1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tổng quan dân tộc Khmer (PDF,Word)

23 957 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,25 MB
File đính kèm Tong Quan Dan Toc Kho Me.zip (2 MB)

Nội dung

Tổng quan về dân tộc Khmer, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Khmer.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.

Trang 1

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 23

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC KHMER

MỤC LỤC:

1 Vài Nét Về Dân Tộc Khmer 2

2 Kinh Tế Truyền Thống 2

2.1 Trồng trọt 2

2.2 Chăn nuôi 4

2.3 Khai thác tự nhiên 4

2.4 Ngành nghề thủ công 5

2.5 Trao đổi, mua bán 6

3 Văn hóa truyền thống 6

3.1 Làng 6

3.2 Nhà ở 8

3.3 Gia đình 8

3.4 Trang phục 9

3.5 Trang sức 9

3.6 Ẩm thực 9

3.7 Phương tiện vận chuyển 10

3.8 Ngôn ngữ 11

3.9 Tín ngưỡng tôn giáo 11

3.10 Lễ hội 15

3.11 Tục lệ cưới xin 17

3.12 Tập quán tang ma 19

3.13 Văn nghệ dân gian 20

Trang 2

% tổng số người Khmer tại Việt Nam), Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), An Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người), Cà Mau (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người), Vĩnh Long (21.820 người), Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169 người), Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người)

2 Kinh Tế Truyền Thống

2.1 Trồng trọt

Đồng bào Khmer trồng lúa nước ở đồng bằng sông Mêkông không đắp đê như trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng, mà để nước sông Mêkông tự do tràn bờ vào mùa mưa lũ Nước sông tràn qua các cánh đồng mang lại cho người nông dân vùng này hai nguồn lợi: thứ nhất, nước lũ mang theo phù sa màu mỡ cho cây lúa, bồi đắp cho châu thổ mỗi năm cao thêm khoảng 5cm và lấn thêm ra biển; thứ hai, hàng năm mùa nước lũ về cũng là

Dân số : 1.260.640 người (2009) Ngôn Ngữ: thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me

Tên gọi khác: Việt gốc Miên, Khmer Krôm, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới

Nhóm địa phương:

Địa bàn cư trú: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Tp.Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bình Phước, Bình Dương

Trang 3

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 23

mùa nông dân thu bắt thủy hải sản,

ngồi trên nhà sàn vớt cá và nhiều thủy

hải sản khác Nghề nông vùng này

cũng có nét khác lạ là họ sạ lúa và

gieo lúa nổi ở một số vùng trũng ngập

nước quanh năm

Cư dân thành thạo nghề trồng trọt

phải thường quan tâm việc chọn đất,

chọn giống và việc cấp nước cho cây

lúa cùng một số biện pháp kỹ thuật

kèm theo Đồng bào Khmer

Nam Bộ phân biệt nhiều loại ruộng đất gieo - trồng và các giống lúa Loại ruộng gò - xrê tuôl phù hợp với vụ lúa sớm - xrâu sêral và các giống lúa như: néang vok, néang khỉa loại ruộng thấp - xrê tum nỉếp được cấu tạo từ phù sa cận sinh, chứa nhiều đất pha cát, có khả năng lưu trữ nước mưa lâu năm, cho nên rất thích hợp với giống lúa mùa - xrâu ro'đâu; loại ruộng rộc - xrê latíô nằm giữa hai giồng, tích tụ được nhiều chất hữu cơ, có nước quanh năm thích họp với nhiều vụ lúa và hoa màu trong mùa khô; loại ruộng lúa nổi - xrê lon tuk phổ biến ở vùng Tứ giác Long Xuyên, thích hợp kỹ thuật sạ lúa, với các giống: nécing tây, néang dum loại ruộng vùng bưng trung - xrê chomrơn giàu chất đạm, nên nông dân Khmer cấy lúa hai vụ/năm Ở các vùng đất bưng, bàu được cải tạo thành ruộng, thường phát cỏ, đắp bờ, cho trâu giẫm đạp cỏ xuống bùn, cỏ biến thành phân rất tốt Loại ruộng này thích hợp với giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày, cho năng suất cao Thủy lợi là giải pháp quan trọng liên quan đến sự sinh trưởng của cấy lúa, đến năng suất, chất lượng của hạt lúa Người Khmer đã có nhiều sáng kiến tạo ra nhiều biện pháp làm thủy lợi phù hợp với vị trí ruộng, đất Có hai giải pháp về thủy lợi được áp dụng tương đối phố biến ở châu thổ sông Mêkông là: đào giếng ở vùng ruộng đất gò và đất cao gần giồng; đắp những đập nhỏ để giữ nước xổ phèn với những vùng ruộng gần sông, rạch bị nhiễm mặn, phèn

Công cụ sản xuất nông nghiệp của người Khmer có nét độc đáo riêng Ở những vùng đất phù sa ven sông, ven biển hay ven rừng tràm, trước đây người Khmer thường phát cỏ bằng loại phang, sau đó dùng loại bừa cào to để kéo cỏ gom lại thành vồng, rồi cấy với cây nọc - “gậy chọc lỗ” khá to để xới đất Ở những vùng đất dùng cày thì chiếc cày của người Khmer chắc chắn và dài, lưỡi cày xới đất sâu, thích hợp với đất Nam Bộ Chiếc bừa của người Khmer có răng dài Bên cạnh chiếc bừa người Khmer còn dùng trục lăn đất - thlổc

Người Khmer trong lễ hội đồng (Ảnh sưu tầm)

Trang 4

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 23

Ngoài cây lương thực, nông dân Khmer còn trồng nhiều cây hoa màu trên các đất chỗm - đất rẫy Có hai loại đất rẫy: rẫy chuyên dùng và rẫy von là ruộng ven làng Trên đất rẫy, đồng bào trồng các loại cây đậu đỗ, ngô, khoai, rau, mía, hành, ớt, ngò Cũng có địa phương chuyên trồng đặc sản như: dưa hấu ở cầu Ngang, Long Toàn, Trà Cú (nổi tiếng ngọt nhờ bón phân cá biển), hành đỏ, nhãn, trầu vàng, xoài

2.2 Chăn nuôi

Chăn nuôi ở người Khmer tuy vẫn phụ

thuộc vào nông nghiệp, nhưng đã có sự

phát triển đáng kể Đồng bào nuôi

nhiều gia súc, gia cầm trong sân, trong

vườn Ở vùng Bảy Núi, Tri Tôn việc

nuôi trâu, bò đàn khá phổ biến Nơi đây

còn có nhiều trò chơi, tập tục khuyến

khích việc nuôi trâu, bò Chợ phiên

trâu, bò ở núi Sam được đồng bào

Khmer tham gia đông đảo, đầy hứng

thú Có nơi người Khmer nuôi hàng

ngàn con vịt tàu để lấy trứng và bán thịt Từ sau những năm 1965, khi máy kéo, máy cày

du nhập vào nông thôn, việc sử dụng trâu, bò để kéo cày giảm dần, do đó việc chăn nuôi đàn trâu, bò giảm đi đáng kể

Trang 5

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 23

Khai thác sản vật rừng và sông: Sản vật trên rừng có cả động vật và thực vật Động vật có heo rừng, kỳ đà, càng cuốc, càng tôm, trăn, rùa, rắn, khỉ, các loài chim; sản vật ở sông có nhiều loài cá như cá lóc, cá sặc rằn, cá trê, cá rô, lươn, rùa, rắn Rừng U Minh có đặc sản

là mật ong hoa tràm mùi rất đặc trưng Đặc sản thực vật có: đọt choại, hẹ nước, bồ bồn, bông súng, trái giác, dưa leo rừng, rau đắng đất, kim thất, gạc nai

Kỹ thuật đánh bắt cá đồng, cá sông của người Khmer ở trên sông Tiền, sông Hậu phần nhiều dùng lưới và giăng câu, còn ở các sông nhỏ, kênh rạch, dùng vó, lờ, xiên Có gia đình Khmer chung lưng hùn vốn vào việc đóng đáy hay mua thuyền, mua lưới đánh cá ven biển, nhưng những gia đình làm nghề này còn rất ít Dân làm nghề đánh cá biển được gọi là dân “hạ bạc” Chỉ với những phương tiện đánh bắt cá thô sơ như ghe câu, ghe lưới chạy bằng máy hoặc chèo tay chủ yếu làm việc theo lối: “tối ra biển, sáng về chợ”

Trước đây ở một số làng người

Khmer có nghề nuôi tằm dệt

lụa, dệt chăn nổi tiếng Ở vùng

Tri Tôn, Tịnh Biên (tỉnh An

Giang), vì đồng bào mặc chăn

(sampot - một hình thức váy

quần của đàn ông), nên nghề dệt

rất phát triển Ngoài các loại

Trang 6

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 23

Đồng bào Khmer có truyền thống làm đồ gốm từ lâu đời Ở những di tích khảo cổ khối lượng lớn hiện vật gốm, với nhiều loại hình đa dạng, nhiều mô típ hoa văn phong phú đã được phát hiện Hai trung tâm gốm lớn của đồng bào Khmer là Tri Tôn và Sóc Xoài (tỉnh Kiên Giang) Gốm Sóc Xoài được sản xuất bằng đôi tay của phụ nữ, chưa có bàn xoay, hoa văn trang trí là các hình kỷ hà và hình răng cưa Sản phẩm chủ yếu là các cà om (nồi), cà ràng - một loại bếp là có thể nấu nướng trên sàn nhà, hoặc trên ghe thuyền, các loại trống cúng thần (xko arăc) Nghề thủ công mang tính đặc thù của người Khmer là nghề làm đường thốt nốt Ngoài ra ở nông thôn còn có một số nghề như mộc, nề, ăn ong (lấy mật và sáp) Ở một số thị trấn còn có thợ bạc làm các vật dụng như ô trầu, hộp thuốc,

đồ nữ trang bằng bạc

2.5 Trao đỏi, mua bán

Việc trao đổi mua bán đã xuất hiện nhỏ lẻ ở nông thôn, còn ở thị trấn, thị xã đã hình thành phường hội những người Khmer chuyên kiếm sống bằng nghề dịch vụ thương mại Một đặc điểm của chợ ở Nam Bộ là họp chợ ngay trên sông, kẻ mua người bán đều ngồi trên thuyền hàng của mình, trao đổi, mua bán như trên đất liền

3 Văn hóa truyền thống

3.1 Làng

Đơn vị cư trú nhỏ nhất của

người Khmer là Phum Phum

của người Khmer có đặc

điểm là thường được dựng

trên các giồng đất Càng về

sau này, do áp lực của dân số,

cũng do cả sự phát triển xã

hội, đã hình thành các làng

dọc theo đường quốc lộ, các

dòng sông hay kênh rạch

Vào Nam Bộ, dọc đường xe

chạy ta thấy nhà cửa san sát,

cảm giác lúc nào cũng như đi

Trang 7

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 23

Phum trong tiếng Khmer có nghĩa là đất thổ cư hay vườn tổng hợp của gia đình trên đất

đó Phum có thể có ranh giới tự nhiên Mức độ tập trung các nhà trên phum cũng không

cố định Có phum nhỏ chỉ có một nóc nhà, có phum là nơi cộng cư của vài ba nóc nhà cùng huyết tộc - thông thường là gia đình người cha, các con của ông ta và các gia đình nhỏ của con gái ông ta (nếu có); song cũng có phum lớn, có cả trăm gia đình thuộc nhiều dòng họ khác nhau Phum tuy có quv mô khác nhau từ nhỏ đến lớn, nhưng không mấy khi bằng quy mô một ấp và thành một đơn vị hành chính Trong trường hợp cá biệt, một xóm cư dân trở nên đông đúc, hình thành ở giữa đồng, xa các điểm dân cư khác, thì xóm dân cư ấy lập thành một ấp Trong một ấp (gồm nhiều phum) thường có cả người Kinh và người Hoa cùng sống xen kẽ

Srổc là đơn vị xã hội bao gồm nhiều phum Theo nghĩa dân gian, srốc có nghĩa là một xứ,

là địa phương, là quê hương Song với nghĩa là một đơn vị hành chính, thì srốc tương ứng với huyện Người Kinh ở đồng bàng châu thổ sông Mêkông gọi tên phum, srốc theo cách phát âm của mình gọi là “phum”, “sóc”, để chỉ nơi cư trú của người Khmer

Theo một số tư liệu hiện có, bộ máy quản lý cổ truyền của phum sóc thể hiện ở mê phum,

mê sóc - những người già cả có kinh nghiệm được dân chúng bầu lên để trông coi phum sóc Trong thực tế hiện nay các từ mê phum, mê sóc là các từ cũ, được chế độ cũ chụp lên các chức vị ấp trưởng, xã trưởng Còn các mê phum, mê sóc đích thực đã rút vào ban quản trị chùa - kánă kamác waỉ với các chức nhôm wal, acha wal và các mê ween, là những người hiện nay vẫn còn ảnh hưởng rõ rệt trong phum, sóc Khmer Mỗi sóc hay phum lớn đều có ít nhất một chùa Trên thực tế chùa đã trở thành trung tâm của sóc Như vậy, sóc là đơn vị khá hoàn chỉnh của xã hội cổ truyền Khmer Đó là nền tảng văn hóa -

xã hội mà mỗi người Khmer đều sinh ra, lớn lên, hoạt động và để lại những ảnh hưởng nhất định

Một vấn đề quan trọng là trong xã hội người Khmer, từ cuối thế kỉ XX đã có hiện tượng tích tụ ruộng đất vào tay một số những gia đình giàu, có kinh nghiệm làm ruộng nước Những gia đình này không phải làm ruộng nước theo nhu cầu tự túc, tự cấp, mà họ tập trung ruộng để kinh doanh trên nghề làm ruộng Tích tụ ruộng đất là một hiện tượng tích cực thúc đẩy sự phát triển xã hội theo hướng chuyên môn hóa nghề nghiệp, đồng thời tạo

ra hai sức ép: một sức ép đối với người chủ ruộng mới là phải tìm cách cải tiến cơ chế quản lý và phát triển kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới vào sản xuất, công nghiệp hóa nông nghiệp, nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả sản xuất ngày càng cao; một sức

ép khác đối với nông dân mất ruộng là phải tìm việc mới, dẫn đến phát triển ngành nghề mới, thúc đẩy sự phát triển xã hội

Trang 8

lợi nữa là mùa nước lũ về, không

phải chạy lũ, đồng bào ngồi trên

nhà sàn có thể vớt lấy cá Ngày

nay nhà sàn còn lưu giữ lại rất ít

Dọc theo bờ sông Hậu và dọc biên

giới Campuchia, thỉnh thoảng gặp

ngôi nhà sàn, hoặc trong các chùa

Phật giáo Khmer, qua kiến trúc xa

la - nơi hội họp cho đông đảo sư sãi và các tín đồ, qua kiên trúc các cốt - nơi ở của sư sãi, hay qua cách xây cất của các chòi “tu thiếp”,

Sau này dân số tăng nhanh, rừng cây cũng giảm sút mạnh, cây làm nhà ngày càng hiếm, đồng bào Khmer đã dựng nhà đất để ở Nhà đất có hai loại: nhà đất mái lá nhỏ và nhà đất mái lá lớn Nhà đất mái lá nhỏ là nhà chỉ có hai mái, mái trước ngắn, mái sau dài Nhà đất mái lá lớn là nhà đất gồm hai mái chính và hai mái phụ Nhà đất mái lá lớn là kiểu nhà thông dụng của nhiều gia đình trung, phú nông Khmer Bài trí bên trong nhà đơn giản: gian giữa phía trước là nơi tiếp khách, hai bên là chỗ ngủ của đàn ông; nửa phía sau chia làm hai buồng nhỏ dành cho phụ nữ Đặc biệt bên cạnh bàn tiếp khách, thường có các tủ kính bày biện những chiếc gối thêu vừa để trang trí, vừa để tiện dùng khi có khách

3.3 Gia đình

Gia đinh nhỏ phụ quyền là loại gia đình phổ biến ở người Khmer Đứng đầu gia đình nhỏ

là người chồng hay người cha Ông ta là người thay mặt gia đình trong công việc đối ngoại; còn trong nội bộ gia đình, mọi việc ông ta đều bàn bạc với vợ, con Người vợ trong gia đình luôn chia sẻ với người chồng trong mọi việc gia đình Gia đình người Khmer trong quá khứ khá đông con, thường là từ 5-6 con Quan hệ giữa cha mẹ và con cái thường tỏ ra cởi mở, nhẹ nhàng Việc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình không phân biệt trai hay gái Trong nuôi dạy con cái, người Khmer thường chú ý dạy bảo con gái nhiều hơn, còn con trai thường phó mặc cho nhà chùa rèn luyện thêm theo quan điểm Phật giáo Tài sản của cha mẹ để lại được chia đều cho các con, không phân biệt con trai hay con gái; con trưởng hay con thứ

Trang 9

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 23

3.4 Trang phục

Trang phục cổ truyền của

người Khmer hiện ít thấy sử

dụng trong đời thường Tuy

nhiên trong các dịp lễ hội,

đàn ông Khmer thường mặc

bộ đồ bà ba đen hoặc ở trần,

mặc quần cộc trong lao động

hay sinh hoạt thường ngày

nữ lớn tuổi thường mặc áo dài màu đen, kín tà (chỉ xẻ một quãng ngắn ở dưới hông) gọi

là áo “tầm vông” hay áo “cổ bà lai”, quần rộng ống, màu đen, quanh cổ quấn một khăn trắng, vắt qua vai thành hai múi

3.5 Trang sức

Trang sức của dân tộc Khmer khá cầu kì với những khuyên tai, vòng cổ, vòng tay… được chạm trỗ tinh xảo và đặc sắc và làm từ vàng hoặc bạc Người Khmer thường mang trang sức vào những ngày lễ hội hoặc tết

3.6 Ẩm thực

Người Khmer ăn cơm gạo tẻ là chính Vào các dịp lễ, người Khmer làm bánh tét, bánh ú, bánh chưng, bánh chuối, bánh in Thức ăn trong bữa cơm thường ngày là rau đậu, bầu bí

Trang 10

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 23

và các thứ tôm, cá đánh bắt được ở các kênh rạch, sông ngòi Đồng bào thường chế biến thức ăn bằng cách nấu, luộc, xào, kho

Một số điểm đáng chú ý trong ẩm

thực người Khmer là: bún nước lèo,

nhiều thủy hải sản, nhiều loại mắm,

mắm bò hóc iprahổc) Bún nước

lèo - bún gạo tẻ và nước lèo bằng

cá lóc tán nhuyễn là món ăn được

đồng bào ưa thích, một món ăn

được dùng rất phổ biến trong ngày

mồng một tết ở chùa Sinh sống ở

vùng sông nước cho nên đồng bào

Khmer có nhiều món ăn được chế

biến từ thủy hải sản: cá các loại,

mực, tôm, cua, rắn Người Khmer

làm nhiều loại mắm tép - cá bé để nguyên con ướp làm mắm Món mắm đặc trưng cho người Khmer Nam Bộ là mắm bò hóc Mắm bò hóc có mùi thơm, có thể ăn sống, cho vào canh hoặc làm nước lèo ăn với bún Gia vị và nước cốt dừa được sử dụng trong nhiều món ăn, cho nên món ăn có vị ngọt lợ

3.7 Phương tiện vận chuyển

Môi trường tự nhiên ở châu thổ

sông Mêkông đã buộc người

Khmer phải sử dụng cả phương tiên

trên bộ và trên sông nước, kênh

rạch Trên bộ, truyền thống của

đồng bào là sử dụng xe bò, xe trâu

và cộ trâu Loại xe bò ở vùng Bảy

Núi có cán dài cong vút và được

chạm trổ như là một sản phẩm mỹ

nghệ Trên sông ngòi và kênh rạch,

người Khmer sử dụng các phương

tiện trên thủy như: xuồng ba lá, ghe

tam bản, thuyền tác rán, đuôi tôm Nét đặc biệt của ghe thuyền người Khmer là chiếc ghe ngo - loại ghe chỉ dùng trong các cuộc đua hội nước Đua xong, ghe ngo được cất giữ trong khuôn viên nhà chùa Ghe ngo được làm bằng gỗ sao, dài 30m, có từ 20 đến 40 tay

Món bánh tét cốm dẹt (Ảnh sưu tầm)

Đi lại bằng thuyền ở những vùng song nước (Ảnh sưu tầm)

Trang 11

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 11 | 23

chèo Mũi ghe thường trang trí nhiều mô típ có hình động vật như ó biển, voi, sư tử Ngoại trừ tỉnh Trà Vinh, các tỉnh khác như: Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đều có tục đua ghe ngo vào dịp lễ Ok ombóc Hàng năm vào ngày 15/10 đồng bào thường tổ chức đua ghe ngo ở thị xã Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng)

3.8 Ngôn ngữ

Tiếng nói: Tiếng nói của dân tộc Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Môn - Khmer Ở nước ta có 21 dân tộc nói thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ này Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng, tiếng nói của 21 dân tộc trong nước ta đều gần tiếng Khmer

Chữ viết: Chữ Khmer cùng nguồn gốc với chữ viết của người Khmer ở Cămpuchia Đó là chữ viết ghi âm tiết, có nguồn gốc từ chữ Brami (Brahmi) Ân Độ, xuất hiện vào thế kỉ thứ 8-7 trước công nguyên Chữ Khmer mượn ký hiệu của chữ Brami, nhưng sử dụng theo một cách riêng, phù hợp với các đặc điểm hệ thống ngữ âm Khmer Có hai loại ký hiệu ghi phụ âm, cho phép biểu thị sự khác nhau về âm vực của nguyên âm Chữ Khmer

có 33 ký hiệu ghi phụ âm, 12 ký hiệu ghi âm tiết và 16 ký hiệu ghi nguyên âm Ký hiệu ghi nguyên âm và phụ âm cuối được viết xung quanh (trên, dưới, trước, sau) ký hiệu ghi

âm tiết và phụ âm đầu

Chữ viết của người Khmer

Nam Bộ có hai loại: chữ

cổ và chữ hiện nay Chữ

cổ là chữ Paly, được sử

dụng trong kinh Phật Khi

đi tu, người Khmer phải

học chữ cổ này (Pa ly) để

đọc được kinh Phật Ở tỉnh

Sóc Trăng có mở trường

Pa Ly dạy chữ Pa ly cho

người đi tu Chữ Khmer

hiện nay được sử dụng

rộng rãi trong thông tin đại chúng, trong sách giáo khoa, trong văn học nghệ thuật Có thể nói rằng, cùng với văn hóa đạo Phật, chữ Khmer đã phát triển khá toàn diện và sử dụng rộng rãi trong xã hội Khmer thời hiện đại

3.9 Tín ngưỡng tôn giáo

Người Khmer làm ăn ở châu thổ sông Mêkông đã lâu đời Hơn 90 % trong số họ là nông dân trồng lúa nước, về tín ngưỡng tôn giáo, đồng bào Khmer theo đạo Phật, giáo phái tiểu

Bảng chữ cái của người Khmer (Ảnh sưu tầm)

Ngày đăng: 04/05/2016, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w