Đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức và hộ gia đình tại xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước” được thực hiện từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011 tại xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Đề tài sử dụng một số công cụ trong phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia để điều tra và thu thập các thông tin cần thiết. Kết quả tóm tắt như sau: (1) Mô tả được thực trạng của công tác giao khoán đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình tại xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Các kết quả thể hiện qua quá trình giao đất của BQL rừng phòng hộ Minh Đức, tình hình sử dụng đất sau khi giao cho tổ chức và hộ gia đình. (2) Xác định được 7 mô hình cây trồng, vật nuôi được áp dụng và tồn tại ở khu vực nghiên cứu. Gồm 5 mô hình trồng thuần loại một loài cây là: cao su, xoài, quýt, nhãn, xà cừ và 1 mô hình trồng rừng hỗn giao hai loài cây là sao xen dầu; ngoài ra có 1 mô hình nuôi heo. (3) Phân tích được hiệu quả kinh tế đem lại từ các mô hình cây trồng, vật nuôi sau khi giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình. Trong đó, mô hình cây cao su và xoài đem lại hiệu quả kinh tế nhiều nhất, ổn định nhất so với các mô hình cây trồng, vật nuôi khác. (4) Thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp tại xã Tân Hiệp đã tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định cuộc sống không chỉ cho các hộ nhận đất mà cho cả những hộ gia đình không tham gia nhận đất. (5) Tình trạng chuyển nhượng đất đã giao khoán ở các hộ gia đình đã gây ra những bất ổn xã hội cho địa phương như tình trạng thiếu đất sản xuất, tình trạng phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp. (6) Với việc phủ xanh diện tích đất không có rừng bằng những loài cây lâu niên đã góp phần tăng độ che phủ, nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn cho lòng hồ Dầu Tiếng. (7) Số loài cây trồng ít và các mô hình cây trồng được áp dụng chủ yếu là thuần loại một loài cây, điều đó còn hạn chế nếu xét dưới khía cạnh của canh tác bền vững. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Giao đất, giao rừng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Chính sách giao đất, giao rừng thực sự có vai trò rất lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đã trở thành đòn bẩy để phát triển kinh tế lâm nghiệp và nông thôn; đồng thời nó cũng thể hiện sự thay đổi lớn phương thức sản xuất từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp có sự tham gia của toàn xã hội (Trương Phi Long, 2009). Theo Tuyet và ctv (1999), chính sách giao đất, giao rừng đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân sống trong rừng và ven rừng, tạo điều kiện cho người dân tham gia tiến trình sản xuất lâm nghiệp và thực sự làm chủ trên mảnh đất được giao. Bên cạnh những kết quả kinh tế đạt được, diện tích đất trống được phủ xanh đã nâng độ che phủ của rừng đảm bảo chức năng phòng hộ khu vực (Nguyễn Chí Thâm, 2009). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một trong những nội dung rất quan trọng, đặc biệt đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất có vai trò quan trọng nhằm tổ chức lại cách sử dụng đất đạt hiệu quả cao hơn. Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp nghĩa là xem xét người được giao đất đã đầu tư như thế nào trên phần diện tích đất nhận được, những hoạt động gì đã được thực hiện trên đất ấy để giúp người dân có được một sinh kế bền vững (Bộ NNPTNT, 1998). BQL rừng phòng hộ Minh Đức (trước đây là lâm trường Minh Đức) nằm trên địa bàn hai huyện, thị xã: Bình Long và Hớn Quản của tỉnh Bình Phước, có tổng diện tích tự nhiên 20.567 ha, trong đó 3.471 ha quy hoạch là đất rừng phòng hộ và 17.096 ha là đất rừng sản xuất. Hiện trạng rừng chủ yếu là đất không rừng 14.706 ha, chiếm 71,5% diện tích tự nhiên (UBND xã Tân Hiệp, 2005), vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của BQL rừng phòng hộ Minh Đức là trồng rừng để tăng độ che phủ, đảm bảo chức năng phòng hộ hồ Dầu Tiếng và kinh doanh gỗ nguyên liệu. BQL rừng phòng hộ Minh Đức đã sử dụng nguồn vốn của Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và vốn của địa phương để thực hiện trồng rừng trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ. Đối với đất quy hoạch rừng sản xuất, nguồn vốn được thu hút từ các tổ chức, hộ gia đình thông qua các chính sách của nhà nước về giao đất lâm nghiệp để trồng rừng và trồng cây công nghiệp. Căn cứ vào các quy định trong giao đất lâm nghiệp, BQL rừng phòng hộ Minh Đức đã thực hiện giao khoán 11.555,2 ha đất rừng sản xuất (chiếm 56,2% diện tích tự nhiên) để trồng cây lâm nghiệp, công nghiệp và chăn nuôi gia súc cho các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn 6 xã: Thanh Lương, Tân Hiệp, Đồng Nơ, Minh Đức, Minh Tâm và An Phú. Trong đó, xã Tân Hiệp là xã thực hiện giao khoán đất lâm nghiệp nhiều nhất với tổng diện tích giao là 4.778 ha cho 3 tổ chức và 1.303 hộ gia đình. Quá trình bàn giao đất lâm nghiệp tại xã Tân Hiệp được bắt đầu từ năm 1994 và đến năm 2001 cơ bản đã giao toàn bộ diện tích đất không rừng (BQL rừng phòng hộ Minh Đức, 2009). Ở tỉnh Bình Phước nói chung, xã Tân Hiệp nói riêng, đã trải qua nhiều năm giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, những kết quả tích cực và những tồn tại của quá trình này đã bộc lộ ra. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua đã không có những nghiên cứu đánh giá một cách khoa học về tiến trình cũng như kết quả của hoạt động này ngoài một vài báo cáo hành chính. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức và hộ gia đình tại xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định là: 1. Mô tả thực trạng quá trình giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và tình hình sử dụng đất của họ. 2. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của việc sử dụng đất dựa trên các mô hình cây trồng hiện có trên đất được giao. 3. Phân tích hiệu quả về mặt xã hội và môi trường đối với việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình để sản xuất nông lâm nghiệp. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các tổ chức và hộ gia đình nhận đất lâm nghiệp trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2010. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, ở đây có 8 thôn của xã và 3 công ty khác nhận đất từ lâm trường Minh Đức (cũ). Về nội dung: Do thời gian và điều kiện không cho phép, đề tài không phân tích các vấn đề liên quan đến nội dung của chính sách giao khoán đất lâm nghiệp của nhà nước và về việc thực hiện những nội dung này của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ rừng. Đề tài được giới hạn phân tích hiệu quả sử dụng đất thông qua việc xác định và tính toán các chỉ tiêu có thể thu thập được từ cách tiếp cận có sự tham gia, gồm: Hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất, bao gồm việc xác định các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập và lợi nhuận của các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên đất được giao như: NPV và BCR. Hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu liên quan đến hộ gia đình như: số hộ có đất và không có đất sản xuất, số hộ mua bán hay chuyển nhượng đất sản xuất, số hộ trực tiếp tham gia vào các mô hình sản xuất và số hộ đi làm thuê trên tổng số hộ của cộng đồng. Hiệu quả môi trường được phân tích thông qua các chỉ tiêu như: sự đa dạng về mô hình trồng, tỷ lệ che phủ bởi các mô hình sản xuất, tỷ lệ diện tích đất được sử dụng, thời gian sử dụng đất của những mô hình này. Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Các chính sách liên quan tới giao đất và sử dụng đất lâm nghiệp 2.1.1 Trên thế giới Chính sách về đất đai ở một số nước châu Á đã có những bước cải cách rõ nét tạo điều kiện cho người dân làm chủ được đất đai thông qua nhiều hình thức. Ở Trung Quốc, trong những năm qua việc khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng ở Trung Quốc được điều chỉnh bởi hàng loạt các văn bản chính sách pháp luật đất đai. Do vậy, quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp ở Trung Quốc đã phát triển và đạt được những kết quả tốt, đã cải thiện được môi trường sinh thái và nâng cao sản xuất gỗ. Đối với đất lâm nghiệp, Trung Quốc ban hành nghị định về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, một trong những điểm nổi bật của nghị định này là thực hiện chủ trương giao cho chính quyền các cấp từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, tiến hành cấp chứng nhận quyền chủ đất rừng cho tất cả các chủ rừng là những tập thể và tư nhân. Ở Thái Lan, luật ruộng đất ban hành đã công nhận toàn bộ đất đai bao gồm đất khu dân cư đều có thể được mua lại từ cá nhân. Các chủ đất có quyền tự do chuyển nhượng, cầm cố một cách hợp pháp, từ đó Chính phủ có được toàn bộ đất trồng (có khả năng trồng trọt được) và nhân dân đã trở thành người làm công trên đất ấy. Đối với đất rừng, để đối phó với vấn đề suy thoái đất, xâm lấn rừng, Thái Lan thực hiện chương trình giấy chứng nhận quyền hoa lợi trong rừng dự trữ quốc gia và chương trình làng lâm nghiệp nhằm giải quyết cho những hộ gia đình được ở trên đất rừng. Quá trình thực hiện chương trình này đã thành lập được 98 làng lâm nghiệp với 1 triệu hộ gia đình tham gia. Tại Indonesia, nhà nước Indonesia quy định mỗi hộ nông dân ở gần rừng được nhận khoán 2.500 m2 đất để trồng cây, hai năm đầu được phép trồng lúa cạn, hoa màu trên diện tích đó và được quyền hưởng toàn bộ sản phẩm, không phải nộp thuế. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, nhà nước còn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn làm nghề cho người dân, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi họ sinh sống. Từ đó, việc quản lý rừng và đất rừng ở Indonesia bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể (trích dẫn bởi Nguyễn Chí Thâm, 2009). 2.1.2 Ở Việt Nam (1) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài. Theo luật đất đai năm 1993, Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các địa bàn dân cư, xây dựng các cơ sở, kinh tế văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng cho nên đất đai chính là một tư liệu sản xuất không có gì thay thế được. Luật đất đai (sửa đổi 2003) quy định việc quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất như sau: quy hoạch đất đai là việc khoanh định hoặc điều chỉnh đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước, là sự tính toán, phân bổ việc sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian. Mục tiêu của việc quy hoạch đất đai là xây dựng cơ sở khoa học làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, nhằm lựa chọn phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng. Luật đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật đã quy định nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định. Sau đây là một số điểm liên quan: Về giao đất: Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới các hình thức giao đất không thu tiền và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Chuyển mục đích sử dụng đất: Luật pháp hiện hành quy định người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, như chuyển đất chuyên trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng và đất nuôi trồng thủy sản; hoặc chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác; chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Quyền sử dụng thực tế và quyền sử dụng pháp lý Quyền sử dụng đất của các đối tượng được giao đất được xác định về mặt pháp lý bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, giấy phép sử dụng đất cho cộng đồng, giấy phép sử dụng đất cho các tổ chức xã hội. Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là “sổ đỏ”) là xác lập sự công nhận của xã hội về một số các quyền đối với đất đai (Lâm nghiệp xã hội đại cương, 2002). Tuy nhiên, trong xã hội cũng tồn tại những “quyền sử dụng thực tế”, nghĩa là những trường hợp người sử dụng đất thực tế vẫn sử dụng một số diện tích đất tuy chưa được công nhận về mặt pháp lý. Quyền sử dụng thực tế có thể bị chi phối bởi sự đồng thuận hay tập quán địa phương, hay sự chậm chạp trong việc xác lập thủ tục công nhận quyền sử dụng chính thức. Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng Cũng có xu hướng phân biệt quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng (tài nguyên sinh vật trên đất rừng). Quyền sử dụng rừng theo truyền thống cũng được ghi nhận trong một số nhóm dân cư, mặc dù họ không có quyền đối với đất lâm nghiệp, ví dụ như các nhóm săn bắt, thu hái lâm sản ngoài gỗ. Mặc dù được giao đất, quyền sản xuất và chuyển nhượng đất lâm nghiệp bị chi phối bởi các quy định của ngành lâm nghiệp nhằm thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Do đó, “không gian quyết định” các loại hình sản xuất (nông nghiệp, nông lâm kết hợp, lâm nghiệp), lựa chọn cây trồng, trao đổi sản phẩm và thừa kế sẽ phụ thuộc vào mức độ kiểm soát của các quy định này (Lâm nghiệp xã hội đại cương, 2002). (2) Từ khi ban hành luật bảo vệ và phát triển rừng do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 1981991 và sửa đổi năm 2004 thì đã có nhiều văn bản pháp luật chủ yếu liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng. Các chủ thể cơ quan nhà nước như ban quản lý, lâm trường là chủ dự án. Vì vậy mà hàng loạt công tác giao đất giao rừng được diễn ra với phương châm chủ yếu là phát triển lâm nghiệp cộng đồng có sự tham gia của người dân.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP ĐÃ GIAO CHO CÁC TỔ CHỨC VÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ TÂN HIỆP, HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC VƯƠNG VĂN HÀO Hội đồng chấm luận văn Chủ tịch: PGS.TS PHẠM VĂN HIỀN Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Thư ký: TS PHẠM TRỊNH HÙNG Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Phản biện 1: TS LA VĨNH HẢI HÀ Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Phản biện 2: TS NGUYỄN NGỌC THÙY Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Ủy viên: TS BÙI VIỆT HẢI Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh i LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên Vương Văn Hào, sinh ngày 20 tháng 01 năm 1964, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước Con ông Phạm Văn Viện bà Vương Thị Sẳng Tốt nghiệp tú tài Trường cấp III Bến Cát, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé (cũ), năm 1981 Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp hệ quy trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1994 Năm 1985 – 1989 công tác Xí nghiệp thiết kế lâm nghiệp Sông Bé Năm 1989 – 1996 công tác Chi cục Kiểm lâm Sông Bé Từ năm 1997 đến công tác Chi cục Kiểm lâm Bình Phước Tháng năm 2008 theo học Cao học ngành Lâm học Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Tình trạng gia đình: Vợ Lý Thiên Kim, kết hôn năm 1991 Con gái Vương Anh Thư, sinh năm 1993 Con trai Vương Tuấn Kiệt, sinh năm 1994 Địa liên lạc: Số nhà 1054, đường Cách mạng tháng Tám, khu 4, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0919.561.293 Email: vuongvanhao@gmail.com ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa công bố công trình khác Ký tên VƯƠNG VĂN HÀO iii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả nhận hỗ trợ giúp đỡ Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh quý Thầy, Cô tận tình giảng dạy suốt chương trình đào tạo thạc sỹ Đặc biệt tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Bùi Việt Hải tận tình hướng dẫn giúp đỡ hoàn thành luận văn Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước, tạo điều kiện thuận lợi cho suốt trình học tập thực hoàn thành đề tài tốt nghiệp Tác giả xin cảm ơn ủng hộ nhiệt tình đồng nghiệp, cảm ơn động viên chia sẻ gia đình bạn bè thân hữu gần xa Cuối tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mẹ cha, người có công sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ tác giả trưởng thành đến hôm TP Hồ Chí Minh, tháng năm 2011 Tác giả: Vương Văn Hào iv TÓM TẮT Đề tài “Phân tích hiệu sử dụng đất lâm nghiệp giao cho tổ chức hộ gia đình xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước” thực từ tháng năm 2011 đến tháng năm 2011 xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước Đề tài sử dụng số công cụ phương pháp đánh giá nông thôn có tham gia để điều tra thu thập thông tin cần thiết Kết tóm tắt sau: (1) Mô tả thực trạng công tác giao khoán đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước Các kết thể qua trình giao đất BQL rừng phòng hộ Minh Đức, tình hình sử dụng đất sau giao cho tổ chức hộ gia đình (2) Xác định mô hình trồng, vật nuôi áp dụng tồn khu vực nghiên cứu Gồm mô hình trồng loại loài là: cao su, xoài, quýt, nhãn, xà cừ mô hình trồng rừng hỗn giao hai loài xen dầu; có mô hình nuôi heo (3) Phân tích hiệu kinh tế đem lại từ mô hình trồng, vật nuôi sau giao đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình Trong đó, mô hình cao su xoài đem lại hiệu kinh tế nhiều nhất, ổn định so với mô hình trồng, vật nuôi khác (4) Thực sách giao khoán đất lâm nghiệp xã Tân Hiệp tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định sống không cho hộ nhận đất mà cho hộ gia đình không tham gia nhận đất (5) Tình trạng chuyển nhượng đất giao khoán hộ gia đình gây bất ổn xã hội cho địa phương tình trạng thiếu đất sản xuất, tình trạng phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp v (6) Với việc phủ xanh diện tích đất rừng loài lâu niên góp phần tăng độ che phủ, nâng cao khả phòng hộ đầu nguồn cho lòng hồ Dầu Tiếng (7) Số loài trồng mô hình trồng áp dụng chủ yếu loại loài cây, điều hạn chế xét khía cạnh canh tác bền vững vi SUMMANY The thesis “Analysis of forestland using efficiency in the organizations and households in Tan Hiep Commune, Hon Quan District, Binh Phuoc Province“ was implemented from March to September, 2011 in Tan Hiep Commune, Hon Quan District, Binh Phuoc Province The thesis used some tools of the Participatory Rural Appraisal Methods (PRA) to collect the necessary data The thesis achieved the following findings: (1) Describing the situation of forestland allocation in the organizations and households in Tan Hiep Commune, Hon Quan District, Binh Phuoc Province The results were achieved under the forestland allocation process monitored by Minh Duc Protection Forest Management Board and the land use after the organizations and households received the land (2) Identifying seven plant and animal farming models applied and presented in the study area, including six monocultural plant farming models such as Hevea brasilinensis, Mangifera flave, Citrus deliciosa tenore, Euphoria longanae, Khaya senegalensis, Sus cristatus, and one mixed model of two species of plants including Hopea odorata, Dipterocarpus alatus (3) Analysing the economic efficiency of the plant and animal farming models after the forestland was allocated to the organizations and households In comparison with other models, the economic efficiency of Hevea brasilinensis and Mangifera flave models are the most effective and stable ones vii (4) Implementing the forestland allocation policy in Tan Hiep Commune helped create many jobs and contributed to stabilize not only the life of the involved households but also the life of the uninvolved ones (5) Finding out the social aftermaths such as lack of land for production and deforestation caused by the forestland transfer to the households (6) Determining the positive influences by greening the non-forestland with the perennial plants such as increasing the forest cover and improving the protection capacity for Dau Tieng lake (7) Indicating the small amount of tree species and the plant farming models applied mostly was the monocultural plant farming ones This showed some weaknesses in terms of sustainable farming viii MỤC LỤC CHƯƠNG TRANG Trang chuẩn y i Lý lịch cá nhân ii Lời cam kết iii Lời cám ơn iv Tóm tắt luận văn v Mục lục ix Danh sách bảng xii Danh sách hình xv Danh sách chữ viết tắt xvi Chương MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Chương TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Các sách liên quan đến giao đất sử dụng đất lâm nghiệp 2.1.1 Trên giới 2.1.2 Ở Việt Nam 2.2 Các nghiên cứu hiệu công tác giao đất, giao rừng, hiệu ix sử dụng đất 2.2.1 Trên giới 2.2.2 Ở Việt Nam 2.3 Những điểm rút phục vụ cho nghiên cứu 10 Chương ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1 Tổng quan địa điểm nghiên cứu 13 3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 13 3.1.2 Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội 16 3.1.3 Đặc điểm tài nguyên rừng 18 3.1.4 Đánh giá chung địa điểm nghiên cứu 19 3.2 Nội dung nghiên cứu 20 3.3 Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1 Phương pháp luận tổng quát xác định đối tượng nghiên cứu 21 3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 23 3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 24 3.3.4 Phương pháp xử lý phân tích số liệu 26 3.3.5 Xác định tiêu chí phân tích hiệu 27 Chương KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 4.1 Thực trạng việc giao sử dụng đất lâm nghiệp xã Tân Hiệp 32 4.1.1 Quá trình giao khoán đất lâm nghiệp 32 4.1.2 Quá trình nhận đất sử dụng đất hộ gia đình 34 4.1.3 Quá trình giao, nhận sử dụng đất tổ chức 44 4.1.4 Sự khác biệt cách sử dụng đất tổ chức hộ gia đình 50 4.2 Phân tích hiệu kinh tế việc sử dụng đất lâm nghiệp giao khoán x cho tổ chức hộ gia đình 51 4.2.1 Hiệu kinh tế từ mô hình trồng đất giao cho hộ gia đình 51 4.2.2 Hiệu kinh tế trước sau giao khoán đất hộ gia đình 56 4.2.3 Hiệu kinh tế từ mô hình trồng cây, vật nuôi tổ chức 61 4.3 Phân tích hiệu xã hội môi trường việc giao khoán đất lâm nghiệp cho tổ chức hộ gia đình 70 4.3.1 Hiệu mặt xã hội việc giao đất lâm nghiệp 70 4.3.2 Hiệu môi trường việc giao đất lâm nghiệp 76 Chương KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 5.1 Kết luận 80 5.2 Kiến nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHẦN PHỤ LỤC a Phụ lục 1a Câu hỏi vấn hộ gia đình a Phụ lục 1b Câu hỏi vấn tổ chức d Phụ lục 2a Số liệu điều tra hộ gia đình f Phụ lục 2b Số liệu điều tra tổ chức i Phụ lục Câu hỏi vấn nhóm trọng tâm k Phụ lục Kết phân tích số liệu Statgraphics k xi DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 3.1 Các đơn vị hành ấp thuộc xã Tân Hiệp 13 Bảng 3.2 Mối quan hệ đá mẹ, mẫu chất với loại đất đặc tính đất 14 Bảng 3.3 Một số đặc điểm hộ chủ hộ 131 hộ điều tra 24 Bảng 3.4 Đặc điểm dân tộc học vấn chủ hộ qua điều tra 24 Bảng 3.5 Tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng theo thời gian 29 Bảng 4.1a Thống kê số đơn vị diện tích giao năm xã Tân Hiệp 33 Bảng 4.1b Thống kê số đơn vị diện tích đất ấp xã Tân Hiệp 34 Bảng 4.2 Thống kê tình trạng giao nhận đất hộ gia đình 34 Bảng 4.3 Thống kê số hộ diện tích đất hộ theo tình trạng cư trú 35 Bảng 4.4 Thống kê tình trạng nhận chuyển nhượng đất theo thời gian 36 Bảng 4.5 Thống kê diện tích đất bình quân hộ ấp điều tra 37 Bảng 4.6 Thống kê diện tích bình quân hộ giàu, trung bình, nghèo 37 Bảng 4.7 Thống kê số hộ, diện tích theo trạng sử dụng đất giao 38 Bảng 4.8 Hiện trạng đất giao phân theo hộ giàu, trung bình nghèo 39 Bảng 4.9 Thống kê thời gian bắt đầu sử dụng đất so với thời điểm nhận 39 Bảng 4.10 Thống kê tình trạng số hộ trồng xen số năm có trồng xen 40 Bảng 4.11 Tình hình thay đổi trồng theo thời gian hộ gia đình 40 Bảng 4.12a Tình hình thay đổi trồng theo thời gian hộ giàu 41 Bảng 4.12b Tình hình thay đổi trồng theo thời gian hộ trung bình 41 Bảng 4.12c Tình hình thay đổi trồng theo thời gian hộ nghèo 42 xii Bảng 4.13 Thống kê tình hình thay đổi loài trồng theo thời gian 43 Bảng 4.14 Thống kê diện tích sử dụng đất qua năm ba tổ chức 46 Bảng 4.15 Tình hình thay đổi trồng tổ chức theo thời gian 48 Bảng 4.16 Cơ cấu trồng vật nuôi thời điểm 49 Bảng 4.17 Thống kê chi phí trồng chăm sóc trước thu hoạch 51 Bảng 4.18 Chi phí, sản lượng giá bán theo giai đoạn thu hoạch mô hình ăn 53 Bảng 4.19 Hiệu kinh tế từ mô hình ăn hộ gia đình 53 Bảng 4.20 Chi phí, sản lượng giá bán theo giai đoạn thu hoạch mô hình cao su hộ gia đình 54 Bảng 4.21 Hiệu kinh tế từ mô hình cao su hộ gia đình 55 Bảng 4.22 Hiệu kinh tế theo nhóm hộ giàu, trung bình, nghèo 56 Bảng 4.23 So sánh thu nhập bình quân trước sau nhận đất với thu nhập theo lương tối thiểu 57 Bảng 4.24 Thống kê số hộ theo cấp thu nhập trước sau nhận đất 58 Bảng 4.25 Thống kê mức thu nhập theo loại hình trước sau nhận đất 58 Bảng 4.26 Thống kê mức thu nhập hộ giàu, trung bình, nghèo 59 Bảng 4.27 Thống kê chi phí trước thu hoạch mô hình tổ chức 62 Bảng 4.28 Hiệu kinh tế từ mô hình keo tổ chức 63 Bảng 4.29 Chi phí, sản lượng giá bán theo giai đoạn thu hoạch mô hình xoài tổ chức 64 Bảng 4.30 Hiệu kinh tế từ mô hình xoài tổ chức 65 Bảng 4.31 Chi phí, sản lượng giá bán theo giai đoạn thu hoạch mô hình nhãn tổ chức xiii 65 Bảng 4.32 Hiệu kinh tế từ mô hình nhãn tổ chức 66 Bảng 4.33 Chi phí, sản lượng giá bán theo giai đoạn thu hoạch mô hình điều tổ chức 67 Bảng 4.34 Hiệu kinh tế từ mô hình điều tổ chức 67 Bảng 4,35 Chi phí, sản lượng giá bán theo giai đoạn thu hoạch mô hình cao su tổ chức 68 Bảng 4.36 Hiệu kinh tế từ mô hình cao su tổ chức 69 Bảng 4.37 Hiệu kinh tế từ mô hình nuôi heo tổ chức 69 Bảng 4.38 Thống kê hiệu kinh tế cho toàn mô hình tổ chức 70 Bảng 4.39 Thống kê tổng số hộ số hộ nhận đất, chuyển nhượng đất 71 Bảng 4.40 Vai trò người dân địa phương hoạt động 72 Bảng 4.41 Công lao động phục vụ sản xuất tổ chức 74 Bảng 4.42 Phân bố số nhân số lao động hộ điều tra 74 Bảng 4.43 Thống kê tổng thu nhập hộ theo số lao động hộ 75 Bảng 4.44a Tỷ lệ sử dụng đất (%) hộ giai đoạn khác 76 Bảng 4.44b Tỷ lệ sử dụng đất tổ chức giai đoạn khác 76 Bảng 4.45a Thời gian bắt đầu sử dụng đất thời gian thu hoạch liên tục hộ gia đình 78 Bảng 4.45b Thời gian bắt đầu sử dụng đất thời gian thu hoạch liên tục tổ chức xiv 79 DANH SÁNH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 4.1 So sánh diện tích đất nhận hai hình thức nhận đất 35 Hình 4.2 Tỷ lệ diện tích đất loại hình sử dụng đất giao 38 Hình 4.3 Thay đổi cấu trồng thông qua tỷ lệ sử dụng đất hộ 42 Hình 4.4 Diện tích sử dụng đất qua năm tổ chức 47 Hình 4.5 Cơ cấu trồng theo diện tích tổ chức 49 Hình 4.6 So sánh chi phí chi phí bình quân hai mô hình trồng 52 Hình 4.7 Chi phí thu nhập cao su năm có thu hoạch 54 Hình 4.8 So sánh thu nhập chi phí hai mô hình trồng 56 Hình 4.9 Tỷ lệ hai loại hình thu nhập hộ trước sau giao 58 Hình 4.10 Tỷ lệ thu nhập nông nghiệp phi nông 60 Hình 4.11a Cơ cấu thu nhập từ loại hình sản xuất nông nghiệp 60 Hình 4.11b Cơ cấu thu nhập từ loại hình phi nông nghiệp 61 Hình 4.12 So sánh chi phí chi phí bình quân mô hình trồng 63 Hình 4.13 Chi phí thu nhập xoài năm có thu hoạch 64 Hình 4.14 Chi phí thu nhập nhãn năm có thu hoạch 66 Hình 4.15 Chi phí thu nhập cao su năm có thu hoạch 68 Hình 4.16 Tỷ lệ sử dụng đất (%) hộ giai đoạn khác 77 Hình 4.17 Tỷ lệ sử dụng đất (%) tổ chức giai đoạn khác 78 xv DANH SÁNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCR Benefits to Cost Rate - Tỷ lệ thu nhập chi phí BPV Benefit Present Value - Giá trị thu nhập BQL Ban quản lý CPV Cost Present Value - Giá trị chi phí ĐHNL Đại học Nông lâm ĐHNN Đại học Nông nghiệp FAO Food and Agriculture Organization - Tổ chức lương thực Liên hiệp quốc GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã LNXH Lâm nghiệp xã hội NPV Net Present Value - Giá trị thu nhập ròng NN&PTNT Nông nghiệp Phát triển nông thôn PRA Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có tham gia QHSD Quy hoạch sử dụng RRA Rural Rapid Appraisal - Đánh giá nhanh nông thôn TN&MT Tài nguyên Môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TP HN Thành phố Hà Nội UBND Ủy ban nhân dân xvi [...]...cho các tổ chức và hộ gia đình 51 4.2.1 Hiệu quả kinh tế từ các mô hình trồng cây trên đất giao cho hộ gia đình 51 4.2.2 Hiệu quả kinh tế trước và sau khi giao khoán đất ở các hộ gia đình 56 4.2.3 Hiệu quả kinh tế từ các mô hình trồng cây, vật nuôi của các tổ chức 61 4.3 Phân tích hiệu quả xã hội và môi trường đối với việc giao khoán đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình ... đất của hộ theo tình trạng cư trú 35 Bảng 4.4 Thống kê tình trạng nhận và chuyển nhượng đất theo thời gian 36 Bảng 4.5 Thống kê diện tích đất bình quân của các hộ ở các ấp điều tra 37 Bảng 4.6 Thống kê diện tích bình quân giữa các hộ giàu, trung bình, nghèo 37 Bảng 4.7 Thống kê số hộ, diện tích theo hiện trạng sử dụng đất khi giao 38 Bảng 4.8 Hiện trạng đất khi giao phân theo hộ giàu, trung bình. .. Thời gian bắt đầu sử dụng đất và thời gian thu hoạch liên tục của tổ chức xiv 79 DANH SÁNH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 4.1 So sánh diện tích đất nhận giữa hai hình thức nhận đất 35 Hình 4.2 Tỷ lệ diện tích đất giữa các loại hình sử dụng đất khi giao 38 Hình 4.3 Thay đổi cơ cấu cây trồng thông qua tỷ lệ sử dụng đất ở các hộ 42 Hình 4.4 Diện tích sử dụng đất qua các năm của các tổ chức ... chức 74 Bảng 4.42 Phân bố số nhân khẩu và số lao động ở các hộ điều tra 74 Bảng 4.43 Thống kê tổng thu nhập của hộ theo số lao động trong hộ 75 Bảng 4.44a Tỷ lệ sử dụng đất (%) của các hộ ở các giai đoạn khác nhau 76 Bảng 4.44b Tỷ lệ sử dụng đất của các tổ chức ở các giai đoạn khác nhau 76 Bảng 4.45a Thời gian bắt đầu sử dụng đất và thời gian thu hoạch liên tục của hộ gia đình ... 4.16 Tỷ lệ sử dụng đất (%) của các hộ ở các giai đoạn khác nhau 77 Hình 4.17 Tỷ lệ sử dụng đất (%) của các tổ chức ở các giai đoạn khác nhau 78 xv DANH SÁNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCR Benefits to Cost Rate - Tỷ lệ thu nhập và chi phí BPV Benefit Present Value - Giá trị hiện tại của thu nhập BQL Ban quản lý CPV Cost Present Value - Giá trị hiện tại của chi phí ĐHNL Đại học Nông lâm ĐHNN Đại học Nông nghiệp FAO... nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình 70 4.3.1 Hiệu quả về mặt xã hội của việc giao đất lâm nghiệp 70 4.3.2 Hiệu quả môi trường của việc giao đất lâm nghiệp 76 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 5.1 Kết luận 80 5.2 Kiến nghị 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHẦN PHỤ LỤC a Phụ lục 1a Câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình a Phụ lục 1b Câu hỏi phỏng... ăn quả 53 Bảng 4.19 Hiệu quả kinh tế từ mô hình cây ăn quả của hộ gia đình 53 Bảng 4.20 Chi phí, sản lượng và giá bán theo giai đoạn thu hoạch của mô hình cây cao su của hộ gia đình 54 Bảng 4.21 Hiệu quả kinh tế từ mô hình cây cao su của hộ gia đình 55 Bảng 4.22 Hiệu quả kinh tế theo nhóm hộ giàu, trung bình, nghèo 56 Bảng 4.23 So sánh thu nhập bình quân trước và sau khi nhận đất. .. hộ điều tra 24 Bảng 3.4 Đặc điểm dân tộc và học vấn của các chủ hộ qua điều tra 24 Bảng 3.5 Tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng theo thời gian 29 Bảng 4.1a Thống kê số đơn vị và diện tích giao từng năm ở xã Tân Hiệp 33 Bảng 4.1b Thống kê số đơn vị và diện tích đất ở các ấp của xã Tân Hiệp 34 Bảng 4.2 Thống kê tình trạng giao và nhận đất của các hộ gia đình 34 Bảng 4.3 Thống kê số hộ và diện tích. .. Bảng 4.36 Hiệu quả kinh tế từ mô hình cây cao su của tổ chức 69 Bảng 4.37 Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi heo của tổ chức 69 Bảng 4.38 Thống kê hiệu quả kinh tế cho toàn bộ các mô hình của tổ chức 70 Bảng 4.39 Thống kê tổng số hộ và số hộ nhận đất, chuyển nhượng đất 71 Bảng 4.40 Vai trò của người dân địa phương trong các hoạt động 72 Bảng 4.41 Công lao động phục vụ sản xuất ở các tổ chức... sử dụng đất so với thời điểm nhận 39 Bảng 4.10 Thống kê tình trạng số hộ trồng xen và số năm có trồng xen 40 Bảng 4.11 Tình hình thay đổi cây trồng theo thời gian của các hộ gia đình 40 Bảng 4.12a Tình hình thay đổi cây trồng theo thời gian của các hộ giàu 41 Bảng 4.12b Tình hình thay đổi cây trồng theo thời gian của hộ trung bình 41 Bảng 4.12c Tình hình thay đổi cây trồng theo thời gian của các