng hóa nhập khẩu càng ngày càng khắc khe hơn. Trong xuất khẩu phải có nhiều hơn nữa các yêu cầu về chất lượng và giá cả để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng nước ngoài. Như vậy, chúng ta càng ngày phải càng có nhiều hơn các chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài, ngày càng nâng cao hơn tăng trưởng xuất khẩu và giảm dần hàng nhập khẩu trong nước, góp phần cải thiện cán cân thương mại, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w