Với những kiến thức được trang bị từ nhà trườngqua các môn học như Phân tích hoạt động kinh doanh, Quản trị tài chính, Nguyên lýthống kê kinh tế, Quản trị doanh nghiệp,… thúc đẩy em muốn
Trang 1Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Trách nhiệm
hữu hạn Chấn Dương
Trang 2CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Dấu ấn Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 29 tháng
11 năm 2006 và trở thành thành viên WTO ngày 11 tháng 01 năm 2007 minh chứngcho sự nỗ lực của nước ta trong 11 năm qua Bước chuyển này đã mở ra cho cácdoanh nghiệp Việt Nam vô vàng cơ hội để phát triển Thế nhưng, bên cạnh những cơhội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thửthách Cụ thể là nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài với thế mạnh về vốn, kỹ thuật
và công nghệ hiện đại đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam
Vì thế, để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao,các nhà quản trị doanh nghiệp luôn hướng tới việc sử dụng đồng vốn sao cho đạthiệu quả cao nhất và sinh ra đồng lời như mong đợi Đó là vấn đề đặt ra có ý nghĩaquyết định khi thành lập công ty hay doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường đổi mới với sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tếkhác nhau đầy sôi động, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động kinh doanh Do đó,việc phân tích sử dụng vốn còn giúp cho chúng ta thấy được doanh nghiệp hiệu quảhay không? Khả năng thanh toán như thế nào? Và đối đầu với công nợ ra sao? Đấycũng chính là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển Do đó, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Chấn Dương” để làm đề tài tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Phát triển đường lối đổi mới Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ hơn
sự cần thiết tham gia quá trình toàn cầu hoá kinh tế và cạnh tranh quốc tế Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 nêu rõ, phải “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển…Trong quá trình chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chế lượng, hiệu quả, khôngngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo cho mình có vị thế trên thương trường
Trang 3Một trong những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinhdoanh Song song đó, nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh đó làhiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Chính vì thế, phân tích hiệu quả sử dụngvốn là rất cần thiết và cấp bách Với những kiến thức được trang bị từ nhà trườngqua các môn học như Phân tích hoạt động kinh doanh, Quản trị tài chính, Nguyên lýthống kê kinh tế, Quản trị doanh nghiệp,… thúc đẩy em muốn tìm tòi về tình hìnhhoạt động kinh doanh của các công ty, đặc biệt tình hình sử dụng vốn như thế nào đểđạt kết quả mong muốn Đồng thời, trong quá trình tiếp xúc thực tế tại công tyTNHH Chấn Dương qua ba tháng thực tập tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động thực tế, nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụngđồng vốn của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình tài chính của công ty qua 3 năm:
2005, 2006, 2007 thông qua bảng cân đối kế toán để từ đó thấy được nguyên nhânlàm tăng giảm các loại tài sản, nguồn vốn và tình hình hoạt động của công ty
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn của công ty
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và doanh lợi trong quá trình kinh doanh
- Đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Do thời gian thực tế tại đơn vị khá ngắn và hạn chế về kiến thức nên chỉ phân tích
số liệu báo cáo tài chính chủ yếu trong phạm vi công ty TNHH Chấn Dương
1.3.2 Thời gian
Đề tài phân tích số liệu kinh doanh của công ty qua ba năm từ 2005-2007 trong thời gian thực tập ba tháng
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn về không gian cũng như thời gian và phạm vi đề tài Do đó, đốitượng nghiên cứu ở đây chủ yếu tập trung nghiên cứu vốn cố định, vốn lưu động và
Trang 4hiệu quả sử dụng vốn của Công ty từ năm 2005-2007 dựa vào tình hình hoạt độngcủa công ty Đồng thời, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty và phân tíchDupont một số chỉ số tài chính.
Bên cạnh đó, do không thu thập được các thông số kinh tế kỹ thuật trung bình
và các số liệu của các doanh nghiệp cùng ngành để so sánh và đánh giá chính xácmức phấn đấu cũng như mặt mạnh, mặt yếu của Công ty
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để hoàn thiện hơn về đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công tyTNHH Chấn Dương”, tài liệu được tham khảo là luận văn: “Phân tích hiệu quả sửdụng vốn tại công ty Mekong Cần Thơ” do sinh viên Võ Ngọc Ánh, lớp kinh tế K27trường Đại học Cần Thơ thực hiện Tuy nhiên, đề tài này có những điểm khác biệt
và có sự hoàn thiện hơn ở chỗ:
+ Về phương pháp luận: nêu rõ các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhưthế nào là tốt hay xấu
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Cụ thể là giới thiệu mộtcách tổng quan về tình hình tăng, giảm tài sản và nguồn vốn của Công ty được dẫnnhập trước khi phân tích những nội dung tiếp theo
+ Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn để xem tình hình chiếmdụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty
+ Phân tích tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh để thấy được tình hình hoạtđộng của Công ty có chiều hướng như thế nào
+ Phân tích sơ đồ Dupont cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố
là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
+ Biểu diễn số liệu qua các đồ thị
Bên cạnh đó, đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế tại Công ty
mà trước đây chưa được thực hiện
Trang 5CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là tiền mặt và tín dụng cần thiết để khởi sự và khai thác một doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng tầm quy mô của doanh nghiệp theochiều rộng lẫn chiều sâu, và khi nào qui luật cạnh tranh được xem là động lực pháttriển kinh tế thì việc sử dụng vốn như thế nào để tạo lượng vốn ngày càng nhiều hơn
là vấn đề cần thiết và bức bách trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp
2.1.2 Phân tích chung tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ phương tiện vật chất và phi vật chất phục
vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời Tàisản của doanh nghiệp bao gồm:
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
2.1.2.1 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất có giá trị lớn và sửdụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưng vẫn giữ nguyên hìnhthái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,…
b) Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đãđược đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiềuchu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí vềquyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả,…
c) Tài sản cố định thuê tài chính
Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp
Trang 6tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phảitương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
d) Đầu tư tài chính dài hạn
Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh, đầu tưdài hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
2.1.2.2 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tài sản lưu động là đối tượng lao động; một phần tư liệu lao động (có trị giá dưới
10 triệu đồng) và tiền phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
Phân loại tài sản lưu động:
- Nếu phân loại theo hình thức biểu hiện của tài sản lưu động thì gồm có tàisản phục vụ cho thanh toán và tài sản dưới dạng tồn kho
- Nếu phân loại theo vai trò của tài sản lưu động thì gồm có:
+ Tài sản lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất
+ Tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất
+ Tài sản nằm trong khâu lưu thông
a) Tài sản phục vụ cho thanh toán
Tài sản phục vụ cho thanh toán bao gồm:
- Tiền: tiền mặt tại quĩ, tiền tại tài khoản nội tệ và ngoại tệ, tiền đang chuyển,…
- Vàng, bạc, đá quý,…
- Các dạng đặc biệt khác của tiền: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, hối phiếu, séc,…
- Tài sản nằm trong khâu thanh toán: các khoản phải thu của khách hàng, cáckhoản trả trước, các khoản phải thu nội bộ và phải thu khác
b) Tài sản dưới dạng tồn kho
Bao gồm hàng hoá tồn kho, gởi đi bán, đang trên đường đi, dự phòng giảm giáhàng tồn kho: nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, các dụng cụ, công cụ lao động trịgiá nhỏ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm
Tài sản lưu động khác ngoài ra còn có các tài sản phục vụ cho công tác tạm ứng, chiphí trả trước, các khoản thế chấp ký cược, ký quỹ ngắn hạn, chi phí sự nghiệp,…
Trang 7c) Tài sản lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất
Tài sản lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm: vật tư, nguyên,nhiên, vật liệu, phụ tùng, phụ liệu, công cụ lao động có giá trị nhỏ, đang nằm ở kho,đang trên đường đi,…
d) Tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất
Tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất: bao gồm sản phẩm dở dang cònđang trong dây chuyền sản xuất và vốn về chi phí trả trước
đ) Tài sản nằm trong khâu lưu thông
Tài sản nằm trong khâu lưu thông bao gồm thành phẩm hàng hoá, tiền, các khoảnvốn trong thanh toán: các khoản phải thu, các khoản đầu tư ngắn hạn,…
2.1.2.3 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
a) Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đượcbiểu hiện bằng tiền ứng với hai loại tài sản ta có hai loại vốn:
- Vốn cố định là toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được biểu hiệnbằng tiền
- Vốn lưu động là toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp được biểu hiệnbằng tiền
b) Vốn lưu động
Vốn lưu động là toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp được biểu hiệnbằng tiền
Kết cấu vốn lưu động:
- Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gởi ngân hàng, tiền đang
chuyển chiếm bình quân khoảng 20% Nếu chiếm tỷ trọng thấp sẽ không đủ chi tiêu,khả năng thanh toán tiền mặt hạn chế, nếu chiếm tỉ trọng cao khả năng huy động vốnvào luân chuyển bị hạn chế ảnh hưởng tốc độ chu chuyển vốn
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: như đầu tư chứng khoán ngắn
hạn, đầu tư ngắn hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn ở các doanh nghiệpthường chiếm tỉ trọng thấp hoặc không có
Trang 8- Các khoản phải thu: thường chiếm tỉ trọng từ 10%-25% tuỳ loại doanh
nghiệp, như các doanh nghiệp sản xuất khoảng 10% các doanh nghiệp thương mại20%, các doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu khoảng 25%; các khoản phải thuchiếm tỉ trọng cao ảnh hưỏng đến khả năng huy động vốn vào kinh doanh và tốc độchu chuyển vốn chậm lại, làm hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp Khi phân tích kếtcấu các khoản phải thu cần xác định cụ thể tính chất các loại nợ, thời gian, quy mô
nợ, đối tượng nợ…
- Hàng tồn kho: thường chiếm tỉ trọng tương đối cao đặc biệt ở các doanh
nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu thường chiếm từ 60%-50% trong tài sản lưuđộng Ở các doanh nghiệp sản xuất hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu và thànhphẩm, bán thành phẩm, ở doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu chủ yếu là hànghoá Khi phân tích hàng tồn kho cần phân tích kết cấu hàng tồn kho, số lượng chấtlượng và thời gian
- Tài sản lưu động khác: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết
chuyển, tài sản thiếu chờ xử lí, các khoản cầm cố, kí quỹ, kí cược ngắn hạn
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
- Những nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm kĩ thuật, qui trình công nghệ, độphức tạp của sản phẩm, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ quản lí sản xuất
- Những nhân tố về mặt dự trữ: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nhàcung ứng, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tưđược cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư
- Những nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán, thủ tục thanhtoán, việc chấp nhận kĩ thuật thanh toán
Trang 9 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định:
- Tính chất sản xuất và đặc điểm qui trình công nghệ
- Trình độ trang bị kĩ thuật
- Hiệu quả vốn và phương tiện tổ chức sản xuất
2.1.3 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia làm hai loại:
2.1.3.2 Nợ phải trả
Gồm các khoản vốn vay ngắn hạn, vay dài hạn dưới mọi hình thức của các tổchức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản nợ ngân sách nhà nước (nếu làdoanh nghiệp nhà nước); các khoản nợ phải trả cho khách hàng; các khoản nợ phảitrả cho công nhân viên, phải trả nội bộ; các khoản chi phí phải trả; ký quỹ
Hoạt động sản xuất kinh doanh là một quá trình các chu kỳ được lặp đi lặp lại,với mỗi chu kỳ được chia làm các giai đoạn sau:
Chuẩn bị sản xuất - sản xuất – tiêu thụ
Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn được luân chuyển vàtuần hoàn không ngừng
2.1.4 Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụngtài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hìnhbiến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán Theo quan điểm luânchuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.Hai loại này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu
Tức là:
B Nguồn vốn = A.Tài sản [I+II+IV+V (2,3) +VI] + B.Tài sản [I+II+III] (1)
Trang 10 Tài sản:
- A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gồm:
I: Tiền
II: Đầu tư tài chính ngắn hạn
III: Khoản phải thu
IV: Hàng tồn kho
V: Tài sản lưu động khác (2 Chi phí trả trước, 3.Chi phí chờ kết chuyển)
VI: Chi sự nghiệp
- B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn gồm:
I: Tài sản cố định
II: Đầu tư dài hạn
III: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Cân đối (1) là cân đối chỉ mang tính chất lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốnchủ sở hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu màkhông phải đi vay hay chiếm dụng Trong thực tế, thường xảy ra một trong haitrường hợp:
- Vế trái > vế phải: Trường hợp này doanh nghiệp thừa vốn, không sử dụnghết nên sẽ bị chiếm dụng
- Vế trái < vế phải: Do thiếu nguồn vốn để trang trải nên chắc chắn doanhnghiệp phải đi vay hay chiếm dụng vốn từ bên ngoài
Trong quá trình hoạt động kinh doanh khi nguồn vốn chủ sở hữu không đápứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinhdoanh Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn (củangân hàng hay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả, dùng chomục đích doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp Do vậy, về mặt lý thuyết, lại
có quan hệ cân đối
B.Nguồn vốn +A.Nguồn vốn[I (1) + II] = A.Tài sản[I+II+IV+V (2,3) +VI] + B.Tài sản(I+II+III) (2)
Nguồn vốn:
- A Nợ phải trả gồm:
I: Nợ ngắn hạn (1.Vay ngắn hạn, 2 Nợ dài hạn đến hạn trả)
Trang 11II: Nợ dài hạn.
- B Nguồn vốn chủ sở hữu
Cân đối (2) hầu như không xảy ra mà trên thực tế, thường xảy ra 1 trong 2trường hợp:
- Vế trái > vế phải: số thừa sẽ bị chiếm dụng
- Vế trái < vế phải: do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải đichiếm dụng
Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay của doanh nghiệp có thể đủ để hoạtđộng sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi nhưng thực tế trường hợp này rất
ít xảy ra Các doanh nghiệp thường đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác hoặc bịđơn vị khác chiếm dụng vốn Vì vậy, ta có công thức sau:
+ Số vốn đi chiếm dụng = [ I – (1,2)I + III] A Nguồn vốn
+ Số vốn bị chiếm dụng = [III + (1+4+5)V] A Tài sản + IV B.Tài sản 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Là vòng quay của vốn lưu động trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặcthời gian của một vòng quay vốn lưu động Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng ta dùng hai chỉ tiêu sau:
- Vòng quay vốn lưu động:
Phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (trong kỳ vốnlưu động quay được mấy vòng)
- Số ngày của một vòng quay vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh ngày trung bình của một vòng quay vốn
Số ngày của một vòng quay vốn lưu động =
Số vòng quay vốn lưu động
360
=
Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động =
Trang 12b) Vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi giữa các khoảnphải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp
Số vòng quay càng cao tức là số ngày thu tiền càng ngắn Điều này cho biếttình hình quản lý và thu nợ của công ty là tốt
c) Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoảnbán chịu) của một công ty Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày đểthu hồi một khoản phải thu của khách hàng
Kỳ thu tiền bình quân càng tăng càng không tốt Do vậy, nếu kỳ thu tiền bìnhquân tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lýcông nợ ở một công ty
d) Mức sinh lợi của vốn lưu động (còn gọi là doanh lợi)
Phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp ở doanh nghiệp
e) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của mộtcông ty Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng caobởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảoquản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho
Mức sinh lợi của vốn lưu động Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân * 100%
=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Trang 13Tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp,hàng hoá dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanhnghiệp Do đó, lúc này cần phải tính đến chỉ tiêu tồn kho hiệu quả và tồn kho kịpthời Đó là cung ứng phải đúng lúc và đúng khối lượng cần thiết để chi phí hàng tồnkho thấp nhất và tiến đến bằng 0.
2.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
a) Hiệu suất sử dụng vốn cố định (sức sản xuất của một đồng vốn cố định)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ bỏ ralàm ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng
b) Mức lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản cố định
Là giá trị tài sản cần thiết cho một đồng lợi nhuận
Tỷ suất này càng lớn càng tốt, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp hiệu quả và sinh lời cao
c) Tỷ suất đầu tư
Là phân tích tương quan tỷ lệ của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với tổng
số tài sản của doanh nghiệp
- Ở các doanh nghiệp sản xuất thường tỉ trọng của II (Tài sản cố định)chiếm cao trong tổng tài sản, phụ thuộc vào tính chất hoạt động của doanh nghiệp
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Trang 14Nếu doanh nghiệp sản xuất chế biến thì tỉ trọng thấp, các doanh nghiệp cơ khí, tựđộng hoá cao có tỉ trọng hoặc rất cao.
- Ở các doanh nghiệp thương mại dịch vụ tỉ trọng này tương đối thấp nhưthương mại đơn thuần từ 0,05 0,1; thương mại xuất nhập khẩu từ 0,1 0,2 Cácngành dịch vụ phụ thuộc vào loại hình dịch vụ Các loại hình dịch vụ đơn thuần, sửdụng tri thức, sức lao động có tỉ trọng rất thấp như dịch vụ tư vấn, ngân hàng, tàichính, kế toán,…Các ngành dịch vụ giao nhận, vận tải, tin học sử dụng nhiều tài sản
cố định có tỉ trọng sẽ cao hơn
Tỷ suất đầu tư vừa phản ánh tính chất hoạt động của doanh nghiệp vừa thể hiệntrình độ trang bị kĩ thuật của doanh nghiệp
2.1.5.3 Các hệ số về khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu không chỉ có nhà quản trị quan tâm mà còn được sự quantâm của chủ sở hữu đặc biệt là của các nhà cho vay
a) Hệ số khái quát về công nợ
Công nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh Vì thế, vấn đềquan trọng không phải là số nợ hay tỷ lệ nợ mà là bản chất các khoản nợ và tuỳthuộc vào đặc điểm, chiến lược kinh doanh của mỗi ngành, mỗi đơn vị khác nhau vàmỗi thời điểm khác nhau
Duy trì và điều khiển công nợ một cách có khoa học và trôi chảy là một nghệthuật trong kinh doanh
- Nếu hệ số khái quát về công nợ > 1: doanh nghiệp bị người ta chiếmdụng vốn nhiều hơn doanh nghiệp sử dụng vốn của người khác Do đó, doanhnghiệp sẽ bị thiệt thòi và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
- Nếu hệ số khái quát về công nợ < 1: doanh nghiệp sử dụng vốn củangười ta nhiều hơn nhưng phải lưu ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Các khoản phải thu
=
Các khoản phải trả
Hệ số khái quát
về công nợ
Trang 15b) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tổng chung của các loại tài sản ởdoanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát càng lớn càng tốt Có các mức độ:
- Hệ số > 2: tốt
- Hệ số = 1,5 2: bình thường chấp nhận
- Hệ số = 1 1,5: khó khăn
- Hệ số < 1: rất khó khăn
c) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợngắn hạn của công ty là cao hay thấp
- Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ = 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan ( hay khác hơn hệ số đạt
từ 1 1,5 bình thường chấp nhận)
- Thông thường, tỷ số thanh toán hiện thời được kỳ vọng cao hơn 1 Nếu
từ 0,5 1 là khó khăn, còn nhỏ hơn 0,5 rất khó khăn
d) Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh đo lường khả năng của một công ty trong việc chi trảcác khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản nhất
- Tỷ số này thích hợp cho việc đo lường khả năng thanh toán của nhữngcông ty có vòng quay hàng tồn kho thấp
- Hệ số này lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệpkhả quan, nhưng nếu cao quá phản ánh tình hình vốn bằng tiền quá nhiều giảm hiệuquả sử dụng vốn
= Tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạnhạn
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện thời
=
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Trang 16Một cách lý tưởng, tỷ số thanh toán nhanh ít nhất bằng 1 đối với những công
ty có vòng quay hàng tồn kho thấp và có thể thấp hơn 1 đối với công ty với vòngquay hàng tồn kho nhanh với điều kiện công ty này không gặp khó khăn về dòngtiền Vấn đề quan trọng là cần phải xem xét xu hướng các tỷ số này để thấy đượctính thanh khoản của công ty đang được cải thiện hay đang giảm sút
e) Hệ số thanh toán vốn lưu động
Nếu hệ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán thấp, nhưng quá cao thì sẽ ứđọng vốn Theo kinh nghiệm thì ở Việt Nam hệ số này từ 0.05 đến 0.07 là hợp lý
f) Hệ số thanh toán bằng tiền
Hệ số thanh toán bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắnhạn bằng tiền
Hệ số này lớn hơn 0.5 là tốt, nếu quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang giữ vốnquá nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp Nếu quá nhỏ doanh nghiệp gặp khókhăn trong việc thanh toán các khoản công nợ, có thể phải bán đi hàng hoá để trả nợ
Hệ số thanh toán vốn lưu động
Tổng vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu
=
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh
toán nhanh
Trang 17- Hệ số = 0,3 0,5: bình thường chấp nhận.
- Hệ số = 0,15 0,3: khó khăn
- Hệ số < 0,15: rất khó khăn
g) Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết số vốn đi vay sử dụng tốt mức độ nào và đem lại một khoảnlợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không
h) Tỷ suất tự tài trợ ( tỷ suất vốn chủ sở hữu)
Là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn ở doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp
- Tỷ suất này từ 40% - 10% : doanh nghiệp thiếu vốn và khả năng chủđộng về tài chính càng thấp
- Tỷ suất này từ 40% - 50% : bình thường
- Tỷ suất này từ 50% - 80% : có thể thấy doanh nghiệp đủ vốn mức độchủ động về tài chính càng cao thì tỷ suất tự tài trợ càng cao
i) Tỷ suất nợ
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ của vốn vay trong tổng số vốn của doanh nghiệp
Tổng của hai chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ là 100%
2.1.5.4 Các chỉ số về khả năng sinh lợi
a) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (hệ số lãi ròng - ROS)
=
Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn * 100%
Tỉ suất tự tài trợ
= Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn * 100%
Tỉ suất nợ
Số lãi vay phải trả
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Trang 18Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sởdoanh thu được tạo ra trong kỳ Tỷ số này cho biết thể hiện một đồng doanh thu cókhả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng.
Ở Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lập các quỹkhen thưởng, phúc lợi đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
b) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản.Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnròng Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp
lý và hiệu quả
c) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốnchủ sở hữu Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợinhuận ròng cho chủ sở hữu Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nógắn liền với hiệu quả đầu tư của họ
Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành lên tài sản Vìvậy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ lệ thuộc vào tỷ suất sinhlời của tài sản (ROA)
d) Sức sản xuất của một đồng vốn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu
Lợi nhuận ròng
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỉ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận ròng
Tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Trang 19e) Phương trình Dupont
Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ vói ROA để thiết lậpphương trình phân tích, lần đầu tiên công ty Dupont áp dụng nên thường gọi làphương trình Dupont Phân tích tài chính công ty bằng sơ đồ Dupont cho thấy đượcbức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty, trên cơ sở đó đề ra các quyếtđịnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
ROE =
Doanh thu Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản
Trang 202.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu sơ cấp: tiếp xúc, trao đổi trực tiếp và tham khảo kinh nghiệmcủa các cán bộ phòng kế toán của công ty
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập từ cácbáo cáo tài chính của công ty do các phòng ban cung cấp Ngoài ra, còn thu thậpthông tin qua sách báo, tạp chí và internet
2.2.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích số liệu kết hợp nhiều phương pháp phân tích nhưphương pháp thống kê, phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối, phân tích tỷ lệ,trong đó phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh để phân tíchmối quan hệ giữa các con số
Dùng phương pháp liên hệ cân đối để thấy được mối quan hệ cân bằng vềlượng giữa tổng giá trị tài sản với tổng nguồn vốn hình thành tài sản của công ty
Trang 21CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CHẤN DƯƠNG3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẤN DƯƠNG 3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chấn Dương
Khi đời sống nhân dân được nâng cao, người ta càng chú ý và trang trí chongôi nhà của họ ngày càng hoàn thiện Chính vì thế những nhu cầu về vật liệu trangtrí nội thất ngày càng phong phú đa dạng có mẫu mã đẹp hơn, bền hơn được ngườidân ưa chuộng rất nhiều Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, sau khi tìm hiểu về quitrình, thiết bị, nguyên liệu,…bà Trần Lệ Huê đề ra phương án sản xuất kinh doanh
và quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Chấn Dương vào tháng 07 năm 2001chuyên kinh doanh và sản xuất cửa xếp PVC, tấm ốp tường, tấm ốp trần, cửa nhựa,nẹp viền trang trí, lắp ráp tủ kệ gia dụng các loại
Tháng 11 năm 2001 Doanh nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất với
cơ sở vật chất thiết bị nhập mới, đồng bộ, dễ thay thế đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuậtcho sản phẩm, công suất phù hợp với sức sản xuất hiện tại và thuận lợi cho việc mởrộng sản xuất khi có yêu cầu để phục vụ nhân dân trong khu vực Đồng bằng sôngCửu Long
Trong thời gian hoạt động, ngày càng thích nghi với môi trường kinh doanhđồng thời nhằm tạo điều kiện giao dịch rộng hơn nên đến tháng 07 năm 2007 Doanhnghiệp Chấn Dương quyết định đổi hình thức pháp lý thành công ty Trách nhiệmhữu hạn theo công văn số 01 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp giấy phép kinh doanh.Khi chuyển đổi sang hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn thì kết quả hoạt độngkinh doanh được chia ra Đó là từ quý I đến quý III năm 2007 xác định kết quả hoạtđộng kinh doanh được ghi vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp Từ quý IV trở
đi là của công ty
Công ty được thành lập với các quyết định như sau:
- Mã số thuế: 1800404602
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí sổ cái
Trang 22- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Thuế VAT: Khấu trừ
- Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chấn Dương
- Địa chỉ trụ sở: 386 đường Cách mạng Tháng 8 phường An Thới, Thànhphố Cần Thơ
3.1.2 Quy mô và lĩnh vực hoạt động
3.1.2.1 Quy mô
Hình thức hoạt động của công ty là đơn vị sản xuất với quy mô hoạt độngđược thể hiện qua các chỉ tiêu sau :
- Diện tích xí nghiệp : 2.300 m2
- Tổng số vốn đầu tư : 2.000.000.000 đồng (Hai tỉ đồng)
- Lao động: 30 công nhân
Hiện nay, cùng với sự phát triển và không ngừng nỗ lực trong kinh doanh,Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chấn Dương đã tạo được uy tín trên thị trường và sựtín nhiệm của các khách hàng Công ty đã nâng cao chất lượng, tạo nhiều mẫu mã đadạng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Với sự phát triển của Công ty, đến năm
2007 công ty đã nâng tổng số lao động và vốn đầu tư như sau:
- Tổng số lao động của xí nghiệp hiện nay là 63 người
- Tổng số vốn đầu tư: 7.000.000.000 đồng (bảy tỉ đồng)
Trang 23Thị trường kinh doanh: Thị trường của công ty chủ yếu là khu vực đồng bằngsông Cửu Long như các thị trường Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, AnGiang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ,…Hiện nay, do Công ty đã vươn rộng, tăngthêm thị trường tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung vớidoanh số rất cao Niềm tự hào của công ty là đã sản xuất đủ các mặt hàng trong giấychứng nhận đăng kí kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tạiđịa phương có cuộc sống ổn định, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ chongười tiêu dùng, làm tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phốCần Thơ.
3.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động
- Hình thức hoạt động: kinh doanh độc lập
- Lĩnh vực hoạt động: sản xuất lá cửa xếp PVC, tấm ốp tường, tấm ốp trần, cửanhựa, nẹp viền trang trí, thanh viền, tấm nhựa, lắp ráp tủ kệ gia dụng các loại
- Mặt hàng chủ lực của công ty là tấm ốp tường, tấm ốp trần, cửa nhựa các loại
- Kể từ ngày được quyết định thành lập, công ty thực hiện các chức năngsản xuất và kinh doanh các loại cửa nhựa, cửa xếp PVC, tấm ốp tường, tấm ốptrần, nẹp viền trang trí, thanh viền, tấm nhựa, lắp ráp tủ kệ gia dụng các loại.Đồng thời, nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phục vụ sảnxuất để tiêu thụ trong nước
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẤN DƯƠNG
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 24(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Chấn Dương)
Hình1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH Chấn Dương
Với mô hình tổ chức trên thì nhân viên cấp dưới chỉ nhận lệnh từ 1 người làGiám đốc của công ty, do vậy việc ra quyết định được thi hành một cách nhanhchóng, chính xác Các bộ phận đều có chức năng riêng nhưng đều thi hành chung mộtnhiệm vụ là đem lại hiệu quả cho công ty Đây là mô hình cơ cấu tổ chức khá phù hợpđối với 1 công ty như Chấn Dương, với cơ cấu tổ chức như hiện nay đảm bảo choGiám đốc có thể hiểu nhân viên, đồng thời quản lý nhân viên của mình chặt chẽ hơn Tuy nhiên tất cả mọi công việc đều phụ thuộc vào Giám đốc, mặc dù ChấnDương có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, song sự quátải sẽ là điều tất yếu nhất là khi quy mô sản xuất ngày càng gia tăng
PX4
GIÁM ĐỐC
Phòng kế hoạch SX Phòng kinh doanh Phòng kế toán
Trưởng phòng kinh doanh Kế toán trưởng
NV tiếp thị 4
Kế toán kho
Kế toán bán hàng
Trang 253.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.2.1 Giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất, chỉ đạo chung về sản xuất kinh doanh, mọi việctrong doanh nghiệp phải có lệnh của Giám đốc, Giám đốc cũng là người ra nội quichế độ lao động Mặt khác, Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh tại doanh nghiệp theo chế độ của nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệmtrước doanh nghiệp và tập thể công nhân viên của doanh nghiệp
3.2.2.2 Phòng tài vụ kế toán
Công ty TNHH Chấn Dương tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tậptrung, hình thức này tất cả các công việc đều tập trung ở phòng kế toán như: theo dõicác hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, kiểm tra phân loại chứng từ, định khoản trên chứng từ, vào sổ chi tiết, nhật
kí sổ cái và lập báo cáo tài chính theo qui định
Thực hiện quản lý vốn và các tài sản, theo dõi tình hình thu chi của doanhnghiệ, hàng tháng tiến hành kiểm kê, tập hợp chứng từ, số liệu để báo cáo lên banlãnh đạo
Nhiệm vụ Kế toán trưởng: lãnh đạo điều khiển toàn bộ công tác kế toán ở
công ty Đồng thời, làm nhiệm vụ kiểm tra và chỉ đạo công tác kế toán tài chính củacông ty kiểm tra việc tính toán ghi chép và phản ánh kịp thời, chính xác, trung thực,đầy đủ toàn bộ tài sản, phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sảnxuất kinh doanh của công ty và cho biết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty
Nhiệm vụ kế toán kho và kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ ngang nhau, hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi chép sổ sách kế toán, đảm nhiệm việc thu,chi tiền mặt và lập các phiếu xuất, nhập kho tại công ty
3.2.2.3 Phòng kinh doanh
Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch, tổ chức và theodõi việc thực hiện quản lý thông tin về khách hàng, chăm sóc khách hàng truyềnthống, tìm kiếm khách hàng mục tiêu, phát triển thị trường
Trang 26Thiết lập các mục tiêu kinh doanh qua việc dự đoán và phát triển việc gia tăngkinh doanh
3.2.2.4 Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng kế hoạch sản xuất là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu,giúp việc cho Giám đốc công ty trong các lĩnh vực quản lý, công tác kế hoạch sảnxuất trong toàn công ty
Hoạch định chương trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: cân đối
và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Kế hoạch sảnxuất hàng năm của công ty gồm sản lượng, doanh thu, vật tư, nguyên liệu, mua sắmthiết bị
Đảm bảo vật tư cung cấp cho sản xuất theo kế hoạch đề ra, đảm bảo tốt cả về
số lượng lẫn chất lượng sản phẩm sản xuất ra, theo dõi kiểm tra khâu thực hiện sảnxuất gia công, chịu mọi trách nhiệm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm
học
Đại học
Cao đẳng
Phổ thông
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Chấn Dương)
Công ty từng bước đào tạo nhân viên trình độ kỹ thuật và tay nghề cao Bêncạnh đó còn đảm bảo thu nhập tiền lương cho công nhân viên
Trang 27Công ty thực hiện tốt pháp lệnh an toàn lao động trong doanh nghiệp trang bịbảo hộ lao động đúng theo đơn vị vừa đảm bảo vệ sinh vừa an toàn trong lao động,thực hiện đầy đủ công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Trợ cấp động viên thămhỏi các trường hợp ốm đau, trợ cấp khó khăn Ngoài việc sản xuất công nhân cònđược tham gia các hoạt động văn hoá thể thao giải trí rèn luyện sức khỏe Con người
là nhân tố hàng đầu để tạo nên mọi thành công
3.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA BA NĂM (2005-2007)
Đây là quá trình tìm hiểu, đánh giá thực trạng vừa qua của Công ty trong banăm gần đây của công ty Trách nhiệm hữu hạn Chấn Dương để có thể có cái nhìntổng quan về quá trình kinh doanh của Công ty
Trang 28(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2005, 2006, 2007 của công ty TNHH Chấn Dương
Đơn vị tính: Ngàn đồng
1 Doanh thu BH và cung cấp DV 18.583.976 18.409.820 20.818.099 (174.156) (0,94) 2.408.279 13,08
-3 Doanh thu thuần BH và cung cấp DV 18.583.846 18.409.820 20.818.099 (174.026) (0,94) 2.408.279 13,08
Bảng 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA BA NĂM 2005-2007
Trang 29Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm từ năm2005-2007, ta thấy tổng doanh thu của Công ty biến động qua ba năm So sánh hiệuquả giữa các năm ta có thể đánh giá chung như sau:
- Giai đoạn năm 2005-2006: doanh thu giảm nhẹ Cụ thể, doanh thu năm
2005 là 18.583.846 ngàn đồng giảm xuống 18.409.820 ngàn đồng năm 2006 với sốtuyệt đối 174.156 ngàn đồng tương đương 0,94% Trái lại, năm 2006 là năm màcông ty kinh doanh đạt hiệu quả nhất Lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 6.724 ngànđồng tăng 103,85% so với năm 2005 Nguyên nhân là do Công ty trong thời giannày đã gia tăng các mặt hàng chủ lực có chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp nhưtấm ốp tường, ốp trần và đồng thời mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng và thànhcông trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới Mặt khác, Công ty đã sử dụng chiphí một cách có hiệu quả do đó nó đã góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty
- Giai đoạn: năm 2006-2007: là một thái cực hoàn toàn trái ngược với năm
2006 Đó là doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm Năm 2007 doanh thu của công tytăng 13,08% so với năm 2006 Năm 2006 lợi nhuận trước thuế năm đạt 9.339 ngànđồng nhưng đến năm 2007 lợi nhuận là -49.394 ngàn đồng -56.118 ngàn đồng Vềmặt hiệu quả thì doanh thu thuần đạt 20.818.099 ngàn đồng trong năm 2007 tăng2.408.279 ngàn đồng tương đương 13,08% so với năm 2006 Vì năm nay chi phí caonên doanh thu thuần thấp Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2007 củacông ty giảm đáng kể là do tình trạng Công ty trữ hàng tồn kho không hợp lý, làmảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn và không khai thác hết công suất phân xưởng.Mặt khác nguyên liệu để chế tạo sản phẩm cũng bị hạn chế, giá xăng dầu tăng nênkéo theo hàng loạt chi phí khác tăng theo
Như vậy có thể kết luận rằng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trongvài năm gần đây có những chuyển biến to lớn mặc dù tình hình thực hiện năm 2005,
2007 không đạt được chỉ tiêu đề ra Chuyển biến ấy thể hiện nỗ lực của Công tytrong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộngquy mô, mở rộng thị trường nhằm đưa Chấn Dương trở thành một công ty phát triểnvũng mạnh trên thị trường
Trang 303.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
Hoạt động kinh doanh tương đối lâu năm tạo được uy tín đối với các nhà cungứng cũng như với khách hàng
Cơ sở vật chất của Công ty ngày càng được trang bị hiện đại Các phương tiện vậntải ngày càng được nâng cấp sửa chữa để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá.Trong những năm qua nhờ thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước cho nênCông ty đã được các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ và được sự ủng hộ của UBNDTP.Cần Thơ, Sở kế hoạch và các ban ngành đoàn thể địa phương nơi Công ty đăng
ký hoạt động kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung có nhiều thuận lợi thịtrường sản phẩm của Công ty đựợc nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng, chấtlượng cũng được tín nhiệm hơn
3.4.2 Khó Khăn
Thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty đã mở rộng, có nhiều khách hàng từ sỉđến lẻ, và đa số khách hàng chỉ thích mua hàng và thanh toán theo phương thức trảchậm Do vậy, Công ty rất ngại ký hợp đồng theo phương thức này vì tính rủi ro cao Giá cả nguyên vật liệu đầu vào có sự biến động khá mạnh, không ổn định đãlàm cho Công ty khó khăn trong công tác đề ra các chỉ tiêu năm sau
Hệ số các loại trượt giá nguyên liệu, nhiên liệu,…Nhất là tình hình hiện nay giáxăng dầu liên tục tăng làm cho chi phí hoạt động tăng cao, từ đó làm giá thành tănglên nên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận của công ty
Sự xuất hiện sản phẩm mới thay thế như cửa nhôm và sự gia nhập ngành củacác đối thủ cạnh tranh nên công ty cần phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn
Trang 313.5 NHỮNG MỤC TIÊU - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI
Mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm một nhà máy, mua nguyên liệu hạtnhựa về tự sản xuất
Khai thác tốt nguồn lực nội tại của công ty, đảm bảo việc làm và nâng cao đờisống công nhân viên
Khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị sẵn có để tạo nhiều sản phẩm cógiá thành cạnh tranh, tiết kiệm chi phí trong tiêu dùng, mua sắm những gì khôngcần thiết, tiếp cận công suất thiết kế cũng như giám sát định mức tiêu hao nguyênvật liệu
Tăng cường công tác marketing như khuyến mãi đối với thị trường hiện tạinhằm giữ chân khách hàng cũ, đồng thời đẩy nhanh công tác phát triển thị trườngđến tất cả các tỉnh còn lại nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh
Thực hiện chính sách khen thưởng sáng kiến cải tiến giảm giá thành, chi phí,sản phẩm mới, sáng tạo
Trang 32CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH
CHẤN DƯƠNG4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 4.1.1 Đánh giá sự biến động về tài sản, nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo quan trọng không thể thiếu trong hệ thốngbáo cáo tài chính Phân tích bảng cân đối kế toán cho ta thấy sự cân đối giữa tài sản
và nguồn vốn của Công ty
4.1.1.1 Đánh giá sự biến động tài sản công ty Chấn Dương qua ba năm (2005-2007)
Phân tích sự biến động tài sản của Công ty là nhằm đánh giá tổng quát cơ sởvật chất kĩ thuật, tiềm lực kinh tế của Công ty ở quá khứ, hiện tại, và khả năng ởtương lai thông qua bảng cân đối kế toán Công ty qua nhiều kỳ Đồng thời, phân tíchbiến động tài sản để thấy được tình hình tăng giảm, nguyên nhân của sự biến động
đó và đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty
Trang 33CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH
trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
ĐVT: Ngàn đồng
Trang 34Để đánh giá sự biến động của tài sản chúng ta phân tích theo chiều ngang đểlàm nổi bật các xu thế và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
Dựa vào bảng phân tích trên, ta thấy tổng tài sản của công ty Chấn Dương biếnđộng qua các năm và theo xu hướng tăng dần Tổng tài sản trong năm 2006 là
8.190.663 ngàn đồng tăng 4.227.130 ngàn đồng so với năm 2005 tương đương
106,65% Năm 2007 tăng 41,14% so với năm 2006 số tuyệt đối là 3.369.327 ngànđồng Điều này cho thấy Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh, tuy nhiên Công ty lại ít chú trọng đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạnmặc dù quy mô trong năm 2006 tăng đáng kể Trong giai đoạn này, Công ty tậptrung vào tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là chủ yếu Nguyên nhân là trong banăm qua Công ty tăng cường mở rộng quan hệ khách hàng, đẩy mạnh thị trường tiêuthụ sang các vùng mới, mà không đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, xây thêm cơ sởvật chất Thị trường của Công ty hiện nay đã mở rộng ra địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh và các tỉnh miền Trung Ta thấy, tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua cácnăm còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại giảm (về tỷ trọng giảm từ 26,95% đến4,77%) Điều này cho thấy Công ty đã thực sự kinh doanh có hiệu quả với nhiều đơnđặt hàng trong năm làm cho khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng rấtnhanh Đây là chính sách tăng việc sử dụng vốn lưu động đẩy mạnh thị trường tiêuthụ của Công ty Bên cạnh đó, khi mở rộng sản xuất kinh doanh, để tăng tính cạnhtranh và thu hút khách hàng mới thì Công ty cho gối đầu một số khách hàng để giữlấy khách hàng tạo mối quan hệ rộng Từ đó làm cho khoản phải thu khách hàngtăng làm tăng tài sản lưu động Riêng đối với những khách hàng truyền thống thìCông ty cũng có những chính sách ưu đãi riêng để giữ chân khách hàng thân thuộccủa mình
Và khi Công ty thực sự chiếm lĩnh thị phần ở nhiều nơi, lúc này sẽ mở rộngthêm cơ sở vật chất để đáp ứng theo nhu cầu khách hàng Theo định hướng củaCông ty trong tương lai, Công ty sẽ đầu tư để xây dựng nhà máy, mua nguyên liệu làhạt nhựa về và tự chế biến để có những sản phẩm mới đa dạng với nhiều kích cỡ phùhợp với sự lựa chọn của khách hàng
Trang 35Nhìn chung, tình hình biến động tài sản của Công ty trong 3 năm 2005 – 2007 làbiến động tốt với tiêu chí tăng nhanh tài sản lưu động Việc tập trung đầu tư vào khoảnmục này nhằm đẩy mạnh thị trường tiêu thụ hàng hoá Vì thế, Công ty ít chú trọng đầu
tư tài sản cố định, mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất trong các năm qua
4.1.1.2 Đánh giá sự biến động nguồn vốn công ty Chấn Dương qua ba năm 2005-2007
Tổng nguồn vốn của một đơn vị phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chođơn vị đó Phân tích sự biến động của nguồn vốn cần thiết và quan trọng, vì qua việcphân tích để thấy được sự tăng, giảm nguyên nhân tăng giảm và khả năng tự chủ củađơn vị trong kinh doanh hoặc có những khó khăn mà đơn vị gặp phải trong việc khaithác vốn
Trang 36CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH
trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Ngàn đồng
NỢ PHẢI T RẢ VỐN CSH
Trang 37Qua bảng 4 và hình 3 Ta thấy, về nguồn vốn của Công ty liên tục tăng qua cácnăm, và tăng rất đáng kể Năm 2006 tổng nguồn vốn là 8.190.663 ngàn đồng tănglên 4.227.130 ngàn đồng so với năm 2005 (tăng 106,65%); nguyên nhân dẫn đếnviệc gia tăng nguồn vốn nhanh như thế là do khoản nợ phải trả tăng đột biến4.221.298 ngàn đồng tương đương 504,49 % tức tăng khoảng 5 lần so với cùng kỳnăm ngoái Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng dần qua các năm, năm
2006 nguồn vốn chủ sở hữu có tăng nhưng rất ít Đến năm 2007 lại tăng đến 60,96%tức 1.909.527 ngàn đồng Việc gia tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty là dấuhiệu của sự tăng trưởng của Công ty để mở rộng sản xuất kinh doanh Ta thấy trongtổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối cao và tăng dần qua cácnăm, cụ thể năm 2006 nợ phải trả là 5.058.042 ngàn đồng chiếm 61,75% còn lại lànguồn vốn chủ sở hữu là 3.132.621 ngàn đồng Năm 2007 thì tổng nợ phải trả là6.517.842 ngàn đồng tăng 1.459.800 ngàn đồng tức là tăng 28,86% so với năm
2006 Khoản nợ phải trả tăng lên biểu hiện việc thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh củaCông ty và phải đi chiếm dụng của các tổ chức khác nhằm để duy trì số vốn hoạtđộng ổn định cho Công ty
Trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Công ty cũng đã dựtrữ thêm nhiều hàng tồn kho Cụ thể là thành phẩm tồn kho đang đợi khách hàng đếnnhận theo hợp đồng Nhằm bình ổn giá cả sản phẩm và tăng tính cạnh tranh trên thịtrường nên Công ty tăng cường việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp
Nhận xét, việc tăng lên về nguồn vốn của Công ty là dấu hiệu đáng mừng tuynhiên Công ty cần xem xét để có thể làm giảm bớt các khoản phải trả
Để hiểu rõ hơn và nắm bắt được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng nhưtình hình phân bổ nguồn vốn cho tài sản Công ty, cần thiết phải đi sâu xem xét cácmối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán
4.1.2 Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản của Công ty
Quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của một đơn vị là biểu hiện các loại cân đối,các hình thức phân bổ các loại nguồn vốn cho các loại tài sản Mối quan hệ này phảnánh khả năng tài trợ nguồn vốn cho tài sản Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài
Trang 38động điều khiển đồng vốn, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, tránh được hiệntượng căng thẳng về tài chính
4.1.2.1 Sự phân bổ thông qua tương quan giữa tài sản và nguồn vốn
Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy nguồn vốn của Công ty đượcphân bổ như thế nào cho tài sản của Công ty Sự phân bổ này thể hiện qua các tươngquan tỷ lệ giữa nguồn vốn và tài sản được phản ánh qua các cân đối sau:
a) Mối quan hệ cân đối 1
Để xem xét nguồn vốn chủ sở hữu có đủ trang trải tài sản đang có ở Công tyhay không? Ta xét mối quan hệ cân đối sau:
B Nguồn vốn = A.Tài sản [I+II+IV+V(2,3)+VI] + B.Tài sản [I+II+III] (1)
Dựa trên bảng cân đối kế toán của Công ty qua ba năm 2005-2007, thay thế cáckhoản mục trên bảng cân đối vào (1), ta có bảng kết quả sau:
2005
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2006/2005
CHÊNH LỆCH 2007/2006
phải) 3.147.452 3.814.282 5.572.418 666.830 21,19 1.758.136 46,09
Chênh lệch
[vế trái - vế phải] (20.664) (681.661) (530.270) (660.997) 3.198,79 151.391 (22,21)
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2005-2007 công ty TNHH Chấn Dương – Phòng kế toán)
Qua tính toán ở bảng trên, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trảicho tài sản đang có ở Công ty mà phải sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài
- Trong năm 2005 nhu cầu về vốn trang trải cho những tài sản hiện có củaCông ty là 3.147.452 ngàn đồng, vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng 3.126.788 ngàn đồng,Công ty phải sử dụng vốn bên ngoài 20.664 ngàn đồng
Bảng 5: TÍNH CÂN ĐỐI GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
ĐVT: ngàn đồng
Trang 39- Đến năm 2006, tài sản hiện có là 3.814.282 ngàn đồng tăng lên 666.830ngàn đồng, nguồn vốn chủ sở hữu là 3.132.621 ngàn đồng tăng lên so với năm 2005
là 5.833 ngàn đồng không đủ trang trải cho tài sản hiện có của Công ty Công ty phải
sử dụng vốn bên ngoài 681.661 ngàn đồng Sang năm 2007, nhu cầu về vốn củaCông ty tiếp tục tăng đạt 5.042.148 ngàn đồng nhưng vẫn không đủ trang trải cho tàisản của Công ty; tuy nhiên số chênh lệch này có giảm từ -681.661 xuống còn-530.270 ngàn đồng Điều này cho thấy Công ty đã cải thiện được tình hình phân bổnguồn vốn một phần, nhưng vì năm 2006 sự thiếu hụt nguồn vốn lớn nên trong năm
2007 chỉ bù đắp một lượng nhỏ
Như vậy, vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm không có khả năng đảmbảo cho các hoạt động chủ yếu của Công ty Vì thế, để Công ty hoạt động kinhdoanh bình thường, cần phải huy động vốn thêm từ các khoản vay hoặc đi chiếmdụng từ các đơn vị khác
b) Mối quan hệ cân đối 2
Trong quá trình hoạt động kinh doanh khi nguồn vốn chủ sở hữu không đápứng đủ nhu cầu kinh doanh thì đơn vị được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh.Như vậy, tình hình trong các năm vừa qua Công ty phải đi vay hay chiếm dụng thêmvốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Để đánh giá cụ thể hơn các khoản vay
và chiếm dụng có hiệu quả không ta xét quan hệ cân đối sau:
B.Nguồn vốn + A.Nguồn vốn[I(1)+II] = A.Tài sản[I+II+IV+V(2,3)+VI]+B.Tài sản(I+II+III) (2)
Trang 40CHỈ TIÊU NĂM
2005
NĂM 2006
NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2006/2005
CHÊNH LỆCH 2007/2006
(vế phải) 3.147.452 3.814.282 5.572.418 666.830 21,19 1.758.136 46,09
Chênh lệch
[vế trái - vế phải] (20.664) (681.661) (530.270) (660.997) 3.198,79 151.391 (22,21)
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2005-2007 công ty TNHH Chấn Dương – Phòng kế toán)
Từ bảng 6 vừa phân tích, Công ty không sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài (kể
cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) Vậy, để bù đắp trang trải tài sản đang có Công typhải chiếm dụng nguồn vốn từ bên ngoài Trong thực tế, hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp nào cũng vậy, thường đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác hoặc bịcác đơn vị khác chiếm dụng vốn Đối với công ty Chấn Dương thì tình hình như thếnào, ta tiếp tục xét vốn Công ty đi chiếm dụng và bị chiếm dụng
Bảng 7: QUAN HỆ GIỮA TÀI SẢN - NVCSH
ĐVT: Ngàn đồng