CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TỐ HỮU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG THƠ TỐ HŨU
3.3 MỘT SỐ LỜI BÌNH VỀ THƠ TỐ HỮU
* Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.
… Thơ, với Tố Hữu, là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng của sự sống. Thơ Tố Hữu trong thời kỳ đầu này, cốt yếu thuộc về dòng cách mạng lãng mạn. Danh từ này, theo định nghĩa của Goocki, là “chữ nghĩa lãng mạn tích cực, nó nhằm tăng cường cái ý chí sống của con người, thức tỉnh trong tâm hồn con người cái quyết tâm phản kháng với hiện thực, với mọi áp bức của hiện thực”. Thơ Tố Hữu là lời tâm huyết của một chiến sĩ đang sống can đảm nêu cao lý tưởng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa.
Thơ Tố Hữu là “bó hoa lửa” lộng lẫy, nồng nàn.
… Sau mười năm đó, khi cách mạng Việt Nam chuyển vào một giai đoạn mới, tập thơ Việt Bắc sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ. Anh sẽ càng đắm mình vào đời sống chiến đấu lao động hàng ngày của quần chúng, và tiếng nói của anh sẽ càng đượm hơi ấm của quần chúng. (Đặng Thai Mai)
sống cách mạng chúng ta. Trước cách mạng, đấy là cuộc đời hoạt động và cuộc đời ở tù. Trong kháng chiến: những cảnh chiến đấu, những cảnh xây dựng ở miền Bắc, đấu tranh với địch ở miền Nam, mối tình hữu nghị máu thịt của chúng ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Mỗi đề tài trên đều được ghi lại bằng những bài thơ có giá trị của anh.
… Cũng nên nói rằng: cái chất chiến đấu thường làm cho thơ anh khỏe ra, rắn lại, linh hoạt, nhưng đôi lúc làm cho thơ anh khô đi. Đấy là khi anh diễn đạt nó mà không vùi nó sâu hơn trong cảm xúc, trong tình thương là cái điều chính của tâm hồn anh.
Cái gì làm cho Tố Hữu trong khi có những tìm tòi hiện đại vẫn giữ được màu sắc dân tộc ấy?... Đấy là nhờ nội dung, nhờ cách cảm xúc, nhờ phương pháp tạo hình, nhờ chữ nghĩa. Nhưng đấy cũng là nhờ ở cái man mác, mơ hồ (nhưng rất rõ rệt này), là cái âm nhạc ở thơ anh.
Thơ anh là thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài làm chính… Anh là con chim vụ ở đường bay hơn là ở bộ lông bộ cách, tuy vẫn là lông cánh đẹp. (Chế Lan Viên)
* Tự bạch của nhà thơ Tố Hữu: Thơ tôi thuộc loại “trần trụi”, nghĩ sao nói thế, không có gì “bay bướm”. Cũng không có gì “bí hiểm”. Tuy vậy cũng không phải là không có gì đằng sau những câu chữ… Tôi muốn thơ phải đọng lại một cái gì, phải thật là gan ruột của mình, thật là một “lời nhắn gửi”.
Thể thơ lục bát truyền thống của Việt Nam ta có nhiều ưu thế về cấu trúc, về âm thanh, vừa có sức gợi cảm, vừa dễ nghe, dễ nhớ, dễ thuộc, lại thích hợp với cả trí thức lẫn người ít học nên tôi hay dùng… Thể lục bát tưởng như dễ làm, thật ra lại dễ rơi vào tầm thường, vô duyên. Phải biết “chuyển hóa” thế nào cho phong phú, luôn luôn mới về mọi mặt giống như dùng hai cánh tay có vẻ đơn giản ấy thế nào để thành những điệu múa đẹp không bao giờ chán. Người làm thơ lại cần biết sử dụng nhiều thể thơ và cần kết hợp hoặc sáng tạo hoàn toàn mới.
Thơ có ưu thế dễ nhớ vì thơ có tiết tấu, có vần điệu. Vần là một sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật thơ… Theo tôi, vần chính là một điểm huyệt nhạy cảm, nếu biết “bấm” đúng thì hiệu quả lớn cho sự truyền cảm. Cứ đọc Truyện Kiều thì thấy Nguyễn Du gieo vần đắt thế nào.
KẾT LUẬN
Sáu mươi năm một cuộc đời tranh đấu và sáng tạo thơ ca, nhà thơ Tố Hữu hẳn không thể không tự hào về những gì ông đã cống hiến cho đất nước và cho nền cách mạng Việt Nam. “Tố Hữu là nhà thơ thời sự nhất nhưng lại sáng tạo được nhiều giá trị bền vững với thời gian, nhà thơ luôn hòa nhập với cuộc đời chung, lại khẳng định được bản sắc riêng độc đáo”. (Hà Minh Đức)
Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi hầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!
Và phải chăng là một sự tình cờ hay một lẽ dĩ nhiên, mà Tố Hữu lại là một trong muôn người được lịch sử lựa chọn để gánh vác sứ mệnh cao cả: làm một nhà thơ – chiến sĩ, đem đời mình và thơ mình “Đốt lửa lên cho sáng lối đời”, để ghi lại và để hát lên bản hùng ca bi tráng của thời đại và của dân tộc Việt Nam. Và Tố Hữu đã làm trọn vẹn, xuất sắc sứ mệnh khó khăn và vẻ vang đó. Ông đã là một “người đốt lửa”, và “người gieo hạt” trên cánh đồng thơ ca cách mạng của dân tộc mình, với một lòng yêu và lòng tin không bao giờ cạn. Và nói như nhà thơ Chế Lan Viên, khi lịch sử có cuộc bàn giao thế kỷ, hẳn là: “Tố Hữu sẽ là nhà thơ đầu tiên, là một trong rất hiếm hoi các nhà thơ Việt Nam hiện đại có đủ sức bay cao, xa, vượt qua thế kỷ này để đến được thế kỷ khác” – thế kỷ của tương lai.
Thơ Tố Hữu là tiếng hát của ông trong chiến đấu. Con đường cách mạng ngày một mở rộng, ngày một vươn cao. Nhưng tiếng hát của cách mạng ở người này người khác không phải không có những khi đuối sức, thậm chí có thể tắt đi không sao nối lại được. Tố Hữu cũng có những khi đuối sức. Nhưng, nói chung, tiếng hát của ông cũng như con người của ông vẫn tiến kịp theo với cái đà tiến rất nhanh của cách mạng. Từ ấy tập thơ đầu của ông, bồng bột, sôi nổi nhưng ý thơ và lời thơ trong nhiều bài chưa phải đã chín lắm. Việt Bắc già dặn hơn nhiều nhưng chưa có được cái tầm nhìn của Gió lộng. Tố Hữu đã đứng vững trên vị trí cao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày chiến thắng và trên đỉnh rất cao của một thế giới quan cộng sản từng trải qua nhiều thử thách khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Gió lộng vẫn kế tục Việt Bắc và Từ ấy. Cũng một ánh sáng ấy, ánh sáng của lý tưởng cộng sản trong thơ.
Tố Hữu thành công không những đã lôi cuốn một số khá đông thanh niên hồi bấy giờ vào con đường giác ngộ mà còn mở ra cho thơ nói riêng cho văn học nói
chung một con đường phát triển mới. Con đường ấy sau Cách mạng tháng Tám đã rõ: đó là con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nội dung và nghệ thuật của tập thơ có chỗ yếu của nó, nhưng ảnh hưởng của nó thật quan trọng. Từ ấy là niềm tự hào chung của chúng ta. Với Việt Bắc, Gió lộng, ta mừng vì ông đã lớn dần, lớn mãi trong tư tưởng Đảng.
Có thể đi đến kết luận: Cái nổi lên ở Tố Hữu là hồn thơ dân tộc – hiện đại, và hồn thơ nay được kết tinh vào nhạc điệu. Sáng tác là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan, giữa hiện thực cách mạng dân tộc Việt Nam và tâm hồn của nhà thơ. Nhạc điệu là kết tinh của mối thống nhất này. Sáng tác hình thành là khi bắt đầu có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội dung thơ Tố Hữu là nội dung cách mạng với đầy đủ ý nghĩa và chiều sâu của nó. Hình thức thơ Tố Hữu là hình thức dân tộc. Nhạc điệu thiết tha, lôi cuốn của thơ Tố Hữu chính là biểu hiện tổng hợp của mối thống nhất này. Trong suốt thời gian dài, Tố Hữu vẫn là ngọn cờ đầu của nền thơ ca cách mạng, ông đã đáp ứng được yêu cầu đó. Nhà thơ đã cống hiến cả cuộc đời và tâm hồn mình cho Cách mạng Việt Nam, nhưng cũng hết sức yêu quý trân trọng cả truyền thống dân tộc – nói riêng là truyền thống văn học nghệ thuật – đồng thời tiếp thu cái hay cái đẹp của nước ngoài, của nhân loại xưa và nay.
“Văn nghệ phải đi sâu hơn nữa vào trong cách nghĩ cách cảm của dân tộc ta, trong sáng và nhuần nhị hơn nữa trong việc sử dụng tiếng nói, âm điệu màu sắc dân tộc. Phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa nội dung với hình thức, hình thức phải xứng đáng với nội dung, kiên quyết trừ bỏ mọi biểu hiện xa rời dân tộc hoặc bảo thủ nệ cổ, không sáng tạo cái mới trong sự biểu hiện nghệ thuật. Ra công nghiên cứu hấp thụ, hết lòng quý trọng chắt chiu những di sản tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời phải mạng dạn học cái hay của nước ngoài, nhất là văn nghệ xã hội chủ nghĩa của các nước anh em. Phải giàu di sản văn nghệ dân tộc và nhân loại mới có tính chất dân tộc và nội dung xã hội chủ nghĩa phong phú”. Đó là lời đồng chí Tố Hữu trong bài nói với chị em văn nghệ sĩ, tháng 10 – 1962, sau Đại hội lần thứ ba của Đảng. Điều nhắc nhở đó, Tố Hữu đã thực hiện được trong thơ của mình.