1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tổng quan dân tộc Bố Y (PDF,Word)

13 615 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,21 MB
File đính kèm Tổng Quan Dân Tộc Bố Y.zip (2 MB)

Nội dung

Tổng quan về dân tộc Bố Y, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Bố Y.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.

Trang 1

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 13

TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC BỐ Y Mục Lục:

1 Vài Nét về Dân Tộc Bố Y 2

2 Kinh Tế Truyền Thống 2

2.1 Trồng Trọt 2

2.2 Chăn Nuôi 4

2.3 Khai thác tự nhiên 5

2.4 Ngành nghề thủ công 5

2.5 Trao đổi mua bán 6

3 Văn hoá truyền thống 6

3.1 Làng 6

3.2 Nhà ở 7

3.3 Y phục 7

3.4 Trang Sức 8

3.5 Ẩm thực 8

3.6 Phương tiện vận chuyển 9

3.7 Ngôn ngữ 9

3.8 Tín ngưỡng tôn giáo 10

3.9 Tục lệ cưới xin 10

3.10 Tập quán sinh đẻ và nuôi con 11

3.11 Tập quán tang ma 12

3.12 Văn Học – Nghệ Thuật 12

Trang 2

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 13

1 Vài Nét về Dân Tộc Bố Y

Địa bàn cư trú:

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bố Y ở Việt Nam có dân số 2.273 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Bố Y cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (1.398 người, chiếm 61,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Hà Giang (808 người, chiếm 35,5% tổng số người Bố Y tại Việt

Nam), Yên Bái (19 người), Tuyên Quang (18 người)

2 Kinh Tế Truyền Thống

2.1 Trồng Trọt

Dân tộc Bố Y là cư dân làm ruộng nước Song từ sau khi di cư vào Việt Nam, họ sống chủ yếu bàng nghề nương rẫy Ở những nơi có đất tương đối bằng phẳng và sẵn nguồn nước, đồng bào làm thêm ruộng bậc thang Người Bố Y có t ập quán cày ải đất ruộng trước Tết Sau đó tháo nước vào ngâm cho đất ngấm kỹ, rồi mới bừa Ruộng được tiếp tục ngâm nước cho đến khi chuẩn bị cấy thì bừa lần nữa

Dân số : 2.273 người (2009) Ngôn Ngữ: ngôn ngữ Thái, nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng (nhóm Thái phía đông)

Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn hay Pu Nà

Nhóm địa phương: Chúng Chá, Trọng Gia, Tu

Dí, Tu Dìn, Pàu Y, Pàu Nả, Pàu Thỉn Địa Bàn Cư Trú :Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang

Trang 3

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 13

Lúa nước- cây trồng chủ lực của người Bố Y (Ảnh: sưu tầm)

Cư trú trên núi cao, khí hậu lạnh, cho nên dân tộc Bố Y chỉ gieo trồng được một

vụ /năm Lịch thời vụ của đồng bào vừa được tính theo ngày tháng âm lịch, vừa kết hợp nhìn cây cỏ hoang dại trên vùng đất mà họ cư trú, đâm ch ồi, nẩy lộc Hàng năm, sau khi ăn tết (âm lịch), tháng giêng đang mùa khô, cây cỏ tự nhiên còn đang “ngủ”, đồng bào dọn rẫy, đốt cỏ trên rẫy chuẩn bị sẵn sàng làm nương Tháng hai, tháng ba khi những cây gạo nở hoa đỏ rực chứng tỏ khí trời đã chuyển đổi, thời tiết ấm lên từng ngày, đồng bào trồng ngô, gieo mạ Tháng năm (âm lịch) là chính vụ cấy, đồng bào tiến hành cấy lúa Suốt thời gian từ khi gieo trồng, cấy cho đển khi thu hoạch có rất nhiều việc phải làm: làm cỏ, bón phân cho cây ngô cây lúa; trông giữ lúa, ngô khỏi bị muông thú phá hại Tháng 6 thu hoạch ngô, tháng 9 thu hoạch lúa Đến giữa tháng 10, mọi thứ gieo trồng đã được thu hoạch hết Một mùa lạnh bắt đầu, trên nương ngô, ruộng lúa các loại cây cỏ lụi dần vào trong lòng đất để trốn mùa đông lạnh giá, chờ mùa xuân đến Dân tộc Bố

Y làm lều nhỏ ngay đầu bờ ruộng để thờ thần nông

Ngoài cây lương thực chính, đồng bào còn trồng các cây lượng thực phụ Cây lương thực phụ có khoai, sắn, dong riềng Những cây lương thực phụ cũng được

Trang 4

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 13

trồng vào mùa hè - thu Cây sắn trồng trên nương riêng, cây khoai lang thường trồng xen canh dưới gốc cây ngô, còn cây dong riềng trồng ở ven bờ nương ngô, nương lúa

Đồng bào trồng nhiều loại cây rau xanh theo mùa thời tiết trong vườn của gia đình Mùa xuân hè trồng các loại bầu bí, đậu đỏ, mướp; mùa thu đông thường trồng su hào, bắp cải, các loại cây gia vị như hành, tỏi, ớt, rau thơm

2.2 Chăn Nuôi

Dân tộc Bố Y chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm và thả cá trong ao Mồi gia đình đều nuôi một vài con trâu (bò) để cày bừa, một con ngựa để vận chuyện và đi lại

và nuôi lợn, gà, vịt, cá Phương thức chăn gia súc là chăn thả Ban ngày thả trâu (bò) lên rừng ăn cỏ, chiều tối lùa trâu (bò) về chuồng Vào mùa đông cây cỏ tự nhiên khô héo, lụi hêt, trên rừng không còn cỏ tươi cho trâu (bò) ăn, cho nên đồng bào Bố Y, sau mùa thu hoạch lúa thường thu rơm về nhà tích luỹ dựng thành cây rơm dành cho trâu trong những ngày đông giá rét

Người Bố Y chăm sóc trâu (Ảnh : sưu tầm)

Hàng năm, đến mùa cá đẻ trứng, đồng bào ra sông vớt trứng cá về ngâm trong

Trang 5

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 13

một vũng nước nhỏ trong vườn Trứng nở ra cá con, sau khoảng một tháng cá con lớn, đủ sức khỏe, mới đem thả vào ruộng lúa Đồng bào Bô Y nuôi cá ở ruộng lúa

là một hoạt động không chỉ mang lại nguồn thực phẩm cho gia đình, mà còn có tác dụng khác là khi con cá sục bùn tìm thức ăn nó làm hạn chế bớt cỏ dại mọc ở ruộng Với nền kinh tế tự túc, tự cấp, nghề chăn nuôi gia súc và nuôi cá cung cấp

đủ thịt, cá dùng vào những dịp hiếu, hỷ, cúng bái, lễ tết và tuần tiết trong năm

2.3 Khai thác tự nhiên

Sống ở vùng núi cao, rừng cung cấp cho đồng bào nhiều nguồn lợi: gỗ, lâm sản Đồng bào khai thác gỗ trên rừng về làm nhà, rào vườn, nương, làm công cụ sản xuât, làm dược liệu Đồng bào cỏ kinh nghiệm khai thác gỗ rừng về làm nhà Việc chặt cây làm nhà nên tiến hành vào thu hay mùa đông, tức là mùa khô, vì mùa thu khí hậu khô, cây không phát triển, thân cây ngậm ít nước, cho nên ít bị m ối mọt Nguồn lâm sân trong rừng thường được đồng bào thu hái về dùng làm sa nhân, ú táu, hoàng tinh, tam thất, nam hương, mộc nhĩ, mật ong măng tươi và nhiều loại rau rừng khác

Trên rừng có nhiều loài muông thú: có thú dữ như: hổ, báo, thú quý hiểm và

những thú nhỏ như: hươu, nai, cầy, cáo, nhím, v.v Đồng bào Bố Y hay săn thú nhỏ với mục đích bảo vệ mùa màng, đồng thời lấy thịt ăn, cải thiện đời sống

2.4 Ngành nghề thủ công

Trước kia, ngành nghề thủ công của dân tộc Bố Y khá phát triển, nhiều người Bố

y làm đồ gốm, đồ đá, chạm bạc, mộc, rèn, dệt vải Ngày nay, họ tập trung vào việc sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm cho nên nghề thủ công bị bỏ rơi Riêng nghề dệt vẫn được chị

Nghề dệt vẫn được lưu giữ như một nét đẹp văn hóa của dân tộc Bố Y (Ảnh: sưu tầm)

Trang 6

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 13

em phụ nữ quan tâm trong lúc nông nhàn, nhưng nói chung là không còn phát triển nữa.

2.5 Trao đổi mua bán

Sinh sống ở vùng núi cao gần biên giới Việt - Trung, việc trao đổi, buôn bán ở đồng bào Bố Y ít phát triển và có nét riêng là có quan hệ buôn bán chủ yếu ở ch ợ đường biên, đường xá đi lại trắc trở, cư dân thưa thớt, đời sông kinh tế khó khăn Việc mua bán ở các chợ thường diễn ra theo phiên, 5 ngày/phiên hoặc vào ngày chủ nhật, ở các chợ này hàng hóa nghèo nàn, chỉ có các hàng nông sản, lâm sản Không có những ông chủ buôn bán lớn với các cửa hàng, cửa hiệu lớn Là chợ đường biên, cho nên người họp chợ có cả người Việt Nam và có cả người Trung Quốc Ở chợ đường biên này thông thường họ dùng tiếng Mông làm phương tiện giao tiếp chung cho cậ người Việt và người Trung Đồng bào Bố Y đi chợ chủ yếu mua kim, chỉ thêu, vải hoa, dầu thắp, muối ăn, nồi, xoong Vải hoa là vải công nghiệp do Trung Quốc sản xuất

3 Văn hoá truyền thống

3.1 Làng

Làng của dân tộc Bố Y được dựng ở sườn

núi, chân núi, gần ruộng, cần nương,

đồng thời gần nguồn nước tiện cho sản

xuất: trồng trọt, chăn nuôi và đời sống

Mồi làng có độ chục gia đình Họ chủ

yếu là những người hàng xóm với nhau,

chứ không phải là người cùng dòng tộc

Trong làng dân tộc Bố Y thường cư trú

xen kẽ với dân tộc khác như dân tộc

Nùng, dân tộc Mông Đất đai thuộc phạm vi của làng chỉ được truyền miệng, nhưng được xác định rõ ràng trong tâm thức của từng người dân mà không cần văn bản pháp lý Dân trong làng có sự ràng buộc chung về tâm linh Đó là miếu thờ sơn thần ở đầu bản Sơn thần bảo vệ rừng núi, sông suối và vật nuôi, cây

Trang 7

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 13

trồng của cả làng Vì vậy không phân biệt dòng họ hay dân tộc, mọi gia đình trong làng đều có nghĩa vụ tham gia cúng bái trong miếu làng

Cũng như nhiều dân tộc khác ở nước ta, đơn vị xã hội của dân tộc Bố Y là làng Quản lý xã hội thực chất là quản lý làng Cơ chế quản lý làng được sắp xếp theo tập quán gỗm có người chủ làng (người đứng đầu một dòng họ lớn nhất làng), thầy cúng có uy tín nhất làng và công cụ quản lý là phong tục, tập quán (luật tục) Thông thường người chủ làng xử lý tranh chấp, hòa giải các việc đời thường; còn thầy cúng hay được mời tham vấn những việc liên quan đến tâm linh Thầy cúng còn hành nghề cúng bái khi dân làng có nhu cầu, đến nhà thầy cúng mời

3.2 Nhà ở

Dân tộc Bố Y ở nhà đất Ngôi nhà phổ biến là nhà có cấu trúc ba gian,

có hai mái lợp bằng cỏ gianh hoặc ngói, xung quanh trình tường Phía trước nhà có một hàng hiên Có một

số nhà có hiên bốn mặt Tuy là nhà nền đất, nhưng nhà nào cũng làm xép lưng Trên gác xép này là nơi để ngũ cốc, đồng thời là nơi ngủ của con trai lớn chưa lấy vợ Bộ khung nhà được dựng bàng gỗ, mái

bàng tre, nứa Nét đặc trưng của việc bố trí bên trong nhà

ở là trên bàn thờ lớn đặt ba bát hương với cách thức thờ

của từng bát hương khác nhau Thổ công của nhà ở được

thờ ngay gầm bàn thờ lớn Bố trí chỗ trong nhà cũng có

nét khác, chủ nhà ngủ ở gian giữa, phụ nữ ngủ hai gian

bên cạnh Con trai chưa vợ ngủ ở trên gác xép

3.3 Y phục

Y phục phụ nữ Bố Y trước đây là chiếc váy rộng, xoè

tương tự như váy dân tộc Mông cùng cư trú trong vùng;

chiếc áo ngắn, khi mặc bỏ gấu áo vào bên trong cạp váy

Trang 8

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 13

Bộ y phục của người Bổ Y ngoài váy và áo còn có chiếc xiêm đê che phần ngực Xiêm dài đủ trùm qua phần cạp váy Khoảng vài chục năm trở lại đây, chị em phụ nữ dân tộc

Bố Y mặc như chị em dân tộc Nùng: áo 5 thân, cô viền, xẻ dưới cổ, mở chéo sang nách bên phải, chiều dài đủ trùm mông; quần rộng ống, nhưng chiếc xiêm vẫn được giữ lại Vải dùng làm váy, áo, xiêm chủ yếu là vải sản xuât công nghiệp của Trung Quốc Phụ nữ

Bố Y để đầu trần, vấn tóc ngược lên đỉnh đầu hoặc dùng khăn hẹp (khoảng 30cm), dài (khoảng 200cm), màu chàm, khi đội tạo thành hình chừ “nhân” trên trán

3.4 Trang Sức

Trang sức của dân tộc Bố Y gôm dây chuyền, vòng cổ,

khuyên tai, vòng tay Chất liệu để làm đồ trang sức chủ yếu

là bạc Đồ trang sức chỉ được sử dụng trong các dịp lễ tết,

cưới xin, hội hè, chợ hội đầu năm Thường ngày ít khi

dùng đồ trang sức

3.5 Ẩm thực

Dân tộc Bố Y ăn cơm, rau, trong các dịp lễ tiết, cúng bái

hoặc ăn cơm thịt, cá Thịt ăn phổ biến là thịt lợn, gà Đồng

bào thích ăn rau xào với mỡ lợn hơn ăn rau luộc Do chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, trong bữa ăn, con dâu không được ngỗi cùng mâm với bố chồng; em dâu không dược ngỗi cùng mâm với anh chồng Trong trường hợp chỉ có hai người là con dâu và bố

chồng ở nhà, thì đến bữa ăn con dâu vẫn phải dọn mâm riêng cho từng người ăn

Dân tộc Bố Y uống rượu Trong tiệc cỗ bàn, dân tộc Bố Y thường cầm chén rượu chao qua hai vai trước khi mời nhau uổng Động tác chao chén rượu qua vai được coi là để xua đuổi ma tà, đảm bảo an toàn trong suốt tiệc vui

Rau xào mỡ (Ảnh: sưu tầm)

Trang 9

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 13

3.6 Phương tiện vận chuyển

Để vận chuyển lương thực khi vào vụ

mùa đồng bào Bố Y dùng gùi như các

dân tộc sinh sống ở vùng núi cao khác;

đồng thời dùng ngựa thồ Ngựa thồ cho

năng suất cao, giảm bớt được công lao

động cho người

Chiếc gùi cũng được đan bằng nan tre

Mỗi người trong gia đình thường có vài

ba chiếc gùi để sử dụng hàng ngày

3.7 Ngôn ngữ

Tiếng nói của dân tộc Bố Y thuộc hệ ngôn ngữ Thái, nhóm ngôn ngừ Tày - Nùng Ngoài tiếng mẹ đẻ, trong giao tiếp hàng ngày với dân tộc khác họ dùng tiếng Nùng, tiếng Mông, tiếng Hoa hoặc tiếng Kinh (Việt) Như vậy người Bố Y bình thường biết thêm vài ba tiếng nói của dân tộc khác, ngoài tiếng mẹ đẻ Hiện tượng một dân tộc nói nhiều thứ tiếng dân tộc khác cũng thường gặp ở nhiều dân tộc thiểu số khác ở nước ta Ngày nay cùng với sự phát triển giáo dục, con em dân tộc Bố

Y đi học nhiều, thế hệ trẻ nhiều người nói tiếng Kinh (Việt) thông thạo

Dân tộc Bố Y chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình, Trước đây, các thầy cúng của dân tộc Bố Y vẫn dùng chữ Hán để ghi chép những bài cúng, viết bài vị, gia phả, lá số Ngày nay chỉ còn vài người làm nghề thầy cúng còn biết loại chữ này

Trang 10

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 10 | 13

3.8 Tín ngưỡng tôn giáo

Dân tộc Bố Y quan niệm vạn vật hữu linh, tất cả rừng rú, núi non, sông suối, cây cỏ, người đều có hồn Người Bố Y cũng quan niệm con người có xác và hồn Người ta có

36 mình phán (phương mệnh, linh hồn), hồn có khả năng biến hóa khôn lường Dân tộc

Bố Y thờ tổ tiên, trên bàn thờ có ba bát hương, bát đặt ở giữa to hơn đê thờ tổ tiên, hai bát nhỏ hai bên thờ trời và thờ ông táo Bàn thờ Thổ công của gia đình được đặt ngay dưới bàn thờ tổ tiên Đồng bào chịu ảnh hưởng của tam giáo (Phật, Khổng, Lão) Tư tưởng của tam giáo thể hiện ở niềm tin vào thế giới bên kia, tin con người có số phận do trời định sẵn và các quan niệm khác chi phối các hoạt động cưới xin, ma chay và quan niệm ứng

xử ở hiền gặp lành

Như nhiều dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa cổ đại, dân tộc Bố Y tổ chức ăn tết theo thời tiết: tết năm mới âm lịch, rằm tháng giêng, ngày cuối tháng giêng (đắp nọi), thanh minh (ngày 3 - 3), đoan ngọ (ngày 5 - 5), ngày vu lan (ngày 15-7), tết cơm mới (ngày 15-8) Trong dịp lễ tết luôn luôn có thịt gà, thịt lợn, xôi, bánh và rượu

3.9 Tục lệ cưới xin

Hôn nhân của người Bố Y là hôn nhân ngoại hôn dòng họ, người cùng dòng máu không được lấy nhau Hôn nhân một vợ, một chồng bền vừng Trường hợp lấy nhau lâu mà không có con, người chồng muốn lấy thêm vợ lẽ cũng phải bàn bạc với vợ cả, được vợ cả nhất trí, rồi vợ cả đi hỏi cho Sau hôn nhân, theo tục lệ người vợ phải sang cư trú bên nhà chồng

Theo truyền thống, trong tục lệ hôn nhân của dân tộc Bố Y thường tiến hành theo một số nghi thức Gia đình có con trai lớn, bố mẹ tổ chức đi hỏi vợ cho con trai Bố mẹ chàng trai nhắm được cô gái ưng ý, phù hợp với con trai mình, thì nhờ hai bà trong làng, có tư cách đứng đắn, làm mối Hai người mối sang nhà gái, bày tỏ nguyện vọng của nhà trai Nếu nhà gái đồng ý thì cho hai mối mượn lá sô của cô gái mang về cho nhà trai Nhà trai nhờ bà mối so tuôi Xưa kia, khi nhà gái nhận lời, họ còn gửi người mối đem tặng nhà trai một chục trứng gà nhuộm đỏ, để tở lòng yêu mến của mình đổi với chàng rể tương lai Ngày nay tục lệ này không còn nữa Trường hợp chàng trai và cô gái hợp tuổi nhau, nhà trai lại nhờ hai người đàn ông có uy tín trong làng, mang theo lễ vật gỗm một chai rượu, một cân đường, một con gà, đến nhà gái trả lá số và xin “giá ăn hỏi” Trong những

Ngày đăng: 04/05/2016, 12:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w