1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (GMPWHO)

45 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 688,28 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ GMP- GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" –Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướngdẫn các nội du

Trang 1

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CAO ĐẲNG

THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (GMP-WHO)

Sinh viên thực hiện NGUYỄN THÙY TUYẾT NGÂN

MSSV: 13C720401133LỚP: CAO ĐẲNG DƯỢC 8B

Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG

Trang 2

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CAO ĐẲNG

THỰC HÀNH TỐT SẢN XUẤT THUỐC (GMP-WHO)

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

MSSV: 13C720401133LỚP: CAO ĐẲNG DƯỢC 8B

Cần Thơ

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

“ Uống nước nhớ nguồn

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tạiTrường Đại Học Tây Đô

Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp

đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian

từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâmgiúp đỡ của thầy cô Trong thời gian rèn luyện ba năm tại trường, với lòng biết ơnxâu sắc em xin gửi tới các thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ cung cấp cho em nhữngkiến thức quý báo phục vụ cho công tác sau này Nếu không có những lời hướngdẫn, dạy bảo của các thấy cô thì em nghĩ khó có thể hoàn thành bài thu hoạch này

Và đặc biệt em xin gửi lời cám ơn cô giáo Th.s ĐOÀN THANH TRÚC, người đã

hướng dẫn trực tiếp cho em làm khóa luận tốt nghiệp

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC HÌNH vi

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2

2.1 GIỚI THIỆU VỀ GMP 2

2.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI 2

2.3 LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GMP 3

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

3.1 PHẠM VI ÁP DỤNG 4

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

3.2.1 Hệ thống chất lượng dược phẩm 5

3.2.2 Thực hành tốt sản xuất dược phẩm 6

3.2.3 Nhân sự và đào tạo 7

Quy định chung về nhân sự 8

Nhân sự chủ chốt 8

3.2.4 Vệ sinh, điều kiên vệ sinh và vệ sinh cá nhân 9

3.2.5 Nhà xưởng và máy móc thiết bị 10

3.2.5.1 Nhà xưởng 11

Khu phụ nhà xưởng 11

Khu vực bảo quản 11

Khu vực cân nhà xưởng 12

Khu vực sản xuất nhà xưởng 12

Khu vực kiểm tra chất lượng nhà xưởng 13

3.2.5.2 Máy móc thiết bị 13

3.2.6 Nguyên vật liệu 14

3.2.6.1 Quy định chung nguyên vật liệu 14

3.2.6.2 Nguyên liệu ban đầu 14

3.2.6.3 Nguyên vật liệu bao gói 15

3.2.7 HỒ SƠ TÀI LIỆU 16

3.2.7.1 Nguyên tắc 16

Trang 5

3.2.7.3 Những hồ sơ tài liệu cần thiết 17

3.2.8 Đánh giá và thẩm định 18

3.2.9 Khiếu nại và thu hồi sản phẩm 19

3.2.9.2 Thu hồi sản phẩm 20

3.2.10 Thực hành tốt trong kiểm tra chất lượng 21

3.2.11 Sản xuất, kiểm nghiệm các hoạt động khác theo hợp đồng 22

3.2.12 Tự thanh tra, thanh tra chất lượng, thanh tra và chấp nhận nhà cung cấp 23

3.2.12.1 Mục tự thanh tra 23

3.2.12.2 Nhóm tự thanh tra 23

3.2.12.3 Tần suất thanh tra 24

3.2.12.4 Báo cáo thanh tra 24

3.2.12.5 Hành động sau thanh tra 24

3.2.12.6 Thanh tra về chất lượng 24

3.2.12.7 Thanh tra và chấp nhận nhà cung cấp 24

4.1 KẾT QUẢ 25

Bảng 4.1 Bảng tóm tắt GMP WHO 25

4.2 BÀN LUẬN 33

5.1 KẾT LUẬN 34

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

LỜI CÁM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC HÌNH vi

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2

2.1 GIỚI THIỆU VỀ GMP 2

2.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI 2

2.3 LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GMP 3

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

3.1 PHẠM VI ÁP DỤNG 4

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

4.1 KẾT QUẢ 25

Bảng 4.1 Bảng tóm tắt GMP WHO 25

4.2 BÀN LUẬN 33

5.1 KẾT LUẬN 34

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

LỜI CÁM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC HÌNH vi

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2

2.1 GIỚI THIỆU VỀ GMP 2

2.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI 2

2.3 LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GMP 3

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

3.1 PHẠM VI ÁP DỤNG 4

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

4.1 KẾT QUẢ 25

Bảng 4.1 Bảng tóm tắt GMP WHO 25

4.2 BÀN LUẬN 33

5.1 KẾT LUẬN 34

Trang 10

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nói đến chất lượng dược phẩm thì người ta luôn nghĩ đến chỉ tiêu sau: an toàn dược phẩm, tính khả dụng, tính kinh tế trong đó vấn đề an toàn dược phẩm luôn đặt lên hàng đầu.

Trong thời kì đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần sự giao lưu thương maị làm cho thị trường dược phẩm ngày càng đa dạng và phong phú hơn Nếu không có một chế độ quản lý chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh dược phẩm thì sẽ không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn dược phẩm Xuất phát từ các nhu cầu nên hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP) ra đời.

Sản phẩm được tạo ra từ một quá trình liên kết tất cả các công đoạn, các bộ phận của nhà máy sản xuất Vì vậy, không chỉ có các thông số của kỹ thuật của các công đoạn sản xuất cần phải đảm bảo chính xác, mà hiệu quả hoạt động của các bộ phận khác như hành chính, nhân sự, tài chính, cung tiêu… cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Tất cả các công đoạn, bộ phận đều thực hiện đúng các yêu cầu, thao tác, chất lượng công việc… sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm Sự kiểm soát, phòng ngừa sai lỗi hay sự không phù hợp ngay từ đầu những công đoạn đầu tiên sẽ đảm bảo giảm thiểu sản phẩm hỏng không đáng có, tiết kiệm được thời gian, công sức, nhân lực…và tăng năng suất Vì vật tiết kiệm được chi phí sản xuất Việc thiết kế nhà xưởng, dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt thiết bị đúng ngay từ đầu chính là áp dụng hiệu quả GMP.

Trong số các quy phạm kỹ thuật liên quan đến sản phẩm thực phẩm thì quy phạm Thực hành sản xuất tốt – GMP ( Good Manufacturing Practices ) là quy phạm cơ bản.

Trang 11

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 GIỚI THIỆU VỀ GMP

- GMP là những chữ viết tắt bằng tiếng Anh của "Good Manufacturing Practice" –Thực hành sản xuất tốt; bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướngdẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, giacông, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm …, nhằm đảm bảosản phẩm đạt chất lượng và an toàn

- GMP quan tâm đến các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu, máy mócthiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn

đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi

- Những yêu cầu của GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất

có thể tự quyết định về số quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, hướng dẫn công việc saocho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, phù hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất vàđiều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp Chính vì vậy số các quy định, thủ tụccủa hệ thống GMP của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau

- WHO đã thiết lập được hướng dẫn chi tiết cho thực hành tốt sản xuất và nhiềuquốc gia đã xây dựng các yêu cầu riêng của họ đối với GMP dựa trên GMP-WHO.Một số quốc gia trong khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),Liên minh châu âu… cũng dã xây dựng các yêu cầu riêng cho quốc gia, khu vựctrong quá trình hòa hợp tiêu chuẩn của khu vực

2.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI

- Năm 1933, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ đưa ra yêu cầu thực hiện GMP trong quá trình sản xuất các sản phẩm này

- Năm 1938, Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ tại khoản 510(B) yêu cầu thực hiện

“cGMP- current Good Manufacturing Practice (thực hành sản xuất tốt hiện hành)”, nghĩa là công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất và các tiêu chuẩn của sản phẩm tại các doanh nghiệp có thực hiện GMP phải phù hợp với các tiêu chuẩn công nghiệp, các phát minh mới về công nghệ, khoa học ngay tại thời điểm áp dụng “cGMP” nhằm nhắc nhở các nhà sản xuất cần phải dùng các

Trang 12

thiết bị, công nghệ và các thông tin khoa học phù hợp thời điểm

- GMP-WHO được ban hành từ những năm 1960, được các nhà quản lý dược phẩm và ngành công nghiệp dược tại hàng trăm quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển áp dụng Luật GMP của EU (GMP-EU) ban hành những quy định tương tự như GMP-WHO và phiên bản của Luật Thực phẩm Dược phẩm và Mỹ phẩm tại Mỹ

- Năm 1996, các nước thuộc khu vực ASEAN ban hành bộ tiêu chuẩn chung GMP - ASEAN cho sản xuất dược phẩm và y tế

- Năm 1996, Ủy ban ISO ban hành tiêu chuẩn ISO 15378:2006 - Vật liệu đóng gói sơ cấp đối với các sản phẩm thuốc - Những yêu cầu chi tiết cho việc ứng dụng ISO 9001:2000 và Quy phạm thực hành Sản xuất tốt (GMP)

- Hiện nay, một số ngành khác cũng đã áp dụng các yêu cầu của GMP Trong nông nghiệp là GAP

“Good Agriculture Practice” – Thực hành nông nghiệp tốt Trong công nghiệp làm sạch là GHP

“Good Hygien Practice” hoặc GPP “Good Pharmacy Practice” – Thực hành nhà thuốc tốt

2.3 LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GMP

- Năm 1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định 05/1997/TĐC Hướng dẫn chung về những nội dung cơ bản của GMP áp dụng trong các cơ sở sản xuất thực phẩm

- Năm 2004, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT Triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (tân dược) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới Quyết định yêu cầu đến hết năm 2006, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải đạt GMP- ASEAN và đến hết năm 2010 tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc dùng ngoài và thuốc dược liệu phải đạt GMP-WHO

- Cùng năm 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 08/2004/QĐ- BNN- TY ngày 30/03/2004 quy định triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc thú y” (GMP)

- Năm 2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5/2008/QĐ-BYT Quy định các cơ sở sản xuất thuốc đông y phải áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất GMP như cơ sở sản xuất thuốc tân dược.

- Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Trong đó yêu cầu áp dụng GMP, GHP, HACCP trong sản xuất thực phẩm và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trang 13

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHẠM VI ÁP DỤNG

- GMP được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và các sản phẩm yêu cầuđiều kiện vệ sinh cao như:

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

[1] THỰC HÀNH TỐT TRONG SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM

+ Hệ thống chất lượng sản phẩm

+ Thực hành tốt sản xuất dược phẩm

+ Nhân sự và đào tạo

+ Vệ sinh, điều kiện vệ sinh và vệ sinh cá nhân

+ Nhà xưởng và máy móc thiết bị

+ Nguyên vật liệu

+ Hồ sơ tài liệu

+ Đánh giá và thẩm định

+ Khiếu nại và thu hồi sản phẩm

+ Thực hành tốt trong kiểm tra chất lượng

+ Sản xuất, kiểm nghiệm và các hoạt động khác theo hợp đồng

+ Tự thanh tra, thanh tra chất lượng, thanh tra và chấp nhận nhà cung cấp

Trang 14

3.2.1 Hệ thống chất lượng dược phẩm

- Nguyên tắc: Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm dượcphẩm để đảm bảo rằng chúng có chất lượng đáp ứng mục đích sử dụng, theo đúnggiấy phép lưu hành và không đặt bệnh nhân đứng trước nguy cơ sử dụng sản phẩmkhông an toàn, kém chất lượng và kém hiệu quả Việc đạt được mụt tiêu chất lượngnày là trách nhiệm của người quản lý cao cấp của doanh nghiệp và đòi hỏi sự thamgia và cam kết của nhân viên ở nhiều phòng ban khác nhau và tát cả các cấp trongcông ty, kể cả nhà cung cấp và nhà phân phối của công ty Để đạt được mụt tiêuchất lượng tin cậy phải có một hệ thống quản lý chất lượng dược phẩm được thiết

kế toàn diện và được thực hiện chính xác kết hợp với thực hành tốt sản xuất và quản

lý rủi ro

- Người quản lý cao cấp có trách nhiệm cao nhất cho việc đảm bảo có sẵn hệ thốngchất lượng dược phảm hiệu quả, nguồn nhân lực phù hợp, với vai trò, trách nhiệm

và thẩm quyền được quy định, thông báo và thực hiện trong toàn bộ tổ chức

- Quản lý chất lượng là một khái niệm rộng bao trùm tất cả những vấn đề có ảnhhưởng chung hoặc riêng biệt tới chất lượng một sản phẩm

- Thực hành tốt sản xuất áp dụng với tất cả các giai đoạn từ sản xuất các sản phẩmnghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất thương mại cho đến khi sản phẩmkhông tiếp tục sản xuất nữa

- Hệ thông chất lượng cần được xác định và dưới dạng văn bản

- Quản lý rủi ro về chất lượng là quá trình đánh giá, kiểm soát, cung cấp thông tin

và xem xét một cách có hệ thống các nguy cơ đói với chất lượng cảu các sản phẩm

- Rà soát chật lượng sản phẩm thường xuyên, định kỳ, cuốn chiếu với tất cả cácdược phẩm

Trang 15

- Thực hành tốt sản xuất là một phần của quản lý chất lượng nhằm đảm bảo rằngsản phẩm được sản xuất một cách ổn định và được kiểm soát theo đúng các tiêuchuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng cũng như theo đúng các quy địnhcủa giất phé lưu hành, giấy phép thử lâm sàng hay tiêu chuẩn của sản phẩm

- Nguyên tắc Các thao tác sản xuất phải được thực hiện theo quy trình đã định đúngvới giấy phép sản xuất và lưu hành, mục đích là để có được những sản phẩm có chấtlượng đạt yêu cầu

- Việc xử lý nguyên vật liệu và sản phẩm đều phải thực hiện theo đúng các quytrình hoặc hướng dẫn bằng văn bản và được ghi chép lại nếu cần thiết

- Cần tiến hành kiểm tra về sản lượng và cân đối số lượng khi cần để đảm bảokhông có sự khác biệt nào so với giới hạn cho phép

- Việc ra vào nhà xưởng sản xuất nên hạn chế chỉ nhân viên có thẩm quyền mớiđược ra vào

- Khi nguyên vật liệu và sản phẩm khô được sử dụng trong sản xuất, cần đặc biệtthận trọng tránh tạo ra và phân tán bụi

- Cần tránh để một nguyên liệu ban đầu hoặc một sản phẩm nhiễm vào một, hơi, bụinước, hoặc vi sinh vật từ các nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình sản xuất , từ

dư chất bám lại trên máy móc thiết bị, từ côn trùng xâm nhập, từ trang phục và dacủa nhân viên vận hành,

- Trước khi bắt đầu bất kỳ thao tác chế biến nào, cần tiến hành các bước đảm bảo làkhu vực làm việc và máy móc thiết bị được sạch và không có bất kỳ nguyên liệuban đầu, sản phẩm dư, nhãn hoặc tài liệu không cần thiết cho thao tác sắp diễn ra

- Cần tiến hành và ghi lại tất cả các kiểm tra trong quá trình sản xuất và kiểm soátmôi trường

- Cần có, phương tiện chỉ ra những sai sót của máy móc hoặc dịch vụ cấp cho máymóc

Trang 16

- Bao bì để đóng gói thuốc phải được làm sạch trước khi đóng gói thuốc.

- Cần ghi chép và điều tra mọi sai lệch đáng kể so với sản lượng dự kiến

- Cần kiểm tra để đảm bảo rằng các ống dẫn và các máy móc thiết bị sử dụng đểchuyển sản phẩm từ khu vực này sang khu vực kia được tiếp nối đúng cách

- Máy móc và dụng cụ đo lường, cân, ghi chép, và kiểm soát phải được bảo dưỡng

và hiệu chuẩn theo định kỳ nhất định và việc bảo dưỡng, hiệu chuẩn phải được lưu

- Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân

- Quá trình sản xuất: Thao tác công nhân, thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu,

về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điệu kiện vật chất của sản xuất, đánhgiá việc cung cứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu

- Chất lượng sản phẩm: Thử nghiệm mẫu

- Kiểm tra: Nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác công nhân, đánh giánhà cung ứng, vệ sinh

- Xử lý sản phẩm không phù hợp, khiếu nại khách hàng

- Tài liệu, hồ sơ thực hiện,…

3.2.3 Nhân sự và đào tạo

3.2.3.1 Nhân sự

- Nguyên tắc: Việc thiết lập và duy trì một hệ thống đảm bảo chất lượng yêu cầu vàtính chính xác của việc sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng dược phẩm và hoạt

Trang 17

trình độ để thực hiện cả các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà sản xuất.Cần xác định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm này phải được cá nhân có liênquan hiễu rõ và được ghi lại trong bản mô tả công việc.

Quy định chung về nhân sự

- Nhà sản xuất cần cố đủ nhân viên và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệmthực tế cần thiết

- Tất cả các cán bộ có trách nhiệm đều phải có bản mô tả công việc cụ thể và phảiđược giao quyền thích hợp để thực hiện các trách nhiệm đó

- Tất cả các nhân viên đều phải nắm được nguyên tắc GMP có ảnh hưởng tới họ vàphải đước đào tạo ban đầu cũng như đào tạo liên tục liên quan đến yêu cầu côngviệc của họ, kể cả các hướng dẫn vệ sinh

- Cần tiến hành các bước đề phòng người không có nhiệm vụ vào khu vực sản xuất,bảo quản và kiểm tra chất lượng, những nhân viên không làm việc ở khu vực nàykhông được sử dụng những khu vực như lối qua lại

- Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận chất lượng có một số việc, tráchnhiệm cần chia sẻ, phối hợp liên quan đến chất lượng

Trang 18

tuyển cần được đào tạo về những vấn đề phù hợp với nhiệm vụ được giao.

- Nhâ./n viên làm việc trong những khu vực có nguy cơ bị tạp nhiễm cần được đàotạo chuyên sâu

- Khái niệm đảm bảo chất lượng và tất cả các biện pháp có khả năng nâng cao nhậnthức và việc thực hiện đảm bảo chất lượng cần được bàn luận thấu đáo trong cáckhoá đào tạo

- Khách tham quan và nhân viên chưa qua đào tạo tốt nhất là không nên cho vàokhu vực sản xuất và kiểm tra chất lượng

- Người tư vấn và các nhân viên hợp đồng phải có chuyên môn về dịch vụ mà họcung cấp

3.2.4 Vệ sinh, điều kiên vệ sinh và vệ sinh cá nhân

3.2.4.1 Vệ sinh, điều kiện vệ sinh

- Việc làm vệ sinh trong khu vực sạch sẽ là đặc biệt quan trọng Khu vực sạch phảiđược vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng theo một chương trình bằng văn bản đãđược duyệt Khi cần sử dụng các chất khử trùng, nên sử dụng ít nhất 2 loại chất khửtrùng Việc theo dõi phải được tiến hành đều đặn nhằm phát hiện sự nhiễm khuẩnhoặc sự có mặt của chủng vi sinh vật đề kháng, thể hiện quy trình vệ sinh không cóhiệu quả Sự tương tác giữa các chất làm vệ sinh khác nhau phải được thẩm định.Thẩm định quy trình vệ sinh thích hợp phải được tiến hành nhằm đảm bảo tồn dưchất khử trùng có thể phát hiện được và phải được loại bỏ bằng quá trình vệ sinh

- Chất khử trùng và chất tẩy rửa phải được kiểm tra về độ nhiễm khuẩn; các dungdịch pha loãng phải được bảo quản trong bao bì sạch và chỉ được lưu trữ trong mộtkhoảng thời gian xác định trừ khi đã được tiệt trùng Các chất khử trùng và chất tẩyrửa dùng trong các khu vực sạch cấp độ A và B phải được tiệt trùng trước khi sửdụng

- Danh mục các chất khử trùng phải bao gồm chất diệt bào tử vì nhiều chất khửtrùng thông thường không có tác dụng diệt bào tử Hiệu quả của quá trình vệ sinh vàkhử trùng phải được chứng minh

Trang 19

khu vực khó tiếp cận.

- Phạm vi thực hiện các nguyên tắc vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh cá nhân bao gồmnhân viên, nhà xưởng, thiết bị và dụng cụ, nguyên vật liệu sản xuất và bao gói, sảnphẩm dùng để vệ sinh và tẩy trùng và bát kỳ thứ gì có thể trở thành nguồn gáy tạpnhiễm đối với sản phẩm

3.2.4.2 Vệ sinh cá nhân

- Tất cả nhân viên cần được kiểm tra trước và khi đang được tuyển dụng

- Nhân viên phải được đào tạo về thực hành vệ sinh cá nhân

- Bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào có biểu hiện bị ốm đau rõ rệt hoặc có vết thương hở

có thể có ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm đều không được phép tham gia

xử lý nguyên liệu ban đầu, nguyên vật liệu bao gói, nguyên vật liệu trong quá trìnhsản xuất, hoặc sản phẩm, cho tới khi tình trạng sức khoẻ được đánh giá là khôngcòn nguy cơ nữa

- Tất cả nhân viên phải được hướng dẫn và khuyến khích báo cáo cho người phụtrách trực tiếp bất kỳ tình trạng nào mà họ cho là có thể ảnh hưởng bất lợi đến sảnphẩm

- Nhân viên vận hành cần tránh tiếp trực tiếp bằng tay với nguyên liệu ban đầu,nguyên vật liệu bao gói trực tiếp, sản phẩm trung gian và bán thành phẩm

- Không được phép hút thuốc, ăn, uống, nhai, để cây cối, thực phẩm, đồ uống vàthuốc hút cũng như thuốc chữa bệnh cá nhân tỏng khu vực sản xuất, phòng kiểm trachất lượng và khu vực bảo quản

- Quy trình vệ sinh cá nhân, kể cả việc sử dụng quần áo bảo hộ phải áp dụng cho tất

cả các nhân viên đi vào khu vực sản xuất

3.2.5 Nhà xưởng và máy móc thiết bị

- Nguyên tắc Nhà xưởng phải có vị trí, được thiết kế, xây dựng, sửa chữa và bảodưỡng phù hợp với thao tác sản xuất sẽ diễn ra

Trang 20

3.2.5.1 Nhà xưởng

- Bố trí mặt bằng và thiết kế của nhà xưởng nhằm mục ddixschs giảm tối đa nguy

cơ sai sót và đảm bảo làm vệ sinh

- Ở những nơi sinh bụi cần có biện pháp để tránh nhiễm chéo tạo điều kiện làm vệsinh dễ dàng

- Nhà xưởng sử dụng cho sản xuất thành phẩm phải được thiết kế và xây dựng phùhợp

- Nhà xưởng cần được bảo dưỡng cẩn thận, phải đảm bảo các hoạt động bảo dưỡng

và sửa chữa

- Nhà xưởng phải được làm vệ sinh và tẩy trùng nếu cần theo các quy trình chi tiếtbằng văn bản

- Nguồn điện, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thông gió phải phù hợp

- Nhà xưởng phải được thiết kế và trang bị sao cho có thể bảo vệ tối đa khỏi sự xâmnhập của côn trùng, chim chóc hoặc các động vật khác

- Nếu điều kiện cho phép, xưởng bảo dưỡng nên tách khỏi khu vực sản xuất

Khu vực bảo quản

- Khu vực bảo quản phải đủ rộng, cho phép bảo quản có trật tự nhiều loại nguyênvật liệu và sản phẩm, có sự phân biệt và cách ly phù hợp

- Khu vực bảo quản phải được thiết kế hoặc điều chỉnh để đảm bảo điều kiện bảoquản tốt

- Khu vực nhận và xuất hàng phải bố trí riêng biệt và bảo vệ được nguyên vật liệu

Trang 21

- Khi biệt trữ được đảm bảo bằng cách bảo quản ở những khu vực riêng biệt, nhữngkhu vực này phải có biển hiệu rõ ràng và chỉ những người có thẩm quyền mới đượcphép ra vào

- Cần bảo quản tách riêng nguyên vật liệu và sản phẩm phẩm bị loại, thu hồi hoặc bịtrả về

- Những nguyên vật liệu có hoạt tính cao và tính phóng xạ, chất gây nghiện, hoặccác thuốc nguy hiểm , và các chất đặc biệt có nguy cơ bị lạm dụng, bắt lửa hoặc gây

nổ phải được bảo quản ở khu vực an toàn và được bảo vệ

- Nguyên liệu bao gói in sẵn được coi là rất quan trọng trong việc đảm bảo dượcphẩm đúng với nội dung trên nhãn

- Thường cần phải có khu vực riêng để lấy mẫu nguyên liệu ban đầu

Khu vực cân nhà xưởng

- Việc cân nguyên liệu ban đầu và ước tính sản lượng bằng cách cân thường đượcthực hiện ở khu vực cân riêng biệt được thiết kế cho mục đích này

Khu vực sản xuất nhà xưởng

- Để hạn chế tối đa nguy cơ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khoẻ do sản xuất

bị nhiễm,chéo, cần có nhà xưởng chuyên biệt và khép kín cho việc sản xuất nhữngdược phẩm đặc biệt

- Phải có đủ diện tích làm việc và bảo quản trong quá trình sản xuất để có thể đặtmáy móc thiết bị và nguyên vật liệu một cách có trật tự và hợp lý

- Các đường thoát nước phải đủ lớn, được thiết kế và trang bị để tránh trào ngược

- Khu vực sản xuất phải được thông gió tốt, có thiết bị kiểm soát không khí phù hợpvới các sản phẩm đang được sản xuất, phù hợp với hoạt động sản xuất và với môitrường bên ngoài

- Khu vực xưởng đóng gói dược phẩm phải được thiết kế và bố trí đặc biệt để tránhlẫn lộn, nhiễm bẩn

Trang 22

- Khu vực sản xuất phải đủ sáng, đặc biệt những nơi thực hiện việc kiểm tra bằngmắt thường trong quá trình sản xuất.

Khu vực kiểm tra chất lượng nhà xưởng

- Phòng kiểm tra chất lượng phải được tách biệt khỏi khu vực sản xuất

- Phòng kiểm nghiệm phải được thiết kế phù hợp với hoạt động sẽ tiến hành tại đó

- Thiết kế các phòng kiểm nghiệm phải tính đến tính phù hợp của vật liệu xây dựng,tránh khói và thông gió

- Có thể cần có phòng riêng cho dụng cụ thí nghiệm

- Tất cả các đường ống và thiết bị phục vụ đều phải được đánh dấu thích hợp

- Phải có cân và những thiết bị đo lường khác có khoảng và độ chính xác phù hợpcho các hoạt động sản xuất và kiểm tra chất lượng

- Máy móc thiết bị sản xuất phải được làm vệ sinh toàn diện theo một kế hoạch cụthể

- Thiết bị và dụng cụ dùng trong kiểm nghiệmphải phù hợp với quy trình thửnghiệm cần thực hiện

- Máy móc thiết bị sấy, rửa và làm vệ sinh phải được lựa chọn và sử dụng sao chokhông trở thành nguồn gây tạp nhiễm

- Máy móc thiết bị sản xuất không được gây nguy hiểm cho sản phẩm

- Máy móc thiết bị hỏng cần được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và kiểm tra chấtlượng

- Cần lưu giữ bản vẽ của các máy móc thiết bị và hệ thống thiết bị phụ trợ.

Ngày đăng: 16/05/2016, 00:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w