2.4.1 Tập thơ Từ ấy
Quần chúng trong những bài thơ đầu của Tố Hữu chưa phải là quần chúng cách mạng, nhưng đó là quần chúng của cách mạng, và được thể hiện với mục đích khẳng định lý tưởng và con đường cách mạng. Rồi từ trong đám quần chúng ấy, chúng ta thấy xuất hiện một bà má Hậu Giang trong Nam kỳ khởi nghĩa. Cuối cùng, quần chúng lao khổ, bị đè bẹp dưới ách sưu thuế của bọn xâm lược, sẵn
sàng đứng lên đánh đuổi Tây Nhật trong thời kỳ mặt trận Việt Minh, thời kỳ tiền khởi nghĩa, đã được thơ ca trả lại lời ăn nói cảm nghĩ của mình:
Chém cha ba đứa đánh phu,
Choa đói choa rét, bay thù gì choa? Bay coi Tây Nhật là cha
Sướng chi bay hại nước nhà bà con ? Liệu hồn bỏ thói du côn
Bằng không đòn lại trả đòn cho coi !
Tiếng hát trên đê.
Cùng với một số chiến sĩ cách mạng, Tố Hữu đã góp phần cất lên tiếng nói của Đảng trong lãnh vực thơ ca. Từ ấy trước hết là hồi chuông đánh thức, một tiếng gọi lên đường :
Hỡi những con khôn của giống nòi Những chàng trai quý, gái yêu ơi ! Bâng khuâng đứng trước đôi dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi ?
Dậy lên thanh niên.
Từ ấy lay động mọi người với những chân lý thật giản đơn mà thật ghê gớm : Người ta lớn bởi vì ta quỳ xuống...
Không ! không thể sống như bầy hành khất !
Hãy đứng dậy.
Từ ấy là câu trả lời trực tiếp cho những ai khao khát nhận đường, chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp, không có áp bức bóc lột, một cuộc sống xứng đáng trong độc lập, tự do. Từ ấy có cái hăm hở của người từ bóng tối đến với ánh sáng chói chang, nóng lòng muốn chọc thủng đêm dày còn bao quanh mọi người, muốn kêu to lên cái lẽ sống đang tràn ngập tâm hồn mình :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời trân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tố Hữu cũng có lần tâm sự là trong Từ ấy còn nghe “những tiếng kêu gọi ồn ào”. Ngay tên các bài thơ cũng có ý nghĩa hô hào, kêu gọi: Đi đi em, Hãy đứng dậy, Liên hiệp lại, Giờ quyết định, Tranh đấu, Dậy lên thanh niên, Quyết hy sinh, Dậy mà đi… nói cho công bình cảm giác ồn ào chỉ là cái cá biệt. Điều cần suy nghĩ là nhà thơ cũng chỉ “kêu to” lúc bấy giờ thôi, còn sau này, thơ anh thích nhỏ nhẹ thầm thì. Phải chẳng lúc bấy giờ thiên hạ phần đông đang còn giữa cơn mê, hay cố tình giả ngơ giả điếc, nên không thể không kêu to nên? Là lời kêu gọi trực tiếp,
Từ ấy không ngại đi vào giảng giải, hùng biện: Khóc là nhục, rên, hèn,van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm…
Liên hiệp lại Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Dậy mà đi
Và chính là những lời kêu gọi hùng hồn, thúc giục đó xuất phát từ chân lý và chính nghĩa sáng ngời, từ một trái tim chân thành, sôi nổi nên có sức thuyết phục tự nhiên từ bên trong. Tố Hữu đã sống mãnh liệt với các chân lý ấy nên dù có đi vào chính luận, thuyết minh vẫn giữ cho nó có được cái nồng nàn, lôi cuốn, đặc biệt gần gũi với tuổi trẻ.
Từ ấy chính là nỗi niềm bồng bột, sôi trào, thường thấy ở thưở ban đầu: thuở ban đầu của Cách mạng và của tuổi đời. Từ ấy là tiếng nói của tuổi trẻ, đến với tuổi trẻ, về phía nhà thơ cũng như của quần chúng:
Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão Gân đang căng và thớ thịt căng da Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!...
Trăng trối
Nhiều bài thơ Từ ấy nhằm vào những chàng trai, những cô gái mà kêu gọi, thúc giục:
Phất ngọn cờ lên, tung bước lên Với kho hùng khí của thanh niên Vang lừng mặt trận rung trăm trống Cách mạng quân ta cướp chính quyền!
Dậy lên thanh niên
Ở Từ ấy chất trẻ trung và chất lãng mạn hòa quyện vào nhau. Khát khao tự do và công lý, phủ định đánh đổ xã hội cũ, khẳng định, xây dựng cái mới, giải phóng và phát huy lực lượng đào núi lấp bể của nhân dân, thực hiện và mở ra những ước mơ cao cả, sự nghiệp kỳ vĩ của cách mạng chính là bao hàm tính chất lãng mạn sâu sắc. Cái lãng mạn của Từ ấy còn là ở thuở ban đầu, nhân sinh quan cách mạng được tiếp thu trước tiên là khía cạnh lãng mạn của nó. Hồi mới giác ngộ, lãng mạn trong mơ ước hoạt động:
Có một tiếng còi xa trong gió rúc…
Tâm tư trong tù
Khi đã bị bắt,lãng mạn trong xiềng xích, trên những bước phát vãng hết nhà lao này đến nhà lao khác:
Tôi của năm nay lại chốn này Thân đày, xích sắt nặng còng tay Trên đường theo dấu chân muôn bạn Gót gỗ hằng quen giẫm bước gai.
Năm xưa Lãng mạn khi vượt ngục, được trả về với tự do, với trường hoạt động:
Đêm nay pháo nổ giao thừa
Mà người chiến sĩ không nhà còn đi…
Đêm giao thừa
Cuối cùng lãng mạn trong niềm vui Tổng khởi nghĩa, Cách mạng đã toàn thắng: Ta đi tới, biết đâu là tuyệt đích?
Người cuốn lôi ta, ta cuốn lôi người Đi đi hoài, đi mãi, anh em ơi
Đây cuối đất hay đầu trời chẳng biết !
Vui bất tuyệt
Nhờ ảnh hưởng và sự giáo dục của Đảng, nhờ lao vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, xu hướng tự biểu hiện ấy cũng là một cách biểu hiện hiện thực cách mạng lúc bấy giờ. Rõ ràng là ở Từ ấy, ý thức phục vụ chính trị, nội dung cách mạng là nguồn cảm hứng mới mẻ đã giúp cho phạm vi đề tài được mở rộng rất nhiều bất cứ một nhà thơ lãng mạn nào cũng không đạt tới được.