Nhất là khi thuốc là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.Thực hành sản xuất tốt GMP là một phần của đảm bảo chất lượng, nhằm khẳng định sản phẩm được
Trang 1TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CAO ĐẲNG
SO SÁNH THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC GIỮA
GMP – ASEAN VÀ GMP - WHO
Sinh viên thực hiện TRẦN ĐỨC HIL
MSSV: 13C720401110LỚP: CAO ĐẲNG DƯỢC 8B
Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Trang 2TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CAO ĐẲNG
SO SÁNH THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC GIỮA
GMP – ASEAN VÀ GMP - WHO
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
MSSV: 13C720401110LỚP: CAO ĐẲNG DƯỢC 8B
Cần Thơ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đối với quý thầy cô giảng viên KhoaDược – Điều Dưỡng trường Đại Học Tây Đô đã tận tâm hướng dẫn chúng em quatừng buổi học, từng bài giảng trên lớp cũng như những buổi nói chuyện truyền đạtnhững vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian theo học tạitrường Và đặc biệt trong học kỳ này Khoa đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi chochúng em được đi thực tế, vừa được trao dồi kiến thức bổ ích, vừa được tiếp xúcvới môi trường ngành y tế sau nhiều bỡ ngỡ khi còn trên giảng đường Đại Học.Qua khoảng thời gian thực tế, bài thu hoạch cũng được hoàn thiện trong khoảngthời gian gần 4 tuần Lần đầu đi vào thực tế, tìm hiểu và nghiên cứu các kiến thức
về ngành Dược chúng em còn nhiều thiếu sót, hạn chế về kiến thức cũng như cònnhiều bỡ ngỡ Do vậy không tránh khỏi những sai sót là điều chắc chắn, em rấtmong nhận được những đóng góp quý báo cũng quý Thầy Cô để kiến thức của emngày càng hoàn thiện hơn, là hành trang vững chắc cho em sau này khi ra trường Sau cùng, em xin kính chúc Thầy Cô Khoa Dược – Điều Dưỡng cùng Ban GiámHiệu trường Đại Học Tây Đô thật nhiều sức khỏe, gặt hái thật nhiều thành côngtrong cuộc sống, thực hiện thật tốt sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiếnthức cho thế hệ mai sau
Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Trần Đức Hil
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2
2.1 GIỚI THIỆU VỀ GMP 2
2.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI 2
2.3 LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GMP 3
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
3.1 HƯỚNG DẪN CỦA ASEAN VỀ THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (GMP - ASEAN) 4
3.1.1 Hệ thống quản lý chất lượng 4
3.1.2 Nhân sự 6
3.1.3 Nhà xưởng và trang thiết bị 7
3.1.4 Vệ sinh 11
3.1.4.1 Vệ sinh cá nhân 11
3.1.4.2 Vệ sinh nhà xưởng 12
3.1.5 Hồ sơ tài liệu 12
3.1.6 Sản xuất và kiểm soát quá trình 13
3.1.6.1 Nguyên vật liệu đầu vào 13
3.1.6.2 Hệ thống đánh số lô 14
Trang 53.1.6.3 Cân đo sản phẩm 14
3.1.6.4 Quy trình sản xuất 14
3.1.6.5 Sản phẩm khô 14
3.1.6.6 Dán nhãn và đóng gói 15
3.1.6.7 Thành phẩm: biệt trữ và vận chuyển tới kho thành phẩm 15
3.1.7 Kiểm tra chất lượng 15
3.1.7.1 Tái chế 15
3.1.7.2 Sản phẩm bị trả về 16
3.1.8 Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng 16
3.1.9 Khiếu nại và thu hồi 16
3.1.9.1 Khiếu nại 16
3.1.9.2 Thu hồi sản phẩm 17
3.1.10 Tự thanh tra 17
3.2 HƯỚNG DẪN CỦA WHO VỀ THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (GMP - WHO) 18
3.2.1.Hệ thống quản lý chất lượng dược phẩm 18
3.2.2 Nhân sự 19
3.2.2.1 Đào tạo 19
3.2.3 Nhà xưởng và máy móc thiết bị 20
3.2.4 Vệ sinh và điều kiện vệ sinh 24
3.2.4.1.Vệ sinh nhân viên 24
3.2.5 Hồ sơ tài liệu 24
3.2.6 Sản xuất, kiểm nghiệm các hoạt động khac theo hợp đồng 25
Trang 63.2.6.2 Thực hiện tốt trong sản xuất 26
3.2.6.3 Thực hiện tốt trong kiểm tra chất lượng 27
3.2.6.4 Thực hiện tốt trong sản xuất dược phẩm 27
3.2.7 Đánh giá và thẩm định 28
3.2.8 Khiếu nại 28
3.2.9 Thu hồi sản phẩm 29
3.2.10 Tự thanh tra, thanh tra chất lượng, thanh tra và chấp nhận nhà cung cấp 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 31
4.1 KẾT QUẢ 31
4.2 BÀN LUẬN 33
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
5.1 KẾT LUẬN 34
5.2 KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- GMP: ( Good Manufacturing Practice) là thực hành sản xuất tốt 2
- WHO: ( World Health Organization) là tổ chức y tế thế giới 2
- ASEAN: ( Association of Southeast Asian Nations ) hiệp hội các nước Đông Nam Á
3
- GLP : ( Good Laboratory Practice ) là hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm 4
- GSP: ( Good Storage Practices ) là thực hành tốt bảo quản thuốc 4
- GDP: ( Good Distribution Practices ) là thực hành tốt phân phối thuốc
5
- GPP: ( Good Pharmacy Practices ) là thực hành tốt quản lý thuốc 5
- Alu-PVC: (Polyvinylclorua ) là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylclorua 10
-
Trang 9Bảng 4.1 So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa ASEAN và WHO……… ………31
Trang 11GMP-DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.2.1 Khu vực sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN……… …9
Hình 3.1.2.2 Hành lang trong khu sản xuất……… 9
Hình 3.1.2.3 Phòng nghiên cứu……….10
Hình 3.1.2.4 Quá trình ép vỉ alu alu-alu PVC……… 10
Hình 3.1.2.5 Máy đóng nang tự động……… ………….11
Hình 3.2.2.1 Nhà máy bên phía cổng chính………21
Hình 3.2.2.2 Khu vực sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP-WHO……….….22
Hình 3.2.2.3 Khu vực chiết xuất thuốc từ dược liệu……… ……22
Hình 3.2.2.4 Hệ thống máy móc phòng thí nghiệm………
23 Hình 3.2.2.5 Kho nguyên phụ liệu……….……… 23
Trang 12CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển ngày càng cao của kinh tế, khoa học kĩ thuật, một mặt đã làm cho mức sống của con người ngày càng năng cao và các nhu cầu càng được thỏa mãn mặt khác lại làm nảy sinh các vấn đề về môi trường, an sinh xã hội và sức khỏe Chính vì lẻ đó, vấn đề chất lượng của sản phấm dịch vụ nói chung và sản phẩm thuốc nói riêng đang ngày càn được chú trọng Nhất là khi thuốc là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Thực hành sản xuất tốt (GMP) là một phần của đảm bảo chất lượng, nhằm khẳng định sản phẩm được sản xuất ra theo một quy trình ổn định và được kiểm định theo các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp, đúng với mục đích sử dụng ghi trong giấy phép kinh doanh.
Áp dụng GMP sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó lợi ích lớn nhất là khẳng
định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng Đó là cơ sở để đưa sản phẩm thuốc thương hiệu Việt vươn tầm thế giới Khi đó, người tiêu dùng không chỉ được
sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng, mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hàng Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống.
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 GIỚI THIỆU VỀ GMP
GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" –Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướngdẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, giacông, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảosản phẩm đạt chất lượng và an toàn
Trang 13WHO đã thiết lập được hướng dẫn chi tiết cho thực hành tốt sản xuất và nhiều quốcgia đã xây dựng các yêu cầu riêng của họ đối với GMP dựa trên GMP-WHO Một
số quốc gia trong khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liênminh châu âu… cũng dã xây dựng các yêu cầu riêng cho quốc gia, khu vực trongquá trình hòa hợp tiêu chuẩn của khu vực
GMP ASEAN là tài liệu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á về Thực hành tốt sản xuấtthuốc, các lĩnh vực sản xuất áp dụng GMP ASEAN ở Việt Nam là:
- Dược phẩm: Do Cục Quản lý dược quy định và bắt buộc áp dụng GMP ASEAN tronggiai đoạn 1996-2004 theo Quyết định 1516/BYT-QĐ, ngày 09/09/1996 Đến năm 2004,lĩnh vực dược phẩm bắt đầu chuyển sang áp dụng GMP WHO
2.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI
Năm 1933, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ đưa ra yêu cầu thực hiện GMP trong quá trình sản xuất các sản phẩm này
Năm 1938, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ tại khoản 510(B) yêu cầu thực hiện
“cGMP- current Good Manufacturing Practice (thực hành sản xuất tốt hiện hành)”, nghĩa là công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất và các tiêu chuẩn của sản phẩm tại các doanh nghiệp có thực hiện GMP phải phù hợp với các tiêu chuẩn công nghiệp, các phát minh mới về công nghệ, khoa học ngay tại thời điểm áp dụng “cGMP” nhằm nhắc nhở các nhà sản xuất cần phải dùng các thiết bị, công nghệ và các thông tin khoa học phù hợp thời điểm
GMP-WHO được ban hành từ những năm 1960, được các nhà quản lý dược phẩm và ngành công nghiệp dược tại hàng trăm quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển áp dụng Luật GMP của EU (GMP-EU) ban hành những quy định tương tự như GMP-WHO và phiên bản của Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm tại Mỹ
Năm 1996, các nước thuộc khu vực ASEAN ban hành bộ tiêu chuẩn chung GMP - ASEAN cho sản xuất dược phẩm và y tế
2.3 LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GMP
Năm 1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định 05/1997/TĐC Hướng dẫn chung về những nội dung cơ bản của GMP áp dụng trong các cơ sở sản xuất thực phẩm
Trang 14Năm 2004, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT Triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (tân dược) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới Quyết định yêu cầu đến hết năm 2006, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải đạt GMP- ASEAN và đến hết năm 2010 tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc dùng ngoài và thuốc dược liệu phải đạt GMP-WHO
Trang 15CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 HƯỚNG DẪN CỦA ASEAN VỀ THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (GMP - ASEAN).
3.1.1 Hệ thống quản lý chất lượng
GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát các quá trình sản xuất để đạt những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cung cấp cho người tiêu dùng loại bỏ những nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn.
Lợi ích mà GMP mang lại là tạo phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệ thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Cần thiết lập, phát triển và thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng như mộtcông cụ đảm bảo đạt được các chính sách và mục tiêu đó đề ra
Hệ thống quản lý chất lượng cần được cơ cấu cho phù hợp với các hoạt động củacông ty và phù hợp với tính chất sản phẩm
Quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng cần đảm bảo các mẫu nguyên vậtliệu ban đầu, sản phẩm trung gian và thành phẩm
GSP đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, với
7 điều khoản và 115 yêu cầu Tuy nhiên, các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh
để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt, nhưng vẫn đảm bảo thuốc có chất lượng đã định GSP áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc.
Tiêu chuẩn GDP:
Trang 16GDP là từ viết tắt của Good Distribution Practices - Thực hành tốt phân phối thuốc
GDP là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc GDP bao gồm các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt phân phối thuốc”, nêu lên các yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc để bảo đảm việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời, đầy đủ và có chất lượng như dự kiến Tiêu chuẩn GPP:
GPP (Good Pharmacy Practices) có nghĩa là “Thực hành tốt quản lý nhà thuốc” GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và
an toàn
GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc - từ khâu sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), tồn trữ bảo quản (GSP), lưu thông phân phối (GDP) và phân phối đến tay người bệnh (GPP) Từ 1996, Bộ Y tế đã từng bước ban hành và áp dụng tiêu chuẩn GMP, GLP, và GSP Tháng 1 năm 2007, Bộ chính thức ban hành và
áp dụng hai tiêu chuẩn còn lại (GDP và GPP) để bảo đảm tính đồng bộ và toàn diện từ sản xuất, lưu thông và phân phối lẻ Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị và an toàn cho nhân dân.
3.1.2 Nhân sự
Cần phải có một đội ngũ nhân sự đầy đủ, có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm,
kỹ năng và năng lực cần thiết đáp ứng với chức năng nhiệm vụ được giao Đội ngũnhân sự phải có sức khỏe tốt và đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao
Trang 17Trưởng bộ phận quản lý chất lượng phải được đào tạo thích hợp và có kinh nghiệmtrong lĩnh vực quản lý chất lượng Người này có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm
về tất cả nhiệm vụ trong quản lý chất lượng, bao gồm việc xây dựng, kiểm duyệt vàthực hiện tất cả các quy trình kiểm tra chất lượng
Trách nhiệm và quyền hạn của những nhân sự chủ chốt cần được quy định rõ ràng.Cần bổ nhiệm đầy đủ số lượng nhân sự đó được đào tạo để thực hiện việc giám sáttrực tiếp ở mỗi khâu sản xuất và mỗi đơn vị kiểm tra chất lượng
* Đào tạo
Tất cả nhân sự tham gia vào các hoạt động sản xuất cần được đào tạo về thao tácsản xuất theo các nguyên tắc của GMP Cần chú trọng trong đào tạo những nhânviên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với nguyên vật liệu độc hại
Đào tạo về GMP cần được thực hiện thường xuyên
Hồ sơ về đào tạo cần được lưu giữ và có đánh giá chất lượng đào tạo theo định kỳ
3.1.3 Nhà xưởng và trang thiết bị
* Nhà xưởng xây dựng cho sản xuất cần được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp
Cần áp dụng các biện pháp có hiệu quả để tránh bị tạp nhiễm từ môi trường và vậtnuôi xung quanh
Các sản phẩm gia dụng có thành phần không gây độc hại và các sản phẩm thuốc cóthể sử dụng chung một khu sản xuất và trang thiết bị, với điều kiện là phải thựchiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để tránh nhiễm chéo và nguy cơ lẫn lộnVạch sơn, rèm nhựa và vách ngăn di động dưới dạng băng cuộn có thể được sửdụng để tránh tình trạng lẫn lộn
Cần có phòng và dụng cụ cần thiết để thay đồ Nhà vệ sinh cần cách biệt với khusản xuất để tránh tạp nhiễm hay nhiễm chéo
Trang 18Bề mặt tường và trần nhà phải nhẵn mịn và dễ bảo trì Sàn nhà trong khu pha chếphải có bề mặt dễ lau chùi và làm vệ sinh
Hệ thống thoát nước phải đủ lớn, có máng kín miệng và dòng chảy dễ dàng
Hệ thống hút và xả khí cũng như các ống dẫn trong mọi trường hợp có thể, cần lắpđặt sao cho tránh gây tạp nhiễm sản phẩm
Nhà xưởng phải có đủ hệ thống chiếu sáng, và được thông gió phù hợp cho thao tácbên trong
Khu phòng thí nghiệm nên đặt ở nơi cách biệt khỏi khu sản xuất
Khu vực bảo quản phải có diện tích đủ lớn và có hệ thống chiếu sáng phù hợp, cầnđược bố trí và trang bị sao cho có thể đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và sắp xếp có trật tựcho sản phẩm, nguyên vật liệu
Khu vực bảo quản cần đủ rộng để bảo quản có trật tự các chủng loại nguyên vậtliệu khác nhau và sản phẩm
Khu vực bảo quản cần được thiết kế và lắp đặt để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt.Khu vực bảo quản phải sạch sẽ, khô ráo và được bảo dưỡng tốt
Khu vực nhận và xuất hàng phải có khả năng bảo vệ nguyên vật liệu và sản phẩmkhông bị ảnh hưởng của thời tiết
Kiểm soát và quản lý hàng lưu kho
Khi tiếp nhận, mỗi chuyến hàng cần được kiểm tra đối chiếu với các tài liệu liênquan đồng thời cần kiểm tra bằng mắt về nhãn mác, chủng loại và số lượng hàng.Cần kiểm tra chặt chẽ các chuyến hàng nhận được để phát hiện những lỗi và hư hạicủa sản phẩm
Cần lưu giữ hồ sơ trong đó có tất cả các chứng từ nhập và xuất hàng
Việc xuất hàng cần tuân thủ nguyên tắc quay vòng kho (nhập trước - xuất trước)
* Trang thiết bị Trang thiết bị cần được thiết kế và bố trí hợp lý cho việc sản xuất
Trang 19Trang thiết bị phải dễ làm vệ sinh
Thiết bị sử dụng cho các vật liệu dễ chảy phải làm từ vật liệu chống nổ
Trang 20Hình 3.1.2.1 Khu vực sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN
Hình 3.1.2.2 Hành lang trong khu sản xuất
Trang 21Hình 3.1.2.3 Phòng nghiên cứu
Trang 22Hình 3.1.2.4 Quá trình ép vỉ alu-PVC
Trang 23Hình 3.1.2.5 Máy đóng nang tự động 3.1.4 Vệ sinh.
Các biện pháp vệ sinh và quy định về vệ sinh để tránh gây tạp nhiễm trong sảnxuất Chúng phải được bảo đảm thực hiện đối nhân viên, nhà xưởng, trang thiết bị/máy móc, nguyên vật liệu sản xuất và bao bì
3.1.4.1 Vệ sinh cá nhân
Nhân viên phải có sức khoẻ tốt để đảm bảo thực hiện công việc được giao Cần tiếnhành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tất cả nhân viên tham gia vào sản xuất
Nhân viên phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân
Bất kỳ nhân viên nào có biểu hiện ốm đau hay có vết thương hở có khả năng gâyảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm đều không được phép xử lý nguyên vậtliệu, nguyên liệu đóng gói, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và thành phẩm.Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm.Nhân viên phải mặc quần áo bảo hộ lao động phù hợp với chức năng sản xuất củamình
Mọi nhân viên có nhiệm vụ vào khu vực sản xuất đều phải thực hiện các biện pháp
vệ sinh cá nhân và mặc quần áo bảo hộ
Trang thiết bị và máy móc
Trang thiết bị và dụng cụ cần được giữ sạch sẽ