Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
1,19 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
oOo
PHAN CẨM QUYÊN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
Tháng 12 - Năm 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
oOo
PHAN CẨM QUYÊN
MSSV: 4104172
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Th.S: ĐÀM THỊ PHONG BA
Tháng 12 - Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
-----o0o----Đƣợc sự giới thiệu của trƣờng Đại học Cần Thơ cùng với sự chấp thuận
của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát, qua hơn hai tháng thực tập tại
công ty cùng với khối kiến thức tích lũy trên ghế nhà trƣờng, em đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Trong suốt thời gian ngồi trên giảng
đƣờng đại học, em đã tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức, về cả chuyên môn lẫn
kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống từ sự tận tâm truyền đạt của quý thầy cô
trƣờng Đại học Cần Thơ và đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh. Em xin chân thành cám ơn tất cả những kiến thức mà
quý thầy cô đã truyền đạt cho em.
Em xin chân thành cảm ơn cô Đàm Thị Phong Ba đã nhiệt tình hƣớng
dẫn, đóng góp ý kiến, đồng thời chỉ ra những khuyết điểm để em có thể hoàn
thành luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể nhân viên trong công
ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát, đặc biệt em xin cảm ơn quý anh chị
phòng Kế toán của công ty, nhất là anh Lê Quang Vũ – kế toán trƣởng đã tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập, cũng nhƣ tạo điều
kiện cho em tìm hiểu, thu thập số liệu, tiếp cận tình hình, môi trƣờng làm việc
thực tế, để em hoàn thành luận văn của mình.
Những kiến thức mà em đã đƣợc trang bị trong quá trình học tập tại
trƣờng Đại học Cần Thơ và thực tập tại công ty Trách nhiện hữu hạn Nguyễn
Phát sẽ là hành trang hết sức quý báu, là nền tảng chuyên môn, nghiệp vụ cơ
bản giúp em vững tin bƣớc vào tƣơng lai. Bài luận văn của em chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý
thầy cô và quý anh chị để bài viết có thể hoàn thiện hơn.
Với lòng kính trọng của mình, em xin chúc quý thầy cô, cùng các cô chú,
anh chị trong công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát luôn dồi dào sức
khỏe, hạnh phúc và luôn gặt hái đƣợc nhiều thành công trong công việc.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phan Cẩm Quyên
i
TRANG CAM KẾT
----o0o---Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phan Cẩm Quyên
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
----o0o---.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Giám đốc
iii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
----o0o---Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: ĐÀM THỊ PHONG BA
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kế toán
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
Tên sinh viên: PHAN CẨM QUYÊN
Mã số sinh viên: 4104172 Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp
Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Trách nhiệm
hữu hạn Nguyễn Phát”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ...............................
.................................................................................................................
2. Về hình thức .........................................................................................
.................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ........................
.................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ..............................
.................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu) ..............
.................................................................................................................
6. Các nhận xét khác .................................................................................
.................................................................................................................
7. Kết luận ................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ngƣời nhận xét
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
----o0o---....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ngƣời nhận xét
v
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.3.1 Không gian ........................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian .............................................................................................. 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4
2.1.1 Khái quát chung về vốn ........................................................................ 4
2.1.1.1 Khái niệm chung................................................................................ 4
2.1.1.2 Đặc trƣng cơ bản của vốn .................................................................. 5
2.1.2 Phân loại vốn ........................................................................................ 5
2.1.2.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành ................................................. 6
2.1.2.2 Phân loại vốn theo đặc điểm luân chuyển........................................... 7
2.1.3 Vai trò và chức năng của vốn đối với công ty ..................................... 10
2.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn ......................................................................... 10
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ........................................ 12
2.1.5.1 Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động ....................................................... 12
2.1.5.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định .......................................................... 15
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 16
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 16
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................ 16
vi
2.2.2.1 Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối .................................................... 16
2.2.2.2 Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối ................................................... 17
2.2.2.3 Phƣơng pháp phân tích tỷ số ........................................................... 17
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT...................................................................... 18
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NGUYỄN PHÁT ........................................................................................ 18
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 18
3.1.1.1 Sơ lƣợc về công ty ........................................................................... 18
3.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty ................................................ 19
3.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty ....................................................... 19
3.1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty .................................................... 19
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản trị, phòng ban ................... 20
3.1.3 Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty................................... 21
3.1.3.1 Chế độ kế toán áp dụng.................................................................... 21
3.1.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................... 22
3.1.3.3 Hình thức kế toán ............................................................................ 23
3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT TRONG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ................ 24
3.2.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2012 .................................................................................................... 25
3.2.1.1 Doanh thu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 ............................. 27
3.2.1.2 Chi phí giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 .................................. 28
3.2.1.3 Lợi nhuận giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 ............................. 28
3.2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 ................................................................................... 29
3.2.1.1 Doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............. 30
3.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí ............................................................... 30
3.2.3.3 Phân tích tình hình lợi nhuận ........................................................... 30
vii
3.3 NHỮNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY TRONG TƢƠNG LAI .......................................................................... 31
3.3.1 Mục tiêu ............................................................................................. 31
3.3.2 Định hƣớng phát triển ......................................................................... 31
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT .......................................... 32
4.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VỐN LƢU ĐỘNG VÀ VỐN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY ........................................................................................... 32
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ............... 35
4.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn lƣu động ........................................... 35
4.2.1.1 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền ................................................ 35
4.2.1.2 Các khoản phải thu .......................................................................... 36
4.2.1.3 Hàng tồn kho ................................................................................... 39
4.2.2 Phân tích tình sử dụng vốn cố định ..................................................... 39
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT ........................................................ 42
4.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động .......................................................... 42
4.3.1.1 Số vòng quay hàng tồn kho .............................................................. 44
4.3.1.2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho .............................................. 45
4.3.1.3 Số vòng quay khoản phải thu ........................................................... 45
4.3.1.4 Số ngày một vòng quay khoản phải thu............................................ 46
4.3.1.5 Số vòng quay vốn lƣu động ............................................................. 46
4.3.1.6 Số ngày một vòng quay vốn lƣu động ............................................. 47
4.3.1.7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động ................................................ 47
4.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định............................................................. 48
4.3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định ................................................... 50
4.3.2.2 Số vòng quay vốn cố định ................................................................ 50
4.3.2.3 Số ngày một vòng quay vốn cố định ................................................ 50
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT ........................ 52
viii
5.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY .................. 52
5.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động .......................................................... 52
5.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định............................................................. 52
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT .......................................... 53
5.2.1 Quản lí một cách hiệu quả quỹ tiền mặt .............................................. 53
5.2.2 Quản lí một cách hiệu quả hàng tồn kho ............................................. 54
5.2.3 Quản lí một cách hiệu quả khoản phải thu .......................................... 54
5.2.4 Quản lí một cách hiệu quả vốn cố định ............................................... 54
5.2.5 Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động..................... 54
5.2.6 Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ cầu nối giữa công ty với toàn xã hội 55
5.2.7 Tối thiểu hóa chi phí ........................................................................... 55
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 56
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 56
6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƢỚC................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 58
PHỤ LỤC 01 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2011 ..................................... 59
PHỤ LỤC 02: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011.64
PHỤ LỤC 03: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2012 ....................................... 65
PHỤ LỤC 04: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2012 70
PHỤ LỤC 05: CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2013 ................................................................................................... 71
ix
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 20102012 .............................................................................................................. 26
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................... 29
Bảng 4.1 Tổng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát giai đoạn
2010- 2012 .................................................................................................... 33
Bảng 4.2 Tổng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................34
Bảng 4.3 Thực trạng vốn lƣu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn
Phát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 .................................................... 37
Bảng 4.4: Thực trạng vốn lƣu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn
Phát 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................ 38
Bảng 4.5 Thực trạng vốn cố định của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn
Phát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 ........................................................ 40
Bảng 4.6 Kết cấu vốn cố định 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 41
Bảng 4.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty
trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 .......... 43
Bảng 4.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 6 tháng đầu
năm 2012 và 2013 ............................................................................................. 44
x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn
Nguyễn Phát ................................................................................................. 20
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty trách nhiệm hữu hạn
Nguyễn Phát ................................................................................................. 22
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ .................... 24
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LN
:
Lợi nhuận
DT
:
Doanh thu
TS
:
Tài sản
ĐK
:
Đầu kì
CK
:
Cuối kì
CSH
:
Chủ sở hữu
CĐ
:
Cố định
HTK
:
Hàng tồn kho
BQ
:
Bình quân
SD
:
Số dƣ
PT
:
Phải trả
LĐ
:
Lƣu động
DT BH
:
Doanh thu bán hàng
CC DV
:
Cung cấp dịch vụ
TC
:
Tài chính
KD
:
Kinh doanh
CPQLDN
:
Chi phí quản lý doanh nghiệp
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
ĐVT
:
Đơn vị tính
HĐKD
:
Hoạt động kinh doanh
TS NH
:
Tài sản ngắn hạn
TS DH
:
Tài sản dài hạn
NV
:
Nguồn vốn
GVHB
:
Giá vốn hàng bán
HTK
:
Hàng tồn kho
GVHB
:
Giá vốn hàng bán
NVL
:
Nguyên vật liệu
xii
HĐKD
:
Hoạt động kinh doanh
HĐSXKD
:
Hoạt động sản xuất kinh doanh
XĐKQHĐKD :
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
SX
Sản xuất
:
xiii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong cơ chế cũ, các doanh nghiệp đƣợc bao cấp về vốn, về giá… sản
xuất kinh doanh chỉ theo pháp lệnh của Nhà nƣớc. Cơ chế quản lí kinh tế trong
giai đoạn này đƣợc đánh giá là không thích hợp, do con ngƣời bị hạn chế trong
sáng tạo và không có lựa chọn trong thụ hƣởng. Vai trò của việc sử dụng vốn
chƣa đƣợc phát huy, dẫn đến việc sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, không mang
đến hiệu quả và lãng phí nguồn nhân lực. Chính vì thế, khi chuyển sang cơ chế
thị trƣờng, khi chính sách đổi mới, mở cửa đƣợc đề ra, năng lực tiềm năng đã
bùng phát, tạo nên bƣớc phát triển vƣợt bậc về kinh tế. Sự phát triển đó tạo
nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty với nhau nhằm chiếm lĩnh thị
trƣờng. Điều này cũng đồng thời, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ về tài
chính và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một
lƣợng vốn nhất định.Vốn là chìa khóa, là điều kiện tiền đề của các doanh
nghiệp. Song vốn chỉ là yếu tố cần chứ chƣa đủ để đạt mục tiêu tăng trƣởng
mà nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn
sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín
dụng và chấp hành luật pháp. Bởi việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không ảnh
hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc
chính tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt, việc gia nhập tổ
chức Thƣơng mại thế giới (WTO) chính là bƣớc tiến quan trọng của nền kinh
tế Việt Nam, nó tạo ra nhiều cơ hội phát triển, những thuận lợi tiềm năng đồng
thời cũng tồn tại không ít những khó khăn, thử thách và khi ấy thì sự cạnh
tranh vốn dĩ đã gay gắt, quyết liệt nay càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn.
Hòa cùng xu thế đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện
cơ sở vật chất kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, đồng thời cũng giảm
thiểu tối đa chi phí để hạ thấp giá thành nhƣng phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng
của sản phẩm.
Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả tài chính
nói chung không chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho chủ doanh nghiệp xem
xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh, thông qua đó xác định xu
hƣớng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bƣớc đi vững chắc, hiệu quả
trong tƣơng lai mà còn đồng thời trên cơ sở đó cung cấp các thông tin hữu ích
cho các đối tƣợng quan tâm nhƣ các nhà đầu tƣ, các tổ chức tín dụng… nhận
biết tình hình tài chính thực tế để có quyết định đầu tƣ.
1
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu
quả sử dụng vốn tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sử dụng vốn, khái quát kết quả hoạt động kinh
doanh từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thông qua các chỉ tiêu
tài chính có liên quan. Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng
cao hơn hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013.
- Phân tích thực trạng sử dụng vốn tại công ty trong giai đoạn từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
công ty.
- Đƣa ra những tồn tại từ đó đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của công ty và thúc đẩy hoạt động của công ty phát
triển.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát.
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến 18/11/2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Trách
nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Bùi Việt Thịnh, 2013. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn
Minh Thành. Luận văn tốt nghiệp.
Phƣơng pháp nghiên cứu là sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu và
phƣơng pháp phân tích số liệu luận. Tác giả phân tích tình hình hoạt động kinh
2
doanh, phân tích khái quát tình hình tài chính, phân tích tình hình quản lí và sử
dụng vốn, phân tích tình hình thanh toán công nợ và khả năng thanh toán từ đó
phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công trách nhiệm hữu hạn Minh Thành
trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
Qua phân tích, so sánh ta nhận thấy về tài sản thì hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng cao do chính sách mở rộng kinh doanh. Dù khả năng thanh toán hiện
hành đủ để thanh toán công nợ nhƣng tỷ số khả năng thanh toán nhanh và
thanh toán bằng tiền còn thấp nên chỉ đảm bảo một phần khả năng thanh toán
công nợ khi đến hạn. Trong tồng nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả chiếm
tỷ trọng tƣơng đối lớn, đó là cách giảm thuế của công ty nhƣng nó cũng là
gánh nặng đối với công ty, đặc biệt là khoản vay dài hạn. Công ty cần cố gắng
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách xác định nhu cầu từng thời điểm,
tăng nhanh số vòng quay tài sản ngắn hạn, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh với
công ty cùng ngành. Trên cơ sở phân tích tác giả đã đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn và rút ra những hạn chế để làm cơ sở tìm ra giải pháp nâng cao hơn hiệu
quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Thành.
2. Huỳnh Kiều Diễm, 2013. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất, thương mại và dịch vụ Vạn Mỹ
Trang. Luận văn tốt nghiệp.
Muc tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng sử dụng vốn của công ty
thông qua các chỉ tiêu tài chính có liên quan. Qua đó đề xuất một số biện pháp
chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phƣơng pháp nghiên
cứu bao gồm phƣơng pháp thu thập số liệu và phƣơng pháp phân tích số liệu.
Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên sản xuất, thƣơng mại và dịch vụ Mỹ Trang ta thấy
hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 tuy có tăng
nhƣng tăng lên rất ít, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty tuy có biến
động giảm vào năm 2011 nhƣng cho tới thời điểm năm 2012 các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ yếu chuyển biến theo chiều hƣớng tích
cực. Khả năng thanh toán và quản lí tiền mặt vẫn giữ ở mức khá cao cho thấy
tình hình tài chính ổn định, nhƣng đổi lại sức sinh lợi của vốn sẽ không cao.
Ngoài những đánh giá này, công ty còn có những mặt tích cực và hạn chế khác
trong việc sử dụng vốn.
3
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát chung về vốn
2.1.1.1 Khái niệm chung
Vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do vậy, từ trƣớc đến nay có
rất nhiều quan niệm về vốn, ở mỗi một hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì có
những quan niệm khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của Mác, dƣới góc độ các yếu tố sản xuất, Mác cho
rằng: Vốn (tƣ bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dƣ, là đầu vào của quá trình
sản xuất. Định nghĩa của Mác về vốn có tầm khái quát lớn vì nó bao hàm đầy
đủ bản chất và vai trò của vốn. Bản chất của vốn là giá trị, mặc dù nó đƣợc thể
hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau: tài sản cố định, nguyên vật liệu, tiền
công... Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển của nền kinh tế, Mác chỉ
bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có
quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dƣ cho nền kinh tế. Đây là một hạn
chế trong quan niệm về vốn của Mác.
P.A.Samuelson, đại diện tiêu biểu của học thuyết tăng trƣởng kinh tế
hiện đại, coi đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và
hàng hóa chỉ là kết quả của sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền
đƣợc sản xuất ra và đƣợc sử dụng nhƣ các đầu vào hữu ích trong quá trình sản
xuất sau đó. Một số hàng hoá vốn có thể tồn tại trong vài năm, trong khi đó
một số khác có thể tồn tại trong một thế kỷ hoặc lâu hơn. Đặc điểm cơ bản
nhất của hàng hóa thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra vừa là yếu tố
đầu vào trong sản xuất. Về bản chất vốn là phƣơng pháp sản xuất gián tiếp tốn
thời gian.
David Begg, trong cuốn “Kinh tế học” ông đã đƣa ra hai định nghĩa về
vốn là: vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ
các hàng hóa đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác. Vốn tài chính là
các giấy tờ có giá và tiền mặt của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, đã có sự đồng nhất
vốn với tài sản của doanh nghiệp trong định nghĩa của David Begg.
Qua các khái niệm trên cho thấy, doanh nghiệp dù hoạt động trong bất cứ
lĩnh vực nào cũng cần có một lƣợng vốn nhất định. Lƣợng vốn đó dùng để
thực hiện các khoản đầu tƣ cần thiết nhƣ chi phí thành lập doanh nghiệp, chi
4
phí mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu... Vốn đƣa vào sản xuất kinh
doanh có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đó tạo ra sản phẩm, dịch vụ
phục vụ nhu cầu thị trƣờng. Số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khâu tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ phải bù đắp đƣợc các chi phí bỏ ra, đồng thời phải có lãi.
Quá trình này diễn ra liên tục đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Hiện tại khái niệm vốn kinh doanh đƣợc sử dụng phổ biến là: vốn kinh
doanh của doanh nghiệp thƣơng mại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh bao
gồm:
- Tài sản hiện vật nhƣ: nhà kho, cửa hàng, hàng hóa dự trữ …
- Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quý.
- Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác.
2.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của vốn
Để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp cần phải hiểu thấu đáo các đặc
điểm của vốn kinh doanh theo các đặc trƣng cơ bản sau:
- Vốn phải đƣợc biểu hiện bằng một lƣợng giá trị thực của những tài sản
đƣợc sử dụng sản xuất ra một lƣợng giá trị sản phẩm khác.
- Vốn phải đƣợc tích tụ và tập trung đến một lƣợng nhất định mới có thể
phát huy tác dụng để đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn đƣợc biểu hiện dƣới hình thức tiền tệ, tuy nhiên tiền chỉ là dạng
tiềm năng của vốn. Để tiền đƣợc gọi là vốn thì đồng tiền đó phải đƣợc vận
động vì mục đích sinh lợi.
- Vốn là hàng hóa đặc biệt tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn
đƣợc biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình. Vốn phải gắn với chủ sở
hữu nhất định và đƣợc quản lí chặt chẽ.
2.1.2 Phân loại vốn
Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những quan niệm khác
nhau về vốn, và việc phân loại vốn theo các cách thức khác nhau sẽ giúp công
ty đề ra đƣợc các giải pháp quản lí và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Việc
phân chia các loại vốn này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh. Vì
tính chất của chúng rất khác nhau và hình thức biểu hiện cũng khác nhau nên
phải có các biện pháp thích ứng để nâng cao hiệu quả sử dụng các loại vốn
5
này. Có nhiều cách phân loại vốn công ty theo các góc độ khác nhau, dƣới đây
ta sẽ phân loại vốn theo nguồn hình thành và đặc điểm luân chuyển để phục vụ
mục tiêu nghiên cứu của đề tài này.
2.1.2.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành
a) Vốn chủ sở hữu
Là tổng số vốn góp của các chủ sở hữu vào công ty bao gồm vốn góp ban
đầu và số tăng giảm vốn góp (vốn góp bổ sung, giá trị cổ phiếu, lợi nhuận giữ
lại, đánh giá lại tài sản…). Nguồn vốn chủ sở là số vốn của các chủ sở mà
công ty không phải cam kết thanh toán (không phải là một khoản nợ). Vốn chủ
sở hữu bao gồm:
- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu là toàn bộ vốn đầu tƣ (vốn góp) của chủ sở
hữu vào công ty.
- Vốn khác của chủ sở hữu là vốn đƣợc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của
công ty, hoặc đƣợc tặng, biếu, viện trợ...
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của vật
tƣ, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định so với giá đánh giá lại đƣợc thể hiện
trong biên bản đánh giá lại của vật tƣ, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong
quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản (giai đoạn trƣớc khi đi vào hoạt động).
- Nguồn vốn từ các quỹ đƣợc trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập
công ty nhƣ quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thƣởng,
phúc lợi, …
- Lợi nhận sau thuế chƣa phân phối phản ánh kết quả kinh doanh (lợi
nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập công ty và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử
lý lỗ của công ty.
- Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là nguồn vốn đƣợc hình thành do
ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp.
b) Nợ phải trả
Nợ phải trả của doanh nghiệp là các khoản nợ phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả, phải thanh toán
cho chủ nợ theo sự cam kết của hai bên. Nợ phải trả của doanh nghiệp bao
gồm các khoản nợ tiền vay các khoản nợ phải trả cho ngƣời bán, các khoản nợ
phải trả, phải nộp cho Nhà nƣớc, các khoản nợ phải trả cho cán bộ công nhân
viên, các khoản nợ phải trả khác. Dựa vào thời hạn cam kết trả nợ của doanh
nghiệp đối với chủ nợ, nợ phải trả của doanh nghiệp đƣợc chia ra:
6
- Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả
trong vòng một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh bình thƣờng. Nợ ngắn
hạn bao gồm vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả cho ngƣời bán,
ngƣời cung cấp, ngƣời nhận thầu, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nƣớc,
phải trả ngƣời lao động, các khoản chi phí phải trả, các khoản nhận kí quỹ, kí
cƣợc ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn khác.
- Nợ dài hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả
trong thời gian trên một năm hoặc trên một chu kì kinh doanh bình thƣờng. Nợ
dài hạn bao gồm vay dài hạn cho đầu tƣ phát triển, nợ dài hạn phải trả, phải trả
dài hạn cho ngƣời bán, ngƣời cung cấp, ngƣời nhận thầu, trái phiếu phát hành,
phải trả cho ngƣời lao động, các khoản nhận kí quỹ, kí cƣợc dài hạn, thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, các
khoản dự phòng phải trả, các khoản phải trả dài hạn khác.
2.1.2.2 Phân loại vốn theo đặc điểm luân chuyển
a) Vốn cố định
Tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một số tƣ liệu lao
động nhất định nhƣ kho hàng, cửa hàng, quầy hàng, nhà cửa phƣơng tiện vận
tải, phƣơng tiện đo lƣờng, phƣơng tiện làm việc… Đó là những cơ sở vật chất
kĩ thuật cần thiết cho quá trình kinh doanh sản xuất. Tƣ liệu lao động có nhiều
loại, mỗi loại có công dụng riêng nhƣng nói chung là chúng đều có cùng tính
chất là giữ vai trò môi giới trong quá trình lao động, kết hợp lao động và đối
tƣợng lao động với nhau.
Theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc, một tƣ liệu lao động nếu hội đủ
cả bốn tiêu chuẩn dƣới đây thì đƣợc coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế ở tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản
đó.
- Nguyên giá tài sản phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy.
- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
- Có giá trị từ 30.000.000 đồng (ba mƣơi triệu đồng) trở lên.
Tài sản cố định có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, nếu đứng về mặt
hình thái vật chất thì tài sản cố định đƣợc phân thành hai loại:
- Tài sản cố định hữu hình là các tài sản cố định tồn tại trên thực tế dƣới
hình thức vật chất cụ thể nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phƣơng
tiện vận tải, truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lí, cây lâu năm, súc vật làm việc
và cho sản phẩm,…
7
- Tài sản cố định vô hình là các tài sản cố định tồn tại trên thực tế không
phải dƣới dạng vật chất cụ thể, đó là các khoản chi phí lớn hội đủ các tiêu
chuẩn quy định đối với tài sản cố định nhƣ quyền sử dụng đất, quyền phát
hành, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thƣơng mại, quy trình công nghệ,…
Vốn cố định của công ty là giá trị ứng trƣớc về tài sản cố định hiện có
của công ty đó.
Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kì sản
xuất kinh doanh và chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết
thời hạn sử dụng (khấu hao đủ).
Trong quá trình luân chuyển, giá trị của tài sản cố định thông qua hình
thức khấu hao sẽ đƣợc chuyển dần từng bộ phận thành quỹ khấu hao. Do đó,
việc quản lí vốn cố định thể hiện ở 2 mặt. Một là đảm bảo cho tài sản cố định
đƣợc toàn vẹn cả về hiện vật lẫn giá trị và nâng cao hiệu quả sử dụng nó. Hai
là phải tính toán chính xác số khấu hao, đồng thời phân phối và sử dụng quỹ
khấu hao để bù đắp lại giá trị hao mòn tài sản cố định từ đó thực hiện tài sản
xuất tài sản cố định.
b) Vốn lưu động
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tƣ liệu lao động, các doanh
nghiệp còn phải có đối tƣợng lao động và sức lao động. Đối tƣợng lao động
khi tham gia quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu,
bộ phận chủ yếu của đối tƣợng lao động sẽ thông qua quá trình chế biến hợp
thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quá trình
sản xuất; đối tƣợng lao động chỉ có thể tham gia một chu kì sản xuất, đến chu
kì sản xuất sau lại phải có đối tƣợng lao động khác.
Đối tƣợng lao động trong doanh nghiệp đƣợc biểu hiện thành hai bộ phận
là những vật tƣ dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất đƣợc liên tục; một bộ
phận khác là những vật tƣ đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang).
Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nó gọi là tài sản lƣu động. Tài sản
lƣu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất gọi là tài sản lƣu động sản
xuất. Mặt khác, doanh nghiệp sau khi sản xuất xong có thể chuyển bán cho
đơn vị mua mà cũng có thể phải làm một số công việc nhƣ đóng gói, tích lũy
thành lô hàng, thanh toán với khách hàng… nên hình thành một số khoản vật
tƣ và tiền tệ (thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, khoản phải thu khách
hàng…). Những vật tƣ và tiền tệ này phát sinh trong quá trình lƣu thông gọi là
tài sản lƣu động lƣu thông.
8
Do tính chất liên tục trong quá trình sản xuất nên doanh nghiệp nào cúng
phải có một số vốn thõa đáng để mua sắm cái tài sản lƣu động.
Vốn lƣu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trƣớc về những tài sản lƣu
động hiện có của doanh nghiệp.
Trong quá trình tái sản xuất, vốn lƣu động của doanh nghiệp luôn đƣợc
chuyển hóa từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Do sự chuyển hóa không
ngừng nên vốn lƣu động thƣờng xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc
dƣới các hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lƣu thông nhƣ những
vật tƣ dự trữ, nguyên nhiên vật liệu, bao bì, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở
dang, chi phí chờ phân bổ, thành phẩm trong kho, vốn trong thanh toán, vốn
bằng tiền.
Vốn lƣu động có đặc điểm là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một
lần vào giá trị hàng hóa trong cùng một chu kỳ sản xuất, vận động liên tục qua
các giai đoạn trong quá trình sản xuất, biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác
nhau. Vốn lƣu động là hình thái giá trị của nhiều yếu tố tạo thành, mỗi yếu tố
có tính năng, tác dụng riêng. Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả ta phải
tiến hành phân loại vốn cố định:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gởi
ngân hàng và tiền đang chuyển.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: gồm phải thu khách hàng, tạm ứng, chi
phí trả trƣớc, thế chấp, kí quỹ ngắn hạn, kí cƣợc ngắn hạn, phải thu nội bộ, các
khoản phải thu khác.
- Hàng tồn kho: thực chất đây là các loại hàng dự trữ của doanh nghiệp,
bao gồm nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành
phẩm, hàng hóa, hàng mua đang đi đƣờng, hàng gởi bán nhƣng chƣa xác định
tiêu thụ.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: có quan hệ mật thiết với vốn bằng tiền, luôn
chuyển hóa cho nhau nên cũng đƣợc xem là vốn lƣu động.
Vốn lƣu động là bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia. Ở các công ty,
tổng số vốn lƣu động và tính chất của nó có quan hệ chặt chẽ với những chỉ
tiêu công tác cơ bản của công ty. Nếu công ty đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu
cầu cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn
luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn thì với số vốn ít có thể đạt
hiệu quả cao nhất. Việc hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là
điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách, ngân hàng và thúc đẩy việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.
9
2.1.3 Vai trò và chức năng của vốn đối với công ty
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng
cần phải có một lƣợng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và
phát triển của các doanh nghiêp.
- Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện
đầu tiên doanh nghiệp đó phải có một lƣợng vốn nhất định, lƣợng vốn đó tối
thiểu phải bằng lƣợng vốn pháp định (lƣợng vốn tối thiểu mà pháp luật quy
định cho từng loại hình doanh nghiệp) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp
mới đƣợc xác lập. Ngƣợc lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện
đƣợc. Trƣờng hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh
nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên
bố chấm dứt hoạt động nhƣ phá sản, giải thể.... Nhƣ vậy, vốn có thể đƣợc xem
là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tƣ cách pháp
nhân của một doanh nghiệp trƣớc pháp luật.
- Về mặt kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong
những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn
không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công
nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh diễn ra thƣờng xuyên, liên tục. Vốn là yếu tố quan trọng
quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị
thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Điều này càng thể hiện rõ trong nền
kinh tế thị trƣờng hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng ngay gắt, các doanh
nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tƣ hiện đại hoá công
nghệ. Tất cả những yếu tố này muốn đạt đƣợc thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có
một lƣợng vốn đủ lớn. Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm
vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì
sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt
động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng
thị trƣờng tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của vốn nhƣ vậy thì doanh nghiệp
mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
2.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của công ty vào hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất.
10
Việc thƣờng xuyên kiểm tra tình hình tài chính, tiến hành phân tích để
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là nội dung quan trọng trong công tác tài chính
của công ty. Cách đo lƣờng chính xác thể hiện rõ nhất tính hiệu quả là thƣớc
đo tiền tệ để lƣợng hoá các yếu tố đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên quan niệm về
hiệu quả sử dụng vốn đƣợc hiểu trên hai khía cạnh:
- Với số vốn hiện có công ty có thể sản xuất thêm sản phẩm với chất
lƣợng tốt, giá thành hạ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho công ty.
- Đầu tƣ thêm vốn (mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu) sao cho
tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn.
Vậy hiệu quả sử dụng vốn chính là thƣớc đo, phản ánh tƣơng quan so
sánh giữa kết quả thu đƣợc với những chi phí về vốn mà công ty bỏ ra trong
hoạt động để có đƣợc chính kết quả đó. Hiệu quả sử dụng vốn có thể đƣợc tính
một cách chung nhất bằng công thức:
Hiệu quả sử dụng vốn =
Kết quả thu đƣợc
Chi phí vốn sử dụng
(2.1)
Trong đó:
- Kết quả thu đƣợc có thể là: tổng doanh thu, doanh thu thuần, lãi gộp.
- Chi phí vốn đã sử dụng có thể là: tổng vốn bình quân, vốn lƣu động
bình quân, vốn cố định bình quân.
Trong một công ty, hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ sử dụng
nguồn lực hiện có. Trình độ sử dụng nguồn lực thể hiện qua kết quả kinh
doanh của mỗi kỳ hạch toán, qua đó quy mô vốn của công ty có thể bị thu hẹp
so với đầu kỳ (công ty sử dụng vốn kém hiệu quả, nếu tình trạng này kéo dài
có thể công ty sẽ bị phá sản) và cũng có thể đƣợc bảo tồn và phát triển. Đây là
kết quả mà công ty nào cũng cần phải phấn đấu để đạt đƣợc bởi vì khi bảo tồn
đƣợc đồng vốn sẽ là cơ sở vững chắc để công ty tồn tại và tìm ra những biện
pháp, bƣớc đi đúng đắn phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng nhằm
phát triển vốn trong một khoảng thời gian nào đó.
Sử dụng vốn hiệu quả sẽ đảm bảo khả năng an toàn về tài chính cho công
ty, ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Qua đó, tạo điều kiện để
công ty tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trƣờng. Từ đó giúp công ty
đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh, mở rộng hoạt động sản xuất, tăng lợi nhuận
cũng nhƣ nâng cao uy tín của công ty trên thƣơng trƣờng. Nhƣng một công ty
sử dụng vốn có hiệu quả khi nào? Chỉ khi công ty đó bảo tồn và phát triển
đƣợc vốn.
11
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.1.5.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a) Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
(2.2)
Bình quân hàng tồn kho
Trong đó:
Bình quân HTK =
HTK đầu kì + HTK cuối kì
2
(2.3)
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán của công ty trong
kì báo cáo chia cho bình quân hàng tồn kho của công ty trong cùng kỳ. Số liệu
về giá vốn hàng bán đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn giá
trị hàng tồn kho bình quân đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhƣ thế nào.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy công ty bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp, có nghĩa là
công ty sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính khoản mục hàng
tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không
tốt vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu
cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng công ty bị mất khách hàng và
đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên vật liệu
không đủ có thể khiến cho quá trình thi công bị ngƣng trệ. Vì vậy cần điều
chỉnh số vòng quay hàng tồn kho sao cho đủ để đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu
cầu khách hàng.
b) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay HTK =
Bình quân HTK
Giá vốn hàng bán
* 360
(2.4)
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy số dƣ bình quân hàng tồn kho trong
kỳ của công ty trong kì báo cáo chia cho giá vốn hàng bán của công ty trong
cùng kỳ và nhân cho 360. Số liệu giá vốn hàng bán đƣợc lấy từ báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị số dƣ bình quân hàng tồn kho đƣợc lấy
từ bảng cân đối kế toán.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho cho biết thời gian lƣu kho bình
quân của hàng tồn kho.
12
c) Số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu
Bình quân khoản phải thu
(2.5)
Trong đó:
Bình quân khoản phải thu =
Khoản phải thu ĐK + Khoản phải thu CK
(2.6)
2
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu thuần trong kỳ của công
ty trong kì báo cáo chia số dƣ bình quân khoản phải thu của công ty trong
cùng kỳ. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, còn giá trị số dƣ bình quân khoản phải thu đƣợc lấy từ bảng cân đối kế
toán.
Đây là một chỉ số cho thấy tình hiệu quả của chính sách tín dụng mà
công ty áp dụng đối với khách hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy
công ty đƣợc khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhƣng nếu so sánh với các công
ty cùng ngành thì chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ bị mất
khách hàng vì khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hạn hơn. Và nhƣ vậy thì công ty
chúng ta sẽ bị sụt giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận
thấy sự sụt giảm thì rất có thể là công ty đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ
khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vƣợt quá mức.
d) Số ngày một vòng quay khoản phải thu
Số ngày một vòng quay khoản phải thu =
Bình quân khoản phải thu
Doanh thu thuần
* 360(2.7)
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy số dƣ bình quân khoản phải thu
trong kỳ của công ty trong kì báo cáo chia cho doanh thu thuần của doanh
nghiệp trong cùng kỳ và nhân cho 360. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị số dƣ bình quân khoản phải
thu đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.
Số ngày một vòng quay khoản phải thu cho biết kì thu tiền bình quân tức
là thời gian kể từ lúc bán hàng cho tới lúc thu đƣợc tiền từ ngƣời mua.
g) Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay vốn lƣu động =
Doanh thu thuần
Bình quân vốn lƣu động
13
(2.8)
Trong đó:
Bình quân vốn lƣu động =
Vốn lƣu động đầu kì + Vốn lƣu động cuối kì
(2.9)
2
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu thuần trong kỳ của công
ty trong kì báo cáo chia cho bình quân vốn lƣu động. Số liệu doanh thu thuần
đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị số dƣ bình quân
vốn lƣu động đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.
Số vòng quay tài sản lƣu động còn cho biết mỗi đồng tài sản lƣu động
đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu này nói lên trong một năm (quý), vốn lƣu động quay đƣợc bao
nhiêu vòng. Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao.
Ý nghĩa tăng số vòng quay vốn lƣu động là tiết kiệm vốn bao gồm tiết kiệm
tuyệt đối lẫn tƣơng đối, tăng doanh thu bán hàng, hạ thấp chi phí đồng thời
tăng lợi nhuận cho công ty.
h) Số ngày một vòng quay vốn lưu động
Số ngày một vòng quay vốn lƣu động =
Bình quân vốn lƣu động
Doanh thu thuần
* 360 (2.10)
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy số dƣ bình quân vốn lƣu động trong
kỳ của công ty trong kì báo cáo chia cho doanh thu thuần của công ty trong
cùng kỳ và nhân cho 360. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh. Còn giá trị số dƣ bình quân vốn lƣu động đƣợc lấy từ
bảng cân đối kế toán.
Số ngày một vòng quay vốn lƣu động càng thấp chứng tỏ tốc độ luân
chuyển vốn càng nhanh.
k) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động =
Lợi nhuận sau thuế
Bình quân vốn lƣu động
* 100% (2.11)
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ của
công ty trong kì báo cáo chia cho vốn cố định bình quân trong kì của công ty
trong cùng kỳ. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh còn giá trị vốn lƣu động bình quân trong kì đƣợc lấy từ bảng cân
đối kế toán.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lƣu động có thể tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Hệ số sinh lợi của vốn lƣu
động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao.
14
2.1.5.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
a) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Tỷ suất LN trên vốn cố định =
LN sau thuế
Vốn cố định bình quân
∗ 100 % (2.12)
Trong đó:
Vốn CĐ bình quân =
Giá trị vốn CĐ ĐK + Giá trị vốn CĐ CK
2
(2.13)
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của công ty trong
kì báo cáo (có thể là một tháng, một quý, nửa năm hay một năm) chia cho bình
quân tổng vốn cố định của công ty trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận sau
thuế đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị vốn cố
định bình quân đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán. Đơn vị tính là %.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động
trong kỳ tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn càng
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
b) Số vòng quay vốn cố định
Số vòng quay vốn cố định =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
(2.14)
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu thuần của công ty trong kì
báo cáo (có thể là một tháng, một quý, nửa năm hay một năm) chia cho bình
quân tổng vốn cố định của công ty trong cùng kỳ. Số liệu về doanh thu thuần
đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị vốn cố định
bình quân đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.
Số vòng quay vốn cố định cho biết 1 đồng giá trị bình quân vốn cố định
tạo đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kì.
b) Số ngày một vòng quay vốn cố định
Số ngày một vòng quay vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
* 360(2.15)
Doanh thu thuần
Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy bình quân vốn cố định của công ty
trong kì báo cáo chia cho doanh thu thuần và nhân với 360. Số liệu về doanh
thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị vốn
cố định bình quân đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.
Số ngày một vòng quay vốn cố định cho biết thời gian của một vòng
quay vốn cố định.
15
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty bao gồm: số liệu từ bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013 tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát, trao đổi cùng giám đốc và
nhân viên phòng kế toán.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu phân tích chung về thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn
từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tại công ty Trách nhiệm hữu hạn
Nguyễn Phát, đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối nhằm thể hiện
sự thay đổi lƣợng vốn của công ty qua từng năm.
Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phƣơng pháp phân tích số tƣơng đối để
phân tích giá trị và tỷ trọng qua từng chỉ tiêu.
Kết hợp sử dụng phƣơng pháp tỷ số để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại
công ty. Từ những kết quả đạt đƣợc thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng
vốn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 của công ty đề tài sẽ đƣa ra một
số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và từ đó giúp công ty ngày
một phát triển.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các
chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô của các hiện
tƣợng kinh tế.
Công thức tính: ∆Y = Y1 - Y0
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trƣớc
Y1: chỉ tiêu năm sau
∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh các số liệu năm tính với số liệu
năm của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhận biến
động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
16
2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của
các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ
phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.
Công thức tính: ∆Y=
Y1
* 100% - 100 %
Y0
Y0: chỉ tiêu năm trƣớc
Y1: chỉ tiêu năm sau
∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu
kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các
năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân
và biện pháp khắc phục.
2.2.2.3 Phương pháp phân tích tỷ số
Dùng các chỉ số tài chính để đánh giá các chỉ tiêu khi phân tích hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá xem một đồng vốn
kinh doanh doanh nghiệp bỏ ra đem lại bao nhiêu lợi nhuận. Kết quả đó có
phù hợp với tình hình hiện tại của công ty hay không và các chỉ tiêu về yếu tố
cấu thành nên vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng.
17
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NGUYẾN PHÁT
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1.1 Sơ lược về công ty
- Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN NGUYỄN PHÁT.
- Trụ sở: A248, Khu dân cƣ 91B, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần
Thơ.
- Điện thoại/ Fax: 0710.3838.951
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát đăng kí kinh doanh lần đầu
vào ngày 11/6/2002 và sau đó đăng kí cấp lại và thay đổi lần 4 vào ngày
23/12/2008 tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ Thành Phố Cần Thơ.
Sự phát triển và đi lên của công ty gắn liền với sự phát triển của Thành
Phố Cần Thơ. Từ một đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Cần Thơ, thực hiện theo
Nghị Quyết 45 của bộ Chính Trị, Thành Phố Cần Thơ đã phấn đấu trở thành
đô thị loại 1 trực thuộc Trung ƣơng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn
Phát cũng từng bƣớc chuyển mình phát triển theo tốc độ đô thị hoá của
Thành Phố Cần Thơ.
- Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty:
+ Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc.
+ Họ và tên: Bùi Văn Nguyễn.
+ Ngày sinh: 15/12/1965.
+ CMND số: 361867265.
+ Hộ khẩu thƣờng trú: 324 Tầm Vu, P.Hƣng Lợi, TP.Cần Thơ.
+ Chỗ ở hiện tại: A248, Khu dân cƣ 91B, P.An Bình, Q.Ninh Kiều,
TP.Cần Thơ.
+ Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng.
18
- Thành viên góp vốn:
1. Ông Bùi Văn Nguyễn
+ Nơi đăng kí hộ khẩu : 324, Tầm Vu, Thành phố Cần Thơ.
+ Vốn góp : 1.000.000.000 đồng.
+ (%) vốn góp : 50%.
2. Bà Dƣơng Thị Hạnh
+ Nơi đăng kí hộ khẩu : 324, Tầm Vu, Thành phố Cần Thơ.
+ Vốn góp : 1.000.000.000 đồng.
+ (%) vốn góp : 50%.
3.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- San lấp mặt bằng.
- Thi công các công trình cầu đƣờng, thuỷ lợi bằng cơ giới.
- Kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng dùng san lấp mặt bằng.
- Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đƣờng.
- Thi công các công trình kĩ thuật, cấp thoát nƣớc, điện công nghiệp,
điện dân dụng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét, trang trí nội thất.
- Mua bán trang trí nội thất.
- Thi công xây dựng các công trình cảng sông, cảng biển, đê kè, cống,
chỉnh trị sông.
- Mua bán, cho thuê xe máy công trình.
- Sửa chữa, đóng mới xà lan.
- Vận tải hành khách đƣờng bộ, vận tải hàng hóa đƣờng bộ, đƣờng
thủy.
3.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty
3.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty
Bộ máy của công ty đƣợc thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng,
mọi công việc đều do giám đốc và phó giám đốc điều hành trực tiếp, ba
phòng chức năng chỉ đạo nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
19
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
hoạch kỹ
thuật
Phòng kế
toán, tài vụ
Các đội thi công
Nguồn: Phòng kế toán công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn
Nguyễn Phát
GHI CHÚ
: Chỉ đạo trực tiếp.
: Quan hệ đối ứng.
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản trị, phòng ban
- Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định ngƣời đại diện theo ủy
quyển tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kì
họp Hội đồng thành viên, nhƣng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
- Giám đốc là ngƣời đại diện về mặt pháp nhân của công ty, quyết định
chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, quản lí điều hành vốn, chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trƣớc Nhà nƣớc.
Theo quy chế làm việc tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát, giám
đốc là ngƣời quyết định cao nhất về mọi hoạt động của doanh nghiệp, giám
đốc đƣợc tuyển chọn là công dân Việt Nam, nƣớc ngoài từ 18 tuổi trở lên
không vi phạm pháp luật vào làm việc tại công ty.
20
- Phòng tổ chức hành chánh có trách nhiệm phụ giúp phó giám đốc
trong việc thực hiện đúng và kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc về chính sách cán bộ. Ngoài ra phòng còn thông báo các chỉ
thị, quyết định của giám đốc đến các đơn vị cơ sở để thực hiện phƣơng
hƣớng, công tác chung của công ty một cách nhanh chóng, kịp thời và chính
xác.
- Phòng kế hoạch kĩ thuật phụ trách nhiệm vụ là lập kế hoạch phát triển
sản xuất kinh doanh trong các kỳ kế hoạch quý, năm, dài hạn. Cụ thể hóa các
chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ lập và
quản lí các hợp đồng kinh tế, quản lí vật tƣ phục vụ sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và theo dõi tiến độ thi công, chất lƣợng công trình, ngăn ngừa và xử
lý kịp thời các sự cố kỹ thuật trong xây dựng.
- Phòng kế toán, tài vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc, xem xét
và quản lí những vấn đề liên quan đến sổ sách kế toán và các hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Ngoài ra tổ chức tính toán ghi chép, phản ánh chính
xác kịp thời tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn của doanh
nghiệp, vốn cho các hoạt động khác. Đồng thời trả lƣơng cho ngƣời lao
động, trích nộp các khoản bảo hiểm theo quy định Nhà nƣớc. Bên cạnh đó,
phòng có chức năng theo dõi công nợ, theo dõi các hợp đồng kinh tế, có biện
pháp thu hồi công nợ cho công ty. Theo dõi giá cả thị trƣờng từng thời điểm,
nắm chắc giá cả vật tƣ để cùng phòng kế hoạch lập dự toán công trình. Phân
tích hạch toán lãi, lỗ lập báo cáo cho ban giám đốc và cấp trên theo quy định.
- Các đội thi công xây dựng các công trình dân dụng, nhà ở, cầu,
đƣờng, thi công các công trình nạo vét kênh, cấp thoát nƣớc…
3.1.3 Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty
3.1.3.1 Chế độ kế toán áp dụng
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát đang sử dụng chế độ kế
toán doanh nghiệp theo quyết định số 48/2006 QĐ – BTC ngày 14/09/2006.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hằng năm.
- Đơn vị tiền tệ áp dụng: Việt Nam đồng (VNĐ).
-Hình thức kế toán áp dụng: Việt Nam đồng (VNĐ).
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung.
21
3.1.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán
a) Sơ đồ tổ chức
Trƣởng phòng
Kế toán
Kế toán thu,
chi
Kế toán
thuế
Kế toán kho
Thủ quỹ
Nguồn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty trách nhiệm hữu hạn
Nguyễn Phát
b) Chức năng và nhiệm vụ
- Trƣởng phòng kế toán có nhiệm vụ hƣớng dẫn chế độ, thể lệ kế toán
tài chính cho mọi nhân viên trong phòng, nguồn kinh doanh. Tiến hành tổ
chức và điều hành toán bộ hệ thống kế toán, tham mƣu cho ban giám đốc về
hoạt động kinh doanh. Tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán, kiểm tra,
kiểm soát,là ngƣời giúp giám đốc tổ chức thực hiện công tác thống kê thông
tin kinh tế và hạch toán kinh tế. Kế toán trƣởng lập đầy đủ và đúng hạn các
báo cáo theo chế độ quy định của Nhà nƣớc và phải chịu trách nhiệm về mọi
số liệu có trên báo cáo tài chính. Đồng thời kế toán trƣởng có trách nhiệm
tổng hợp công tác hạch toán từ các sổ sách của các phần kế toán lại với nhau.
Trên cơ sở đó tập hợp chi phí kinh doanh, đồng thời phản ánh tất cả mọi hoạt
động tăng, giảm vốn, tài sản, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh. Từ đó,
lên sơ đồ tổng hợp và lập các biểu đồ kế toán vào cuối mỗi kì nhƣ: bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Kế toán thu chi tiền mặt:
+ Làm các thủ tục thu tiền phục vụ cho hoạt động công ty.
+ Theo dõi các loại vốn đi vay, các loại vốn có giá trị nhƣ tiền.
+ Lập báo cáo thu hằng ngày và định kì.
+ Giữ các sổ có liên quan đến công tác thu, chi vốn bằng tiền.
+ Bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền và các
chứng chỉ có giá trị nhƣ tiền.
22
+ Lập báo cáo quỹ từng loại vốn bằng tiền theo quy định của công ty.
+ Lập báo cáo quỹ từng loại vốn bằng tiền theo quy định của công ty.
+ Tính và phân bổ tiền lƣơng, bảo hiểm.
- Kế toán thuế kiêm kế toán tài sản cố định:
+ Hằng tháng lập kê khai thuế GTGT đầu ra, đầu vào, theo dõi tình hình
nộp ngân sách Nhà nƣớc.
+ Hằng tháng lập kê khai thuế GTGT đầu ra, đầu vào, theo dõi tình hình
nộp ngân sách Nhà nƣớc.
+ Theo dõi việc tăng, giảm, sử dụng Tài sản cố định. Lập thẻ tài sản cố
định, giữ các sổ có liên quan đến tài sản cố định.
+ Lập các báo cáo kế toán, thống kê tài sản cố định theo yêu cầu của Nhà
nƣớc và công ty.
- Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập - xuất hàng hóa từ các bảng kê
mua hàng và hóa đơn đỏ của đại lí, kiểm tra giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
+ Lập phiếu nhập kho, xuất kho.
+ Cuối tháng, kiểm tra đối chiếu các số liệu chính xác giữa nguyên vật
liệu,công cụ dụng cụ và số liệu trên sổ kế toán.
+ Cuối mỗi tháng lập báo cáo tồn kho.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt thông qua phiếu thu và phiếu chi
ghi vào sổ quỹ tiền mặt hàng ngày, đối chiếu với kế toán thanh toán trong
ngày để kịp thời phát hiện sai sót, mỗi cuối kì phải khóa sổ và kiểm tra số dƣ
tiền mặt còn lại mỗi ngày. Thủ quỹ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ kế toán trƣởng.
3.1.3.3 Hình thức kế toán
Mỗi công ty có tổ chức, cơ cấu khác nhau nên việc lựa chọn hình thức kế
toán áp dụng vào công ty có ý nghĩa quan trọng đến chất lƣợng công tác kế
toán. Vì vậy, trên cơ sở hoạt động kinh doanh của công ty, với trình độ và
năng lực đội ngũ kế toán hiện có nên công ty đã áp dụng hình thức sổ nhật kí
chung để ghi chép.
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi
sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ
phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân
đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ
23
cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc
dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và
tổng số phát sinh có trên sổ nhật kí chung cùng kỳ.
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÍ
CHUNG
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
GHI CHÚ:
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ.
: Quan hệ đối chiếu kiểm tra.
3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp về tình
hình kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán. Nó phản ánh toàn bộ
phần giá trị về sản phẩm, lao động, dịch vụ đơn vị đã thực hiện trong kì và
phần chi phí tƣơng xứng để tạo nên kết quả đó. Nó cho biết liệu hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không. Đồng thời nó
24
còn cho biết công ty đó chi bao nhiêu tiền để sinh lợi, từ đó có thể tính đƣợc tỷ
lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu tác
động của nhiều nhân tố. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013:
3.2.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012
Để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2010 đến
năm 2012, ta tiến hành phân tích vào các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi
nhuận giai đoạn 2010 đến 2012. Cụ thể, ta dựa vào bảng số liệu sau:
25
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010- 2012
Năm 2010
Chỉ tiêu
Năm 2011
Đơn vị tính: đồng
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Giá trị
Chênh lệch 2012/2011
%
Giá trị
%
DT thuần BH và CC DV
22.675.822.989
41.243.895.736
24.277.858.093
18.568.072.747
81,9
-16.966.037.643
-41,1
Giá vốn hàng bán
19.263.368.955
36.848.240.990
19.940.602.612
17.584.872.035
91,3
-16.907.638.378
-45,9
3.412.454.034
4.395.654.746
4.337.255.481
938.200.712
27,5
-58.399.265
-1,3
-
21.100.714
13.843.881
21.100.714
-
-7.256.833
-34,4
904.300.791
1.385.951.634
1.392.232.898
481.650.843
53,3
6.281.264
0,5
Chi phí quản lí kinh doanh
1.844.369.092
2.533.452.634
2.525.787.491
689.083.542
37,4
-7.665.143
-0,3
LN thuần về hoạt động KD
663.784.151
497.351.192
433.078.973
-166.432.959
-25,1
-64.272.219
-12,9
84.697.261
-
-
-84.697.261
-100
-
-
-
273.528.264
242.108.917
273.528.264
-
-31.419.347
-11,5
84.697.261
-273.528.264
-242.108.917
-358.225.525
-423
31.419.347
-11,5
Tổng LN KT trƣớc thuế
748.481.412
223.822.928
190.970.056
-524.658.484
-70,1
-32.852.872
14,7
Chi phí thuế TNDN
187.120.353
88.619.012
76.827.111
-98.501.341
-52,6
-11.791.901
13,3
LN sau thuế TNDN
561.361.059
135.203.916
114.142.945
-426.157.143
-75,9
-21.060.971
-15,6
LN gộp BH và CC DV
DT hoạt động TC
Chi phí TC
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát từ năm 2010 đến năm 2012.
26
CHÚ THÍCH:
DT BH: Doanh thu bán hàng.
CC DV: Cung cấp dịch vụ.
LN: Lợi nhuận.
DT: Doanh thu.
TC: Tài chính.
KD: Kinh doanh.
LN: Lợi nhuận kế toán.
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.
3.2.1.1 Doanh thu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012
Nhìn chung, doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010 đến 2012 đƣợc
hình thành chủ yếu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài
chính chủ yếu từ lãi tiền gởi ngân hàng. Cụ thể nhƣ sau:
Từ bảng 3.1 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 thì năm
2011 doanh thu đạt cao nhất. Đây đƣợc xem là năm kinh doanh “trúng mùa”
của công ty. Tổng doanh thu vào năm 2011 là 41.264.996.450 đồng, tăng
18.504.476.200 đồng, tƣơng đƣơng 81,3 % so với năm 2010. Nguyên nhân là
do vào năm 2009 công ty tiếp nhận các hạng mục công trình lớn, thời gian
hoàn thành kéo dài, mà đặc trƣng của lĩnh vực xây dựng là doanh thu chỉ đƣợc
xác định khi các hạng mục công trình hoàn thành và đƣợc chủ đầu tƣ nghiệm
thu. Vào năm 2010, do đây là thời gian đầu tiến hành xây dựng nên chỉ hoàn
thành một phần khối lƣợng công trình, đến năm 2011, giai đoạn sau khối
lƣợng công trình hoàn thành nhiều hơn, kết hợp với việc công ty nhận và hoàn
thành thêm các công trình vào năm này nên doanh thu đạt khá cao.
Tiếp theo, tổng doanh thu năm 2012 là 24.291.701.974 đồng giảm
16.973.294.476 đồng tƣơng đƣơng giảm 69,9 % so với năm 2011, doanh thu
tƣơng ứng với khối lƣợng hạng mục công trình đƣợc hoàn thành và nghiệm
thu tiếp theo, nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu năm 2012 giảm là vào
thời gian này đứng trƣớc tình hình nợ công và lạm phát Nhà nƣớc khá chú
trọng đến việc cắt giảm đầu tƣ công, để góp phần điều tiết nguồn ngân sách
Nhà nƣớc. Do đó, kéo theo số lƣợng công trình giảm, và điều đó tác động rất
lớn đến tình hình doanh thu của công ty.
27
3.2.1.2 Chi phí giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012
Nhìn chung, chi phí có sự biến động không đều qua các năm.
Dựa vào bảng 3.1 ta thấy, năm 2011 chi phí của công ty là
41.129.792.534 đồng, tăng 18.930.633.343 đồng, tƣơng đƣơng với 85,28 % so
với năm 2010. Chi phí năm 2011 cao hơn chi phí năm 2010 trong đó giá vốn
hàng bán tăng 17.584.872.035 đồng tƣơng đƣơng với 91,3 %, chi phí tài chính
tăng 481.650.843 đồng tƣơng đƣơng với 53,3 %, chi phí quản lí kinh doanh
tăng 689.083.542 đồng, tƣơng đƣơng 37,4 % so với năm 2010. Nguyên nhân
thứ nhất là do khối lƣợng công trình hoàn thành và nghiệm thu năm 2011 tăng
so với năm 2010, doanh thu đạt đƣợc đồng thời phải bỏ ra một lƣợng chi phí
tƣơng ứng, doanh thu tăng kéo theo chi phí tăng. Nguyên nhân thứ hai là do
năm 2011 là năm khủng hoảng kinh tế không chỉ riêng đối với Việt Nam mà
còn cả thế giới, tỷ lệ lạm phát tăng lên đến 18,58 %, điều này ảnh hƣởng rất
lớn đến giá vốn hàng bán cũng nhƣ các chi phí khác của công ty.
Trong khi đó, chi phí năm 2012 lại là 24.117.559.029 đồng, giảm
16.952.233.505 đồng, tƣơng đƣơng 41,2 % so với năm 2011 là, trong đó giá
vốn hàng bán giảm 16.907.638.378 đồng, tƣơng đƣơng giảm 45,9%; chi phí
tài chính tăng 6.281.264 đồng, tƣơng đƣơng tăng 0,5 %; chi phí quản lí kinh
doanh giảm 7.665.143 đồng, tƣơng đƣơng giảm 0,3% so với năm 2011, chi phí
ứng với phần doanh thu đạt đƣợc, doanh thu giảm đồng thời chi phí cũng giảm
theo. Bên cạnh đó thì vào năm 2012, tình hình kinh tế có phần cải thiện hơn,
lạm phát giảm so với năm 2011, giá cả có phần bình ổn hơn, không tăng cao
nhƣ năm 2011.
3.2.1.3 Lợi nhuận giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012
Tình hình lợi nhuận cho biết hiệu quả kinh doanh của một công ty. Lợi
nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí.
Dựa vào bảng 3.1 ta thấy, năm 2011 lợi nhuận sau thuế đạt đƣợc
135.203.916 đồng, giảm 426.175.143 đồng, tƣơng đƣơng giảm 75,9 % so với
năm 2010. Ta nhận thấy rằng doanh thu năm 2011 tăng mạnh so với doanh thu
năm 2010 nhƣng lợi nhuận năm 2011 lại giảm so với lợi nhuận năm 2010.
Mặc dù tỷ lệ doanh thu tăng cao nhƣng tỷ lệ chi phí tƣơng ứng lại tăng cao
hơn. Tiếp theo, lợi nhuận năm 2012 đạt đƣợc 114.142.945 đồng, giảm
21.060.971 đồng, tƣơng đƣơng giảm 15,6 % so với năm 2011. Năm 2012, tuy
tình hình giá cả chi phí có phần bình ổn hơn, nhƣng do lợi nhuận tƣơng ứng
với doanh thu đạt đƣợc sau khi bù đắp các khoản chi phí, doanh thu giảm kéo
theo lợi nhuận giảm. Còn về nguyên nhân biến động doanh thu và chi phí của
năm 2011 và năm 2012 đã đƣợc đề cập cụ thể ở phần trên.
28
3.2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
Để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012
2013, ta tiến hành phân tích vào các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận 6
tháng đầu năm 2012 2013. Cụ thể, ta dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm2013
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU
6 tháng đầu năm
2012 (1)
6 tháng đầu năm
2013 (2)
Chênh lệch (2)/(1)
Giá trị
%
DT thuần về BH
và cung cấp DV
10.439.478.981
14.537.279.243
4.097.800.260
39,3
Giá vốn hàng bán
8.574.459.122
12.157.827.875
3.583.368.748
41,8
LN gộp bán hàng
và CC DV
1.865.019.858
2.379.451.370
514.431.512
27,7
DT hoạt động tài
chính
5.952.869
6.829.156
876.287
27,6
Chi phí tài chính
598.660.146
788.485.358
189.825.212
14,7
1.086.088.621
1.193.309.119
107.220.498
9,9
186.223.960
404.486.049
218.262.089
117,3
-
-
-
-
104.106.835
111.897.332
7.790.497
7,5
-104.106.835
-111.897.332
Tổng lợi nhuận kế
toán trƣớc thuế
82.117.125
292.588.717
210.471.592
256,3
Chi phí thuế
TNDN
33.035.658
137.708.222
104.672.564
316,9
LN sau thuế
TNDN
49.081.467
154.880.495
105.799.028
215,6
Chi phí QLKD
LN thuần về
HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
-216.004.167 -207,5
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6
tháng đầu năm 2012 và 2013.
29
CHÚ THÍCH:
DT: Doanh thu.
BH: Bán hàng.
DV: Dịch vụ.
CC DV: Cung cấp dịch vụ.
QLKD: Quản lí kinh doanh.
HĐKD: Hoạt động kinh doanh.
LN: Lợi nhuận.
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.
3.2.2.1 Doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Từ bảng 3.2 ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu đạt 10.445.431.850
đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu đạt đƣợc 14.544.108.399 đồng,
tăng 4.098.676.549 đồng, tƣơng đƣơng 39,2 %. Nguyên nhân là do trong 6
tháng đầu năm 2013, khối lƣợng công trình hoàn thành và nghiệm thu của
công ty vào 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, do
đó doanh thu của 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn 6 tháng đầu năm 2012.
3.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013
Dựa vào bảng 3.2 ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 chi phí là
10.396.350.382 đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí là 14.389.227.906
đồng, tăng 3.992.877.524 đồng, tƣơng đƣơng 38,4 %. Nguyên nhân là do khối
lƣợng công trình hoàn thành và nghiệm thu vào 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn
so với 6 tháng đầu năm 2012. Chi phí tƣơng ứng với doanh thu, doanh thu
tăng đồng thời chi phí cũng tăng theo.
3.2.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
Dựa vào bảng 3.2 ta thấy lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 là 49.081.468
đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận đạt 154.80.493 đồng, tăng
105.799.025 đồng, tƣơng đƣơng 215,6 %. Nguyên nhân là do khối lƣợng công
trình hoàn thành và nghiệm thu vào 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với 6
tháng đầu năm 2012, dẫn đến lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với
6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung ta nhận thấy, tình hình doanh thu và chi phí của công ty luôn
ở mức cao trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, song lợi nhuận mà
công ty mang lại khá thấp so với doanh thu. Điều này đòi hỏi công ty cần có
30
những giải pháp để góp phần giảm thiểu chi phí và đồng thời nâng cao lợi
nhuận trong giai đoạn tiếp theo.
3.3 NHỮNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY TRONG TƢƠNG LAI
3.3.1 Mục tiêu
Công ty hoạt động gắn với phƣơng châm: “Năng suất- chất lƣợng- hiệu
quả nhất”, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo ra những công trình
có chất lƣợng nhất, từ đó mang đến hiệu quả cho khách hàng, cho công ty.
Kinh doanh có lợi, bảo tồn và phát triển vốn đầu tƣ, tối đa hóa lợi nhuận,
hiệu quả và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích tối đa
cho công ty, đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc thông qua các loại thuế, đồng
thời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho ngƣời lao động.
Chú trọng, tập trung vào lĩnh vực chính của công ty là xây dựng và thủy
lợi, bên cạnh đó mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận của Cần
Thơ, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nhằm xây dựng và phát triển
công ty có tiềm lực kinh tế mạnh.
3.3.2 Định hƣớng phát triển
- Phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có, phát triển hơn nữa lĩnh vực
truyền thống của công ty là xây dựng và thủy lợi.
- Thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh doanh tập trung đầu tƣ theo chiều
sâu đối với những ngành, những lĩnh vực mà công ty đang nắm lợi thế.
- Duy trì uy tín, nâng cao chất lƣợng công trình với chủ đầu tƣ, đồng thời
mở rộng tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai.
- Đầu tƣ trang thiết bị máy móc mới để theo kịp các đối thủ cạnh tranh.
- Chủ động tìm kiếm các đối tác cùng lĩnh vực để tạo mối quan hệ nhằm
học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, ngoài ra có thể hợp tác với nhau để xây dựng
các hạng mục công trình có quy mô lớn hơn, góp phần nâng cao uy tín và vị
thế của công ty trong lĩnh vực xây dựng.
31
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
4.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VỐN LƢU ĐỘNG VÀ VỐN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY
Một trong những nhiệm vụ của kế toán là phải xác định đƣợc một cách
đầy đủ, chính xác sự biến động của vốn trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Có nhiều cách để phân loại vốn, ở đây đề tài dựa vào sự luân chuyển
của vốn để phân loại, ta có vốn cố định và vốn lƣu động. Ta tiến hành phân
tích dựa trên hai giá trị này.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, tổn vốn cố định
và vốn lƣu động của công ty có sự biến động. Cụ thể, ta xem xét bảng 4.1 và
4.2:
Dựa vào bảng 4.1 ta thấy, năm 2011 tổng vốn cố định và vốn lƣu động
của công ty là 26.863.289.491 đồng, giảm 11.434.865.032 đồng, tƣơng đƣơng
với 29,9 % so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng vốn lƣu động và vốn cố
định của công ty là 32.574.677.792 đồng, tăng 5.711.388.301 đồng, tƣơng
đƣơng với 21,3 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do vào năm 2011, cả giá
trị vốn cố định và giá trị vốn lƣu động của công ty đều giảm, cụ thể là vốn lƣu
động giảm mạnh, giảm xuống còn 23.272.588.694 đồng, giảm 11.037.086.978
đồng, tƣơng đƣơng giảm 32,2 % so với năm 2010; giá trị vốn cố định đạt
3.590.700.797 đồng, giảm 397.778.054 đồng, tƣơng đƣơng giảm 10% so với
năm 2010. Đến năm 2012, giá trị vốn cố định và giá trị vốn lƣu động đều có
xu hƣớng tăng, cụ thể là năm 2012, giá trị vốn lƣu động đạt 2.645.873.469
đồng, tăng 3.185.884.775 đồng, tƣơng đƣơng tăng 13,7% so với năm 2011; giá
trị vốn cố định đạt 6.116.204.323 đồng, tăng 2.525.503.526 đồng, tƣơng
đƣơng với 70,3% so với năm 2011.
Dựa vào bảng 4.2 ta thấy, 6 tháng đầu năm 2013 tổng vốn cố định và vốn
lƣu động của công ty là 33.961.929.849 đồng, tăng 1.587.794.333 đồng, tƣơng
đƣơng tăng 4,9 % so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do cả giá trị
vốn cố định và vốn lƣu động của công ty vào 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng
nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012.
32
Bảng 4.1 Tổng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát giai đoạn 2010- 2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
Vốn lƣu
động
34.309.675.672
89,6
23.272.588.694
86,6
26.458.473.469
81,2
-11.037.086.978
-32,2
3.185.884.775
13,7
Vốn cố
định
3.988.478.851
11,4
3.590.700.797
13,4
6.116.204.323
18,8
-397.778.054
-10
2.525.503.526
70,3
38.298.154.523
100
26.863.289.491
100
32.574.677.792
100
-11.434.865.032
-29,9
5.711.388.301
21,3
Tống vốn
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát từ năm 2010 đến năm 2012
33
%
Bảng 4.2 Tổng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2012(1)
Giá trị
6 tháng đầu năm 2013(2)
Giá trị
%
Chênh lệch (2)/(1)
Giá trị
%
(%)
Vốn lƣu động
25.805.477.612
79,7
26.971.378.007
79,4
1.165.900.395
4,5
Vốn cố định
6.568.657.904
20,3
6.990.551.842
20,6
421.893.938
6,4
32.374.135.516
100
35.961.929.849
100
1.587.794.333
4,9
Tống vốn
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.
34
Nhìn chung, giá trị vốn lƣu động của công ty trong giai đoạn từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn cố
định trong cơ cấu tổng vốn. Biến động của vốn lƣu động của công ty phụ
thuộc vào biến động của vốn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, các
khoản phải thu, hàng tồn kho. Bên cạnh đó, vốn cố định của công ty có xu
hƣớng tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đâu năm 2013. Nguyên
nhân là do trong giai đoạn này công ty chú trọng đầu tƣ đổi mới, hiện đại hóa
máy móc, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động cũng nhƣ những đòi
hỏi ngày càng cao hơn từ phía các chủ đầu tƣ.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
4.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn lƣu động
Vốn lƣu động là bộ phận quan trọng của tài sản. Ở mỗi doanh nghiệp
khác nhau có kết cấu vốn lƣu động khác nhau. Hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp thể hiện một phần vào kết cấu vốn lƣu động. Vốn lƣu động của công ty
tại một thời điểm có thể phản ánh đƣợc mức độ an toàn của công ty nhằm tài
trợ cho chu kỳ kinh doanh. Tại một công ty tổng số vốn lƣu động và tính chất
sử dụng của nó có quan hệ chặt chẽ với những chi tiêu công tác cơ bản của
công ty đó. Công ty đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức
tiết kiệm vốn, phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc
độ luân chuyển vốn, thì với số vốn ít nhất có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để thực hiện
tốt nghĩa vụ với ngân sách, trả nợ vay, thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lƣu động sẽ giúp doanh nghiệp thấy
đƣợc tình hình phân bổ vốn lƣu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm tại các
thời điểm nhƣ thế nào là hợp lí từ đó lập kế hoạch, chính sách quản lí vốn lƣu
động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng điều kiện cụ thể.
4.2.1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền
Nhìn chung tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của công ty có sự biến
động trong giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Dựa vào bảng 4.3 và 4.4 ta thấy, năm 2011, giá trị tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền của công ty là 2.008.434.368 đồng, giá trị này có xu hƣớng
giảm mạnh, giảm đến 87,7 % so với năm 2010. Năm 2012, giá trị khoản mục
này tăng nhanh, đạt 3.362.958.327 đồng, tăng 1.354.523.959 đồng, tƣơng
đƣơng với 67,4 % so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, giá trị khoản
mục này là 4.316.532.086 đồng, tăng 707.212.994 đồng, tƣơng đƣơng với 19,6
% so với 6 tháng đầu năm 2012.
35
Nguyên nhân là do vào năm 2011 công ty đã dùng một lƣợng lớn tiền để
thanh toán nợ phải trả, đồng thời với việc chi cho hàng tồn kho và tài sản dài
hạn khác. Giai đoạn từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, các chủ đầu tƣ đã
tiến hành thanh toán các khoản phải thu ngắn hạn cho công ty, làm cho giá trị
khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền có xu hƣớng tăng lên.
4.2.1.2 Các khoản phải thu
Khoản phải thu là tiền chƣa thu và thƣờng bị đơn vị khác chiếm dụng.
Nhiệm vụ của nhà quản trị là phải làm sao giảm đƣợc các khoản phải thu này.
Dựa vào bảng 4.3 và 4.4, ta thấy giá trị khoản mục khoản phải thu có xu
hƣớng giảm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là giá trị các
khoản phải thu của năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010, cụ thể khoản mục
này là 5.318.613.542 đồng, giảm 349.653.479 đồng, tƣơng đƣơng với 6,2 % so
với năm 2010. Năm 2012, giá trị khoản mục này lại tiếp tục giảm, cụ thể giá
trị này đạt 4.090.903.964 đồng, giảm 1.227.709.578 đồng, tƣơng đƣơng giảm
23,08 % so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, giá trị khoản mục này
là 3.268.603.067 đồng, giảm 1.549.314.626 đồng, tƣơng đƣơng giảm 32,2 %
so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013, các chủ đầu tƣ đã tiến hành thanh toán nợ cho công ty, làm cho giá
trị khoản mục này cho xu hƣớng giảm. Điều này chuyển biến theo chiều
hƣớng tích cực, chứng tỏ công ty đã đạt đƣợc sự hiệu quả trong việc quản lí
nguồn vốn bị đơn vị, cá nhân khác chiếm dụng.
36
Bảng 4.3: Thực trạng vốn lƣu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính: đồng
Vốn lƣu động
2010
2011
2012
Giá trị
%
Giá trị
16.352.753.097
47,7
2.008.434.368
8,6
3.362.958.327
12,7
-14.344.318.729
Các khoản
phải thu
5.668.267.021
16,5
5.318.613.542
22,9
4.090.903.964
15,5
-349.653.479
1.Phải thu của
khách hàng
2.401.933.107
-
2.406.333.562
-
3.106.875.764
-
4.400.455
2. Trả trƣớc
cho ngƣời bán
3.243.333.914
-
2.912.279.980
-
984.028.200
-
331.053.934
23.000.000
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Hàng tồn kho
12.288.655.554
35,8
15.945.540.784
68,5
19.004.611.178
71,8
3.656.885.230
29,8
3.059.070.394
19,2
Tổng
34.309.675.672
100
23.272.588.694
100
26.458.473.469
100
-11.037.086.978
-32,2
3.185.884.775
13,7
3. Các khoản
phải thu khác
%
Giá trị
Chênh lệch 2012/2011
%
Tiền và các
khoản tƣơng
đƣơng tiền
Giá trị
Chênh lệch 2011/2010
%
Giá trị
87,7
1.354.523.959
67,4
-6,2 -1.227.709.578
-23,1
0,2
700.542.202
29,1
10,2 -1.928.251.780
66,21
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát từ năm 2010 đến năm 2012.
37
%
Bảng 4.4: Thực trạng vốn lƣu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Vốn lƣu động
6 tháng đầu năm 2012 (1)
Giá trị
6 tháng đầu năm 2013 (2)
%
Giá trị
Chênh lệch (2)/(1)
%
Giá trị
%
Tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền
3.609.319.092
14,1
4.316.532.086
16
707.212.994
19,6
Các khoản phải thu
4.817.917.693
18,8
3.268.603.067
12,1
-1.549.314.626
32,2
1. Phải thu của khách
hàng
4.419.417.693
-
2.164.800.971
-
1.267.270.256
-36,9
2. Trả trƣớc cho ngƣời
bán
1.385.846.466
-
1.103.802.096
-
-282.044.370
-20,4
3. Các khoản phải thu
khác
-
-
-
-
-
Hàng tồn kho
17.113.174.769
67
18.995.687.215
70,2
1.882.512.446
11
Tổng
25.540.411.554
100
26.580.822.368
100
1.265.899.620
4,1
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6 tháng đầu năm 2012 và 2013.
38
4.2.1.3 Hàng tồn kho
Qua bảng 4.3 và 4.4 ta thấy, năm 2011, giá trị khoản mục hàng tồn kho là
15.945.540.784 đồng; tăng 3.656.885.230 đồng, tƣơng đƣơng 29,8 % so với
năm 2010. Năm 2012, giá trị khoản mục hàng tồn kho tiếp tục tăng, cụ thể đạt
đƣợc 19.004.611.178 đồng, tăng 3.059.070.394 đồng, tƣơng đƣơng với 19,2 %
so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, giá trị khoản mục này là
18.995.687.215 đồng, tăng 1.882.512.446 đồng, tƣơng đƣơng với 11 % so với
6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do tuy giá trị nguyên liệu, vật liệu
giảm từ 1.036.271.920 đồng vào năm 2010 xuống còn 661.728.910 vào năm
2011, song chi phí sản xuất sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh từ
11.252.383.634 đồng vào năm 2010 lên đến 15.263.811.874 đồng vào năm
2011. Đến năm 2012, tuy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm từ
15.263.811.874 đồng năm 2011 xuống còn 13.346.1843.616 đồng năm 2012,
song giá trị nguyên liệu, vật liệu tăng mạnh từ 681.728.910 đồng vào năm
2011 lên đến 5.503.962.958 đồng vào năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013,
cả giá trị nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đều tăng so
với 6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung, giá trị khoản mục hàng tồn kho có xu hƣớng tăng từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, đồng thời khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng vốn lƣu động. Ta nhận thấy, giá trị khoản mục hàng tồn kho cao sẽ
giúp cho công ty có sự chủ động trong hoạt động nhƣng đồng thời cũng góp
phần tăng chi phí cơ hội, gây ứ động vốn và hạn chế khả năng thanh toán.
4.2.2 Phân tích tình sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của công ty là giá trị ứng trƣớc của tài sản cố định nhằm
đem lại lợi ích cho công ty. Việc quản lý vốn cố định thực chất là việc quản lý
tài sản cố định. Cụ thể ta phân tích bảng số liệu 4.17:
39
Bảng 4.5: Thực trạng vốn cố định của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Giá trị hao
mòn lũy kế
Tổng
2010
2011
2012
6.486.906.532
10.282.651.985
509.941.271
3.795.754.453
-1.988.486.410 -2.896.205.735
-4.166.447.662
-907.719.325
1.270.241.927
6.116.204.323
-397.778.054
2.525.503.526
5.976.965.261
3.988.478.851
3.590.700.797
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát từ năm 2010 đến năm 201
40
Bảng 4.6: Thực trạng vốn cố định 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm
2013
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2012( 1)
6 tháng đầu năm
2013(2)
Chênh lệch (2)/( 1)
Nguyên giá
9.530.106.835
8.880.990.769
1.445.321.122
Giá trị khấu
hao lũy kế
-2.961.448.931
-1.890.438.927
1.023.427.184
6.568.657.904
6.990.551.842
421.893.938
Tổng
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6
tháng đầu năm 2012 và 2013.
Dựa vào bảng 4.5 và 4.6 ta thấy, năm 2011, giá trị khoản mục tài sản cố
định biến động không đáng kể, tăng 10% so với năm 2010. Năm 2012, giá trị
khoản mục này tăng mạnh, tăng đến 70,3 % so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu
năm 2013, giá trị khoản mục này giảm nhẹ, giảm 6,4 % so với 6 tháng đầu
năm 2012.
Ta nhận thấy trong giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, công
ty có chú trọng đầu tƣ cho khoản mục tài sản cố định, cụ thể bằng việc đối mới
trang thiết bị, máy móc thay cho những trang thiết, máy móc cũ, hƣ hỏng và
yêu cầu kĩ thuật ngày càng khắt khe hơn từ phía chủ đầu tƣ, cụ thể là nguyên
giá tài sản cố định năm 2010 là 5.976.965.261 đồng, đến năm 2011 nguyên giá
tài sản cố định tăng lên đến 6.486.906.532 đồng, tiếp theo đến năm 2012
nguyên giá tài sản cố định tăng lên đến 10.282.651.985 đồng nhƣng giá trị tài
sản cố định năm 2011 giảm hơn so với giá trị tài sản cố định năm 2010 nguyên
nhân là do tuy nguyên giá tài sản cố định có tăng lên song mức tăng lại thấp
hơn mức tăng của giá trị hao mòn lũy kế, cụ thể là của năm 2010 giá trị hao
mòn lũy kế là 1.988.486.410 đồng đến năm 2011 tăng lên đến 2.869.205.735
đồng. Đến năm 2012, giá trị khấu hao lũy kế tăng lên đến 4.166.447.662 đồng.
Tiếp theo, đến 6 tháng đầu năm 2013, giá trị hao mòn lũy kế là 1.890.438.927
đồng.
41
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
4.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa tiền tệ
ngoài những tƣ liệu lao động đã có (máy móc, thiết bị, nhà xƣởng,…), doanh
nghiệp cần phải có một lƣợng vốn đủ lớn để mua sắm đối tƣợng lao động và
trả lƣơng cho nhân viên, lƣợng vốn này gọi là vốn lƣu động. Nhƣ vậy, vốn lƣu
động của doanh nghiệp là khoản đầu tƣ vào các khoản nhƣ tiền mặt, các khoản
đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu hàng tồn kho và tài sản lƣu động
khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm.
42
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty
trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Giá vốn hàng bán
Đồng
19.263.369.092 36.848.240.990 19.940.602.612
Bình quân hàng tồn
kho
Đồng
13.818.933.736 14.132.237.260 17.475.075.981
Doanh thu thuần
Đồng
22.760.822.989 41.243.895.736 24.277.858.093
Bình quân khoản phải
thu
Đồng
5.324.523.056
Bình quân vốn lƣu
động
Đồng
32.565.453.131 28.791.132.183 24.864.531.082
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
561.361.059
135.203.916
114.142.945
Số vòng quay hàng tồn
kho
Vòng
1,4
2,6
1,1
Số ngày một vòng
quay hàng tồn kho
Ngày
259
139
316
Số vòng quay khoản
phải thu
Vòng
4,3
7,5
5,2
Số ngày một vòng
quay khoản phải thu
Ngày
85
48
70
Số vòng quay vốn lƣu
động
Vòng
0,7
1,4
1
Số ngày một vòng
quay vốn lƣu động
Ngày
515
251
368
%
1,7
0,5
0,4
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn lƣu động
5.493.440.282
4.704.758.753
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát từ
năm 2010 đến năm 2012.
43
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 6 tháng đầu
năm 2012 và 2013
Chỉ tiêu
ĐVT
6 tháng đầu năm
2012
6 tháng đầu năm
2013
Giá vốn hàng bán
Đồng
8.574.459.122
12.157.827.875
Bình quân hàng tồn kho
Đồng
17.387.192.618
18.054.430.992
Doanh thu thuần
Đồng
10.439.478.981
14.537.279.243
Bình quân khoản phải thu
Đồng
4.407.218.673
4.043.260.380
Bình quân vốn lƣu động
Đồng
25.999.442.512
26.060.616.961
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
49.081.467
154.880.495
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng
0,5
0,7
Số ngày một vòng quay hàng tồn
kho
Ngày
731
535
Số vòng quay khoản phải thu
Vòng
2,4
3,6
Số ngày một vòng quay khoản
phải thu
Ngày
151
101
Số vòng quay vốn lƣu động
Vòng
0,4
1
Số ngày một vòng quay vốn lƣu
động
Ngày
896
646
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu
động
%
1,2
1
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6
tháng đầu năm 2012 và 2013.
4.3.1.1 Số vòng quay hàng tồn kho
Dựa vào bảng 4.7 ta nhận thấy, năm 2010 chỉ tiêu này là 1,4 vòng đến
năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên đến 2,6 vòng nhƣng đến năm 2012 chỉ tiêu này
giảm xuống còn 1,1 vòng. Nguyên nhân là do năm 2011 khối lƣợng công trình
doanh nghiệp hoàn thành và nghiệm thu nhiều, doanh thu đạt cao đồng thời
cũng ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế, lạm phát phát tăng cao nên làm giá
vốn hàng bán tăng mạnh, trong khi đó hàng tồn kho cũng có tăng nhƣng tỷ lệ
tăng không cao bằng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán. Đến năm 2012, do khối
lƣợng công trình hoàn thành ít hơn năm 2011 nên chi phí chi giảm, kéo theo
giá vốn hàng bán giảm, đồng thời hàng tồn kho bình quân tăng, do công ty
44
mua thêm một lƣợng lớn nguyên vật liệu, cụ thể là giá trị này tăng từ
681.728.910 đồng vào năm 2011 lên 5.503.962.958 đồng năm 2012. Cho nên,
số vòng quay hàng tồn kho giảm theo. Dựa vào bảng 4.8 ta thấy, 6 tháng đầu
năm 2013 chỉ tiêu này là 0,5 vòng đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên đến 0,7
vòng. Nguyên nhân là do cả giá vốn hàng bán và số dƣ bình quân hàng tồn
kho của 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, nhƣng
tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tỷ lệ tăng của bình quân hàng tồn kho.
Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho có sự biến động quá các năm và
giá trị tƣơng đối thấp. Nguyên nhân là do công ty hoạt động bên lĩnh vực xây
dựng nên thông thƣờng chi phí xây dựng dở dang lớn và luôn dự trữ khối
lƣợng lớn nguyên vật liệu để đảm bảo sự chủ động trong hoạt động, làm cho
giá trị hàng tồn kho lớn.
4.3.1.2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Dựa vào bảng 4.7 ta nhận thấy, năm 2010 chỉ tiêu này là 259 ngày đến
năm 2011 chỉ tiêu này giảm còn 139 ngày và đến năm 2012 lại tăng lên đến
316 ngày. Dựa vào bảng 4.8 ta thấy, 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này tăng
lên đến 731 ngày đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống còn 535
ngày.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho tức là thời gian lƣu kho bình quân,
chỉ tiêu này càng cao thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng chậm. Sự biến
động của số ngày một vòng quay hàng tồn kho cũng phụ thuộc vào sự biến
động của giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho bình quân.
4.3.1.3 Số vòng quay khoản phải thu
Dựa vào bảng 4.7 ta nhận thấy, năm 2010 chỉ tiêu này là 4,3 vòng đến
năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên còn 7,5 vòng và đến năm 2012 giảm xuống còn
5,2 vòng. Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2011, doanh thu thuần
của doanh nghiệp tăng khá cao, bên cạnh đó thì các chủ đầu tƣ đã tiến hành
thanh toán các khoản nợ làm khoản phải thu bình quân giảm tuy nhiên mức
giảm này đƣơng đồi thấp so với mức tăng của doanh thu thuần. Đến năm
2012, cả giá trị doanh thu và giá trị khoản phải thu đều giảm, tuy nhiên tỷ lệ
giảm của giá trị khoản phải thu bình quân thấp hơn tỷ lệ giảm của doanh thu.
Dựa vào bảng 4.8 ta thấy, 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này là 2,4 vòng đến 6
tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên đến 3,6 vòng. Nguyên nhân là do
doanh thu thuần của 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012
đồng thời phải thu bình quân của 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng
đầu năm 2012.
45
Nhìn chung, chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu có xu hƣớng giảm
trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ số vòng quay
càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp đƣợc khách hàng trả nợ càng nhanh. Điều
này đòi hỏi công ty đề ra các biện pháp nhằm giảm thiểu các khoản phải thu,
các khoản bị đơn vị khác chiếm dụng, góp phần nâng cao hơn chỉ tiêu số vòng
quay khoản phải thu.
4.3.1.4 Số ngày một vòng quay khoản phải thu
Dựa vào bảng 4.7 ta nhận thấy, năm 2010 chỉ tiêu này là 85 ngày đến
năm 2011 chỉ tiêu này giảm xuống còn 48 ngày nhƣng đến năm 2012 lại tăng
lên đến 70 ngày. Dựa vào bảng 4.8 ta nhận thấy, 6 tháng đầu năm 2012 chỉ
tiêu này là 151 ngày đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống còn
101 ngày. Số ngày một vòng quay khoản phải thu cho biết kì thu tiền bình
quân. Sự biến động của số ngày một vòng quay hàng tồn kho cũng phụ thuộc
vào sự biến động của doanh thu thuần và giá trị khoản phải thu bình quân. Ta
nhận thấy giá trị khoản phải thu bình quân giảm trong giai đoạn từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013, điều này chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực,
bởi các chủ đầu tƣ đã tiến hành thanh toán các khoản nợ cho công ty, nhƣng sự
biến động của giá trị khoản phải thu tƣơng đối không đáng kể so với sự biến
động của doanh thu. Chẳng hạn, doanh thu năm 2011 tăng quá cao nên chỉ tiêu
này có xu hƣớng giảm mạnh, ngƣợc lại đến năm 2012 doanh thu thuần giảm
nên chỉ tiêu này có xu hƣớng tăng lên. Tiếp theo, đến 6 tháng đầu năm 2013
doanh thu thuần có xu hƣớng tăng lên đồng thời bình quân khoản phải thu
giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nên chỉ tiêu này có xu hƣớng tăng lên.
Nhìn chung, chỉ tiêu số ngày một vòng quay khoản phải thu có sự biến
động không đều trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Điều
này đòi hỏi công ty phải đề ra thêm các biện pháp nhằm nâng cao doanh thu
đồng thời ngày càng giảm giá trị khoản mục nợ phải thu.
4.3.1.5 Số vòng quay vốn lưu động
Dựa vào bảng 4.7 ta nhận thấy, năm 2010 tốc độ này là 0,7 vòng đến
năm 2011 tốc độ này tăng lên đến 1,4 vòng và đến năm 2012 giảm xuống còn
1 vòng. Nguyên nhân là do năm 2011 doanh thu thuần tăng cao trong khi đó
giá trị vốn lƣu động bình quân giảm, trong đó chủ yếu là do khoản mục tiền và
khoản tƣơng đƣơng tiền giảm mạnh. Đến năm 2012, mặc dù khoản mục vốn
lƣu động bình quân vẫn tiếp tục giảm nhƣng tỷ lệ giảm thấp hơn doanh thu
thuần.
Dựa vào bảng 4.8 ta nhận thấy, 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này là 0,4
vòng đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên đến 1 vòng. Nguyên
46
nhân là do doanh thu thuần cũng nhƣ vốn lƣu động bình quân của 6 tháng đầu
năm 2013 đều tăng nhƣng mức độ tăng của doanh thu thuần cao hơn mức độ
tăng của vốn lƣu động bình quân.
Nhìn chung, chỉ số vòng quay vốn lƣu động của doanh nghiệp tƣơng đối
thấp và có sự biến động nhẹ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013. Số vòng quay càng cao thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao. Do đó,
đòi hỏi công ty cần đề ra những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao doanh
thu, đồng thời góp phần nâng cao chỉ tiêu số vòng quay vốn lƣu động.
4.3.1.6 Số ngày một vòng quay vốn lưu động
Dựa vào bảng 4.7 ta nhận thấy, năm 2010 chỉ tiêu này là 515 ngày đến
năm 2011 chỉ tiêu này giảm còn 251 ngày và đến năm 2012 lại tăng lên đến
368 ngày. Dựa vào bảng 4.8 ta nhận thấy, 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này
là 897 ngày đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống còn 646 ngày.
Sự biến động của số ngày một vòng quay vốn lƣu động cũng phụ thuộc
vào sự biến động của doanh thu thuần và giá trị vốn lƣu động bình quân. Nhìn
chung, số ngày một vòng quay vốn lƣu động của doanh nghiệp tƣơng đối cao,
chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp tƣơng đối chậm.
4.3.1.7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Dựa vào bảng 4.7 ta nhận thấy, năm 2010 chỉ tiêu này là 1,7 % đến năm
2011 tốc độ này giảm xuống còn 0,5 lần và đến năm 2012 lại 0,4 %. Dựa vào
bảng 4.8 ta nhận thấy, 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này là 1,2 % đến 6 tháng
đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1 %. Nguyên nhân là do trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2012, tuy vốn cố định bình quân có giảm nhƣng tỷ
lệ giảm lại thấp hơn tỷ lệ giảm của lợi nhuận sau thuế của công ty. Đến năm
2012, tuy lợi nhuận sau thuế có tăng nhƣng mức tăng lại thấp hơn mức tăng
của vốn cố định bình quân.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn lƣu động càng cao. Điều này đòi hỏi công ty phải có các biện pháp
nâng cao doanh thu, hạ thấp chi phí, góp phần tăng lợi nhuận sau thuế.
47
4.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là số tiền ứng trƣớc về tài sản cố định hiện có của công ty.
Việc quản lý, sử dụng vốn cố định thực chất là việc quản lý, sử dụng tài sản cố
định. Cụ thể ta phân tích bảng số liệu 4.17:
48
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2010- 2012
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6 tháng đầu năm
2012
6 tháng đầu năm
2013
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
561.361.059
135.204.916
114.142.945
49.081.467
154.880.495
Vốn cố định bình
quân
Đồng
3.543.478.851
3.789.58.824
4.853.452.560
6.013.783.480
7.724.824.337
Doanh thu thuần
Đồng
22.675.821.989
41.243.895.736
24.277.858.093
10.439.478.981
14.537.279.243
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn cố định
%
15,8
3,6
2,4
0,8
2
Số vòng quay vốn
cố định
Vòng
6,4
10,9
5
1,7
1,9
Số ngày một vốn cố
định
Ngày
57
33
71
208
192
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
49
4.3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Dựa vào bảng 4.9 ta nhận thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định giai
đoạn 2010 đến 2012 có xu hƣớng giảm, cụ thể năm 2010 chỉ tiêu này là 15,8
%, tức là 100 đồng vốn cố định tạo ra 15,8 đồng lợi nhuận; đến năm 2011 tỷ
suất này giảm xuống còn 3,6 % , tức là 100 đồng vốn cố định tạo ra 3,6 đồng
lợi nhuận và đến năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 2,4 %, tức là 100 đồng
vốn cố định tạo ra 2,4 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao càng tốt, càng
cao thì càng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Nguyên nhân
là do năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh, giảm 75,9 % so
với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận sau thuế lại tiếp tục giảm kết hợp với
việc công ty đầu tƣ mới làm tăng giá trị vốn cố định bình quân dẫn đến việc tỷ
suất lợi nhuận trên vốn cố định giảm. Chỉ tiêu này vào 6 tháng đầu năm 2012
là 0,8 %, tức là cứ 100 đồng vốn cố định sẽ tạo ra 0,8 đồng lợi nhuận và 6
tháng đầu năm 2013 tăng đến 2 %, tức là cứ 100 đồng vốn cố định sẽ tạo ra 2
đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do vào 6 tháng đầu năm 2013, tuy vốn cố
định bình quân có tăng nhƣng mức tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn, tăng
hơn 3 lần so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của công ty có xu hƣớng
giảm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có
xu hƣớng tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên mức tăng này vẫn
tƣơng đối thấp. Điều này đòi hỏi công ty phải có những biện pháp nhằm nâng
cao lợi nhuận, qua đó góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên từng đồng vốn
cố định.
4.3.2.2 Số vòng quay vốn cố định
Dựa vào bảng 4.9 ta nhận thấy, năm 2010 chỉ tiêu này là 6,4 vòng đến
năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên đến 10,9 vòng và đến năm 2012 chỉ tiêu này
giảm xuống còn 5 vòng. Nguyên nhân là do năm 2011, tuy vốn cố định có
tăng nhƣng mức tăng thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần. Đến năm 2012,
doanh thu thuần giảm kết hợp với việc công ty đầu tƣ thêm vốn cố định làm
cho chỉ tiêu số vòng quay vốn cố định giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2012 chỉ
tiêu này là 1,7 vòng đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 1,9 vòng.
Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 cả vốn cố định bình quân và doanh
thu thuần đều tăng, nhƣng tỷ lệ tăng của doanh thu thuần cao hơn tỷ lệ tăng
của vốn cố định bình quân.
Nhìn chung, chỉ tiêu số vòng quay vốn cố định của công ty có sự biến
động trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, phụ thuộc vào
doanh thu thuần và vốn cố định bình quân. Điều này đòi hỏi công ty cần phải
50
đẩy mạnh thêm các biện pháp nâng cao doanh thu, qua đó góp phần nâng cao
chỉ tiêu số vòng quay vốn cố định cho doanh nghiệp.
4.3.2.3 Số ngày một vòng quay vốn cố định
Dựa vào bảng 4.9 ta nhận thấy, năm 2010 chỉ tiêu này là 57 đến năm
2011 chỉ tiêu này giảm xuống còn 33 ngày và đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng
lên 71. Đến 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này là 207 ngày và đến 6 tháng đầu
năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 191 ngày.
Nhìn chung, chỉ tiêu số ngày một vòng quay vốn cố định của công ty có
sự biến động trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, phụ
thuộc vào doanh thu thuần và vốn cố định bình quân. Điều này đòi hỏi công ty
cần phải đẩy mạnh thêm các biện pháp nâng cao doanh thu, qua đó góp phần
nâng cao chỉ tiêu số vòng quay vốn cố định cho doanh nghiệp.
51
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
5.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
5.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Qua phân tích hiệu quả sử dụng sử dụng vốn lƣu động ta thấy đƣợc:
* Tiền và các khoản tương đương tiền: nhìn chung khoản mục này năm
2011 giảm mạnh so với năm 2010, giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu
năm 2013 có xu hƣớng tăng. Giá trị khoản mục này thấp có thể gây ảnh hƣởng
đến khả năng thanh toán của công ty.
* Hàng tồn kho: nhìn chung hàng tồn kho có giá trị cũng nhƣ tỷ trọng lớn
trong tổng vốn lƣu động. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu bao gồm chi phí
xây dựng dở dang và nguyên vật liệu. Điều này, tuy giúp công ty có sự chủ
động trong hoạt động nhƣng đồng thời gây ứ đọng nguồn vốn, làm giảm khả
năng thanh toán của công ty. Số vòng quay hàng tồn kho tƣơng đối thấp và
ngƣợc lại số ngày một vòng quay hàng tồn kho lại tƣơng đối cao.
* Phải thu ngắn hạn: nhìn chung các khoản phải thu ngắn hạn có xu
hƣớng giảm trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Số vòng
quay khoản phải thu cũng nhƣ số ngày một vòng quay khoản phải thu tuy có
biến động nhƣng vẫn tƣơng đối khả quan, điều này chứng tỏ công ty đạt đƣợc
hiệu quả trong việc quản lí vốn bị chiếm dụng. Tuy vậy, công ty cũng cần đề
ra thêm các biện pháp tối ƣu khác nhằm nâng hơn nữa hiệu quả trong việc
quản lí khoản mục này.
* Vốn lưu động: nhìn chung vốn lƣu động của công ty chủ yếu bao gồm
tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn
kho. Số vòng quay vốn lƣu động và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của
công ty nhìn chung còn thấp và có xu hƣớng giảm.
5.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định: giá trị tỷ suất này nhỏ và có xu
hƣớng giảm. Sức sinh lợi của tài sản cố định phụ thuộc vào tài sản cố định
bình quân và lợi nhuận, trong khi đó thì tài sản cố định có xu hƣớng tăng còn
lợi nhuận thì lại có xu hƣớng giảm.
52
* Số vòng quay vốn cố định và số ngày một vòng quay vốn cố định: nhìn
chung chỉ tiêu số vòng quay vốn cố định khá cao và ngƣợc lại số ngày một
vòng quay vốn cố định ngắn, thể hiện tốc độ luân chuyển vốn cố định và hiệu
quả sử dụng vốn cố định cao.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT
5.2.1 Quản lí một cách hiệu quả vốn bằng tiền
Tiền mặt là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt đối với vốn lƣu động của
công ty. Bất kì một doanh nghiệp nào khi lƣu giữ vốn bằng tiền cũng đều
nhằm vào các mục đích nhƣ sau:
- Lƣu giữ vốn bằng tiền để thanh toán tiền hàng, trả lƣơng cho công nhân
viên, nộp thuế…
- Đầu cơ là lợi dụng cơ hội tạm thời nhƣ một sự sụt giảm tức thời về
nguyên vật liệu để gia tăng lợi nhuận.
- Duy trì vùng đệm an toàn để thõa mãn nhu cầu chi tiêu khi cần thiết.
Nói chung, động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt là làm thông suốt
các giao dịch cũng nhƣ duy trì khả năng thanh toán và ứng phó với những nhu
cầu bất thƣờng chƣa dự đoán đƣợc ở mọi thời điểm. Ta nhận thấy, nếu dự trữ
lƣợng tiền quá lớn sẽ làm tăng chi phí cơ hội, còn ngƣợc lại nếu dự trữ quá ít
sẽ làm hạn chế khả năng thanh toán, mất khả năng đầu tƣ. Do đó, công ty cần
phải dự đoán, nắm bắt tình hình để chủ động dự trữ tiền mặt đối với những
tháng nào có nhu cầu nguyên vật liệu cao hay chi phí phát sinh cao. Đồng thời,
phải tiến hành xây dựng định mức tồn quỹ cụ thể, căn cứ vào kế hoạch thu chi
trong kì để khắc phục mức tiền quỹ không ổn định. Định mức này có thể dao
động so với kỳ hạch toán nhƣng không đƣợc phép quá cao hay quá thấp. Xem
xét mức dao động của thu chi ngân sách hàng ngày là lớn hay nhỏ.
5.2.2 Quản lí một cách hiệu quả hàng tồn kho
Hàng tồn kho có vai trò quan trọng đối với hoạt động của công ty. Quản
lí hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lí các hoạt động
nhằm vào nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, hàng tồn
kho ảnh hƣởng đến việc chủ động, điều hòa và liên tục trong quá trình hoạt
động của công ty. Quản lí hàng tồn kho chính là việc tính toán, theo dõi, xem
xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho đồng thời đảm
bảo dự trữ hợp lí nhất. Duy trì hàng tồn kho cũng có mặt trái là phát sinh các
chi phí nhƣ kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do kẹt vốn đầu tƣ vào tồn
kho. Quản lý tốt hàng hóa tồn kho và đề ra những biện pháp xử lí kịp thời để
53
giải phóng đồng vốn. Bên cạnh đó tránh tình trạng dự trữ hàng tồn kho ít so
với quy mô hoạt động, gây tình trạng thiếu hụt, bị động. Cần lựa chọn nhà
cung cấp có uy tín và thu thập các bảng báo giá để mua đƣợc nguyên vật liệu
có chất lƣợng và giá cả hợp lí. Quản lí hàng tồn kho rất quan trọng vì nếu dự
trữ không tốt sẽ làm cho quá trình hoạt động bị gián đoạn, kém hiệu quả.
5.2.3 Quản lí một cách hiệu quả khoản phải thu
Các khoản phải thu chính là vốn mà công ty bị chiếm dụng, trong đó
chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải thu của khách hàng. Công ty cần đặc
biệt chú ý tới các nhân tố mà mình có thể kiểm soát đƣợc, tác động lớn tới các
khoản phải thu, đó là chính sách tín dụng nhƣ: định ra tiêu chuẩn để các chủ
đầu tƣ đƣợc công ty chấp nhận cho nợ, điều khoản nợ, xây dựng hạn mức tín
dụng…và các chính sách theo dõi các khoản phải thu.
5.2.4 Quản lí một cách hiệu quả vốn cố định
Quản lí vốn cố định thể hiện ở 2 mặt:
- Quản lí tình hình sử dụng tài sản cố định: thực hiện phân tích, đánh giá
và định hƣớng khai thác, sử dụng tối đa thời gian công sức các tài sản cố định.
Đồng thời, thƣờng xuyên trang bị, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, máy móc, cơ sở
vật chất phục vụ, đáp ứng cho công tác làm việc, góp phần nâng cao chất
lƣợng hoạt động, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của các chủ đầu tƣ.
Hơn nữa, cơ sở vât chất hiện đại, khang trang còn thể hiện uy tín, quy mô và
hiện đại của công ty. Định kì phải xem xét, đánh giá lại tài sản cố định, điều
chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trƣờng. Đánh giá lại tài sản cố định giúp
nhà quản lí bắt kịp tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp
đúng đắn đối với loại vốn này nhƣ lập kế hoạch thanh lí hoặc nhƣợng bán một
số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ
sung nguồn vốn cố định.
- Quản lí quỹ khấu hao: doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu
hao để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động.
5.2.5 Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động
Lao động chính là yếu tố quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp
nói chung và sử dụng nguồn vốn nói riêng. Công ty cần thƣờng xuyên nâng
cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực. Đặc biệt đối với cán bộ quản lí phải có khả
năng hoạch định chiến lƣợc, phân bố có hiệu quả các nguồn lực, chủ động ứng
phó với những biến động bất thƣờng của môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó,
cần phân bố lao động hợp lí, phù hợp với năng lực, sở trƣờng và nguyện vọng
54
của từng ngƣời. Khi giao việc cho bất kì ai cũng cần xác định rõ ràng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Ngoài ra, động lực tập thể và cá nhân là
yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, là yếu tố liên kết các cá nhân lại với
nhau. Công ty cần có chính sách khen thƣởng đối với lao động làm việc có
hiệu quả. Đồng thời phải tạo ra không khí tập thể thân thiện vui vẻ để mọi
ngƣời hăng hái làm việc.
5.2.6 Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ cầu nối giữa công ty với toàn
xã hội
Cùng với sự phát triển và mở rộng thị trƣờng, sự phụ thuộc giữa công ty
và thị trƣờng cũng nhƣ giữa công ty và các tổ chức khác ngày càng chặt chẽ.
Công ty cần khai thác tốt thị trƣờng cũng nhƣ các quan hệ bạn hàng để có cơ
hội phát triển hoạt động. Để làm đƣợc điều đó công ty cần thực hiện giải pháp
sau:
- Cần tạo mối quan hệ tốt, thể hiện sự chu đáo, tận tình và niềm tin đối
với chủ đầu tƣ.
- Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của công ty trên thị trƣờng bằng
cách đảm bảo chất lƣợng công trình. Uy tín là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu
dài cho công ty .
- Giải quyết tốt các mối quan hệ với nhà cung ứng các nguyên vật liệu và
các tổ khác có liên quan. Đây là điều kiện để công ty có thể giảm đƣợc chi phí
sử dụng yếu tố đầu vào.
- Giải quyết tốt các mối quan hệ với các cơ quan quản lý vĩ mô vì chỉ
trên cơ sở này mọi hoạt động kinh doanh của công ty mới có thể diễn ra thuận
lợi.
5.2.7 Tối thiểu hóa chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Để nâng cao hai chỉ tiêu này, công
ty cần phải tối thiểu hóa chi phí nhƣng đồng thời phải đảm bảo chất lƣợng của
các công trình. Do đó, công ty cần phải tính toán chi phí một cách thận trọng
trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng cách mua hàng
hóa, nguyên vật liệu trả tiền sớm để đƣợc hƣởng chiết khấu, giảm giá, …
55
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Hòa cùng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nhƣ hiện nay, muốn tồn tại và
phát triển bền vững, mỗi công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh
tranh. Các công ty chỉ có thể tồn tại và phát triển đƣợc nếu nhƣ tạo cho mình
một sức cạnh tranh lớn, bền vững. Trong đó, vốn là yếu tố quyết định lợi thế
cạnh tranh và chủ động trong mọi hoạt động.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn
Nguyễn Phát cho thấy công ty có sự nổ lực trong việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, tăng doanh thu. Tuy nhiên, do đặc trƣng lĩnh vực hoạt động nên chi
phí của công ty tƣơng đối cao thêm sự cạnh tranh diễn ra gay gắt với nhiều
công ty có quy mô lớn, lợi thế với vốn làm cho lợi nhuận thấp. Điều này làm
cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động và tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
thấp, kết hợp với việc gia tăng hàng tồn kho làm cho hiệu quả sử dụng vốn của
công ty chƣa cao.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu số một và ngày càng
trở nên bức thiết, đòi hỏi công ty phải thực hiện một cách tốt nhất bằng những
phƣơng hƣớng, đƣờng đi riêng, cụ thể của mình. Vì thế, để ngày càng phát
triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao cần tìm hiểu những vấn đề tác động.
Từ đó, có những biện pháp khắc phục những vấn đề này bằng những phƣơng
hƣớng riêng, đƣờng lối riêng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là đề tài có ý nghĩa về cả lý luận và thực
tiễn. Với áp dụng tình hình thực tế tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn
Phát, đề tài mong góp phần tìm ra các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn tại công ty cũng nhƣ tháo gỡ những tồn tại.Tuy chặng đƣờng phát
triển phía trƣớc còn nhiều khó khăn, thử thách nhƣng với những nỗ lực, phấn
đấu bền bỉ không mệt mỏi của tất cả thành viên trong công ty, chắc chắn rằng
tƣơng lai công ty sẽ đạt đƣợc những thành quả cao hơn nữa, khẳng định vị thế
của mình.
6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƢỚC
Cơ quan Nhà nƣớc cần tổ chức hệ thống thông tin để các doanh nghiệp
nắm bắt kịp thời các chủ trƣơng, chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa, dự đoán sự biến động bất thƣờng của thị trƣờng trong tƣơng lai để kịp
thời hỗ trợ các doanh nghiệp này kinh doanh lâu dài, tránh những tổn thất bất
ngờ có thể xảy ra.
56
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các
nguồn vốn. Nhà nƣớc cần có những chính sách điều tiết, bình ổn giá nguyên
vật liệu góp phần làm ổn định chi phí.
Có biện pháp điều chỉnh khoản lãi suất cho vay ở các ngân hàng thƣơng
mại một cách phù hợp để đảm bảo cho các doanh nghiệp nhỏ có đủ khả năng
trang trải lãi vay.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hữu Phƣớc và cộng sự, 2009. Tài chính doanh nghiệp. Thành phố Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.
2. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Thành phố Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản lao động xã hội.
3. Trần Ngọc Thơ, 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, 2003. Thành phố
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.
4. A.GÉLÉDAN, 1996. Lịch sử tư tưởng kinh tế tập 2 các tác gia đương đại.
Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
5. David Begg, 1992. Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục.
4. Quyết định 45/2013/TT-BTC hƣớng dẫn chế động quản lí, sử dụng và trích
khấu hao tài sản cố định Bộ trƣởng Bộ tài chính ban hành.
http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Thong-tu-45-2013-TT-BTCChe-do-quan-ly-su-dung-va-trich-khau-hao-tai-san-co-dinh-183508.aspx
[Truy cập ngày: 10 tháng 10 năm 2013]
58
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2011
STT
CHỈTIÊU
Mã
Thuyết
Số năm nay
Số năm trƣớc
(5)
(6)
minh
(1)
(2)
(3
(4)
TÀI SẢN
A
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
24.016.669.128 34.673.810.449
(100 =
110+120+130+140+150)
I
I. Tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền
110
III.01
II
II. Đầu tƣ tài chính ngắn
hạn (120=121+129)
120
III.05
1. Đầu tƣ tài chính ngắn
1
2.008.434.368
16.352.753.097
121
hạn
2
2. Dựphòng giảm giá đầu
tƣtài chính ngắn hạn (*)
129
III
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
130
5.318.613.542
5.668.267.021
1
1. Phải thu của khách hàng
131
2.406.333.562
2.401.933.107
2
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán
132
2.912.279.980
3.243.333.914
3
3. Các khoản phải thu khác
138
4
4. Dựphòng phải thu ngắn
hạn khó đòi (*)
139
IV
IV. Hàng tồn kho
140
15.945.540.784 12.288.655.554
IV
IV. Hàng tồn kho
140
15.945.540.784 12.288.655.554
1
1. Hàng tồn kho
141
2
2. Dựphòng giảm giá hàng
tồn kho (*)
149
V
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
744.080.434
364.134.777
1. Thuếgiá trị gia tăng đƣợc 151
267.593.538
282.749.046
1
23.000.000
III.02
59
15.945.540.784 12.288.655.554
khấu trừ
2
2. Thuếvà các khoản khác
phải thu Nhà nƣớc
152
3
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
476.486.896
B
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+230+240)
200
6.584.656.941
5.244.940.939
210 III.03.04
3.590.700.797
3.988.478.851
210 III.03.04
3.590.700.797
3.988.478.851
6.486.906.532
5.976.965.261
I
I. Tài sản cố định
I
I. Tài sản cố định
1
1. Nguyên giá
211
2
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
(*)
212
3
3. Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang
213
II
II. Bất động sản đầu tƣ
220
1
1. Nguyên giá
221
2
2. Giá trịhao mòn luỹkế(*)
222
III
III. Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
230
1
1. Đầu tƣ tài chính dài hạn
231
2
2. Dự phòng giảm giá đầu
tƣtài chính dài hạn (*)
239
IV
IV. Tài sản dài hạn khác
240
1
1. Phải thu dài hạn
241
2
2. Tài sản dài hạn khác
248
81.385.731
(1.988.486.410
(2.896.205.735)
III.05
60
2.993.956.144
1.256.462.088
2.993.956.144
1.256.462.088
3
3. Dựphòng phải thu dài
hạn khó đòi (*)
249
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(250 =100 + 200)
250
30.601.326.069 39.918.751.388
NGUỒN VỐN
A
A - NỢPHẢI TRẢ(300 =
310 + 320)
300
27.503.350.140 36.944.359.534
I
I. Nợ ngắn hạn
310
19.703.350.140 29.444.359.534
1
1. Vay ngắn hạn
311
500.000.000
2
2. Phải trảcho ngƣời bán
312
8.856.693.413
3
3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc
313
10.248.771.465 27.658.571.587
4
4. Thuếvà các khoản phải
nộp Nhà nƣớc
314
5
5. Phải trả ngƣời lao động
315
6
6. Chi phí phải trả
316
7
7. Các khoản phải trả ngắn
hạn khác
318
8
8. Dự phòng phải trảngắn
hạn
319
II
II. Nợ dài hạn
1
2
III.06
1.651.075.650
97.885.262
134.712.297
320
7.800.000.000
7.500.000.000
1. Vay và nợ dài hạn
321
7.800.000.000
7.500.000.000
2. Quỹ dự phòng trợ cấp
mất việc làm
322
61
3
3. Phải trả, phải nộp dài hạn 328
khác
4
4. Dự phòng phải trảdài hạn 329
B
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400 = 410+430)
400
I
I. Vốn chủ sở hữu
410
1
1. Vốn đầu tƣ của chủ sở
hữu
411
2
2. Thặng dƣ vốn cổ phần
412
3
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4
4. Cổphiếu quỹ(*)
414
5
III.07
3.097.975.929
2.974.391.854
3.097.975.929
2.974.391.854
2.000.000.000
2.000.000.000
5. Chênh lệch tỷgiá hối đoái 415
6
6. Các quỹ thuộc vốn chủ
sở hữu
416
16.645.276
28.145.276
7
7. Lợi nhuận sau thuế chƣa
phân phối
417
1.081.330.653
946.246.578
II
II. Quỹkhen thƣởng, phúc
lợi
430
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN (440 = 300+400)
440
30.601.326.069 39.918.751.388
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI
BẢNG
62
1
1- Tài sản thuê ngoài
2
2- Vật tƣ, hàng hoá nhận
giữ hộ, nhận gia công
3
3- Hàng hoá nhận bán hộ,
nhận ký gửi, ký cƣợc
4
4- Nợ khó đòi đã xửlý
5
5- Ngoại tệ các loại
63
PHỤ LỤC 2
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2011
Số năm nay
Số năm trƣớc
2
Thuyết
minh
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
01
IV.08
41.243.895.736
22.675.822.989
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ (10
= 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán
02
10
41.243.895.736
22.675.822.989
11
36.848.240.990
19.263.368.955
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (20 = 10 11)
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
20
4.395.654.746
3.412.454.034
21
21.100.714
7. Chi phí tài chính -
22
1.385.951.634
904.300.791
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh doanh
23
24
1.372.293.399
2.533.452.634
1.844.369.092
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (30 = 20 + 21
- 22 - 24)
30
497.351.192
663.784.151
10. Thu nhập khác
31
11. Chi phí khác
32
273.528.264
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 32)
13. Tổng lợi nhuận kế toán
trƣớc thuế (50 = 30 + 40)
40
(273.528.264)
84.697.261
223.822.928
748.481.412
14. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
51
88.619.012
187.120.353
15. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp (60 = 50 51)
60
135.203.916
561.361.059
Chỉ tiêu
Mã
1
50
84.697.261
IV.09
64
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm 2012
STT
CHỈTIÊU
Mã
Thuyết
Số cuối năm
Số đầu năm
(5)
(6)
26.823.018.6
07
24.016.669.128
3.362.958.32
7
2.008.434.368
minh
(1)
(2)
(3
(4)
TÀI SẢN
A
A - TÀI SẢN NGẮN
HẠN
100
(100 =
110+120+130+140+150)
I
I. Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
110
III.01
II
II. Đầu tƣ tài chính ngắn
hạn (120=121+129)
120
III.05
1
1. Đầu tƣ tài chính
ngắn hạn
121
2
2. Dựphòng giảm giá đầu
tƣtài chính ngắn hạn (*)
129
III
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
130
4.090.903.96
4
5.318.613.542
1
1. Phải thu của khách
hàng
131
3.106.875.76
4
2.406.333.562
2
2. Trả trƣớc cho ngƣời
bán
132
984.028.200
2.912.279.980
3
3. Các khoản phải thu
khác
138
4
4. Dựphòng phải thu
ngắn hạn khó đòi (*)
139
IV
IV. Hàng tồn kho
140
19.004.611.1
78
15.945.540.784
1
1. Hàng tồn kho
141
19.004.611.1
78
15.945.540.784
III.02
65
2
2. Dựphòng giảm giá
hàng tồn kho (*)
149
V
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
364.545.138
744.080.434
1
1. Thuếgiá trị gia tăng
đƣợc khấu trừ
151
149.903.901
267.593.538
2
2. Thuế và các khoản
khác phải thu Nhà nƣớc
152
3
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
214.641.237
476.486.896
B
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200
(200=210+220+230+240)
6.639.472.81
9
6.584.656.941
I
I. Tài sản cố định
210 III.03.04 6.116.204.32
3
3.590.700.797
1
1. Nguyên giá
211
10.282.651.9
85
6.486.906.532
2
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
(*)
212
(4.166.447.6
62)
(2.896.205.735)
3
3. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
213
II
II. Bất động sản đầu tƣ
220
1
1. Nguyên giá
221
2
2. Giá trịhao mòn
luỹkế(*)
222
III
III. Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
230
1
1. Đầu tƣ tài chính dài
hạn
231
2
2. Dự phòng giảm giá
đầu tƣ tài chính dài hạn
239
III.05
66
(*)
IV
IV. Tài sản dài hạn khác
240
523.268.496
2.993.956.144
1
1. Phải thu dài hạn
241
2
2. Tài sản dài hạn khác
248
523.268.496
2.993.956.144
3
3. Dự phòng phải thu dài
hạn khó đòi (*)
249
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(250 =100 + 200)
250
33.462.491.4
26
30.601.326.069
NGUỒN VỐN
Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A
A - NỢ PHẢI TRẢ(300
= 310 + 320)
300
3
22.267.372.5
52
27.503.350.140
I
I. Nợ ngắn hạn
310
15.767.372.5
52
19.703.350.140
1
1. Vay ngắn hạn
311
1.500.000.00
0
500.000.000
2
2. Phải trảcho ngƣời bán
312
572.837.063
8.856.693.413
3
3. Ngƣời mua trả tiền
trƣớc
313
13.594.579.7
16
10.248.771.465
4
4. Thuếvà các khoản phải
nộp Nhà nƣớc
314
99.955.773
97.885.262
5
5. Phải trả ngƣời lao động 315
6
6. Chi phí phải trả
316
7
7. Các khoản phải trả
ngắn hạn khác
318
III.06
67
8
8. Dự phòng phải trảngắn
hạn
319
II
II. Nợ dài hạn
320
6.500.000.00
0
7.800.000.000
1
1. Vay và nợ dài hạn
321
6.500.000.00
0
7.800.000.000
2
2. Quỹ dự phòng trợ cấp
mất việc làm
322
3
3. Phải trả, phải nộp dài
hạn khác
328
4
4. Dự phòng phải trảdài
hạn
329
B
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400 = 410+430)
400
11.195.118.8
74
3.097.975.929
I
I. Vốn chủ sở hữu
410
11.195.118.8
74
3.097.975.929
1
1. Vốn đầu tƣ của chủ sở
hữu
411
10.000.000.0
00
2.000.000.000
2
2. Thặng dƣ vốn cổ phần
412
3
3. Vốn khác của chủ sở
hữu
413
4
4. Cổphiếu quỹ(*)
414
5
5. Chênh lệch tỷgiá hối
đoái
415
III.07
68
6
6. Các quỹ thuộc vốn chủ
sở hữu
416
33.000.000
16.645.276
7
7. Lợi nhuận sau thuế
chƣa phân phối
417
1.162.118.87
4
1.081.330.653
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN (440 = 300+400)
440
33.462.491.4
26
30.601.326.069
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI
BẢNG
1
1- Tài sản thuê ngoài
2
2- Vật tƣ, hàng hoá nhận
giữ hộ, nhận gia công
3
3- Hàng hoá nhận bán hộ,
nhận ký gửi, ký cƣợc
4
4- Nợkhó đòi đã xử lý
5
5- Ngoại tệ các loại
69
PHỤ LỤC 4
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2012
Chỉ tiêu
1
Mã
2
Thuyết minh
3
Số năm nay
4
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
01
IV.08
24.277.858.093
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01 02)
4. Giá vốn hàng bán
10
24.277.858.093
11
19.940.602.612
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
20
4.337.255.481
21
13.843.881
7. Chi phí tài chính -
22
1.392.232.898
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh doanh
23
24
2.525.787.491
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 24)
30
433.078.973
10. Thu nhập khác
31
11. Chi phí khác
32
242.108.917
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
(242.108.917)
13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc
thuế (50 = 30 + 40)
50
14. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
51
76.827.111
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60 = 50 - 51)
60
114.142.945
IV.09
70
190.970.056
PHỤ LỤC 5
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
STT
(1)
CHỈTIÊU
(2)
Mã
(3
minh
6 tháng đầu năm
2012
6 tháng đầu năm
2013
(4)
(5)
(6)
Thuyết
TÀI SẢN
A
A - TÀI SẢN NGẮN
HẠN
25.805.478.755 27.071.378.375
100
(100 =
110+120+130+140+150)
I
I. Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
110
III.01
II
II. Đầu tƣ tài chính ngắn
hạn (120=121+129)
120
III.05
3.609.319.092
4.316.532.086
1
1. Đầu tƣ tài chính
ngắn hạn
121
2
2. Dựphòng giảm giá đầu
tƣtài chính ngắn hạn (*)
129
III
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
130
4.817.917.693
3.268.603.067
1
1. Phải thu của khách
hàng
131
3.432.071.227
2.164.800.971
2
2. Trả trƣớc cho ngƣời
bán
132
1.385.846.466
1.103.802.096
3
3. Các khoản phải thu
khác
138
4
4. Dựphòng phải thu
ngắn hạn khó đòi (*)
139
IV
IV. Hàng tồn kho
140
17.113.174.769
18.995.687.215
1
1. Hàng tồn kho
141
17.113.174.769
18.995.687.215
2
2. Dựphòng giảm giá
149
III.02
71
hàng tồn kho (*)
V
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
265.067.201
364.134.777
1
1. Thuế giá trị gia tăng
đƣợc khấu trừ
151
49.081.467
175.000.000
2
2. Thuế và các khoản
khác phải thu Nhà nƣớc
152
3
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
215.985.734
490.555.832
B
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200
(200=210+220+230+240)
7.435.669.647
8.880.990.769
6.568.657.
904
6.990.551.842
9.992.484.499
I
I. Tài sản cố định
1
1. Nguyên giá
211
9.530.106.835
2
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
(*)
212
-2.961.448.931 -3.001.932.657
3
3. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
213
II
II. Bất động sản đầu tƣ
220
1
1. Nguyên giá
221
2
2. Giá trịhao mòn luỹ
kế(*)
222
III
III. Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
230
1
1. Đầu tƣ tài chính dài
hạn
231
2
2. Dự phòng giảm giá
đầu tƣtài chính dài hạn
239
210 III.03.04
III.05
72
(*)
867.011.743
1.890.438.927
867.011.743
1.890.438.927
IV
IV. Tài sản dài hạn khác
240
1
1. Phải thu dài hạn
241
2
2. Tài sản dài hạn khác
248
3
3. Dựphòng phải thu dài
hạn khó đòi (*)
249
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(250 =100 + 200)
250
33.241.148.402 35.952.369.144
NGUỒN VỐN
A
A - NỢ PHẢI TRẢ(300
= 310 + 320)
300
23.469.359.461 20.952.630.430
I
I. Nợ ngắn hạn
310
16.428.552.959 14.038.262.388
1
1. Vay ngắn hạn
311
220.000.000
220.000.000
2
2. Phải trả cho ngƣời bán
312
7.228.563.041
6.176.835.451
3
3. Ngƣời mua trả tiền
trƣớc
313
8.756.418.609
7.299.896.441
4
4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nƣớc
314
223.571.309
361.530.495
5
III.06
5. Phải trả ngƣời lao động 315
6
6. Chi phí phải trả
316
7
7. Các khoản phải trả
ngắn hạn khác
318
8
8. Dự phòng phải trả
ngắn hạn
319
73
II
II. Nợ dài hạn
320
1
1. Vay và nợ dài hạn
321
2
2. Quỹ dự phòng trợ cấp
mất việc làm
322
3
3. Phải trả, phải nộp dài
hạn khác
328
4
4. Dự phòng phải trả dài
hạn
329
B
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400 = 410+430)
400
I
I. Vốn chủ sở hữu
410
1
1. Vốn đầu tƣ của chủ sở
hữu
411
2
2. Thặng dƣ vốn cổ phần
412
3
3. Vốn khác của chủ sở
hữu
413
4
4. Cổ phiếu quỹ(*)
414
5
5. Chênh lệch tỷgiá hối
đoái
415
6
6. Các quỹ thuộc vốn chủ
sở hữu
416
III.07
74
7.040.806.502
6.914.368.042
9.771.788.941
14.999.738.714
9.771.788.941
14.999.738.714
7
II
7. Lợi nhuận sau thuế
chƣa phân phối
417
II. Quỹkhen thƣởng, phúc 430
lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN (440 = 300+400)
33.241.148.402 35.952.369.144
440
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI
BẢNG
1
1- Tài sản thuê ngoài
2
2- Vật tƣ, hàng hoá nhận
giữ hộ, nhận gia công
3
3- Hàng hoá nhận bán hộ,
nhận ký gửi, ký cƣợc
4
4- Nợ khó đòi đã xử lý
5
5- Ngoại tệ các loại
75
PHỤ LỤC 6
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Mã
(1 )
(2)
6 tháng đầu năm
2012
(4)
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
01
10.439.478.981 14.537.279.243
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01 02)
4. Giá vốn hàng bán
10
10.439.478.981 14.537.279.243
11
8.574.459.122
12.157.827.875
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
20
1.865.019.858
2.379.451.370
21
5.952.869
6.829.156
7. Chi phí tài chính -
22
598.660.146
788.485.358
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí quản lý kinh doanh
23
24
1.086.088.621
1.193.309.119
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 24)
30
186.223.960
404.486.049
10. Thu nhập khác
31
11. Chi phí khác
32
104.106.835
111.897.332
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
-104.106.835
-111.897.332
13. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc
thuế (50 = 30 + 40)
50
82.117.125
292.588.717
14. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
51
33.035.658
137.708.222
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60 = 50 - 51)
60
49.081.467
154.880.495
76
6 tháng đầu năm
2013
(5)
[...]... GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 52 5.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 52 5.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 52 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT 53 5.2.1 Quản lí một cách hiệu quả quỹ tiền mặt 53 5.2.2 Quản lí một cách hiệu quả hàng tồn kho 54 5.2.3 Quản lí một cách hiệu quả khoản phải thu 54 5.2.4 Quản... sở phân tích tác giả đã đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và rút ra những hạn chế để làm cơ sở tìm ra giải pháp nâng cao hơn hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Thành 2 Huỳnh Kiều Diễm, 2013 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất, thương mại và dịch vụ Vạn Mỹ Trang Luận văn tốt nghiệp Muc tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng sử dụng. .. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYẾN PHÁT 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1 Sơ lược về công ty - Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT - Trụ sở: A248, Khu dân cƣ 91B, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ - Điện thoại/ Fax: 0710.3838.951 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát đăng... 2013 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Thành Luận văn tốt nghiệp Phƣơng pháp nghiên cứu là sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu và phƣơng pháp phân tích số liệu luận Tác giả phân tích tình hình hoạt động kinh 2 doanh, phân tích khái quát tình hình tài chính, phân tích tình hình quản lí và sử dụng vốn, phân tích. .. hơn hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích thực trạng sử dụng vốn tại công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty - Đƣa ra những tồn tại từ đó đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng. .. còn sử dụng phƣơng pháp phân tích số tƣơng đối để phân tích giá trị và tỷ trọng qua từng chỉ tiêu Kết hợp sử dụng phƣơng pháp tỷ số để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Từ những kết quả đạt đƣợc thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 của công ty đề tài sẽ đƣa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và từ đó giúp công ty ngày một phát. .. tín dụng nhận biết tình hình tài chính thực tế để có quyết định đầu tƣ 1 Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên tôi chọn đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát làm đề tài nghiên cứu của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng sử dụng vốn, khái quát kết quả hoạt động kinh doanh từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. .. năm 2013 tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát, trao đổi cùng giám đốc và nhân viên phòng kế toán 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Đối với mục tiêu phân tích chung về thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát, đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối nhằm thể hiện sự thay đổi lƣợng vốn của công ty qua từng năm Bên... trạng vốn lƣu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 38 Bảng 4.5 Thực trạng vốn cố định của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 40 Bảng 4.6 Kết cấu vốn cố định 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 41 Bảng 4.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty trách nhiệm hữu hạn. .. thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 2.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất 10 Việc thƣờng xuyên kiểm tra tình hình tài chính, tiến hành phân tích để đánh giá hiệu