CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TỐ HỮU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG TRONG THƠ TỐ HŨU
3.2.3 Tính cách và tâm hồn dân tộc
Trong tập Từ ấy, do những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể, tính chất dân tộc có bị hạn chế hơn so với những tập thơ sau. Ở đây tính chất dân tộc biểu hiện chủ yếu ở chỗ nhà thơ đã bám sát những mặt cơ bản nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là đấu tranh giải phóng dân tộc và lao động, ở chỗ miêu tả người chiến sĩ cách mạng thành trung tâm thời đại. Tố Hữu đã lưu ý đến những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam. Những em bé mồ côi, những người nghèo, những chiến sĩ cách mạng trong thơ ông im lặng một cách dũng cảm (Tương tri, Hồn chiến sĩ, Những người không chết,…) Nhà thơ đề cao sự thanh khiết trong tâm hồn (Tâm tư trong tù, Con cá, Chột nưa), lòng thủy chung đối với cách mạng (Trăng trối, Những người không chết,…), tình yêu đất nước, quê hương.
Dân tộc ta chính là “anh hùng áo vải”. Cái vĩ đại, cái đặc sắc của người Việt Nam không chỉ là ở tinh thần anh dũng tuyệt vời, mà còn ở đây nữa. Hình ảnh “người anh hùng áo vải” là một trong những hình ảnh thân thiết nhất, thường trực trong thơ Tố Hữu. Người “anh hùng áo vải” cũng là người anh hùng rất mực giản dị, hồn nhiên, do đó lại càng cao đẹp, hấp dẫn. Bà má Hậu Giang, Lượm, chị Lý,
mẹ Tơm, mẹ Suốt, là những con người như thế. Họ giống nhau như những vì sao “càng nhìn lâu càng thấy sáng, càng nhìn lâu càng thấy đẹp”. Hành động anh hùng nằm trong bản chất lao động, bắt nguồn từ cuộc vật lộn hằng ngày chống lại nghèo đói, khó khăn từ bé đến lớn, từ đời này qua đời khác. Đức tính giản dị của dân tộc đã kết tinh rực rỡ vào lãnh tụ của chúng ta. Lãnh tụ của chúng ta hết sức
sáng suốt và vĩ đại, nhưng lại vô cùng giản dị, gần gũi, thân thiết. Người là “Hồ Chí Minh vĩ đại”, là “mặt trời cách mạng”, nhưng cũng “là Cha, là Bác, là Anh”. Ở Bác, nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh đức tính giản dị:
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà.
Dân tộc ta rất giàu tình cảm. Tình cảm đã làm cho con người qua cay đắng vẫn ngọt ngào, “Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tươi tình bạn”. Tố Hữu ca ngợi nghĩa tình thủy chung. Đặc điểm này có cội rễ sâu xa trong truyền thống dân tộc, lại được bồi bổ, phát huy thêm trong đấu tranh cách mạng. Người dân Việt Nam mang nặng tình nghĩa đối với Đảng đã hồi sinh đất nước, đem lại cuộc đời mới cho riêng mỗi người.