Thương mại - Dịch vụ

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu đời sống các hộ bị thu hồi đất tại quận 7 Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 2005 (Trang 38 - 42)

Biểu 1 Cơ Cấu Các Ngành Kinh Tế Do Quận 7 Quản Lý Năm 2005

3.4 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.4.2 Thương mại - Dịch vụ

Trong 5 năm qua, tình hình hoạt động của các đơn vị thương mại - dịch vụ gặp không ít khó khăn do chịu ảnh hưởng từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 đã dẫn đến sự điều chỉnh giá trị tiền tệ của một số quốc gia trong khu vực làm cho một số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mất dần khả năng cạnh tranh và gặp nhiều rủi ro trong thanh toán. Còn các yếu tố

khách quan là sự khôi phục lại các cảng miền Tây làm cho lượng hàng quá cảnh qua các cảng của Quận giảm đáng kể. Tuy ngành thương mại - dịch vụ thời gian qua gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn là ngành kinh tế chủ lực của Quận với lợi thế dưa trên nền tảng phát triển của các đơn vị sản xuất công nghiệp và sự tồn tại của hệ thống cảng, kho bãi cùng hệ thống các chợ với sự gia tăng dân số cơ học rất nhanh. Tổng doanh thu ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn Quận năm 2005 là 6.299.070 triệu đồng tăng 2,72 % so với cùng kỳ năm 2004, chiếm 36,73 % trong cơ cấu kinh tế toàn quận. Trong đó phần lớn doanh thu của ngành thương mại - dịch vụ thuộc khu vực Trung ương và Thành phố quản lý

Bảng 9 : Thực Trạng Hoạt Động Của Ngành Thương Mại Trên Địa Bàn Q7 ĐVT : Triệu đồng

2003 2004 2005 Tốc độ PTBQ (%/năm)

Tổng doanh thu 5.391.567 6.132.177 6.299.070 11,67 DN quốc doanh 32.447 44.150 25.000 - 19,44 Hợp tác xã 1.192 6.130 3.400 -1,00 Cty TNHH 4.612.640 5.285.930 5.424.710 18,61

Cty Cổ phần 41.917 43.480 43.480 6,93

DN Tư nhân 418.071 440.000 452.480 -21,03

Hộ cá thể 285.300 330.000 350.000 14,00

Nguồn : Phòng Thống kê Quận 7

Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 11,67%

năm. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu ngành thương mại - dịch vụ là các công ty TNHH, hoạt động chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp (số công ty kinh doanh phân bón chiếm gần 50% tổng các công ty TNHH), thiết bị máy móc, sắt thép xây dựng, hàng bách hoá, … cung cấp cho thị trường các tỉnh miền tây, miền đông nam bộ.

Trong khu vực Thương mại - Dịch vụ thì các ngành phát triển chủ yếu là thương mại, khách sạn nhà hàng, tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn,… cụ thể thực trạng phát triển của từng ngành như sau :

Mạng lưới kinh doanh Thương mại - dịch vụ Phân bố mạng lưới thương nghiệp :

Khu vực bán buôn : trên địa bàn quận hình thành ba khu vực lớn bao gồm:

Khu vực I : Trần Xuân Soạn từ ngã ba đường Lâm Văn Bền đến chân cầu Rạch Ông

Khu vực II : phân bố dọc theo trục đường Lê Văn Lương từ ngã ba Tân Quy đến đường Nguyễn Thị Thập

Khu vự III : tập trung trên đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn từ cầu Tân Thuận đến ngã tư Đa Khoa .

Khu vực bán lẻ phân bố, tự phát trên các trục đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Lương và các khu dân cư phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ. Hiện tại trên địa bàn quận có năm chợ cố định với tổng diện tích là 10.128m2 hầu hết các chợ đều quá nhỏ hẹp, không đáp ứng mỹ quan và văn minh thương nghiệp.

Một số chợ trở nên quá tải do nhu cầu kinh doanh và sức mua tăng cao.

Phần lớn các chợ phân bố tại các phường phía bắc của quận. Bán kính phục vụ đang xen nhau, trong khi đó tại các phường Phú Mỹ, Phú Thuận nhu cầu mua bán không được đáp ứng.

Bảng 10 :Diện Tích Các Chợ Cố Định Trên Địa Bàn Quận 7

Tên Chợ Diện tích(m2)

1. Tân Mỹ 5.118

2. Tân Quy 1.900

3.Tân Kiểng 1.450

4. Tân Thuận Đông 940

5. Cư Xá Ngân Hàng 720

Nguồn : Tổng hợp phiếu phỏng vấn Ban quản lý 5 chợ cố định

Hoạt động dịch vụ du lịch : Tuy quận 7 mới thành lập, dân cư còn thưa thớt nhưng thành phần kinh tế tư nhân đặt biệt là các loại dịch vụ liên tục phát triển ở dạng hộ gia đình quy mô nhỏ nhưng đã giải quyết việc làm cho một bộ phận nhân dân, nâng cao mức sống cho gia đình. Trên thực tế trong những năm qua, ngành dịch vụ có xu hướng tăng mạnh, bao gồm các nhóm :

Nhóm thương mại - xuất nhập khẩu

Nhóm tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, … Nhóm du lịch

Nhóm vận tải, bưu chính, kho bãi, … Nhóm dịch vụ giáo dục – đào tạo, y tế, …

Hoạt động du lịch trên địa bàn quận 7 chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng. Hiện trên địa bàn có các khu du lịch như : công viên nước Đại Dương, khu vui chơi Sài Gòn Wonderland, khu vui chơi giải trí Tân Quy và khu du lịch dịch vụ thể thao Hương Tràm đang trong quá trình xây dựng.

Hoạt động xuất nhập khẩu : Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn quận tăng điều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 27,19 %/năm. Năm 2004 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 22.479.558 USD tăng 36,24 % so với năm 2004. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm trong thời gian tới, ước đến cuối năm 2005 chỉ đạt 17,000 triệu USD (nguyên do tình hình xuất khẩu của các đơn vị chủ lực mang lại kim ngạch cao của Quận gặp khó khăn). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 16,40 %. Ngành chế biến các sản phẩm từ gỗ có kim ngạch xuất khẩu cao nhất (chủ lực là công ty TNHH Khải Vy) chiếm tỷ trọng

59,87 %, kế đến là ngành giày da (chủ lực là công ty TNHH Đức Thành) chiếm tỷ trọng 30,75 % và ngành may mặc chiếm tỷ trọng 7,08 % trên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn Quận.

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu đời sống các hộ bị thu hồi đất tại quận 7 Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 2005 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w