1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tổng quan dân tộc Ba Na (PDF,Word)

21 896 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,38 MB
File đính kèm Tổng Quan Dân Tộc Ba Na.zip (3 MB)

Nội dung

Tổng quan về dân tộc Ba Na, đặc điểm kinh tế và văn hoá truyền thống của dân tộc Ba Na.Tài liệu có hình minh hoạ đuợc tổng hợp từ các nguồn thu thập đuợc từ trên internet. Đuợc dung cho mục đích tham khảo và làm tài liệu cho các đề tài. Xin mời xem thêm phần mục lục để thấy rõ cấu trúc của tài liệu.

Trang 1

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 1 | 21

Tổng Quan Dân Tộc Ba Na

Mục Lục:

1 Vài Nét về Dân Tộc Ba Na 2

2 Kinh Tế Truyền Thống 3

2.1 Trồng Trọt 3

2.2 Chăn Nuôi 4

2.3 Khai thác tự nhiên 4

2.4 Ngành nghề thủ công 5

2.5 Trao đổi mua bán 6

3 Văn hoá truyền thống 6

3.1 Làng 6

3.2 Nhà ở 8

3.3 Y phục 10

3.4 Trang sức 11

3.5 Ẩm thực 12

3.6 Phương tiện vận chuyển 12

3.7 Ngôn ngữ 13

3.8 Tín ngưỡng tôn giáo 14

3.9 Lễ hội 17

3.10 Tục lệ cưới xin 18

3.11 Tập quán sinh đẻ và nuôi con 19

3.12 Tập quán tang ma 19

3.13 Văn nghệ dân gian 19

Trang 2

Dân số : 227.716 người (2009) Ngôn Ngữ:thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer

Tên gọi khác: Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông,

Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi Nhóm địa phương: Gơ Lar Tơ Lô, Giơ Lâng (Y Lăng), Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, Ala Công, Kpang Công, Bơ Nâm

Địa bàn cư trú: Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk ,Bình Thuận

Trang 3

Đồng bào cho rằng gieo trồng vào thời kỳ trăng lên, trăng tròn thì vụ mùa sẽ bội thu hơn Tuy nhiên chưa có lời giải thích về cách chọn thời kỳ gieo trồng này Vụ mùa kéo dài từ tháng 4 (dương lịch) khi bắt đầu mùa mưa, đến hết tháng 10 (dương lịch) hết mùa mưa Trong suốt thời gian cây lúa phát triển trên ruộng, trên nương, đồng bào Ba Na rất chú ý đến khâu chăm sóc, bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của muông thú; đồng bào rào kỹ xung quanh nương, đặt bẫy, treo các loại bù nhìn làm thú rừng sợ Ngoài ra đồng bào thường xuyên thăm nương, thậm chí làm chòi ngủ trên cây cao bên cạnh nương nhất là từ thời gian khi cây lúa trổ bông cho đến khi lúa chín Vào tháng 10 khi cây cối hoang dại bắt đầu tàn lụi, đồng bào cũng thu hoạch mùa màng Trong trồng trọt, ngoài trồng cây lúa

tẻ, đồng bào còn trồng lúa nếp và cây sắn (mì)

Trang 4

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 4 | 21

Kỹ thuật trồng trọt truyền thống còn thô sơ, dùng trâu quần làm đất; công cụ sản xuất chủ yếu là cuốc và xà gạc Sống ở trong rừng, cuộc sống nhờ vào rừng, còn rừng tốt thì còn cuộc sống tốt, thấu hiểu điều này, khi phát rừng làm nương rẫy, đồng bào Ba Na rất có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng: không làm rừng bị kiệt quệ bằng cách, khi đốt nương không

để xảy ra cháy rừng và thực hiện luân canh

Người Ba Na có nghề làm vườn khá phát triển Trong vườn, đồng bào thâm canh các loại cây như bông, chàm; các loại rau như bầu, bí, mướp, đậu đỗ, vừng, lạc, dưa; các cây ăn quả như chuối, đu đủ, mít, dứa và các loại cây gia vị Ngoài ra, người ta cũng thấy trên các mảnh vườn còn có mía, ngô, bo bo, kiều mạch, các loại kê, khoai sọ Nghề làm vườn đã tận dụng được thêm nguồn nhân lực (người trẻ, người già ở nhà), đồng thời góp phần tăng thu nhập cho gia đình

2.2 Chăn Nuôi

Đồng bào nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, dê, chó, gà, vịt, ngan Cũng như nhiều dân tộc ở Tây Nguyên khác, đối với đồng bào Ba Na con trâu được coi là tiêu chí đánh giá sự giàu nghèo Đồng bào chăn nuôi trâu, bò không nhằm mục đích phục vụ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, mà mục đích chính là để phục vụ nhu cầu cúng bái: cúng Yàng, và bán, ăn thịt hoặc dùng vào việc đổi chác lấy cồng, chiêng, ché, đồ trang sức Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm được thực hiện theo hình thức chăn thả Sáng thả gia súc đi vào rừng kiếm ăn, chiều lùa đàn trâu, bò về chuồng Đàn trâu bò từng gia đình thường đi ăn

cỏ với nhau Chủ đàn trâu, bò thường chỉ nhớ con đầu đàn, khi tìm được con đầu đàn là tìm được cả đàn trâu Dân tộc Ba Na ít nuôi voi

2.3 Khai thác tự nhiên

Ngoài sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), khai thác rừng và thu hái lâm thổ sản

là nguồn kinh tế quan trọng thứ hai của đồng bào Các loại cây trên rừng là đối tượng để đồng bào khai thác Dân tộc Ba Na lấy cây gỗ tốt ở trong rừng, loại gỗ chắc, không bị mối mọt ăn về làm nhà ở, nhà rông, làm công cụ sản xuất: cán cuốc, cán xà gạc, gậy chọc lỗ; cây rừng còn được dùng vào việc rào vườn, rào nương, làm cột đâm trâu, làm củi đun hàng ngày Sinh sống với rừng, đồng bào hiểu giá trị của các loại cây rừng: cây gỗ trầm hương, được khai thác, sử dụng phổ biến, một số loại cây rừng làm thảo dược Ngoài việc

sử dụng gỗ, rừng còn có nhiều hoa, quả, lá, củ có thể khai thác về làm thực phẩm

Hằng ngày, trẻ em và phụ nữ đi rừng kiểm củi, hái rau rừng, các loại măng, nấm, mộc nhĩ, Còn nam giới lại để tâm vào việc săn bắn các loài thú rừng Việc săn bắn bao giờ cũng được kết hợp bảo vệ mùa màng trên rẫy Trong săn bắn, đồng bào hay dùng bẫy, nỏ

Trang 5

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 5 | 21

tên tẩm thuốc độc Trên rẫy đồng bào hay làm bù nhìn, dùng tiếng nhạc nước, nhạc rừng

để xua đuổi các loại thú

2.4 Ngành nghề thủ công

Nghề thủ công là nghề mà tất cả mọi

dân tộc đều biết làm trong thời kỳ

kinh tế tự túc, tự cấp Với dân tộc Ba

Na một số nghề thủ công đáng chú ý

là nghề rèn, nghề dệt, nghề đan lát và

nghề mộc

Đồng bào làm công cụ sản xuất như

dao, cuốc, thậm chí trong kháng chiến

chống thực dân Pháp đồng bào còn rèn cả vũ khí thô sơ để đánh giặc Nghề dệt được chị

em phụ nữ thực hiện trong từng gia đình Họ dệt để cung cấp vải mặc cho cả gia đình Kỹ

thuật dệt còn thô sơ, chưa có khung cửi, nhưng đồng bào rất chú ý dệt hoa văn Hoa văn

là những đường thẳng bằng chỉ màu đỏ Nghề đan lát lại được cánh đàn ông quan tâm

đảm nhiệm Sản phẩm đan lát chính là những chiếc gùi đủ các loại to, nhỏ, gùi có cóc,

gùi không cóc Kỹ thuật đan gùi

đạt đỉnh cao của nghệ thuật đan

lát Gùi là phương tiện vận

chuyển của người Tây Nguyên

nói chung và của người Ba Na nói

riêng Hàng ngày lên nương đồng

bào mang sẵn gùi sau lưng để

đựng lúa hoặc các thứ thu hái

được từ rừng Ngoài đan gùi,

đồng bào Ba Na còn đan các loại

bồ, bịch để đựng thóc lúa Trình

độ nghề mộc của dân tộc Ba Na chưa thật cao, song họ tự làm nhà ở, nhà rông, đẽo tượng

nhà mồ, ghế dài (kpan) Những chiếc kpan to, dài, dày là tài sản quý giá của gia đình

Trang 6

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 6 | 21

2.5 Trao đổi mua bán

Việc trao đổi buôn bán ở đồng bào Ba Na ít phát triển Là những người nông dân, đồng bào tập trung công sức, thì giờ vào công việc chính của nhà nông là: trồng trọt, chăn nuôi Trao đổi hàng, mua bán hàng hóa thường được thực hiện vào mùa nông nhàn - mùa khô Việc buôn bán thực hiện theo công thức: người Ba Na tổ chức đoàn đi xuống vùng đồng bằng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi tìm mua cồng chiêng, chum ché, hoặc chờ có đoàn người Kinh (Việt), người Lào, Căm - pu - chia mang cồng, chiêng, nồi đồng, đồ trang sức đến vùng đồng bào cư trú, đổi lấy trâu, bò, ngà voi, các loại lâm thổ sản Cồng chiêng có nhiều loại, nhưng đồng bào Ba Na thích nhất là loại chiêng của người Lào, vì theo đồng bào chiêng của người Lào có pha chất bạc nên đánh vào chiêng, tiếng kêu vang

xa, ngân lâu trong núi rừng và vọng lại rất êm tai Một chiêng tốt, có đường kính khoảng l,5m có thể đổi đến 30 con trâu hoặc một con voi Ché cũng là báu vật trong gia đình, là nơi cư ngụ của thần linh bảo vệ, phù hộ cho sức khỏe và công ăn, việc làm của gia đình Giá trị của chiếc ché chủ yếu là ở sự “thiêng” của nó Một chiếc ché to cũng có thể phải đổi bằng 2-3 chục con trâu hoặc một con voi Thông thường người ta đôi một con gà lấy một con dao hoặc một lưỡi cuốc

3 Văn hoá truyền thống

Trang 7

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 7 | 21

của làng thường được chia thành hai loại: đất chung của cả làng và đất riêng của từng gia đình Đất chung gồm: đất rừng, sông suối cùng tất cả các sản vật trên rừng, dưới sông, suối đó, đường đi; đất riêng là đất đã được gia đình khai phá thành nương, ruộng Trong mỗi làng thường có hàng chục gia đình không cùng huyết thống sinh sống Ngoài nhà ở, trong mỗi gia đình còn có kho thóc riêng và

cả làng có một nhà rông chung Đồng bào làm kho thóc riêng tách khỏi nhà ở là

để tránh chuột phá hoại Kho thóc thường được dựng cao từ 2 - 3m cách mặt đất

và có giải pháp chống chuột leo theo cột, bò lên sàn kho ăn thóc Con chuột

không thể leo ngược dưới mặt sàn nhà Tận dụng điểm yếu này của chuột đồng bào ốp sát tre vào cột, không để khe hở cho chu ột chui lên và dưới mặt sàn được bưng kín Ngày nay đồng bào lấy tôn ốp vào đoạn cột sát sàn kho lả bảo đảm chuột không lên được kho thóc nữa

Việc đầu tiên quan trọng để dựng làng là phải chọn địa điểm Nơi được chọn dựng làng thường là có đất rộng, có nguồn nước thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt Điều được chú ý liên quan đến chọn đất dựng làng là thế phòng thủ của đất

để khi xuất hiện giặc giã, cướp bóc có lối tiến, thoái dễ dàng Với nhiều dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ba Na nói riêng, việc chọn đất dựng làng luôn kèm theo yểu tố tâm linh: chờ báo ứng của thần linh được điềm tốt mới dựng làng Khi làng không còn đủ điều kiện để ở: đất bạc màu, thiếu đất sản xuất, vi phạm luật tục, vi phạm thần linh thì đồng bào tổ chức dời làng Việc di dời làng được thực hiện theo nguyên tắc là không dời nhà, chỉ mang theo của cải, lương thực, gia súc Đến nơi ở mới cả làng dựng nhà rông, cúng thần làng (thổ công), làm lễ treo trống và treo hòn đá thiêng ở đầu nhà rông Tiếp đó đồng bào giúp nhau làm nhà ở, kho thóc

Trong xã hội truyền thống của dân tộc Ba Na, làng là một đơn vị xã hội, cho nên cần có cơ chế quản lý, có người đứng đầu làng để điều hành công việc Người đứng đầu làng là già làng - trưởng bản - người có tuổi cao, có uy tín trong dân làng, có kinh nghiệm sản xuất giỏi, có đạo đức chuẩn mực, thông thạo phong tục tập quán dân tộc, có lòng thương người Già làng - trưởng bản được dân làng suy tôn, song cũng có thể là cha truyền con nổi Công cụ để điều hành làng là luật tục Luật tục được hình thành từ lâu đời, được dân làng coi là chuẩn mực, mọi người phải tuân theo Luật tục không chỉ quy định những; điều cần làm đúng, mà còn quy định chể tài xử lý Ai vi phạm luật tục sẽ bị xử phạt nghiêm khắc Người đứng ra xử phạt chính là già làng - trưởng bản

Trang 8

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 8 | 21

Dân tộc Ba Na có tục kết nghĩa giữa hai hoặc nhiều làng với nhau Hai làng cư trú gần nhau, có thể kết nghĩa với nhau để bảo vệ nhau, giúp nhau đánh giặc khi chúng đến cướp phá

Dân tộc Ba Na có người con dũng cảm Đinh Núp - anh hùng lực lượng vũ trang

đã tập hợp bà con cùng rào làng chiến đấu đánh thắng thực dân Pháp

3.2 Nhà ở

Nhà ở của dân tộc Ba Na nói riêng

và đa số các dân tộc Tây Nguyên nói

chung là nhà sàn Kiểu nhà sàn ở đây

nhỏ và thấp so với nhà sàn của các

dân tộc miền núi phía Bắc Sàn nhà

chỉ cách mặt đất khoảng 0.8 - 1 m,

trâu bò không ở gầm sàn, người

không đi lại dưới gầm sàn được

Gầm sàn thường được sử dụng để

chứa củi đun Nhìn đông củi dưới

sầm sàn người ta đánh giá con gái

chủ nhà đó không chỉ chăm chỉ làm việc, mà còn nền nêp, biêt làm ăn Nguyên vật liệu lảm nhà là gỗ, tre (lồ ô) cỏ gianh Đây toàn là nguyên liệu tại chỗ, sẵn có ở trong rừng

Gỗ dùng làm cột nhà, tre dùng làm vách nhà và sàn nhà, cỏ gianh dùng để lợp nhà Việc chọn đất, chọn cây gỗ làm cột nhà, dựng nhà cần có một số thủ tục tâm linh: bẩm báo thần linh và cầu xin thần linh phù hộ cho gia đình được sinh sống yên ổn trên mảnh đất

đó

Mỗi ngôi nhà là nơi ở của một gia đình Gia đình của dân tộc Ba Na là gia đình nhỏ, được

tổ chức theo chế độ phụ hệ, phụ quyền Trong gia đình con cái sinh ra được tính theo dòng cha, cha có quyền cao nhất, quyết định mọi việc đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm về cuộc sống kinh tế của gia đình Người cha đại diện cho gia đình quyết định việc sản xuất, giao thiệp với dân làng, với khách buôn Người thừa kể tài sản là các con trai và cũng chính con trai là người đại diện cho gia đình ứng xử với họ hàng nội ngoại cùng việc chăm sóc phần tâm linh của gia đình Trong gia đình dân tộc Ba Na, mọi tài sản trong gia đình đều là của chung, mọi người cùng lao động và cùng hưởng thụ Ở gia đình dân tộc Ba Na người già và trẻ em là những đối tượng được mọi người tôn trọng, được

Trang 9

Dòng họ của dân tộc Ba Na có họ nội và họ ngoại Họ nội là họ bên cha, họ ngoại là họ bên mẹ Họ nội có bổn phận giúp nhau trong đời sống thường ngày và trong cuộc sống tâm linh; còn họ ngoại lại chú ý đến đời sống tâm linh, đến các nghi lễ liên quan đến cưới xin, ma chay nhiều hơn

Trang 10

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 10 | 21

Y Phục dân tộc Ba Na, Bình Định, 1970

3.3 Y phục

Y phục của dân tộc Ba Na do đồng bào tự túc

từ khâu trồng bông dệt vải đến khâu cắt may

Bộ y phục truyền thống của nam giới thường

có khố, áo, còn bộ y phục của nữ giới bao gồm

váy dài quá đầu gối, áo chui đầu (không xẻ

trước ngực), cài cúc trên vai Mầu nền y phục

là mầu chàm Hoa văn trên váy, áo, khố chủ

yếu là hoa văn dệt bằng chỉ đỏ, do đó mô típ

hoa văn là những đường chỉ đỏ thẳng nằm

ngang trên váy, áo phụ nữ Nhìn từ góc độ

công việc, đầu tư thì giờ thì chị em Ba Na

không mất nhiều thì giờ, công sức cho việc

thực hiện hoa văn trên y phục mà chủ yếu mất

công cài chỉ màu đỏ vào khung cửi cho đúng vị trí khi dệt vải

Trương Thị Hải Vân (SBD 59, dân tộc Ba Na), thí sinh Hoa Hậu Các Dân Tộc Việt Nam năm

2011

Trương Thị Hải Vân (SBD 59, dân tộc Ba

Na) Cuộc thị Hoa Hậu các dân tộc năm

2011

Trang 11

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 11 | 21

3.4 Trang sức

Trang sức của dân tộc Ba Na có khuyên tai, vòng tay, vòng chân Khuyên tai là đồ trang sức được chị em phụ nữ yêu thích Khuyên tai to, nặng, khi đeo kéo tai xệ xuống, cảm giác tai to ra, được đồng bào coi đó là đẹp Trong truyền thống đồng bào Ba Na còn có tục cà răng - cưa răng cửa hàm trên cụt ngang bằng lợi và nhuộm răng đen Việc cưa răng, nhuộm răng đen vừa là thẩm mỹ, vừa là tín ngưỡng tô tem giáo

Trang 12

N g u ồ n : t ổ n g h ợ p t ừ i n t e r n e t | P a g e 12 | 21

3.5 Ẩm thực

Ẩm thực của dân tộc Ba Na có nhiều nét chung

với các dân tộc Tây Nguyên Đồng bào thích ăn

cơm tẻ, thức ăn thường là rau xanh Trong các

dịp lễ tiết, lễ hội, lúc nào cũng có thịt lợn, gà,

trâu Món ăn được đồng bào ưa thích là món

thịt trâu băm nhỏ trộn muối, ớt, nhồi trong ổng

lồ ô (nứa) để vài ba ngày sau, đem ra ăn với

cơm Món canh được sử dụng nhiều là canh lá

sắn non Canh còn được nấu từ nhiều loại rau rừng khác nhau Đồng bào Ba Na uống rượu cần Cách uống rượu cần của họ cũng như

nhiều dân tộc ở Tây Nguyên khác là mỗi ché

rượu chỉ để một cần và uổng từng người một,

quay vòng tròn theo vị trí chỗ ngồi trong cuộc

vui Mồi người đến lượt uổng, tay cầm cần và

miệng kể chuyện vui cười Càng kể được nhiều

chuyện hài hước mới, gây được nhiều tiếng cười

vui, càng được khen giỏi, có duyên uống rượu

cần

3.6 Phương tiện vận chuyển

Cư dân miền núi nói chung và người dân tộc Ba Na

nói riêng chọn cách vận chuyển hàng bàng cách dùng

chiếc gùi đeo trên lưng Một số dân tộc ở Tây Nguyên

còn dùng voi để thồ hàng, kéo gỗ Chiếc gùi được đan

bằng nan lồ ô (tre) Gùi có nhiều loại to nhỏ khác

nhau, loại to dùng cho người lớn, loại nhỏ dùng cho

trẻ nhỏ Người đi làm, ra khỏi cửa lúc nào cũng đeo

chiếc gùi sau lưng Tính hợp lý của chiếc gùi là thích

hợp với việc đi lại nơi miền núi có nhiều cây hoang

dại có thể thu hái về làm rau ăn được Khi đeo gùi đôi

tay được giải phóng, tiện cho việc nhặt rau cỏ, hoa quả

trên rừng rồi bỏ vào gùi ở trên lưng mang vê nhà sử

dụng Chiếc gùi gắn với cuộc sống thường ngày của

con người, cho nên ngoài giá trị sử dụng nó còn giá trị

Chiếc Gùi Nấu cơm lam từ thứ gạo ngon nhất, gạo kon Mâm cơm giản dị của người Ba Na

Ngày đăng: 04/05/2016, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w