KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân .1 Thu nhập
4.5.3 Nhà ở và điều kiện sống Nhà ở
Bảng 28 : Phân Loại Nhà Ở Trước Và Sau Khi Quy Hoạch
ĐVT : Hộ
Chỉ tiêu Trước QH Cơ cấu (%) Sau QH Cơ cấu(%)
Tổng số hộ điều tra 52 100 52 100
Nhà kiên cố 5 9,62 7 13,46
Nhà bán kiên cố 29 55,77 30 57,69
Nhà tạm 18 34,61 1 1,92
Chung cư 0 0 14 26,93
Nguồn : Điều tra
Ta thấy cú sự chuyển biến rừ rệt qua 2 thời kỳ. Trước đõy khi đất đai chưa được quy hoạch, vẫn có nhiều hộ dân sống trong những căn nhà tạm mái lá hoặc tole, sau khi quy hoạch thì tình hình đã có nhiều thay đổi. Tỷ lệ nhà tạm đã hầu như không còn (trước kia là 34,61 %) mà thay vào đó là các loại nhà bán kiên cố và chung cư. Nguyên nhân của những thay đổi này là do các hộ này trước khi quy hoạch hầu hết đều tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, cuộc sống đa phần còn nhiều khó khăn vì thu nhập trong nông nghiệp còn rất thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Sau khi quy hoạch, số tiền thu được từ đền bù giải toả và sang nhượng đất đai đã giúp họ có được cuộc sống ổn định hơn. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Quận cũng như các chính sách của Nhà nước, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống. Như vậy, nhờ có quy hoạch đất đai mà những hộ này có khả năng đầu tư xây dựng nhà cửa hoặc mua chung cư, cải thiện cuộc sống và nâng cao mức sống.
Nhà kiên cố cũng gia tăng nhưng không đáng kể (từ 9,62 lên 13,46 %) vì đa phần đây là những hộ sản xuất kinh doanh, trước khi quy hoạch cuộc sống của họ đã được ổn định phần nào, khi quy hoạch đất đai xảy ra thì cuộc sống của họ có phần bị xáo trộn nhưng nhà cửa không phải là yếu tố chịu nhiều ảnh hưỏng nhất.
Sau khi quy hoạch, mô hình nhà chung cư lại phát triển mạnh (từ 0 lên đến 26,69%). Sở dĩ nhà chung cư lại phát triển tăng vọt như vậy vì mô hình này phù hợp với những hộ có khả năng tài chính tương đối. Đây chính là những hộ có diện tích đất ít, trước đó lại khó khăn, cuộc sống chưa ổn định, số tiền được đền bù không nhiều thì chung cư là một giải pháp tối ưu để có một cuộc sống ổn định và có thể dư ra một số vốn trang trải cho cuộc sống về sau, vì vậy số lượng nhà chung cư tăng lên nhanh chóng.
Điện nước
Bảng 29 : Tình Hình Điện Nước Trước Và Sau Khi Quy Hoạch
ĐVT : Hộ Chỉ tiêu Trước QH Cơ cấu (%) Sau QH Cơ cấu (%)
Tổng số hộ điều tra 52 100 52 100
Đồng hồ điện riêng 29 55,77 52 100
Nước máy để sinh hoạt 45 86,54 50 96,15
Nước máy để ăn uống 47 90,38 50 96,15
Nguồn : Điều tra
Về điện, ta thấy số hộ có đồng hồ điện sau khi quy hoạch tăng lên nhiều so với trước kia, từ chỉ có 55,77% trước khi quy hoạch thì sau khi quy hoạch, số đồng hồ điện tăng lên 100 %. Một số người dân trước kia không có đồng hồ điện phải câu nhờ hoặc nhiều hộ dùng chung một đồng hồ tổng, không được tiếp cận trực tiếp với lưới điện quốc gia. Đây là một thiệt thòi lớn cho người dân vì như thế giá điện sẽ cao hơn nhiều lần so với giá điện chung, nguyên nhân số đồng hồ điện tăng lên là do sau khi quy hoạch, đời sống được cải thiện, người dân có đủ
kinh phí để lắp đặt đồng hồ điện. Còn những hộ chuyển đến chung cư thì tại đây có sẵn các điều kiện điện nước cho người dân.
Về nước sinh hoạt và nước ăn uống, nhìn chung ở 52 hộ điều tra thì tất cả điều được sử dụng nước sạch vì trong thời gian qua, công tác cấp nước trên địa bàn Quận được quan tâm đúng mức, tuy nằm ở cuối nguồn của nhà máy cung cấp nước Thủ Đức, lượng nước còn thiếu nhưng Quận đang được hỗ trợ của chi nhánh cấp nước Nhà Bè, tiến hành thi công nhiều hạng mục công trình cấp nước nên về cơ bản đã giải quyết được nhu cầu nước sạch cho người dân sinh hoạt . Bên cạnh hầu hết các hộ dung nước máy thì vẫn có một số hộ không dùng nước máy để ăn uống nhưng họ dùng nước giếng đã qua xử lý thì có thể đảm bảo về chất lượng.
Giáo dục y tế
Bảng 30 : Ý Kiến Người Dân Về Giáo Dục Y Tế
ĐVT : Hộ Chỉ tiêu Tốt hơn Không thay đổi Xấu hơn Không có ý kiến
Trường học 31 13 5 3
Trạm xá, bệnh viện 30 11 0 11
Nguồn : Điều tra Về giáo dục
Ta thấy có 31 người trong 52 người được hỏi tức là 59,61 % cho nhận xét là có sự cải thiện tốt hơn về chất lượng giáo dục cả điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng dạy học. Có 13 người trả lời là không có sự thay đổi trong hệ thống giáo dục, 5 người trả lời là xấu đi và 3 người trả lời là không có ý kiến.
Điều này phản ánh đúng công tác giáo dục của địa phương vì hàng năm đều có trường mới được xây dựng. Chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao bằng việc cử đi học thêm những lớp bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ, cập nhập những phương pháp giảng dạy mới. Trên địa bàn Quận có 2 trường Kỹ thuật nghiệp vụ do Sở Giáo Dục – Đào Tạo quản lý, với diện tích mặt bằng
2,2988 ha và gần 250 phòng học với trang thiết bị khá tốt, đạt yêu cầu đào tạo.
Nội dung đào tạo gắn liền với nhu cầu của thị trường lao động như nghề may, cơ khí,…góp phần nâng cao tay nghề, trình độ văn hoá của người dân nhất là con em những hộ bị quy hoạch đất tạo điều kiện tìm kiếm việc làm, ổn định đời sống người dân.
Bên cạnh những ý kiến tích cực còn có những ý kiến cho rằng chất lượng giáo dục chưa cao, đa số những ý kiến này nằm trong khu vực tái định cư của những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn, vì đây là vùng tái định cư nên còn một số điểm chưa được hoàn thiện, cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đa phần trong số họ không muốn cho con chuyển trường về gần nhà, vì vậy việc học hành của các em có phần bị ảnh hưởng. Tuy nhiên về mặt cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục ở khu vực này là khá tốt.
Y tế - chăm sóc sức khoẻ
Về chăm sóc y tế thì có 30 hộ trong 52 hộ trả lời là công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân đã có những cải thiện, 11 hộ trả lời là không thay đổi, số hộ còn lại không có ý kiến vì họ chưa sử dụng hệ thống y tế của địa phương mà thường đến những bệnh viện lớn của thành phố.(bảng 30)
Nhìn chung hệ thống y tế trên địa bàn quận đã dần được người dân tín nhiệm. Cơ sở vật chất tại Trung tâm y tế và các trạm y tế đã được đầu tư sửa chữa, chất lượng điều trị từng bước được nâng cao. Hệ thống y tế đã được đầu tư số trạm tăng cường, hiện nay số trạm hầu như đã có mặt ở các phường (trước đây chỉ có 4 trạm y tế phường, các phường còn lại chưa có hoặc có thì rất tạm bợ, hẻo lánh, không thuận tiện đi lại). Cơ sở vật chất được cải thiện, thái độ phục vụ và chất lượng điều trị ngày càng tạo được sự tin tưởng của bệnh nhân do việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị đã tạo điều kiện để chẩn đoán và điều trị tốt hơn, đáp ứng một phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân làm giảm áp lực lên các tuyến trên. Tổng số lượt khám chữa bệnh đạt tỷ lệ 90,55%, công suất sử dụng giường bệnh đạt tỷ lệ 75,86%.
Bên cạnh đó, Quận cũng thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho dân nghèo. Nâng cao chất lượng hoạt động ở các chi hội Chữ thập đỏ ở khu phố đồng thời phát triển mạng lưới đến tổ dân phố.
Bảng 31 : Hệ Thống Chăm Sóc Y Tế Trên Địa Bàn Quận
Danh mục ĐVT 2000 2005
Bệnh viện Cơ sở 0 2
Trung tâm y tế Cơ sở 1 1
Trạm y tế Phường Cơ sở 10 10
Đội vệ sinh phòng bệnh Cơ sở 0 1
Số bác sĩ Người 43 51
Y sĩ Người 37 35
Y tá Người 37 38
Hộ sinh Người 17 16
Số giường bệnh Giường 118 110
Nguồn : Phòng Thống kê