Tổng quan về dân tộc Gia Rai, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Gia Rai.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.
Trang 1N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 1 | 21
TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC GIA RAI
MỤC LỤC:
1 Vài Nét Về Dân Tộc Gia Rai 2
2 Kinh Tế Truyền Thống 2
2.1 Trồng trọt 2
2.2 Chăn nuôi 4
2.3 Khai thác tự nhiên 5
2.4 Ngành nghề thủ công 6
2.5 Trao đổi, mua bán 7
3 Văn hoá truyền thống 8
3.1 Làng (buôn, plây) 8
3.2 Nhà ở 11
3.3 Gia đình 12
3.4 Trang phục 13
3.5 Ẩm thực 14
3.6 Phương tiện vận chuyến 15
3.7 Ngôn ngữ 15
3.8 Tín ngưỡng tôn giáo 15
3.9 Lễ hội 17
3.10 Tục lệ cưới xin 17
3.11 Tập quán tang ma 19
3.12 Văn nghệ dân gian 19
Trang 2N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 2 | 21
Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Gia rai ở Việt Nam có dân
số 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Gia rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (20.606 người), Đắk Lắk (16.129 người), [1] Đây là dân tộc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên
2 Kinh Tế Truyền Thống
2.1 Trồng trọt
Sinh sống trên Tây Nguyên - vùng đất đỏ màu mỡ, dân tộc Gia Rai làm nghề trồng trọt Đồng bào làm rẫy là chính Trên cánh đồng Ja Jun Hạ hay gần thành phổ Plâycu, đồng bào làm ruộng nước theo phương pháp dùng hai bò kéo, nhưng nhìn chung nông nghiệp cuốc vẫn chiếm ưu thếtuyệt đối
Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân
Địa bàn cư trú:Gia Lai,Kon Tum, Đắk Lắk
Trang 3N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 3 | 21
Đất đai vùng người Gia Rai cư
trú được chia thành hai loại: đất
chưa canh tác, được gọi bằng các
thuật ngữ: đê, tná, lon và đất đã
canh tác gọi là hma, bao gồm cả
đất rẫy, đất ruộng và vườn Đất
canh tác được chia thành nhiều
loại khác nhau: Rẩy đa canh, rẫy
chuyên canh lúa, ruộng nước sơ
khai
Rẩy đa canh(hma mnaĩ) là những
khoảnh đất trồng trọt ở trạng thái nửa vườn, nửa rẫy, thuộc quyền sở hữu của từng gia đình Trên khoảnh đất đó người ta đã trồng các loại cây: chuối, mít, dứa,
đu đủ, mía, rau xanh, cà, tỏi, hành, bầu, bí, vừng, lạc, khoai lang, mạch, ý dĩ, sắn,
kê chân vịt Ở vùng huyện lỵ A Jun Pa người ta còn trồng bắp, lúa xen bắp
Rẫy chuyên canh lúa (hma rưng hma rỏ) là những khoảnh rẫy thuộc loại hình canh tác theo phương pháp phát đốt, chọc lỗ, tra hạt như nhiều dân tộc sinh sống
ở miền núi khác Việc làm rẫy được tiến hành theo hai cách, tùy thuộc vào từng mảnh rẫy cụ thể Có mảnh rẫy chỉ
trồng một vụ - hma tná, sau đó bỏ
hóa 8-12 năm - hma ksor Có
những mảnh được canh tác liên tục
nhiều vụ - hma pủh hay hma đir Để tiến hành sản xuất, người ta không chỉ phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt, mà quan trọng hơn đối với loại rẫy này là phải cuốc đất trước Các hma rưng đều là đất tư hữu và là đất chủ yếu dành cho sản xuất lương thực Ở trên cao nguyên Plâycu, loại rẫy này chuyên đế trồng lúa
Ruộng nước sơ khai (hma đnao) là ruộng được khai phá từ các đầm lầy, quanh năm có nước Hma ia là ruộng được tạo ra bởi những mảnh rẫy lâu năm trên vùng đẩt trũng, bình thường không có nước, mưa xuống nước đọng thành vũng, việc canh tác mới tiến hành được Trong truyền thong cả hai loại hna đều dùng cuốc
để xới và sục bùn Mãi sau này ở một số nơi mới dùng cày, dùng sức kéo
Đồng bào dân tộc Gia Rai được hướng dẫn chăm sóc lúa
Trang 4N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 4 | 21
Người Gia Rai trước đây chủ yếu dùng cuốc trong canh tác rẫy Cuốc truyền thống có nhiều loại và việc sứ dụng cuốc phải thích hợp với từng loại đất thì năng suất lao động mới cao Trên mảnh rừng thường có nhiều đá, gốc cây người ta hay sử dụng loại cuốc cầm một tay, lưỡi cuốc dài (20cm), hẹp bản (6cm) Neu nhu cầu xới đất không sâu, người ta hay dùng loại cuốc nhỏ bản, cầm một tay (chông) Làm cỏ trên nương có độ dốc cao thì dùng cuốc knor Cào cỏ thì dùng hsar - một loại công cụ giống như cuốc, nhưng bằng gỗ, nhỏ, có ba chạc, cầm một tay Ngày nay, vùng người Gia Rai sử dụng nhiều cuốc bàn săt {chong, achong) trên các loại rẫy, vườn và ruộng Dao (1'bóc, tga), rìu (giông) được đồng bào Gia Rai sử dụng làm công cụ chặt phát rừng làm rẫy Việc chọc lỗ gieo hạt ở đồng bào Gia Rai về cơ bản vẫn tuân theo tập quán, nam cầm hai gậy đi trước chọc lồ,
nữ đi theo sau, lấy hạt giống từ trong ống nứa ra tay bỏ vào các lỗ
Người Gia Rai có nhiều giổng lúa khác nhau: giống lúa nương, giống lúa ruộng, giống lúa tẻ, giống lúa nếp Riêng lúa tẻ có hàng chục loại khác nhau
Dân tộc Gia Rai có nông lịch riêng Lịch của đồng bào tính theo mùa Tháng giêng được tính từ ngày có trận mưa đầu tiên Việc gieo hạt giống trên các hma được bẳt đâu tính từ sau trận mưa này Tháng này tương đương với tháng 4 dương lịch Tháng 12 lịch Gia Rai, tương đương với tháng 3 dương lịch gọi là b ản ning nông - tháng nghỉ ngơi và tổ chức các ngày lễ tôn giáo
2.2 Chăn nuôi
Đồng bào Gia Rai chăn nuôi khá nhiều
gia súc, gia cầm: trâu, bò, ngựa, voi, lợn,
gà, chó Con trâu có vị trí quan trọng
nhất trong chăn nuôi Trâu được sử dụng
trong nghi lễ tôn giáo, làm con vật hiến
sinh để cúng Jàng; trâu còn được dùng
làm vật ngang giá để trao đổi lấy những
đồ vật quý như chiêng, ché túc Trong
các loại chiêng, đồng bào thích nhất loại
chiêng của người Lào Có những chiếc
chiêng Lào trị giá từ 15 đến 20 con trâu; ché túc có loại phải đổi đến 30 con trâu
Trang 5N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 5 | 21
một nô chỉ có thể đổi được khoảng 1 đển 15 con trâu Hầu như gia đình nào cũng nuôi vài ba con bò Ở Ja Jun Hạ, bò thường được nuôi nhiều hơn, bởi ở đây, bò được sử dụng làm sức kéo trong nông nghiệp Trước đây đồng bào Gia Rai cũng nuôi ngựa để phục vụ cho việc đi săn bò tót, làm vật trao đổi với thương lái từ Lào, Căm - pu - chia sang hoặc từ miền xuôi tới Ở Tây Nguyên, người Gia Rai không có kỹ thuật săn bắt voi rừng, thuần dưỡng; voi hoang dã, nhưng đồng bào chú trọng đến việc nuôi voi để làm phương tiện đi lại, thồ hàng, kéo gỗ Những con voi đến từ vùng cao nguyên Bô Ịô ven (nước Lào - đất nước triệu voi) hoặc từ Bản Đôn (tỉnh Đẳc Lắc) Đồng bào thưòng đóng góp rồi cử người đi mua voi đã được thuần dưỡng về nuôi Ngoài những con vật nuôi như trâu, bò, ngựa, voi, đồng bào Gia Rai cũng như các dân tộc khác còn nuôi lợn, dê, gà phục vụ cho cúng Jàng và ăn thịt Nhũng con vật này nuôi theo phương thức, sáng cho ăn một bữa rồi thả rông cả ngày, chiều tối cho ăn một bữa trước khi vào chuồng nhốt cả đêm Do vị trí của con gà trong cúng bái, một số làng ngày nay vần giữ tục lệ
“dựng chuồng gà” Theo tục lệ này, chuồng gà phải được dựng ngay sau khi dựng nhà mới, dựng thống nhất cùng một kiểu, cùng một hướng với các chuồng gà khác trong làng
Đối với đồng bào ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào Gia Rai nói riêng, săn bắn có vị trí quan trọng trong đời sống Phương thức săn bắn của đồng bào là săn
cá nhân, săn tập thể, săn dùng ngựa và đánh bẫy Công cụ đế săn cá nhân chủ yếu
là dùng chiếc nỏ Người ta đi rình vào lúc chập choạng tối, ngồi im phục kích ở một điêm nào đó, theo kinh nghiệm, có thể có những con thú đến ngủ đêm , hoặc
có những con thú chuẩn bị mò ra đi ăn đêm Khi rình gặp những con thú như vậy,
Trang 6N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 6 | 21
người ta dùng nỏ bắn Đồng bào tổ chức săn tập thể đối với những con vật to, hung dừ như: bò tót, voi, hổ, báo, tê giác Bò tót là con vật săn được đồng bào chú ý Người ta thường cưỡi ngựa đi săn bò tót, dùng lao phóng, hoặc lùa bò tót xuống vực, lùa vào chỗ vây sẵn để tiêu diệt chúng
Đánh cá cũng góp phần cải thiện đời sống của đồng bào Những làng cư trú ở ven sông, suối thường đánh cá, ruốc cá vào mùa khô Công việc n ày bổ sung nguồn thức ăn cho những người sinh sống gần sông nước
2.4 Ngành nghề thủ công
Với nền kinh tể tự cấp, tự túc, ngành nghề thủ công luôn là một bộ phận của kinh
tế người Gia Rai Ngành nghề thủ công phổ biến là nghề dệt, nghề mộc, nghề đan lát
Nghề dệt ở dân tộc Gia Rai
khá đặc sắc Người ta trồng
bông, đôi nơi còn dùng cả
cây lanh hoang dại để làm
sợi Ở Tây Nguyên nói
chung và dân tộc Gia Rai
nói riêng, phụ nữ không dệt
bằng khung cửi Họ giăng
sợi thành một vòng khép
kín qua một chiếc go rồi lấy
hai đoạn cây căng ra ở hai
đầu sợi Khi dệt họ lẩy một
đoạn cây buộc qua lưng
người dệt, còn đoạn kia buộc
vào một cây cột để cho mặt sợi căng và thẳng, tạo thành mặt bằng hình “khung dệt” Chị em không dùng thoi để dệt mà dùng suốt chỉ đề dệt sợi ngang Kiểu khung dệt và kỹ thuật dệt này được các nhà dân tộc học gọi là kiểu dệt
“Indonesia” Tuy khung dệt và kỹ thuật dệt thô sơ, nhưng phụ n ữ Gia Rai đã dệt được những tấm vải với khổ rộng từ nhỏ (20cm) đến khổ lớn (90cm) Khổ r ộng của vải dệt thủ công của các dân tộc khác có khung dệt cố định, chắc chắn thường
Nghề dệt của phụ nữ Gia Rai
Trang 7N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 7 | 21
chí rộng trên dưới 40cm Sản phẩm dệt chủ yểu là những tấm mền để đắp, để khoác, những tẩm vải dùng làm váy, khố, áo nam nữ Một số trường hợp sản phẩm dệt được đem trao đổi, bán ra thị trường
Chị em phụ nữ dân tộc Gia Rai thông thường thực hiện các mô típ hoa văn bằng phương pháp dùng chỉ đan như dệt thảm len, do vậy dễ tạo ra các hoa văn tùy ý như: hoa văn mô tả sinh hoạt con người, hình những con giốn g, hoa văn mô tả phong cảnh đất nước và hình chân dung lãnh tụ
Nghề mộc ở người Gia Rai khá phát triển, chủ yếu là làm nhà ở, nhà rông, chuồng trại gia súc Họ sử dụng những cây tự nhiên để làm nhà, chưa có kỹ thuật cưa, xẻ, đục bào
Nghề đan lát là nghề phổ biến trong từng gia đình Họ đan nhiều nhất là gùi Gùi
là sản phẩm khá nổi tiếng của người Gia Rai Có nhiều loại gùi được đan và sử dụng vào các mục đích khác nhau Ngoài việc dùng gùi làm phương tiện vận chuyển, gùi còn được sử dụng để chứa quần áo, đồ trang sức Những chiếc gùi đẹp trên lưng các cô gái là vật trang điểm thêm vẻ duyên dáng, nhưng người làm
ra chiếc gùi đó lại là nam giới Nam giới đến tuổi trưởng thành, có tài nghệ trong đan gùi được coi là một chuẩn mực về khả năng lao động Người Gia Rai cũng có nghề rèn không phát triển như ở dân tộc Xơ Đăng, nhưng cũng có thể tự túc được công cụ sản xuất cần thiêt
2.5 Trao đổi, mua bán
Tuy nền kinh tế mang tính chất tự cấp tự túc, nhưng ở một số nơi, người Gia Rai
đã tham gia hoạt động trao đối mua bán Họ dùng trâu, bò làm vật ngang giá đổi lấy cồng, chiêng, ché Những vật có giá trị đó họ thường đôi với thương lái người Lào hoặc Cam -pu - chia
Trang 8N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 8 | 21
3 Văn hoá truyền thống
3.1 Làng (buôn, plây)
Làng là đơn vị cư trú của
dân tộc Gia Rai Mỗi làng
có địa vực cư trú riêng
Ranh giới của địa vực cư
trú đó có thê là chỗ ngoặt
trên con đường, hoặc là
một cây cổ thụ, cũng có
thể là con suối Ranh giới
này không được ghi thành
văn bản, mà chỉ là những
quy ước truyền miệng,
nhưng mọi dân đều biết, dân làng công nhận, truyền từ đời này đến đời khác Đất của làng thường có hai loại: đất tư của từng gia đình và đất công của cả làng Đất tư của gia đình là đất khai phá thành nương của gia đình, đất làm nhà ở, làm chuồng trại chăn nuôi, làm nhà kho ; đất công của làng là đất rừng thuộc địa giới của làng nhưng chưa ai khai phá làm nương Đất công của làng thường là rừng chưa khai phá, cho nên mọi dân làng đều có quyền tự do vào rừng đó để thu hái lâm thổ sản, tự do lấy gỗ về làm nhà ở, làm nhà kho, làm chuồng trại gia súc Luật tục đã quy định người làng này không được vào rừng làng khác để thu hái lâm thô sản Mỗi làng đều có tên Tên làng thường gắn với tên dòng nước Trong làng thường có một, hai dòng họ cùng sinh sống làm ăn
Việc dựng làng mới đối với đồng bào Gia Rai phải tuân theo một quy trình thống nhất Đầu tiên, người ta tiến hành nghi thức bói tìm đất Sau đó dân làng tổ chức dựng lều ở tạm; ăn, uống, hò reo, múa chiêng ba ngày, ba đêm với ý tưởng là đánh thức thần đất dậy Già làng lấy 7 hạt gạo đặt lên trên mặt đất, rồi lấy bát úp lên những hạt gạo đó để bói Sau
ba ngày đêm, nếu 7 hạt gạo còn nguyên là được thần đất (jàng lon) chấp thuận Ngược lại nếu không đủ 7 hạt gạo nữa, có nghĩa là thần đất không chấp thuận, phải đi tìm nơi khác Khi bói được đất dựng làng, thường vị đứng đầu làng dựng nhà trước, sau đó lần lượt các gia đình dựng nhà theo hướng dẫn của chủ làng
Trang 9N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t - P a g e 9 | 21
Làng truyền thống của dân tộc Gia Rai thường được dựng theo hướng nhất định Làng dù
to (hàng trăm gia đình) hay nhỏ (vài chục gia đình) đều có cửa chính quay về hướng bắc
Đó cũng chính là hướng của làng Ngày nay, các làng mới phát triển, không tuân thủ sự định hướng trên mà đồng bào dựng làng theo kiểu đường phố Làng truyền thống có nhà rông ở giữa làng Nhà rông của dân tộc Gia Rai nhỏ hơn nhà rông của dân tộc Ba Na và
Xơ Đăng Tuy nhiên nhóm Chor cũng thuộc dân tộc Gia Rai nhưng lại không có nhà rông
Ở các làng Gia Rai có phun pô bút (tạm dịch là Hội đồng già làng) Phun pô bút bao gồm những đàn ông từ khoảng 40 tuổi trở lên Những người này đều là các chủ nóc nhà, được làng lựa chọn vào phun pô bút theo tiêu chuẩn: nói năng hoạt bát, giao thiệp rộng, biết thu xếp công việc, làm ăn khá giả, thông hiểu phong tục tập quán, hiếu lễ nghi tôn giáo, giàu kinh nghiệm sản xuất, dũng cảm trong chiến đấu Phun pô bút cử ra người đứng đầu Cách cử người đứng đầu hoàn toàn mang ý nghĩa tôn giáo Tiên hành cử người đứng đầu làng như sau: mỗi người trong Hội đồng lấy một hạt gạo bỏ xuống một cái hố đào trên mặt đất, rồi gọi thần đến Họ cùng nhau ngồi quan sát những hạt gạo trong hổ đó, nếu con kiến (được hiểu là của thần) bò đến cắn vào hạt gạo nào trước (đồng nghĩa là thần đã ưng thuận) thì người đó sẽ là chủ làng Chủ làng là người đứng đầu làng, được gọi với cái tên là: tha plơi, pô pủt hay pô bôn (già làng, chủ làng) Thời Pháp thuộc chủ làng được gọi là khoa plơỉ
Theo truyền thống, khoa plơi đại diện dân làng chủ trì điều hành các công việc chung của toàn làng như: dời làng, dựng nhà cho từng gia đình, đặt tên làng, tiếp khách, tổ chức các
lễ nghi tôn giáo, hội hè, vui chơi, cứu trợ các gia đình khó khăn, neo đơn, nghèo túng Trong sản xuất, người Gia Rai có tập quán a nham (bỏ của giúp công) Người chủ rẫy thường đặt ché rượu cần, mời dân làng đến uống, xin được giúp công để làm cho xong những khâu công việc cần kíp như: phát rừng, cuốc đất, gieo hạt, thu hoạch Thực tiễn cuộc sống của dân làng, trong chừng mực cần thiết, chính các già làng, nhất là khoa plơi
đã lợi dụng của mình, tổ chức các cuộc a nham huy động nhiều nhân công tham gia lao động sản xuất cho chính gia đình mình, khai phá thêm ruộng rẫy mới Nhờ vậy họ trở nên giàu có hơn người
Trang 10Trong xã hội người Gia Rai đã xuất hiện những tổ chức mang tính quan hệ láng giềng có tên gọi là tơ ring Tơ ring có thể do một làng gốc phát triển thành các làng lân cận Theo tập quán họ vẫn gọi nhau như người trong một làng Trong quan hệ láng giềng đã xuất hiện một Hội đồng; những
người đứng đầu làng - Pô giơ
mun bing khoa pỉơi Hội
đồng này có một người đứng
đầu là Khoa tơ ring Khi thực
dân Pháp xâm lược, người
Pháp đã dựa vào các tơ ring
này để thành lập các đơn vị
hành chính Những đơn vị
hành chính đó tương đương
với một huyện hiện nay như:
tơ ring lăn chuh là huyện Ja