Bảng 1 : Tình Hình Dân Số Của Quận 7 Năm 2005
ĐVT : Người STT Đơn vị Dân số Mật độ(nguời /km2) Toàn quận 171.114 4.785
1 Phường Phú Mỹ 12.380 3.215 2 Phường Phú Thuận 15.926 1.803 3 Phường Tân Phú 12.617 2.934 4 Phường Tân Thuận Đông 19.717 2.625 5 Phường Bình Thuận 20.283 12.520 6 Phường Tân Thuận Tây 21.887 20.884 7 Phường Tân Kiểng 20.905 20.905 8 Phường Tân Quy 16.701 19.420 9 Phường Tân Phong 5.768 1.290 10 Phường Tân Hưng 24.930 11.332 Nguồn : Phòng Thống kê Quận 7
Quận 7 là một quận đô thị trẻ, là điểm thu hút nhiều nhà đầu tư tầm cỡ cũng như nhiều thành phần dân cư mới. Hiện tại Quận 7 đã hình thành hệ thống cảng chuyên dùng và hệ thống kho bãi dọc sông Sài Gòn, Nhà Bè và đang trong quá trình phát triển. Với sự ra đời của khu chế xuất Tân Thuận đã khiến cho tỉ trọng cụng nghiệp của khu vực tăng lờn rừ rệt, thỳc đẩy cỏc hoạt động trờn lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó là dự án khu đô thị mới Nam Sài Gòn góp phần khiến nhịp độ đô thị hóa trở nên sôi động kéo theo tình trạng dân nhập cư cơ học. So với các quận mới thành lập thì quận 7 có diện tích nhỏ nhưng tốc độ đô thị hóa cao xét về phương diện đất đai – xây dựng, sự tập trung dân cư lẫn việc chuyển
đổi cơ cấu lao động. Khi thành lập Quận (1/4/1997), dân số quận được ghi nhận là 90.958 người. Sau gần 08 năm phát triển, dân số quận 7 đạt mức 171.114 người (tăng 80.115 người). Vậy mỗi năm Quận 7 tiếp nhận khoảng 10.000 dân từ nơi khác đến.
Mật độ dân số trung bình toàn quận là 4.785 người/km2, trong đó dân cư tập trung đông nhất là ở hai phường Tân Thuận Tây ( 20.884 người/km2) và Tân Kiểng ( 20.905 người/km2), phường có mật độ dân số thấp nhất là phường Tân Phong (1.290 người/km2).
Bảng 2 : Đặc Điểm Dân Số Của Toàn Quận Qua Các Năm Từ 2001 – 2005 Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Mật độ dân số Người/Km2 3.217 3.708 4.098 4.439 4.785 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,28 1,14 1,31 0,778 0,78 Tỷ lệ tăng cơ học % 7,1 6,87 6,3 6,5 5,9 Tỷ lệ tăng chung % 8,39 8,01 7,61 7,278 6,68 Tổng dân số Người 115.024 132.616 146.540 158.436 171.114 Nguồn : Phòng Thống kê Quận 7
3.2.2 Lao động và việc làm
Theo thống kê của Quận, tính đến 12/2005, toàn Quận có 111.224 người trong độ tuổi lao động, chiếm 65 % tổng dân số toàn Quận. Điều này thể hiện dân số của Quận được xếp vào loại dân số trẻ, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế Quận trong những năm tới, tuy nhiên bên cạnh đó, vấn đề giải quyết việc làm cũng đang là một áp lực cho các nhà quản lý. Nếu không tính số người mất sức lao động thì tổng số lao động còn lại là 109.201, chiếm 63,81 %. Tốc độ phát triển lao động hàng năm của Quận là 1,05 %. Bên cạnh đó, số lao động chưa có việc làm chiếm 9,2 %, cao hơn so với tỷ lệ 9 % của toàn Thành phố, phần lớn lao động này thuộc diện các hộ giải toả, hoặc không tiếp tục sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3 : Số Người Trong Độ Tuổi Lao Động Theo Tình Trạng Lao Động ĐVT : Người
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số 79.773 89.893 95.251 102.98
3
111.224
Có việc làm 51.794 57.342 60.628 63.582 68.670
Ổn định 50.344 55.586 58.532 61.316 66.223
Tạm thời 1.460 1.756 2.096 2.266 2.447
Chưa có việc làm 7.458 8.487 8.763 9.474 10.232
Có nhu cầu 6.130 6.357 6.668 7.210 7.787
Không có nhu cầu 1.328 2.130 2.095 2.264 2.445
Đang đi học 8.457 10.164 11.430 14.358 15.507
Nội trợ 11.795 13.969 14.764 15.962 17.239
Không có khả năng lao động 1.719 1.687 1.762 1.873 2.023 Nguồn : Phòng Thống kê Quận 7
Vấn đề giải quyết việc làm trước nhu cầu việc làm ngày càng gia tăng do áp lực tăng dân số, phòng Lao động – Thương binh xã hội của Quận thông qua các phương thức trực tiếp, gián tiếp đã giới thiệu việc làm cho 12.807 người, cụ thể là:
Bảng 4 : Vấn Đề Giải Quyết Việc Làm Ở Quận 7 ĐVT : Người
Tổng số 13.545
1. Cơ sở sản xuất tại Quận 9.576
2. Đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài 1.949
3. Xoá đói giảm nghèo tạo việc làm 623
4. Khác 1.246
5. Dự án nhỏ giải quyết việc làm 151
Nguồn : Phòng Thống kê Quận 7 3.2.3 Tín ngưỡng - Tôn giáo
Có 31 cơ sở tôn giáo, trong đó có 14 chùa, 10 tịnh thất, tịnh xá, 05 nhà thờ Thiên chúa giáo, 01 Hội thành tin lành, 01 nhà nguyện. Về các cơ sở tin ngưỡng dân gian, có 03 đình, 01 đền, 11 miếu. Lễ hội truyền thống tại các cơ sở tin ngưỡng dân gian được tổ chức thường xuyên tập trung vào tháng 1, 2 âm lịch.
Một số Đình, Miếu đã duy trì hoạt động lễ hội này từ 100 - 200 năm.
Các di tích lịch sử văn hoá: Đình Tân Quy Đông, Đình thờ thân Thành Hoàng bổn cảnh, có sắc phong của vua Tự Đức; di tích Lịch sử Gò Ô Môi, nhà tưởng niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt sỹ Nhà Bè.
3.3 Tình hình phát triển kinh tế