Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn nguyễn phát (Trang 27)

7. Kết luận

2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

2.1.5.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

a) Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán

Bình quân hàng tồn kho (2.2) Trong đó:

Bình quân HTK= HTK đầu kì+HTK cuối kì

2 (2.3) Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán của công ty trong kì báo cáo chia cho bình quân hàng tồn kho của công ty trong cùng kỳ. Số liệu về giá vốn hàng bán đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn giá trị hàng tồn kho bình quân đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhƣ thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp, có nghĩa là công ty sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng công ty bị mất khách hàng và đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên vật liệu không đủ có thể khiến cho quá trình thi công bị ngƣng trệ. Vì vậy cần điều chỉnh số vòng quay hàng tồn kho sao cho đủ để đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.

b) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay HTK= Bình quân HTK

Giá vốn hàng bán *360 (2.4) Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy số dƣ bình quân hàng tồn kho trong kỳ của công ty trong kì báo cáo chia cho giá vốn hàng bán của công ty trong cùng kỳ và nhân cho 360. Số liệu giá vốn hàng bán đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị số dƣ bình quân hàng tồn kho đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho cho biết thời gian lƣu kho bình quân của hàng tồn kho.

13

c) Số vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu

Bình quân khoản phải thu (2.5) Trong đó:

Bình quân khoản phải thu= Khoản phải thu ĐK+Khoản phải thu CK

2 (2.6)

Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu thuần trong kỳ của công ty trong kì báo cáo chia số dƣ bình quân khoản phải thu của công ty trong cùng kỳ. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, còn giá trị số dƣ bình quân khoản phải thu đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Đây là một chỉ số cho thấy tình hiệu quả của chính sách tín dụng mà công ty áp dụng đối với khách hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy công ty đƣợc khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhƣng nếu so sánh với các công ty cùng ngành thì chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng vì khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hạn hơn. Và nhƣ vậy thì công ty chúng ta sẽ bị sụt giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là công ty đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vƣợt quá mức.

d) Số ngày một vòng quay khoản phải thu

Số ngày một vòng quay khoản phải thu = Bình quân khoản phải thu

Doanh thu thuần *360(2.7) Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy số dƣ bình quân khoản phải thu trong kỳ của công ty trong kì báo cáo chia cho doanh thu thuần của doanh nghiệp trong cùng kỳ và nhân cho 360. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị số dƣ bình quân khoản phải thu đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Số ngày một vòng quay khoản phải thu cho biết kì thu tiền bình quân tức là thời gian kể từ lúc bán hàng cho tới lúc thu đƣợc tiền từ ngƣời mua.

g) Số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lƣu động= Doanh thu thuần

14 Trong đó:

Bình quân vốn lƣu động = Vốn lƣu động đầu kì +Vốn lƣu động cuối kì

2 (2.9)

Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu thuần trong kỳ của công ty trong kì báo cáo chia cho bình quân vốn lƣu động. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị số dƣ bình quân vốn lƣu động đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Số vòng quay tài sản lƣu động còn cho biết mỗi đồng tài sản lƣu động đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.

Chỉ tiêu này nói lên trong một năm (quý), vốn lƣu động quay đƣợc bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao. Ý nghĩa tăng số vòng quay vốn lƣu động là tiết kiệm vốn bao gồm tiết kiệm tuyệt đối lẫn tƣơng đối, tăng doanh thu bán hàng, hạ thấp chi phí đồng thời tăng lợi nhuận cho công ty.

h) Số ngày một vòng quay vốn lưu động

Số ngày một vòng quay vốn lƣu động= Bình quân vốn lƣu động

Doanh thu thuần *360 (2.10) Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy số dƣ bình quân vốn lƣu động trong kỳ của công ty trong kì báo cáo chia cho doanh thu thuần của công ty trong cùng kỳ và nhân cho 360. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị số dƣ bình quân vốn lƣu động đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Số ngày một vòng quay vốn lƣu động càng thấp chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh.

k) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động= Lợi nhuận sau thuế

Bình quân vốn lƣu động*100%(2.11) Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ của công ty trong kì báo cáo chia cho vốn cố định bình quân trong kì của công ty trong cùng kỳ. Số liệu doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn giá trị vốn lƣu động bình quân trong kì đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lƣu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Hệ số sinh lợi của vốn lƣu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao.

15

2.1.5.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

a) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định

Tỷ suất LN trên vốn cốđịnh = LN sau thuế

Vốn cốđịnh bình quân∗ 100 % (2.12) Trong đó:

Vốn CĐ bình quân= Giá trị vốn CĐ ĐK+Giá trị vốn CĐ CK

2 (2.13)

Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của công ty trong kì báo cáo (có thể là một tháng, một quý, nửa năm hay một năm) chia cho bình quân tổng vốn cố định của công ty trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận sau thuế đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị vốn cố định bình quân đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán. Đơn vị tính là %.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động trong kỳ tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.

b) Số vòng quay vốn cố định

Số vòng quay vốn cố định= Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân (2.14) Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu thuần của công ty trong kì báo cáo (có thể là một tháng, một quý, nửa năm hay một năm) chia cho bình quân tổng vốn cố định của công ty trong cùng kỳ. Số liệu về doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị vốn cố định bình quân đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Số vòng quay vốn cố định cho biết 1 đồng giá trị bình quân vốn cố định tạo đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kì.

b) Số ngày một vòng quay vốn cố định

Số ngày một vòng quay vốn cố định= Vốn cố định bình quân

Doanh thu thuần * 360(2.15) Tỷ suất này đƣợc tính bằng cách lấy bình quân vốn cố định của công ty trong kì báo cáo chia cho doanh thu thuần và nhân với 360. Số liệu về doanh thu thuần đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Còn giá trị vốn cố định bình quân đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán.

Số ngày một vòng quay vốn cố định cho biết thời gian của một vòng quay vốn cố định.

16

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty bao gồm: số liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát, trao đổi cùng giám đốc và nhân viên phòng kế toán.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu phân tích chung về thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát, đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối nhằm thể hiện sự thay đổi lƣợng vốn của công ty qua từng năm.

Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phƣơng pháp phân tích số tƣơng đối để phân tích giá trị và tỷ trọng qua từng chỉ tiêu.

Kết hợp sử dụng phƣơng pháp tỷ số để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Từ những kết quả đạt đƣợc thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 của công ty đề tài sẽ đƣa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và từ đó giúp công ty ngày một phát triển.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.

Công thức tính: ∆Y = Y1 - Y0 Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trƣớc Y1: chỉ tiêu năm sau

∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh các số liệu năm tính với số liệu năm của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhận biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

17

2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.

Công thức tính: ∆Y= Y1

Y0 *100%-100% Y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Y1: chỉ tiêu năm sau

∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.3 Phương pháp phân tích tỷ số

Dùng các chỉ số tài chính để đánh giá các chỉ tiêu khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá xem một đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp bỏ ra đem lại bao nhiêu lợi nhuận. Kết quả đó có phù hợp với tình hình hiện tại của công ty hay không và các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành nên vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng.

18

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYẾN PHÁT NGUYẾN PHÁT

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1.1 Sơ lược về công ty

- Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN PHÁT.

- Trụ sở: A248, Khu dân cƣ 91B, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

- Điện thoại/ Fax: 0710.3838.951

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát đăng kí kinh doanh lần đầu vào ngày 11/6/2002 và sau đó đăng kí cấp lại và thay đổi lần 4 vào ngày 23/12/2008 tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ Thành Phố Cần Thơ.

Sự phát triển và đi lên của công ty gắn liền với sự phát triển của Thành Phố Cần Thơ. Từ một đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Cần Thơ, thực hiện theo Nghị Quyết 45 của bộ Chính Trị, Thành Phố Cần Thơ đã phấn đấu trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ƣơng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát cũng từng bƣớc chuyển mình phát triển theo tốc độ đô thị hoá của Thành Phố Cần Thơ.

- Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty:

+ Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc. + Họ và tên: Bùi Văn Nguyễn.

+ Ngày sinh: 15/12/1965. + CMND số: 361867265.

+ Hộ khẩu thƣờng trú: 324 Tầm Vu, P.Hƣng Lợi, TP.Cần Thơ.

+ Chỗ ở hiện tại: A248, Khu dân cƣ 91B, P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

19 - Thành viên góp vốn:

1. Ông Bùi Văn Nguyễn

+ Nơi đăng kí hộ khẩu : 324, Tầm Vu, Thành phố Cần Thơ. + Vốn góp : 1.000.000.000 đồng.

+ (%) vốn góp : 50%. 2. Bà Dƣơng Thị Hạnh

+ Nơi đăng kí hộ khẩu : 324, Tầm Vu, Thành phố Cần Thơ. + Vốn góp : 1.000.000.000 đồng.

+ (%) vốn góp : 50%.

3.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp. - San lấp mặt bằng.

- Thi công các công trình cầu đƣờng, thuỷ lợi bằng cơ giới.

- Kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng dùng san lấp mặt bằng. - Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đƣờng.

- Thi công các công trình kĩ thuật, cấp thoát nƣớc, điện công nghiệp, điện dân dụng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét, trang trí nội thất.

- Mua bán trang trí nội thất.

- Thi công xây dựng các công trình cảng sông, cảng biển, đê kè, cống, chỉnh trị sông.

- Mua bán, cho thuê xe máy công trình. - Sửa chữa, đóng mới xà lan.

- Vận tải hành khách đƣờng bộ, vận tải hàng hóa đƣờng bộ, đƣờng thủy.

3.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty

3.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty

Bộ máy của công ty đƣợc thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng, mọi công việc đều do giám đốc và phó giám đốc điều hành trực tiếp, ba phòng chức năng chỉ đạo nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.

20

Nguồn: Phòng kế toán công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Phát

GHI CHÚ

: Chỉ đạo trực tiếp.

: Quan hệ đối ứng.

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản trị, phòng ban

- Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định ngƣời đại diện theo ủy quyển tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kì họp Hội đồng thành viên, nhƣng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

- Giám đốc là ngƣời đại diện về mặt pháp nhân của công ty, quyết định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, quản lí điều hành vốn, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trƣớc Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn nguyễn phát (Trang 27)