Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 27 - 31)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp được trích từ các báo cáo và thông tin lưu trữ của Tổng Cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tiền tệ quốc tế. Số liệu được giới hạn trong vòng 5 năm gần đây (2001 – 2005)

Số liệu mô tả tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong 5 năm, nguồn số liệu được thể hiện theo tháng và tình hình hoạt động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Từ nguồn dữ liệu của TCTK và NHNN được lưu trữ từ năm 2001 – 2005, chúng ta sử dụng số liệu của 60 mẫu (60 tháng).

Ngoài ra, nguồn dữ liệu còn được lấy từ ngân hàng số liệu thống kê của Thế giới (www.worldbank.org), sách báo, tạp chí, Internet....; mô tả tốc độ trăng trưởng kinh tế bình quân của các nước có tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam cao và cả chỉ số giá cả xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này trong 5 năm gần đây. Từ đó, ta phân tích ảnh huởng của các yếu tố này đến xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này như thế nào?

Tuy nhiên, việc thu thập và phân tích số liệu còn nhiều khó khăn, phức tạp và hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nguồn dữ liệu còn nhiều thiếu sót và hạn chế.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng chương trình EXCEL, EVIEW, WORD... tổng hợp và rút ra nhận xét từ những số liệu đã có.

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy chạy trên nền EVIEW, khẳng định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến xuất khẩu trong đó có tỷ giá hối đoái.

2.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là các biến độc lập hay biến giải thích) nhằm ước lượng và dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc với các giá trị đã biết của biến độc lập.

Phân tích hồi quy giải quyết các vấn đề sau đây:

- Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với các giá trị đã cho của biến độc lập.

- Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc.

- Kết hợp các vấn đề trên.

2.2.4. Xây dựng mô hình hồi quy cho xuất khẩu Dạng hàm toán học.

Y = F ( Xi) Y: biến phụ thuộc Xi: biến độc lập F: dạng hàm toán học Ta có mô hình hồi quy tổng quát:

Y = β0 + β1X1 + β2 X2 + β3 X3+…+ βk Xk

Trong đó: Y: biến phụ thuộc.

Xi (i = 1…k) là các biến độc lập.

β0 : hệ số tự do. Nó chính là giá trị trung bình của Y.

khi X1 = X2 = X3 = …= Xk = 0 β1…βk : các hệ số hồi quy riêng.

Các biến trong mô hình:

Y: biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu hàng tháng của Việt Nam trong 5 năm 2001 – 2005.

Xuất khẩu (Export: EX): giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng ở đây ta xét ảnh hưởng của tỷ giá lên xuất khẩu

X1: biến độc lập thứ nhất là chỉ số tiêu dùng trong nước, là tỷ lệ phần trăm tăng giá tiêu dùng trong nước được thu thập trong 60 tháng từ năm 2001 – 2005.

- Chỉ số giá tiêu dùng trong nước (Comsumer Price Index: CPI): chỉ số này càng thấp sẽ càng có lợi cho xuất khẩu vì giá cả của hàng hóa trong nước rẻ tương đối so với giá cả hàng hóa ở nước ngoài. Khi giá tiêu dùng trong nước thấp các nhà sản xuất hàng xuất khẩu có xu hướng xuất khẩu ngày càng nhiều, mang về lợi nhuận cho họ và tăng trưởng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế.

X2: biến độc lập thứ 2 là tỷ giá hối đoái giữa VND/USD, là giá cả giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ trong 60 tháng

- Tỷ giá danh nghĩa (Exchange Rate: ER): tỷ giá hối đoái là giá tương đối giữa nội tệ và ngoại tệ. Nếu nội tệ mất giá và theo cách tính của Việt Nam thì tỷ giá giữa VND/USD tăng giá. Khi đó giá hàng hóa trong nước rẻ tương đối so với giá nước ngoài. Điều này khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam tăng vì xuất khẩu thì thu về ngoại tệ. Khi ngoại tệ tăng giá thì xuất khẩu có lợi hơn khi tiêu thụ trong nước chỉ thu về nội tệ. Nếu nội tệ không đổi thì việc xuất khẩu mang về lợi nhuận bằng ngoại tệ ngày càng cao, khuyến khích xuất khẩu ngày càng tăng.

X3: biến độc lập tiếp theo là chỉ số giá xuất khẩu của hàng hóa trong nước.

- Chỉ số giá xuất khẩu (Export Price Index: EXP): chỉ số này càng cao càng có lợi cho xuất khẩu của nước ta. Giá càng cao càng có lợi cho xuất khẩu là vì giá của hàng hóa trong nước rẻ tương đối so với hàng hóa nước ngoài. Do đó khi xuất khẩu mang về lợi nhuận bằng ngoại tệ sẽ ngày càng có lợi, khuyến khích các nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu ngày càng xuất khẩu với số lượng càng cao.

X4: biến độc lập cuối cùng là tăng trưởng GDP nước ngoài, tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của các quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu hàng của Việt Nam cao.

- Tăng trưởng GDP của các nước trên thế giới (GDPG): giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các nước mà chúng ta có tỷ trọng xuất khẩu cao. Một khi tăng trưởng của các nước này cao có nghĩa là thu nhập của họ ngày càng cao, tiêu dùng tăng lên trong đó họ sẽ có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu. Trong số

lượng hàng nhập khẩu mà họ tiêu dùng sẽ có một số lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Khi nhu cầu tiêu dùng của họ ngày càng tăng thì hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tăng lên, góp phần làm cho xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, tạo điều kiện cho lĩnh vực xuất khẩu Việt Nam phát triển.

Kỳ vọng về dấu của các hệ số ước lượng.

Bảng 1. Kỳ Vọng về Dấu của Hệ Số Ước Lượng

Yếu tố ảnh hưởng Biến Kỳ vọng về dấu

Xuất khẩu

Chỉ số giá TD Giá xuất khẩu Tỷ giá hối đoái

- + + Tăng trưởng GDP +

Nhóm biến độc lập có tác động đến xuất khẩu Việt Nam (biến phụ thuộc) bao gồm:

- Chỉ số giá tiêu dùng: giá cả hàng hóa trong nước càng rẻ tương đối so với giá hàng hóa nước ngoài thì xuất khẩu của hàng hóa ngày càng tăng. Dấu của biến này được kỳ vọng âm có nghĩa là giá cả trong nước càng rẻ thì giá trị xuất khẩu ngày càng tăng.

- Tỷ giá hối đoái: nhóm biến này thể hiện giá trị của đồng tiền Việt Nam so với đồng đôla Mỹ, giá trị này tăng có nghĩa là đồng Việt Nam mất giá, đồng đôla tăng giá làm xuất khẩu của nước ta tăng trưởng trong 5 năm gần đây. Giai đoạn xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh.

- Tăng trưởng GDP của nước ngoài: thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của một số nước trên thế giới mà Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu cao. Khi tăng trưởng kinh tế của các nước này tăng thì nhu cầu của họ về hàng hóa của Việt Nam sẽ biến động và vì thế sẽ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của chúng ta.

- Giá xuất khẩu hàng hóa: lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào giá bán ra của hàng hóa đó. Khi giá của hàng hóa càng tăng và nhu cầu sử dụng càng nhiều thì xuất khẩu có cơ hội để thâm nhập thị trường mới và khuyến khích xuất khẩu nhiều hơn.

CHƯƠNG 3

XUẤT KHẨU VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w