1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận nghiên cứu đời sống các hộ bị thu hồi đất tại quận 7 Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 2005

93 450 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,42 MB
File đính kèm DOI SONG CÁC H_.rar (693 KB)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Sự cần thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn với quy mô và mật độ dân số cao nhất trong cả nước; là trung tâm kinh tế, văn hoá giáo dục, khoa học kỹ thuật hàng đầu; là đầu mối thuận lợi trong giao thương quốc tế, có vị trí và vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ ngày hình thành đến nay, Thành phố đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá tự phát và chắp vá trước đây đã dẫn tới mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu sử dụng mặt bằng lãnh thổ, trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. Mức tăng dân số và phân bố dân cư quá tập trung vào một số khu vực (có quận mật độ dân cư trên 55.000 ngườikm2, có phường lên đến trên 150.000 ngườikm2). Nhiều khu vực đông đúc, thiếu những tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt: thiếu điện nước, công trình vệ sinh…nhiều công trình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để đảm bảo phương hướng phát triển phù hợp với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 30TB ngày 2831996 về việc “Qui hoạch chỉnh trang nội thành và phát triển các khu đô thị mới ở Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng Thành phố, phát triển các khu đô thị mới. Cụ thể là ngày 06011997, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03CP về việc thành lập Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12 và các phường thuộc các Quận mới Thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Quận 7 từ một quận mới thành lập đã phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hoá xã hội, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn chỉnh với khu chế xuất Tân Thuận khoảng 300ha, khu đô thị mới Nam Sài Gòn, Phú Mỹ Hưng khoảng 600ha, khu nhà ở Nam Long, Cảng Bến Nghé, Cảng Lotus, cảng Container, Cảng Bến Nghé, Cảng Sài Gòn,… đường Nguyễn Văn Linh, cầu Kênh Tẻ, cầu Tân Thuận 2, đặc biệt với dự án cầu Phú Mỹ nối giữa Quận 7 và Quận 2 sẽ tạo vành đai phát triển mạnh ở phía Nam Thành phố… sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động dịch vụ thương mại công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển, tạo cơ hội phát triển thu hút đầu tư, lao động, giải quyết việc làm cho người dân. Cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Diện tích đất bị thu hồi giải toả dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị tăng nhanh, tuy trên địa bàn Quận còn đất nông nghiệp nhưng xu hướng đất nông nghiệp giảm dần, làm ảnh hưởng đến người dân sinh sống lâu đời nơi đây. Trước tình hình trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài : “NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2001 2005” 1.2 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa 1.2.1 Mục đích nghiên cứu Khảo sát sự thay đổi đời sống của những hộ bị thu hồi đất ở Quận 7. Phân tích hữu dụng của việc tái định cư đối với người bị thu hồi đất. Đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc thu hồi đất. 1.2.2 Ý nghĩa Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tìm hiểu và phân tích những tác động trực tiếp của việc thu hồi đất trên địa bàn lên các hộ dân trong thời gian qua nhằm đánh giá một cách chính xác hơn tình trạng của các hộ dân trước và sau khi bị thu hồi đất, để từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể ổn định đời sống người dân. Đồng thời trong quá trình phân tích đánh giá phát hiện những mặt mạnh cũng như yếu điểm trong công tác quản lý giải quyết đển bù giải toả, tái định cư cho người dân. Cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp Quận thực hiện tốt hơn trong công tác ổn định đời sống người dân sau giải toả sao cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Quận trong thời gian tới. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu là địa bàn Quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng là những hộ thuộc diện đền bù giải toả. Tuy nhiên, các hộ bị giải toả trắng đã di chuyển đến nơi khác nên đề tài chỉ dừng lại ở việc điều tra khảo sát đời sống của những hộ bị giải toả một phần và còn sinh sống ở địa phương. 1.4 Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chương Chương 1 : Đặt vấn đề Nêu lí do chọn đề tài “Nghiên cứu đời sống các hộ bị thu hồi đất Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2001 – 2005”. Qua đó xác định mục đích và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài đã chọn. Chương 2 : Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Nêu cơ sở lý luận là các khái niệm thu liên quan đến thu hồi, đền bù giải toả đất đai, cách vận dụng lý thuyết “Hữu dụng của người được đền bù bằng vật chất và bằng tiền” và các phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài như phương pháp so sánh, phương pháp thu thập thông tin, thống kê…. Chương 3 : Tổng quan Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân số, lao động và việc làm, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và văn hoá xã hội của Quận 7 trong giai đoạn 2001 – 2005 để thấy được áp lực của việc thu hồi giải toả đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội đè nặng lên cuộc sống của người dân đang sinh sống trên địa bàn. Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận Từ những số liệu, thông tin thu thập được, đề tài đã khảo sát được sự thay đổi đời sống của những hộ bị thu hồi đất và hữu dụng của việc tái định cư đối với những người bị thu hồi đất, từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách liên quan đến việc thu hồi đất nhằm tạo điều kiện ổn định đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất. Chương 5 : Kết luận và kiến nghị Qua kết quả nghiên cứu ở chương 4, đề tài đã đi đến kết luận chung về những ảnh hưởng của việc thu hồi đất lên đời sống người bị thu hồi và đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp Quận có những chính sách thích hợp tạo điều kiện ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mô thức nghiên cứu Đô Thị Hoá Tạo việc làm Tái định cư Mất đất Mất nguồn thu từ đất Thất nghiệp Đô thị hoá phát triển kéo theo hàng loạt sự biến đổi theo chiều hướng của quỹ đạo. Do đó phát triển đô thị sẽ ảnh hưởng tới rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và bộ mặt nông thôn, thúc đẩy nông thôn phát triển. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá diễn ra làm cơ cấu đất đai thay đổi, một bộ phận lớn đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng phục vụ cho đô thị hoá. Kéo theo một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất và mất nguồn thu từ đất và kéo theo một bộ phận lao động mất việc làm, chuyển dần sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ làm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối trầm trọng. 2.2 Cơ sở lý luận 2.2.1 Khái niệm về thu hồi đất Tại điều 4 Luật Đất đai 2003 nêu rõ : Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. Người bị thu hồi đất Theo Nghị định 197CP của Chính phủ ban hành ngày 03122004 : Người bị thu hồi đất là tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Nghị định này. 2.2.2 Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi Tại điều 42 Luật Đất đai 2003 quy định : 1. Nhà nước thu hồi của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định thì được bồi thường. 2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư phải được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi lớn hơn giá trị đất được bồi thường thì người thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó. 2.2.3 Ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống của người bị thu hồi Khi đất đai bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Đầu tiên là mất đất và mất nguồn thu từ đất và hầu hết phải chuyển sang nghề khác làm ăn sinh sống. Như vậy kéo theo thu nhập và cơ cấu thu nhập thay đổi. Đây cũng chính là yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc thu hồi đất. Và có những yếu tố cũng bị ảnh hưởng không kém chính là điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt thay đổi. Những ảnh hưởng tích cực : Khi đất đai bị thu hồi, tuy mất đất nhưng người bị thu hồi nhận được một số tiền đền bù khá lớn để xây dựng nhà cửa, mua sắm , chi tiêu …và có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất phần lớn dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển kinh tế trên địa bàn, điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt ngày càng được cải thiện đáng kể. Những ảnh hưởng tiêu cực : Đất đai bị thu hồi đồng nghĩa với việc mất đất của các hộ bị thu hồi, như vậy đối với các hộ nông nghiệp, nguồn thu từ đất bị mất đi, phải chuyển nghề, thay đổi hoàn toàn nguồn thu nhập. Vì trình độ học vấn của các hộ này không cao nên chưa có kế hoạch sử dụng số tiền đền bù hợp lý dẫn đến tình trạng lãng phí, sinh ra thêm nhiều tệ nạn cho xã hội khi tiền không còn. Đối với các hộ phi nông nghiệp, đất đai bị thu hồi làm cho điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt thay đổi làm xáo trộn đời sống. Ảnh hưởng không tốt đến nghề nghiệp cũng như nguồn thu nhập của hộ. 2.2.4 Hữu dụng của việc hỗ trợ bằng tiền hay hiện vật Sự hỗ trợ là một sự chi trả, thường được dùng bởi Chính phủ, cái mà dịch vụ tương ứng được cung cấp bởi người nhận. Sự hỗ trợ bằng hiện vật là hàng hoá hoặc dịch vụ được ban cho. Số tiền hỗ trợ của bảo hiểm xã hội là một sự chi trả có tính chất tiền tệ. Tiền lương thì không : người nhận đề nghị chuyển đổi từ dịch vụ lao động sang tiền lương. Một ví dụ của sự hỗ trợ bằng hiện vật là phiếu mua thực phẩm, cho người nghèo mua thực phẩm. Phiếu mua hàng chỉ được trả cho thực phẩm, không phải bia, phim, hay dầu lửa. Bây giờ chúng ta sử dụng nhiều dạng cơ hội của người tiêu dùng để hỏi sự hỗ trợ bằng hiện vật có mang lại nhiều ưa thích hơn so với hỗ trợ bằng tiền của một giá trị tiền tệ như nhau. Người tiêu dùng có 100 Bảng để trả cho thực phẩm hoặc phim, ước tính mỗi 10 Bảng cho một đơn vị. Hình 1 chỉ ra đường ngân sách là AF. Giả sử Chính phủ phát cho người tiêu dùng với những phiếu mua hàng trị giá 4 đơn vị thực phẩm. Cho vài điểm trên đường ngân sách cũ AF người tiêu dùng có thể có nhiều hơn 4 đơn vị thực phẩm từ phiếu mua hàng. Dịch chuyển theo chiều ngang về phía phải bởi 4 đơn vị thực phẩm , đường ngân sách chính là BF’. Vì phiếu mua thực phẩm không thể mua phim nên đường ngân sách mới là ABF’. Người tiêu dùng vẫn có thể mua được tối đa 10 phim. Giả sử người tiêu dùng đầu tiên chọn điểm e trên đường ngân sách AF. Vì cả hai loại hàng hoá đều bình thường, sự thay đổi trong đường ngân sách đến ABF’ thực tế là một sự tăng thu nhập – làm cho người tiêu dùng chọn một điểm ở hướng đông bắc của điểm e, vì anh ta muốn có sự hỗ trợ bằng tiền. Khi thực phẩm có giá 10 Bảng trên 1 đơn vị, tiền mặt tương đương cho 4 đơn vị thực phẩm là 40 Bảng, đường ngân sách thay đổi thành A’F’. Vì vậy, nếu người tiêu dùng bắt đầu tại e thì không có sự khác biệt nếu hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật. Giả sử, tuy nhiên, người tiêu dùng đó bắt đầu tại e’. Vói sự hỗ trợ bằng tiền, người tiêu dùng phải dịch chuyển đến điểm c trên đường ngân sách A’F’. Sự hỗ trợ bằng hiện vật, do hạn chế người tiêu dùng đến đường ngân sách ABF’, ngăn chặn người tiêu dùng vươn tới điểm ưa thích hơn là c. Thay vì người tiêu dùng dịch chuyển sang điểm khả thi hơn là B. B phải mang lại cho người tiêu dùng ít hữu dụng hơn c : khi người tiêu dùng được trả bằng tiền và có thể chọn một điểm khác, c được ưa thích nhiều hơn B. Sự hỗ trợ bằng tiền cho phép người tiêu dùng có thêm thu nhập bằng nhiều cách mà họ muốn. Hỗ trợ bằng hiện vật có thể giới hạn quyền chọn của người tiêu dùng. Nếu ở đó họ làm như vậy, sự gia tăng độ thoả dụng của người tiêu dùng sẽ ít hơn dưới sự hỗ trợ bằng tiền của một giá trị như nhau. Còn sự hỗ trợ bằng hiện vật thì phổ biến về mặt chính trị. Toàn bộ cử tri muốn biết rằng thuế đang được chi tiêu một cách đúng đắn. Một số người phản đối rằng người nghèo thì không biết sử dụng tiền của họ một cách đúng đắn và có thể dùng số tiền bồi thường vào những hàng hoá “có thể gây rắc rối” như rượu hay cờ bạc hơn là dùng mua những hàng hoá chính đáng như là thực phẩm hay nhà ở. Có phải nhiều người hành động trong vấn đề liên quan nhất của họ? Điều này là kết quả không chỉ đơn thuần là một trong những trạng thái kinh tế mà còn là triết học Mác – LêNin, bao gồm những câu hỏi rộng hơn như là quyền tự do và chính sách gia trưởng của chính phủ. Cho đến bây giờ thì con người có thể phán đoán liên quan đến chính bản thân họ, sự phân tích kinh tế thì dễ hiểu : con người thì khấm khá hơn, hay ít ra thì không nghèo khổ hơn trước, nếu họ thích được hỗ trợ bằng tiền hơn là hiện vật. Hình 1 : Hữu Dụng Của Việc Hỗ Trợ Bằng Tiền Hay Hiện Vật Một loại hàng hoá chuyển sang chi trả bằng hiện vật có thể làm cho người tiêu dùng ít thoả mãn hơn là được trả bằng tiền cho một giá trị như nhau. Một người tiêu dùng tại e muốn tiêu ít hơn số tiền trợ cấp cho thực phẩm đến c. Đường ngân sách chính là A’BF’ khi được trả bằng tiền. Sự hỗ trợ bằng hiện vật hạn chế đường ngân sách tiến tới ABF’, loại trừ những điểm A’, B’.

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ -   - NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT – QUẬN 7, TP HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 ĐỖ NGUYỄN YẾN NHI LUẬN VĂN CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM \ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2006 Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT - QUẬN 7, TP HỒ CHÍ MINH” ĐỖ NGUYỄN YẾN NHI, sinh viên khoá 28, ngành Kinh Tế Nông Lâm, bảo vệ thành công trước hội đồng ngày NGUYỄN VĂN NGÃI Giáo viên hướng dẫn ……………………… Ngày tháng năm 2006 Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo Thư ký Hội đồng chấm báo cáo ………………………………… ……………………………… Ngày Ngày tháng năm 2006 LỜI CẢM TẠ tháng năm 2006 Qua trình học tập trường Đại Học Nông Lâm nhận nhiều hướng dẫn dạy tận tình quý Thầy Cô, để hôm hoàn thành luận văn tốt nghiệp Chân thành cảm ơn: Thầy Nguyễn Văn Ngãi - Giảng viên Khoa Kinh Tế tận tình hướng dẫn bảo suốt trình học tập hoàn thành Luận Văn Chú Lâm Văn Luân - Chánh tra Nguyễn Văn Thạnh - phó Chánh tra Quận – TP.Hồ Chí Minh, anh chị công tác quan Các cô anh chị công tác phòng ban phường trực thuộc UBND Quận tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ suốt thời gian thực tập Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ba Mẹ, anh chị em người thân gia đình sinh thành nuôi dạy cho có ngày hôm Cuối thật cảm ơn người bạn lớp người bạn thân thiết góp công sức quý báu lời động viên trình thực đề tài Sinh viên : Đỗ Nguyễn Yến Nhi NỘI DUNG TÓM TẮT ĐỖ NGUYỄN YẾN NHI, Khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng năm 2006 Nghiên cứu đời sống hộ bị thu hồi đất - Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2005 Quy hoạch, đền bù, giải toả vấn đề nóng bỏng Việt Nam nói chung Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, xã hội người dân quan tâm vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống họ Đề tài thực dựa sở phân tích số liệu điều tra ngẫu nhiên 52 hộ có đất bị thu hồi giải toả địa bàn Quận giai đoạn 2001 – 2005, từ phân tích tác động trực tiếp việc thu hồi đất lên hộ dân nhằm đánh giá cách đắn thay đổi đời sống hộ so với trước bị thu hồi đất, có nhiều hộ tốt không hộ xấu vấn đề quan trọng việc hộ sử dụng tiền đền bù Tiếp theo tổng hợp vấn đề lý luận, đặc biệt vấn đề hữu dụng người tiêu dùng việc Nhà nước trợ cấp tiền hay vật từ phân tích làm sở cho việc đề xuất sách liên quan đến tái định cư Sau đề xuất giải pháp liên quan đến việc đền bù giải toả nhằm giúp Quận thực tốt công tác ổn định đời sống người dân sau giải toả cho phù hợp với định hướng phát triển chung Quận thời gian tới Cuối đề tài đến kết luận công tác đền bù giải tỏa, sách tái định cư ảnh hưởng đến đời sống hộ đưa số kiến nghị ASBTRACT DO NGUYEN YEN NHI, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho Chi Minh City July, 2006 Researching the life of the household who is revoked land - Seven District, Ho Chi Minh City from 2001 to 2005 Scheme, compensate, release is one of burning problem in Viet Nam in general and Ho Chi Minh in particular which society and every people always care about because it effects on their life directly The theme is realized by basis of data analysis from forms of 52 household who have revoked land at Seven District from 2001 to 2005, thence to analyse directly effects of the revoke and release land on households to evaluate exactly the change of their life in comparison with the time before they is revoked land, there are many household to become better but there are a lot of people to become worse than and a important problem is how to use compenated money The following collects argument problem, specially is useful of consumer in transfer in money or in kind, thence analyse and reason to propose policy which relate with resettlement After that, the theme propose some solutions about compenation and releasion to help government realize better in stable life mission of people after releasion so that according with orient general development of Seven District in next time Finally, the theme concludes about compenation and releasion, resettlement policy as well as its effects on household’life and lodge some petition MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt i Danh mục bảng iii Danh mục biểu – hình v Danh mục phụ lục vi CHƯƠNG :ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Sự cần thiết đề tài 1.2 Mục đích nghiên cứu ý nghĩa 1.2.1 Mục đích nghiên cứu 1.2.2 Ý nghĩa 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.4 Cấu trúc luận văn CHƯƠNG :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mô thức nghiên cứu 2.2 Cơ sở lý luận 2.2.1 Khái niệm thu hồi đất 2.2.2 Chính sách bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi 2.2.3 Ảnh hưởng thu hồi đất đến đời sống người bị thu hồi 2.2.4 Hữu dụng người bồi thường vật chất tiền 2.3 Cơ sở pháp lý 10 2.4 Phương pháp nghiên cứu 12 CHƯƠNG : TỔNG QUAN 3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên 14 3.1.1 Vị trí địa lý 14 3.1.2 Địa hình 14 3.1.3 Khí hậu 15 3.1.4 Thuỷ văn 16 3.1.5 Thổ nhưỡng 16 3.2 Đặc điểm dân số lao động 17 3.2.1 Dân số 17 3.2.2 Lao động việc làm 18 3.2.3 Tín ngưỡng - Tôn giáo 20 3.3 Tình hình phát triển kinh tế 20 3.3.1 Tốc độ tăng trưởng 20 3.3.2 Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế 23 3.4 Thực trạng phát triển ngành kinh tế 23 3.4.1 Công nghiệp – TTCN 23 3.4.2 Thương mại - Dịch vụ 24 3.4.3 Xây dựng 27 3.4.4 Vận tải – bốc xếp 28 3.4.5 Nông nghiệp 30 3.4.6 Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển kinh tế địa bàn Quận 31 3.5 Thực trạng phát triển sở hạ tầng đô thị 31 3.5.1 Giao thông 31 3.5.2 Cấp thoát nước 33 3.5.3 Điện sinh hoạt 33 3.6 Giáo dục – Y tế 34 3.6.1 Giáo dục 34 3.6.2 Y tế 34 3.7 Văn hoá – TDTT 35 3.8 Đánh giá trạng sử dụng đất đai biến động đất đai 36 3.8.1 Đánh giá trạng sử dụng đất đai 36 3.8.2 Hiện trạng quỹ đất 36 3.9 Tình hình biến động đất đai qua năm 37 3.9.1 Biến động quỹ đất tự nhiên 38 3.9.2 Biến động diện tích đất nông nghiệp 38 3.9.3 Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 40 CHƯƠNG : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình biến động đất đai hộ điều tra 43 4.1.1 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 43 4.1.2 Diện tích đất phi nông nghiệp bị thu hồi 44 4.2 Tình hình bị thu hồi đất hộ điều tra 46 4.3 Nguồn thu nhập từ đền bù 47 4.4 Vấn đề sử dụng thu nhập từ đền bù 48 4.5 Ảnh hưởng việc đền bù đến đời sống người dân 50 4.5.1 Thu nhập 50 4.5.2 Nghề nghiệp, lao động 54 4.5.3 Nhà điều kiện sống 56 4.6 Chính sách tái định cư Nhà nước 60 4.6.1 Ưu điểm 61 4.6.2 Nhược điểm 61 4.6.3 Hữu dụng người đền bù tiền tái định cư 63 4.7 Ý kiến hộ bị thu hồi 64 4.8 Đề xuất giải pháp sách 65 CHƯƠNG : KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 68 5.2 Kiến nghị 68 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NĐ – CP : Nghị định TT – BTNMT : Thường trực Bộ Tài nguyên – Môi trường TTg : Thủ tướng UB – ĐT : Uỷ ban - điều tra UBND : Uỷ ban nhân dân TN – MT – KHTH : Tài nguyên – Môi trường - Kế hoạch thực QĐ-UB-KT : Quyết định - Uỷ ban - Kinh tế CT : Chỉ thị QĐ – UB – QLĐT : Quyết định - Uỷ ban - Quản lí đất đai GTSX : Giá trị sản xuất KCX : Khu chế xuất TTCN : tiểu thủ công nghiệp PTBQ : phát triển bình quân NN : nông nghiêp CN : công nghiệp XD : xây dựng TM – DV : thương mại dịch vụ VT : vận tải TW : trung ương DN : doanh nghiệp TNHH : trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC CÁC BẢNG giữ xe, tạp vụ … học hỏi thêm sở Tuy nhiên, lúc giải hết số lao động cần có định hướng xa mở trường đào tạo nghề có hỗ trợ giáo dục để tạo nên đội ngũ lao động kế thừa có trình độ Hướng dẫn cách chi tiêu tiền đền bù Thật vậy, phận dân cư sau nhận số tiền lớn từ đền bù giải toả không định hướng sử dụng nguồn vốn có cách hợp lý tạo nên lãng phí có nguy phát sinh tệ nạn gánh nặng cho xã hội Như vậy, Quận cần có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng vốn, đặc biệt hướng dẫn đầu tư sản xuất kinh doanh cách thức gửi tiết kiệm cho phù hợp với đối tượng cụ thể nhằm ổn định đời sống lâu dài Thủ tục hành liên quan đến di dời, đền bù giải toả Việc giải thủ tục hành liên quan đến di dời vấn đề đáng quan tâm Đối với hộ bị thu hồi đất việc ổn định sống sau giải toả vấn đề quan trọng Tuy nhiên, theo ý kiến thu từ trình điều tra thủ tục hành nhiều vướng mắc khiến cho đời sống chưa thể vào nề nếp : xin chuyển đổi loại hình kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh, chuyển trường cho cái, làm hộ khẩu… Như vậy, tạo điều kiện thuận lợi khâu hành vấn đề cấp thiết cần cấp lãnh đạo quan tâm mức nhằm tạo điều kiện ổn định đời sống hộ sau bị thu hồi đất Bỏ tái định cư Mặc dù Nhà nước muốn hỗ trợ cho người bị thu hồi đất có chỗ nhằm phục vụ cho việc giải tỏa mặt làm cách nhanh chóng đảm bảo tiến độ thi công công trình, việc thực sách tái định cư tồn số nhược điểm phân tích trên, đặc biệt ảnh hưởng đến hữu dụng cá nhân ảnh hưởng đến hữu dụng chung tập thể xã hội Nếu đền bù tiền người bị thu hồi đất có hội để lựa chọn việc tiêu dùng hàng hóa mà đem lại hữa dụng cao cho họ trình bày chi tiết phần phân tích phía Do đó, vừa để hạn chế tiêu cực việc thực sách tái định cư đồng thời tăng hữu dụng phúc lợi xã hội, đề tài đề nghị bỏ sách tái định cư Toàn số tiền chênh lệch đền bù tiền thẳng cho người bị thu hồi đất Và người thu hồi đất tự giải nhà cho theo chế thị trường, có nghĩa họ tự lựa chọn định mua theo nhu cầu thị trường Mặt khác, để hỗ trợ cho vấn đề Nhà nước cần hỗ trợ mặt hành chánh sở pháp lý thị trường nhà đất phát triển tạo nguồn cung sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhà cho người bị thu hồi đất CHƯƠNG KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Sau năm thực công tác đền bù giải toả, sách đền bù giải toả Nhà nước có nhiều thay đổi, đời sống người dân sau giải toả nâng cao Tuy nhiên, vấn đề sử dụng nguồn thu nhập từ đền bù nhiều vấn đề đáng lo ngại, phận dân cư mang tâm lý thụ động, thích hưởng thụ gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội Bên cạnh đó, sách tái định cư Nhà nước nhiều bất cập, tiến độ thi công chậm, chất lượng điều kiện sống chưa thực tốt ảnh hưởng đáng kể đến sống hộ sau đất đai bị thu hồi 5.2 Kiến nghị Nhà nước cần có sách cụ thể nhằm ổn định đời sống hộ sau thu hồi đất, hỗ trợ việc làm, học hành, tạo điều kiện thuận lợi vốn giải thủ tục hành nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao mức sống cho người dân Bên cạnh đó, việc hướng dẫn định hướng sử dụng vốn vấn đề cần quan tam mức, tránh tình trạng tiêu pha lãng phí gây thất nghiệp nghèo đói kéo dài Và vấn đề quan trọng nên bỏ tái định cư, chuyển khoản chênh lệch vào khoản tiền đền bù cho hộ dân Như hộ chủ động việc chọn nơi “an cư” cho thân gia đình Đồng thời làm giảm áp lực giải tái định cư cấp quyền chờ tái định cư hộ dân TÀI LIỆU THAM KHẢO Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị – Biên soạn GS – TS Nguyễn Thế Bá Báo cáo tổng kết cuối năm phòng Quản lý đô thị Quận từ 2001 – 2005 Báo cáo kế hoạch sử dụng đất Quận năm 2001 – 2005 Báo cáo tổng kết cuối năm từ 2001 – 2005 UBND Quận Niên giám thống kê Quận Các văn pháp lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Quận đến năm 2010 2020 Nghị định 197/2004 Chính phủ “Bồi thường, hỗ trợ tái định cư Nhà nước thu hồi đất” Địa trang web Thành phố Hồ Chí Minh : www.hochiminhcity.gov.vn Địa trang web Sở Tài Nguyên – Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh www.donre.hochiminhcity.gov.vn 10 Địa trang web Quận – Thành phố Hồ Chí Minh www.quan7.hochiminhcity.gov.vn 11 Địa : www.nhadattphcm.gov.vn 12 Địa trang web báo Thanh Niên Việt Nam : www.thanhnien.com.vn 13 Tạp chí Phát triển kinh tế số 27 tháng 12 – 2001 14 Tài liệu nước : Economics seventh edition – David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch BẢNG ĐIỀU TRA ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN  NHỮNG THÔNG TIN CHUNG Họ tên chủ hộ : ……………………………………………………… Địa : ………………………………………………………………… Họ tên người vấn : ……………………………………… Giới tính : …… Tuổi ………Trình độ văn hoá : ……… Dân tộc……… Năm định cư gia đình : ………… Đến từ tỉnh : …………………… Tình hình chung hộ : Có hộ Chưa có TÌNH HÌNH CỦA HỘ KHI BỊ THU HỒI ĐẤT • Mục đích việc thu hồi đất : ………………………………… • Số đất bị thu hồi : …………… • Số tiền đền bù : ………………………… • Có tái định cư không ?  Nếu không, ?  Nếu có :  Diện tích : ……………………  Ở đâu : ………………………  Giá : …………………………  Mục đích sử dụng : ………………………………  Số tiền thu từ mảnh đất tái định cư ( có ) : ……… TÌNH HÌNH CỦA HỘ TRƯỚC VÀ SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT 2.1 Đất đai : • Diện tích đất đai gia đình sở hữu trước : ………… • Diện tích đất đai gia đình sở hữu : ………… • Diện tích gia đình sử dụng : ………… • Diện tích gia đình thuê để canh tác : …………… • Diện tích đất tăng / giảm : ………  Bao nhiêu : ………………  Lý : ……………………………………… Stt Mục đích Diện tích ( m2 ) Trước Đất thổ cư Đất vườn/ rừng Đất canh tác hàng năm Ao nuôi trồng thuỷ sản Đất bỏ hoang Đất sử dụng khác 2.3 Nhân nghề nghiệp : Sau Quan hệ Giới Stt với chủ Tuổi tính hộ Trước Sau Nghề Trước Sau Nghề phụ Thay đổi chuyên đổi nghề môn Lý thay Khó Khăn chủ hộ Ý kiến 2.2 Thu nhập : 2.2.1 Thu nhập nông nghiệp : 2.2.1.1 Trước bị thu hồi : - Trồng trọt : ĐVT : ngàn đồng Loại trồng Diện tích Chi phí Doanh thu Lợi nhuận - Chăn nuôi : ĐVT : ngàn đồng Loài vật nuôi Số Chi phí TB Doanh thu Lợi nhuận 2.2.1.2 Sau bị thu hồi - Trồng trọt ĐVT : ngàn đồng Loại trồng Diện tích Số vụ / năm Chi phi TB Doanh thu - Chăn nuôi : ĐVT : ngàn đồng Loài vật nuôi Số Số vụ / năm Chi phí TB Doanh thu 2.2.3 Thu nhập khác : 2.2.3.1 Trước bị thu hồi : ĐVT : Ngàn đồng Tên ngành Người tham gia Tháng / người Tháng / năm Lương / tháng Công nghiệp Dịch vụ Buôn bán Khác 2.2.3.2 Sau bị thu hồi : ĐVT : Ngàn đồng Tên ngành Người tham gia Tháng / người Tháng / năm Lương / tháng Công nghiệp Dịch vụ Buôn bán Khác 2.4 Điều kiện sinh hoạt : 2.4.1 Nhà : Đặc điểm nhà trước bị thu hồi đất ? Loại nhà ? ……………… Đặc điểm nhà sau bị thu hồi đất ? Loại nhà ? ………………… Mái = ngói = đúc = tone/thiếc = Nền = gạch = gạch tàu = xi măng = đất Vách = tường = = đất = khác Tầng = = lầu = lầu = khác 2.4.2 Đánh giá điều kiện sống so với trước : Điều kiện sống Thay đổi Nguyên nhân thay đổi Khó khăn Nhà Điện Nước Trường học Chăm sóc sức khoẻ Thu nhập Ghi : = tốt , = xấu hơn, = không thay đổi 2.4.3 Tình hình sử dụng thu nhập từ đền bù hộ : ĐVT : ngàn đồng Chỉ tiêu Chia cho người thân Mua lại đất Xây sửa lại nhà Mua sắm đồ dùng nhà Học nghề Đầu tư sản xuất Số tiền Cơ cấu (%) Mua bán ,dịch vụ Tiêu xài khác Gửi tiết kiệm Tổng số tiền • Trong năm qua, sách đền bù giải toả, tái định cư Nhà nước ảnh hưởng đến gia đình ? ………………………… • Chính sách đền bù Nhà nước có thoả đáng không ? • Tại ? • Ý kiến đề xuất gia đình :

Ngày đăng: 09/08/2016, 20:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Nghị định 197/2004 của Chính phủ về “Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
6. Các văn bản pháp lý về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Quận 7 đến năm 2010 và 2020 Khác
9. Địa chỉ trang web Sở Tài Nguyên – Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh www.donre.hochiminhcity.gov.vn Khác
10. Địa chỉ trang web Quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh www.quan7.hochiminhcity.gov.vn Khác
12. Địa chỉ trang web báo Thanh Niên Việt Nam : www.thanhnien.com.vn 13. Tạp chí Phát triển kinh tế số 27 tháng 12 – 2001 Khác
14. Tài liệu nước ngoài : Economics seventh edition – David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w