Chương 1: Lý luận cơ bản về các khoản nợ phải thu và kiểm toán các khoản nợ phải thu trong kiểm toán BCTC Chương 2: Thực trạng kiểm toán các khoản nợ phải thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện Chương 3: Nhận xét và một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình của đơn vị thực tập
Sinh viên
Nguyễn Thị Việt Hồng
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC vii
LỜI MỞ ĐẦU 9
Trang 3Chương 1:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH 11
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU 11
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến các khoản phải thu 11
1.1.2 Phân loại các khoản phải thu 11
1.1.3 Nguyên tắc, tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán các khoản phải thu 13
1.1.4 Một số quy định về trích lập và sử dụng dự phòng nợ phải thu khó đòi 16
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC 19
1.2.1 Tầm quan trọng của kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán BCTC 19
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu 20
1.2.3 Căn cứ kiểm toán (nguồn tài liệu) để kiểm toán các khoản phải thu…… 21
1.2.4 Quá trình kiểm soát nội bộ và khảo sát kiểm soát nội bộ các khoản nợ phải thu 22
1.2.5 Những sai phạm thường gặp trong kiểm toán các khoản phải thu .23 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC 24
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 24
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 37
1.3.3 Kết thúc kiểm toán 44
Chương 2:THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 46
Trang 42.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC .46
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC 46
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý 48
2.1.3 Các dịch vụ do công ty cung cấp 49
2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC tại công ty 50
2.2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 51
2.2.1 Giới thiệu công ty khách hàng 51
2.2.2 Quy trình kiểm toán các khoản nợ phải thu trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện 54
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 112
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 112
3.1.1 Những ưu điểm trong tổ chức công tác kiểm toán tại AASC 112
3.1.2 Những ưu điểm trong quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện 114
3.1.3 Những hạn chế còn tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện 116
3.2 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 121
3.2.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC… 121
Trang 53.2.2 Cơ sở kiến nghị 122
3.2.3 Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện 123
KẾT LUẬN 128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 130
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 131
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
Bảng 1.1: Bảng tìm hiểu môi trường kiểm soát, nhận diện các rủi ro kiểm
soát thông qua HTKSNB 30
Bảng 1.2: Bảng đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng 34
Bảng 1.3: Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản phải thu 41
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 49
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 51
Bảng 2.1: Bảng đánh giá về khách hàng XYZ 55
Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ tình hình tài chính của công ty XYZ 61
Bảng 2.3: Biểu tính mức trọng yếu BCTC của công ty XYZ 62
Bảng 2.4: Bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng của công ty XYZ 65
Bảng 2.5: Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty XYZ 66
Bảng 2.6: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện của công ty XYZ 67
Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 68
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp số liệu khoản mục phải thu khách hàng công ty XYZ 74
Bảng 2.9: Bảng phân tích khoản mục phải thu khách hàng công ty XYZ 75 Bảng 2.10: Bảng phân tích tuổi nợ khoản mục phải thu khách hàng công ty XYZ 77
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp đối ứng khoản mục phải thu khách hàng công ty XYZ 78
Bảng 2.12: Trích GTLV của KTV kiểm tra số dư khoản mục phải thu khách hàng công ty XYZ 80
Bảng 2.13: Mẫu giấy xác nhận công nợ công ty XYZ 84
Trang 7Bảng 2.14:Trích GTLV của KTV kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khách hàng công ty XYZ 85 Bảng 2.15: Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng công ty XYZ 88 Bảng 2.16: Chương trình kiểm toán công nợ nội bộ 89 Bảng 2.17: Bảng tổng hợp số liệu khoản mục phải thu nội bộ công ty XYZ 93 Bảng 2.18: Bảng tổng hợp đối ứng khoản mục phải thu nội bộ công ty XYZ 94 Bảng 2.19: Trích GTLV của KTV kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu nội bộ công ty XYZ 95 Bảng 2.20: Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục phải thu nội bộ công
ty XYZ 98 Bảng 2.21: Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khác của công ty AASC 99 Bảng 2.22: Bảng tổng hợp số liệu khoản mục phải thu khác công ty XYZ… 106 Bảng 2.23: Bảng tổng hợp đối ứng khoản mục phải thu khác công ty XYZ 107 Bảng 2.24:Trích GTLV của KTV kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu khác công ty XYZ 107 Bảng 2.25: Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục phải thu khác 110
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và thế giới, tình hìnhcạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt Các mối quan hệ giao thươngmua bán được mở rộng nhanh chóng, nhu cầu vốn lớn, do đó các doanh nghiệp khôngngừng tìm các nguồn vốn và tìm cách giảm chi phí huy động vốn Một trong các cách
đó là chiếm dụng vốn Mặt khác, một doanh nghiệp muốn tạo các ưu thế cạnh tranhtrong tiêu thụ sản phẩm so với các đối thủ của mình cũng mở rộng chính sách tíndụng, đẩy mạnh bán chịu, bán trả góp… các yếu tố này đã góp phần tác động làm chocác khoản phải thu của doanh nghiệp ngày các lớn về số lượng, quy mô, tỷ trọng cáckhoản nợ phải thu ngày càng cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởngkhông nhỏ đến các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính
Trong khi đó, nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin ngày càng lớn, đòihỏi các thông tin tài chính của doanh nghiệp phải trung thực, minh bạch, giúp các đốitượng liên quan có được cái nhìn đúng đắn về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp
và đưa ra các quyết định hợp lý Bên cạnh đó, thông tin trung thực cũng giúp chodoanh nghiệp gia tăng được niềm tin và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, tạothuận lợi hơn trong quá trình huy động vốn trên thị trường Vì vậy, việc kiểm toánBCTC nói chung và kiểm toán các khoản phải thu nói riêng đã trở thành một trongnhững nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp Việc kiểm toán ở đây không những nhằmphát hiện ra những sai phạm, yếu kém trong công tác kế toán, hệ thống kiểm soát nộibộ… mà còn đưa ra những kiến nghị giúp Ban lãnh đạo doanh nghiệp có những quyếtđịnh phù hợp kịp thời trong công tác quản lý, tránh được những rủi ro trong công tácquản lý đồng thời còn đem lại lòng tin cho các đối tác của doanh nghiệp, nâng cao vịthế doanh nghiệp trên thị trường
Nhận thức được các vấn đề trên, trong quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do
Công ty TNNH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện”.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tiếp cận lý luận về kiểm toán BCTC nóichung cũng như kiểm toán khoản mục phải thu nói riêng, mô tả thực tế kiểm toán
Trang 9khoản mục phải thu do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện, từ đó đưa
ra giải pháp nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục phải thu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm toán các khoản nợ phải thutrong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các file tài liệu, các chương trình kiểmtoán, hồ sơ kiểm toán BCTC của công ty TNHH kiểm toán AASC kết hợp với nhữngtìm tòi quan sát qua kiểm toán thực tế tại khách hàng
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ,chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam đi sâu tiếp cận những lý luận cơ bản về kiểmtoán khoản mục Nợ phải thu trên BCTC Sử dụng phương pháp thống kê, chọn mẫuphân tích và phương pháp logic để xem xét thức tế quy trình kiểm toán khoản mục Nợphải thu do Công ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC thực hiện
Khoá luận tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận cơ bản về các khoản nợ phải thu và kiểm toán các khoản nợ phải thu trong kiểm toán BCTC
Chương 2: Thực trạng kiểm toán các khoản nợ phải thu trong kiểm toán BCTC
do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
Chương 3: Nhận xét và một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ phải thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện
Trang 10Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến các khoản phải thu
Các khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong vàbên ngoải doanh nghiệp về sổ tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các sản phẩmhàng hóa khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp
Các khoản phải thu thực chất là một bộ phận vốn của đơn vị đang bị các cá nhân,
tổ chức bên trong (nhân viên, cán bộ trong đơn vị trực thuộc, công ty con, chinhánh…) hoặc bên ngoài đơn vị ( khách hàng, nhà cung cấp vật tư, hàng hóa…)chiếm dụng Quy mô, tính chất các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinhdoanh khác nhau cũng như chính sách bán hàng của doanh nghiệp đó trong từng thời
kỳ Ví dụ như doanh nghiệp chuyên bán buôn thì sẽ có quy mô các khoản phải thu lớnhơn so với doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng đểchiếm lĩnh thị phần thường mở rộng chính sách tín dụng với khách hàng sẽ có cáckhoản phải thu lớn hơn so với doanh nghiệp trong thời kỳ duy trì,ổn định thị phần.Thông thường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng mở rộng thì quy mô cáckhoản phải thu càng tăng lên
Các khoản phải thu là một bộ phận tài sản của đơn vị, được trình bày bên phầntài sản trên bảng cân đối kế toán
1.1.2 Phân loại các khoản phải thu
1.1.2.1 Theo đối tượng
Căn cứ theo đối tượng, các khoản phải thu được chia ra thành: Phải thu kháchhàng, phải thu nội bộ và phải thu khác
Phải thu khách hàng
- Phải thu khách hàng là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàngphát sinh chủ yếu trong quá trình bán sản phẩm, vật tư, hàng hóa, cung cấp lao vụ,dịch vụ, bàn giao thanh toán khối lượng thi công mà khách hàng đã nhận của doanhnghiệp nhưng chưa thanh toán tiền
Trang 11- Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp vềmua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư.
Phải thu nội bộ
- Phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới,giữa các đơn vị cấp dưới với nhau trong đó đơn vị cấp trên là doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh, đơn vị cấp dưới là các đơn vị thành viên phụ thuộc có tổ chức công tác kếtoán riêng
- Đối tượng phải thu là đơn vị cấp trên, hoặc đơn vị cấp dưới trong quan hệthanh toán nội bộ
- Các khoản phải thu do đơn vị cho vay, mượn vật tư, tiền vốn tạm thời
- Giá trị các tài sản thiếu đã phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân,còn chờ xử lý
- Các khoản phải thu ở công nhân viên về tiền nhà, tiền điện, nước, bảo hiểm y tế
mà người lao động phải đóng góp, phải thu hộ người lao động cho tòa án và các ándân sự, thu khác như phí, lệ phí
- Các khoản chi phí đã chi vào hoạt động sự nghiệp, chi đầu tư XDCB, chi chosản xuất kinh doanh nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải thuhồi chờ xử lý
1.1.2.2 Theo thời gian
Phải thu ngắn hạn
- Là các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội
bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tạithời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu
kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi)
Phải thu dài hạn
Trang 12- Là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, cáckhoản phải thu dài hạn khác và số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc,tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc trên mộtchu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi)
Thông thường các doanh nghiệp áp dụng đồng thời 2 cách phân loại trên Việcphân loại các khoản nợ phải thu có vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý, thuhồi nợ cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp
1.1.3 Nguyên tắc, tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán các khoản phải thu
1.1.3.1 Nguyên tắc
- Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng khoản nợ phải thu theo từng đốitượng, từng lần thanh toán Kế toán phải theo dõi chặt từng khoản nợ phải thu vàthường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc
nợ nần dây dưa, khê đọng
- Những khách nợ có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thìđịnh kỳ hoặc cuối tháng kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từngkhoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ Nếu cần có thể yêu cầu khách hàngxác nhận số nợ phải thu bằng văn bản
- Các khách hàng không thanh toán các khoản nợ phải thu cho doanh nghiệpbằng tiền mặt, bằng séc mà thanh toán bằng hàng (trường hợp hàng đổi hàng) hoặc
bù trừ giữa nợ phải thu với nợ phải trả hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ cácchứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan, như: Biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừcông nợ, biên bản xoá nợ kèm theo các bằng chứng xác đáng về số nợ thất thu
- Trong báo cáo tài chính, chỉ tiêu tài sản lưu động phản ánh các khoản phải thuđược thể hiện theo giá trị thuần (theo số tiền dự kiến thực tế sẽ thu được từ các khoảnphải thu) do đó, trong nhóm tài khoản này phải thiết lập một tài khoản “Dự phòngphải thu khó đòi” để tính khoản lỗ dự kiến về khoản phải thu khó đòi có thể không đòiđược tương lai nhằm phản ánh giá trị thuần của các khoản phải thu
- Phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu nhận bằng văn bản đối với các khoản nợtồn đọng lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòngphải thu khó đòi về các khoản nợ phải thu này
Trang 13- Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ với từngkhách nợ, từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên Có trong trường hợpnhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu.Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, khi tính toán các chỉ tiêu phải thu, phải trảcho phép lấy số dư chi tiết của các đối tượng nợ phải thu để lên hai chỉ tiêu bên “Tàisản” và bên ”Nguồn vốn” của Bảng Cân đối kế toán.
1.1.3.2 Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán các khoản nợ phải thu
Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toáncác khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hànghoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ Tài khoản này cũng được dùng để phảnánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượngcông tác XDCB đã hoàn thành
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng
có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không
có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng
Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhậntrước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đốitượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượngphải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”
Trang 14 Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán cáckhoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc,hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lậptrong Tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản màdoanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp chocấp dưới
Kết cấu
Bên Nợ:
- Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới (bao gồm vốn cấp trực tiếp vàcấp bằng các phương thức khác);
- Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới;
- Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp;
- Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống;
- Số tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị cấp trên, cấpdưới, giữa các đơn vị nội bộ
Bên Có:
- Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên;
- Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng;
- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;
- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng
Số dư bên Nợ: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ
Tài khoản 138 – Phải thu khác
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phảnánh ở các Tài khoản phải thu (131, 133, 136) và tình hình thanh toán về các khoảnphải thu này
Kết cấu
Bên Nợ:
- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;
Trang 15- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xácđịnh rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;
- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nước;
- Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tàichính;
- Các khoản nợ phải thu khác
Bên Có:
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghitrong biên bản xử lý;
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hoá công ty nhà nước;
- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác
Số dư bên Nợ: Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được
1.1.4 Một số quy định về trích lập và sử dụng dự phòng nợ phải thu khó đòi
1.1.4.1 Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toánnăm Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chínhkhác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thờiđiểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáotài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báocáo tài chính giữa niên độ
1.1.4.2 Đối tượng và điều kiện
Đối tượng là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiềncòn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết
nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lýnhư một khoản tổn thất
Trang 16- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay
nợ hoặc các cam kết nợ khác
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty,doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sảnhoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan phápluật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết
1.1.4.3 Phương pháp trích lập
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn củacác khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theocác chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vàotình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bịcác cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổnghợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạchtoán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp
1.1.4.4 Xử lý các khoản dự phòng
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập
dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng
số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khóđòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênhlệch;
Trang 17- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khóđòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanhnghiệp.
1.1.4.5 Xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanhnghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối vớidoanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của
cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơquan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việcdoanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối vớingười nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đãmất tích nhưng không có khả năng trả nợ
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốnhoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương vềviệc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả
b) Xử lý tài chính:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa
nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hạiđền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theoquyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…)
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sửdụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp,phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phảitheo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong
Trang 18thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục cócác biện pháp để thu hồi nợ Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chiphí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập
hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp Trong đó ghi rõ giá trị củatừng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đãtrừ đi các khoản thu hồi được)
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biênbản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh
tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tàiliệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liênquan
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thờiđiểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanhnghiệp
d) Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồngthành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc(đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặcchủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quanđến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được vàchịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biệnpháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THUTRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.2.1 Tầm quan trọng của kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán BCTC
Trong phần tài sản của doanh nghiệp thì nợ phải thu là một khoản mục quantrọng, liên quan đến nhiều khoản mục khác trên BCTC
Trang 19Trên giác độ của nhà quản lý doanh nghiệp, nợ phải thu có ảnh hưởng khá nhạycảm và trực tiếp đến khả năng thanh toán cũng như sức mạnh tài chính của doanhnghiệp Doanh nghiệp càng phát triển, các giao dịch mua bán, các nghiệp vụ trao đổivới các chủ thể kinh tế khác sẽ mở rộng hơn, cùng với đó các khoản phải thu sẽ ngàycàng chiếm tỷ trọng lớn hơn, việc quản lý và thu hồi chúng cũng trở nên phức tạphơn Vì vậy, một trong những mối quan tâm lớn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp làlàm sao có thể theo dõi và quản lý tốt các khoản phải thu nhằm hạn chế thấp nhấtnhững rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp như bị khách hàng chiếm dụng vốn làmgiảm vòng quay vốn, tăng chi phí tài chính, bị nhân viên lợi dụng vốn vào mục đích cánhân…
Mặt khác, trên giác độ của các bên liên quan đến doanh nghiệp, nợ phải thu cũng
là một trong những khoản mục dễ xảy ra gian lận, sai sót Doanh nghiệp có thể khaităng các khoản phải thu để tăng tài sản, làm đẹp BCTC hoặc gian lận trong việc tríchlập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận nhằmtrốn thuế…
Vì vậy, kiểm toán các khoản nợ phải thu đóng một vai trò hết sức quan trọngtrong kiểm toán BCTC, không chỉ giúp đưa ra những thông tin trung thực, hợp lý vềtình hình tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích cho những người sử dụng thôngtin mà còn giúp cho chính những nhà quản lý nhìn ra được những hạn chế, thiếu sóttrong khâu kiểm soát và thu hồi các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp mình để cóthể đưa ra được các quyết định kịp thời và phù hợp nhất, đảm bảo sự ổn định và pháttriển của doanh nghiệp
1.2.2 Mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin cậycủa BCTC được kiểm toán, mục tiêu của kiểm toán các khoản nợ phải thu là thu thậpđầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức đột tin cậy của cácthông tin tài chính chủ yếu của các khoản nợ phải thu Đồng thời cũng cung cấpnhững thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoảnmục có liên quan khác ( vốn bằng tiền, doanh thu…)
Mục tiêu cụ thể:
Trang 20- Mục tiêu hiệu lực, quyền và nghĩa vụ: xác minh các khoản nợ phải thu có thực,
có đối tượng và nội dung cụ thể không ? Các khoản nợ phải thu có thực tế phát sinh vàđang tồn tại tại thời điểm lập BCTC hay không? Các khoản phải thu có thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp không ?
- Mục tiêu tính toán và đánh giá: Xác minh xem các khoản phải thu có được tínhtoán đúng không, việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi có thực hiện đúng quy địnhhiện hành để phản ánh đúng được giá trị thuần có thể thực hiện được của các khoảnphải thu hay không?
- Mục tiêu phân loại và hạch toán: Các khoản nợ phải thu có được phân loạiđúng đắn theo đối tượng cũng như theo thời gian hay không? Các khoản nợ phải thu
có được hạch toán vào các sổ kế toán đầy đủ, đúng kỳ, đúng nguyên tắc, phương pháp
kế toán, chính xác về số liệu hay không?
- Mục tiêu cộng dồn và công bố: các khoản nợ phải thu có được phân loại vàtổng hợp đầy đủ, chính xác và trình bày vào báo cáo kế toán, báo cáo tài chính phùhợp hay không? Các vấn đề liên quan đến các khoản nợ phải thu có được thuyết minhđầy đủ trên thuyết minh BCTC hay không?
1.2.3 Căn cứ kiểm toán (nguồn tài liệu) để kiểm toán các khoản phải thu
Để có thể đưa ra ý kiến nhận xét về chỉ tiêu tài chính có liên quan đến các khoảnphải thu, kiểm toán viên có thể dựa vào các thông tin chủ yếu sau;
- Các chính sách, quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với các khoảnphải thu mà đơn vị xây dựng, ban hành và áp dụng trong công tác quản lý và kiểmsoát nội bộ Các chính sách và quy chế kiểm soát nội bộ này có thể do các cấp có thẩmquyền của nhà nước ban hành, cũng có thể do bản thân đơn vị ban hành và áp dụng.Nguồn tài liệu này vừa là đối tượng của kiểm tra để thu thập bằng chứng về hoạt độngkiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, vừa là căn cứ để kiểm toán viên đánh giálại tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trên thực tế
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: BCĐKT phần báo cáo các thôngtin liên quan tới các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn, khoản lập dự phòng phải thukhó đòi; bản thuyết minh BCTC báo cáo thông tin chi tiết về nguyên tắc ghi nhậnkhoản phải thu khách hàng
Trang 21- Các sổ hạch toán liên quan đến các khoản phải thu, bao gồm các sổ hạch toánnghiệp vụ và các sổ hạch toán kế toán, các sổ kế toán chủ yếu bao gồm các sổ kế toántổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan ( 131, 136, 138, 139…)
- Các chứng từ kế toán ghi nhận các nghiệp vụ có liên quan đến các khoản nợphải thu
- Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến các khoản nợ phải thu: biên bản đốichiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, bảng kê các khoản phải thu tại ngày 31/12,các hợp đồng thương mại, bảng niêm yết giá của đơn vị, các chứng từ về chiết khấuthương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…
1.2.4 Quá trình kiểm soát nội bộ và khảo sát kiểm soát nội bộ các khoản
nợ phải thu
Hoạt động kiểm soát nội bộ là một công việc tất yếu của bản thân đơn vị đối vớiquá trình sản xuất kinh doanh trong đơn vị nói chung và đối với từng chu kỳ, từngkhâu công việc cụ thể nói riêng Nếu doanh nghiệp không xây dựng hệ thống KSNBhoặc hệ thống được xây dựng nhưng hoạt động không hữu hiệu sẽ dẫn tới tiềm ẩnnhững rủi ro và sai phạm, ảnh hưởng tới tình hình tài chính cũng như hoạt động củadoanh nghiệp
Các khoản nợ phải thu có liên quan mật thiết đến các khoản mục khác trênBCTC, đặc biệt là tiền và doanh thu Để tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát đối vớicác khoản phải thu, kiểm toán viên cần tìm hiểu toàn bộ hệ thống KSNB của chu kỳbán hàng-thu tiền, bao gồm các bước công việc sau:
- Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng
- Kiểm soát tín dụng và phê chuẩn bán chịu
- Chuyển giao hàng hóa và cung cấp dịch vụ
- Chuyển hóa đơn cho người mua và theo dõi, ghi sổ thương vụ
- Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền bán hàng
- Xử lý và ghi sổ các khoản giảm doanh thu bán hàng phát sinh
Kiểm toán viên cần tìm hiểu về các chính sách KSNB của đơn vị đối với chu kỳbán hàng-thu tiền thông qua các văn bản quy định, quy chế có liên quan, từ đó đánhgiá về sự đầy đủ, tính chặt chẽ và phù hợp của các quy định đó Tiếp đó, KTV tiếnhành khảo sát việc thực hiện các quy chế KSNB trong thực tế có hữu hiệu không, cụ
Trang 22thể là có thường xuyên, liên tục và hiệu quả hay không, đồng thời đánh giá việc thựchiện các nguyên tắc cơ bản của đơn vị trong tổ chức hệ thống KSNB: nguyên tắc phâncông, phân nhiêm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.
1.2.5 Những sai phạm thường gặp trong kiểm toán các khoản phải thu
- Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ, quy trình phê duyệt bán chịukhông đầy đủ, chặt chẽ (chưa có quy định về số nợ tối đa đối với một khách hàng, thờihạn thanh toán…)
- Chưa bù trừ công nợ hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng
- Tại một số công ty chưa có sổ chi tiết theo dõi riêng cho từng khách hàng hoặccùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản, dẫn đến bù trừ không cùngđối tượng; cuối kì chưa đánh giá được các khoản phải thu có gốc ngoại tệ
- Chưa tiến hành đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu không đầy đủ tại thời điểmlập Báo cáo tài chính, chênh lệch giữa biên bản đối chiếu công nợ và sổ kế toán chưagiải thích rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời
- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất nghiệp vụ khoản phải thu, hạch toáncác khoản phải thu không mang tính chất thương mại vào TK 131, hoặc hạch toán cáckhoản phải thu khách hàng vào TK 1388
- Hạch toán giảm khoản phải thu khách hàng do hàng bán bị trả lại, giảm giáhàng bán nhưng không có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ, ghi nhận tăng các khoảnphải thu không phù hợp với doanh thu
- Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ cáckhoản đặt trước tiền hàng cho người bán có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyênvới các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa haibên
- Chưa tiến hành phân tích tuổi nợ đối với các khoản phải thu khách hàng.Không phân loại tuổi nợ, dẫn tới không có biện pháp kiểm soát và thu hồi nợ hiệu quả
- Không trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi hoặc đã lập dựphòng nhưng trích thiếu hoặc trích quá tỉ lệ cho phép, hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủtheo quy định, không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi Cuối kỳ chưa tiếnhành đánh giá lại để hoàn nhập hoặc trích thêm Điều này dẫn đến việc phản ánhkhông chính xác giá trị thuần các khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán
Trang 231.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TRONGKIỂM TOÁN BCTC
Kiểm toán các khoản nợ phải thu là một bộ phận của cuộc kiểm toán BCTC, dovậy, quy trình kiểm toán các khoản nợ phải thu cũng tuân theo quy trình kiểm toánBCTC Một cuộc kiểm toán BCTC thông thường trải qua ba giai đoạn: lập kế hoạchkiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Đây là bước công việc đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượngcủa cuộc kiểm toán, nó chuẩn bị các điều kiện tiền đề cần thiết để cuộc kiểm toán cóthể diễn ra thuận lợi Theo chuẩn mực kiểm toán số 300: “Kiểm toán viên và công tykiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành mộtcách có hiệu quả.”
Thu thập thông tin về khách hàng
Mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề có những đặc thù hoạt động riêng, mỗi doanhnghiệp với mỗi nhà lãnh đạo lại có cách thức vận hành, quản lý kinh doanh riêng, dovậy, việc thu thập thông tin về khách hàng có vai trò rất quan trọng cho cuộc kiểmtoán Ngay sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV phải tiến hành thu thập các thôngtin cần thiết về khách hàng, và việc thu thập này sẽ liên tục được cập nhật, bổ sung vàđối chiếu với các bằng chứng kiểm toán trong suốt các giai đoạn tiếp theo Đối với cáckhách hàng đã kiểm toán năm trước, KTV cần cập nhật, đánh giá lại những thông tin
đã thu thập trước đây, chú ý những tồn tại đã phát hiện trong năm trước cũng như xemxét các thay đổi trong năm báo cáo Công việc này giúp cho KTV có một cái nhìn toàndiện và đầy đủ nhất về hoạt động của đơn vị, từ đó có thể đánh giá và phân tích các sựkiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo KTV có thể có ảnh hưởngtrọng yếu đến BCTC
KTV có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các nguồn:
- Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn vị đượckiểm toán trên báo cáo tổng kết, biên bản làm việc, báo chí;
- Hồ sơ kiểm toán năm trước;
- Trao đổi với Giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ của đơn vị; trao đổi với kiểmtoán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia
Trang 24- Tham khảo các ấn phẩm, các văn bản pháp lý, các quy định liên quan đến lĩnhvực hoạt động của đơn vị cùng với các tài liệu do đơn vị cung cấp
- Khảo sát thực tế hoạt động của đơn vị được kiểm toán
Những nội dung cụ thể mà KTV phải tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán baogồm:
A/ Hiểu biết chung về nền kinh tế:
- Thực trạng nền kinh tế (Ví dụ: Suy thoái, tăng trưởng kinh tế, );
- Các tỷ lệ lãi suất và khả năng tài chính của nền kinh tế;
- Mức độ lạm phát và giá trị đơn vị tiền tệ;
- Kiểm soát ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ
B/ Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán:
- Các yêu cầu về môi trường và các vấn đề liên quan;
- Thị trường và cạnh tranh;
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ);
- Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh;
- Rủi ro kinh doanh (Ví dụ: Công nghệ cao, thị hiếu của thị trường, cạnhtranh, );
- Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh;
- Các điều kiện bất lợi (Ví dụ: Cung, cầu tăng hoặc giảm, chiến tranh, giá cả, );
- Các tỷ suất quan trọng và các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh hàngnăm;
Trang 25- Chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề liên quan;
- Các quy định pháp luật và các chính sách, chế độ cụ thể có liên quan;
- Các nguồn cung cấp (Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ, lao động, ) và giá cả
C/ Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán:
1- Các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý
- Hội đồng quản trị:
+ Số lượng uỷ viên và thành phần;
+Uy tín và kinh nghiệm của từng cá nhân;
+Tính độc lập đối với Giám đốc và kiểm soát hoạt động của Giám đốc;
+Các cuộc họp định kỳ;
+ Sự tồn tại và phạm vi hoạt động của Ban kiểm soát;
+Sự tồn tại và tác động của quy chế hoạt động của đơn vị;
+Những thay đổi về các cố vấn chuyên môn (nếu có)
- Giám đốc (người đứng đầu) và bộ máy điều hành:
+Thay đổi nhân sự (Ví dụ: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, );
+Kinh nghiệm và uy tín;
+Thu nhập;
+Các cán bộ tài chính chủ chốt và vị trí của họ trong đơn vị;
+Kế toán trưởng và nhân viên kế toán;
+Các chế độ khuyến khích vật chất, khen thưởng, kỷ luật;
+Sử dụng các ước tính kế toán và dự toán;
+Phân cấp quyền hạn và trách nhiệm trong bộ máy điều hành;
+Áp lực đối với Giám đốc (hoặc người đứng đầu);
+Các hệ thống thông tin quản lý
- Loại hình doanh nghiệp (Ví dụ: Nhà nước, tập thể, tư nhân, cổ phần, tráchnhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài );
- Lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được phép kinh doanh;
- Thời hạn được phép hoạt động;
- Các chủ sở hữu vốn và các bên liên quan (Ví dụ: Trong nước, ngoài nước, uytín và kinh nghiệm, );
Trang 26- Cơ cấu vốn (những thay đổi gần đây hay dự kiến trong tương lai, );
- Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh;
- Phạm vi hoạt động;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh chính và các chi nhánh, đại lý;
- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý;
- Các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược;
- Thu hẹp hay mở rộng hoạt động kinh doanh (đã lên kế hoạch hay đã thực hiệngần đây);
- Các nguồn và biện pháp tài chính;
- Chức năng và chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ (nếu có);
- Quan niệm và thái độ của Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Công ty kiểm toán và kiểm toán viên các năm trước
2- Tình hình kinh doanh của đơn vị
- Đặc điểm và quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng;
- Các vấn đề về nhân lực
- Sản phẩm, dịch vụ và thị
- Các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng
- Hàng tồn kho
- Lợi thế thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế ;
- Các khoản chi phí phát triển;
- Các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ bảo hiểm rủi rohối đoái;
- Luật pháp và các quy định có ảnh hưởng lớn đến đơn vị được kiểm toán;
- Các hệ thống thông tin quản lý
- Cơ cấu nợ vay, các điều khoản thu hẹp và giới hạn nợ
3- Khả năng tài chính
- Các tỷ suất quan trọng và số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh;
- Xu hướng biến động của kết quả tài chính
4- Môi trường lập báo cáo
Trang 27(Các tác động khách quan có ảnh hưởng đến Giám đốc (hoặc người đứng đầu)đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính).
5- Yếu tố luật pháp
- Môi trường và các quy định pháp luật;
- Các chính sách tài chính và chính sách thuế;
- Các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán;
- Những người sử dụng báo cáo tài chính
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB là hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm bảo vệ tàisản; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý
và đảm bảo hiệu quả của hoạt động của đơn vị Khi tìm hiểu về hệ thống KSNB củađơn vị, KTV cần phải nhận thức rằng hệ thống KSNB luôn tồn tại những hạn chế cốhữu của nó, tức là dù có được thiết kế hoàn hảo tới đâu cũng không thể ngăn ngừa hayphát hiện hết các sai phạm có thể xảy ra Hệ thống KSNB bao gồm: môi trường kiếmsoát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát
Thứ nhất, về môi trường kiểm soát, theo VSA 400, KTV phải hiểu biết về môitrường kiểm soát của đơn vị để đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạtđộng của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm soátnội bộ Các nhân tố chủ yếu để đánh giá môi trường kiểm soát của đơn vị bao gồm:Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các phòng ban; tư duyquản lý, phong cách điều hành của các nhà lãnh đạo; cơ cấu tổ chức, quyền hạn tráchnhiệm của các bộ phận; hệ thống kiểm soát của Ban quản lý cùng với các ảnh hưởng
từ bên ngoài khác Đối với kiểm toán các khoản phải thu, khi tìm hiểu môi trườngkiểm soát, KTV cần chú ý các vấn đề như: Chính sách thủ tục liên quan đến công nợphải thu; Chính sách bán chịu: sự phê duyệt, đối tượng khách hàng, giá trị nợ, thờigian nợ; Thủ tục chứng minh việc phát sinh các khoản nợ phải thu Chứng từ liênquan khoản phải thu có hợp pháp, hợp lệ; Quy định định mức khoản bán chịu
Thứ hai, về hệ thống kế toán, KTV cần tìm hiểu và xác định được: các loạinghiệp vụ kinh tế và nguồn gốc của chúng; tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức công việc
kế toán bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và các BCTC; quy trình kếtoán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến khi lập và trình
Trang 28bày BCTC Đối với các khoản phải thu, KTV cần tìm hiểu về: Bộ máy kế toán củađơn vị khách hàng đối với khoản phải thu; Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết chotừng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắnhạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán; Kế toán phải tiến hànhphân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khảnăng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòihoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được; Kế toán thực hiệnviệc tổ chức kế toán: mở sổ, ghi sổ, khóa sổ để theo dõi công nợ phải thu; Kế toán cáckhoản phải thu phát sinh sau ngày khóa sổ.
Thứ ba, về thủ tục kiểm soát, các thủ tục kiểm soát chủ yếu của đơn vị bao gồm:Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị; kiểm tracác chương trình ứng dụng và môi trường tin học; kiểm tra tính chính xác của các sốliệu tính toán, số liệu giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết, đối chiếu với số liệu bên ngoài,với kết quả kiểm kê; giới hạn việc tiếp cận với tài sản và tài liệu kế toán; phân tích sốthực tế với dự toán, kế hoạch Về thủ tục kiểm soát với các khoản phải thu, KTV cầntìm hiểu về các vấn đề như: Phê duyệt chứng từ liên quan công nợ phải thu; Việc thựchiện đối chiếu công nợ với khách hàng; Việc đối chiếu số liệu sổ kế toán chi tiết với
sổ tổng hợp; Việc tiến hành các thủ tục kiểm soát đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;Biên bản ghi chép, biên bản xử lý (nếu có) Dựa vào những hiểu biết về môi trườngkiểm soát, KTV sẽ đánh giá các thủ tục kiểm soát của đơn vị đã đầy đủ, phù hợp chưa,còn thiếu sót và cần bổ sung gì, đây cũng là căn cứ để KTV xây dựng kế hoạch vàchương trình kiểm toán
Trang 29Bảng 1.1: Bảng tìm hiểu môi trường kiểm soát, nhận diện các rủi ro kiểm soát thông qua HTKSNB.
1 Các năm trước
Nếu các thông tin từ các năm trước được sử
dụng, xem xét các thay đổi có thể xảy ra tại đơn
vị và hệ thống kiểm soát nội bộ của nó có ảnh
hưởng đến các thông tin có liên quan trong
cuộc kiểm toán năm nay
2 Các vấn đề chung 2.1 Thu thập và ghi chép, trong những phần
liên quan, các chính sách kế toán của đơn vị và
cân nhắc xem nó có phù hợp với hoạt động
kinh doanh của đơn vị và phù hợp với các đơn
vị hoạt động trong cùng ngành nghề và chuẩn
mực kế toán không
2.2 Tìm hiểu mục tiêu và chiến lược hoạt động
kinh doanh của đơn vị và các rủi ro liên quan
có thể đưa đến các sai sót trọng yếu
Rủi ro nguyên vật liệu:
- Phân tích sự biến động về giá cả của
nguyên vật liệu với tình hình biến động chung
của thị trường
- Kiểm tra sau niên độ đặc biệt là các lô
hàng nhập khẩu đã về tới cảng Việt Nam và
hoàn thành các thủ tục hải quan nhưng Công ty
chưa ghi nhận là hàng mua đang đi đường
- Kiểm tra việc tính giá xuất kho của nguyên
vật liệu
Trang 30
Rủi ro tài chính
Phân tích sự phù hợp giữa gốc và lãi vay Kiểm
tra việc trích trước chi phí lãi vay Kiểm tra
việc vốn hóa chi phí lãi vay
Xem xét các khoản chi phí lãi vay không được
trừ khi tính thuế TNDN
Công ty đã ghi nhận phù hợp
Rủi ro về thị trường lao động:
Phỏng vấn Ban lãnh đạo Công ty về tình hình
và lực lượng lao động của Công ty Phân tích
sự biến động và tìm hiểu các nguyên nhân của
các biến động lớn trong lực lượng lao động
Rủi ro về tỷ giá:
Tìm hiểu về phương pháp ghi nhận tỷ giá và
phương pháp theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ,
khoản mục có gốc ngoại tệ.- Kiểm tra việc đánh
giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
3 Các bộ phận của kiểm soát nội bộ 3.1 Môi trường kiểm soát
Xem xét môi trường kiểm soát bao gồm các yếu
Cơ cấu quản lý;
Phân quyền và phê duyệt trách nhiệm;
Chính sách nguồn nhân lực và thực tiễn
3.2 Quá trính đánh giá rủi ro của đơn vị
- Rủi ro liên quan đến việc lập BCTC bao gồm
sự đầy đủ và chính xác của các nghiệp vụ
- Các ước tính của BGĐ
3.3 Hệ thống thông tin
Trang 31Xem xét hệ thống thông tin bao gồm quy trình
kinh doanh và truyền đạt thông tin tài chính
trong các phần sau:
Các loại nghiệp vụ quan trọng đối với BCTC
Xử lý các bút toán nhật ký chuẩn và không
chuấn
Các thủ tục cả tự động máy tính thực hiện và
bằng tay để các nghiệp vụ được cập nhất và xử
lý thể hiện trong BCTC;
Các ghi chép kế toán có liên quan, cả bằng tay
và tự động, bổ sung thông tin về các chỉ tiêu cụ
thể trong BCTC
3.4 Việc lập và trình bày BCTC của đơn vị
có bao gồm các ước tính quan trọng, công bố
và xem xét giá trị hợp lý.
3.4.1 Xem xét hệ thống thông tin để đảm bảo
- Nhận biết và ghi chép tất cả các nghiệp vụ
phù hợp (và quá trình ghi chép các ngoại lệ)
- Phân loại nghiệp vụ theo thời gian;
- Tính toán chính xác giá trị nghiệp vụ
3.4.2 Đảm bảo vai trò và trách nhiệm liên
quan đến kiểm soát nội bộ được thông báo
thích hợp sử dụng các tài liệu, thư báo…
3.5 Các hoạt động kiểm soát
- Thu thập sự hiểu biết về kiểm soát cụ thể đối
với các loại nghiệp vụ, số dư tài khoản hoặc
công bố để ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa
chữa các sai sót trọng yếu
- Thu thập sự hiểu biết về việc làm thế nào đơn
vị đối phó với các rủi ro xuất hiện từ công nghệ
thông tin.
3.6 Giám sát các kiểm soát
Trang 32Thu thập và ghi chép hiểu biết về việc làm thế
nào đơn vị kiểm soát nội bộ đối với BCTC, bao
gồm cả các hoạt động lien quan đến kiểm toán
4 Kiểm toán nội bộ
- DN có kiểm toán nội bộ không? Nếu có thì bộ
phận nạy có hoạt động độc lập?
Khi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với các khoản phải thu, KTV có thể lập bảng hệ thống câu hỏi như sau:
Trang 33Bảng 1.2: Bảng đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng
Câu hỏi
Trả lời
Ghichú
Khôngápdụng
Có Không
Yếu kémQuantrọng
Thứyếu
1 Các khoản bán chịu có được xét duyệt trước khi gửi
hàng hay không?
2 Các chứng từ gửi hàng có được đánh số thứ tự liên
tục trước khi sử dụng hay không?
3 Các hóa đơn bán hàng có được đánh số thứ tự liên
tục trước khi sử dụng hay không?
4 Có quy định bắt buộc kiểm tra để đảm bảo rằng mọi
hàng hóa gửi đi đều đã được lập hóa đơn hay không
5 Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền trên
hóa đơn hay không?
6 Hóa đơn có được kiểm tra độc lập trước khi gửi đi
hay không?
7 Hàng tháng có gửi một bảng sao kê công nợ cho
khách hàng hay không?
8 Việc nhận hàng bị trả lại có sự phê duyệt của người
có thẩm quyền hay không?
9 Đơn vị có thực hiện việc đối chiếu giữa tài khoản chi
tiết về các khách hàng với tài khoản nợ phải thu khách
hàng trên sổ cái hay không?
10 v.v……
Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Trang 34Đây là bước công việc hết sức quan trọng đối với việc lập kế hoạch và thiết kếchương trình kiểm toán Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 ‘Trọng yếu làkhái niệm chỉ quy mô hay tầm cỡ và bản chất của các sai phạm của các của các thôngtin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vàocác thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽ rút ra kết luận sai lầm’.Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là ước lượng tối đa mà KTV tin rằng ởmức độ đó BCTC có thể chứa đựng các sai phạm nhưng không ảnh hưởng tới quyếtđịnh đúng đắn của người sử dụng thông tin tài chính Mức trọng yếu ban đầu quyếtđịnh tới số lượng và chất lượng của bằng chứng kiểm toán cần thu thập Mức trọngyếu ban đầu không cố định mà có thể thay đổi tuỳ thuộc và những phát hiện của KTVtrong quá trình thực hiện kiểm toán
Sau khi KTV đã ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, bước công việc tiếp theo
là phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC làm
cơ sở cho việc xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trên mỗi khoảnmục với mức chi phí kiểm toán là thấp nhất Việc phân bổ mức trọng yếu căn cứ vàobản chất của mỗi khoản mục cũng như xét đoán nghề nghiệp của KTV Khoản phảithu là khoản mục khá lớn lại rất phức tạp thường chứa đựng nhiều sai phạm nên việcphân bổ mức trọng yếu cho khoản mục này phải được xem xét cẩn thận
Sau khi tiến hành phân bổ mức trọng yếu, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán Rủi
ro kiểm toán là rủi ro mà KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần về nhữngBCTC trình bày sai lệnh trọng yếu Rủi ro xuất phát từ sai lệch tiềm ẩn trong BCTC
đã vượt quá HTKSNB của đơn vị mà không bị thử nghiệm cơ bản trong quá trìnhkiểm toán phát hiện Khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV cần đánh giá 3 loại rủi rosau:
- Rủi ro tiềm tàng: là khả năng tồn tại các sai phạm trong yếu trong bản thân cácđối tượng kiểm toán khi chưa tính tới tác động của bất cứ hoạt động kiểm soát nào
- Rủi ro kiểm soát (CR) là khả năng HTKSNB của đơn vị kiểm toán không pháthiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu
- Rủi ro phát hiện (DR) là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiệnđược các sai phạm trọng yếu
Trang 35Trong ba thành phần của rủi ro kiểm toán là rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát vàrủi ro phát hiện thì rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát luôn tồn tại độc lập với các thửnghiệm cơ bản của KTV, và KTV không kiểm soát được hai rủi ro này mà chỉ có thểđánh giá chúng Còn rủi ro phát hiện thì ngược lại KTV có thể điều chỉnh và kiểmsoát được thông qua điều chỉnh nội dung phạm vi các thủ tục kiểm toán
Khoản phải thu thường chứa đựng các rủi ro như là:
- Dễ bị chiếm dụng, tham ô để sử dụng tài sản của doanh nghiệp như các đốitượng nợ kéo dài thời gian trả nợ, hoặc các nhân viên kế toán thu hồi khoản nợ nhưngkhông định khoản mà biển thủ tiền theo phương thức đưa vào nợ khó đòi, nợ xấu >Chi phí
- Khoản mục này có liên quan mật thiết với việc xác định kết quả kinh doanh do
đó các doanh nghiệp thường thổi phồng doanh thu và lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư,hoặc cắt giảm nhằm trốn thuế nhà nước
- Khoản phải thu được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được, cònviệc trích lập dự phòng phải thu khó đòi lại phụ thuộc vào ước tính chủ quan của nhàquản lý nên nhiều khi các khoản phải thu không có khả năng thu hồi không vẫn đượcphản ánh như là tài sản của đơn vị
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Theo chuẩn mực kiểm toán số 300, kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lậpcho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành côngviệc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lậpchương trình kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để cóthể tiến hành công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dựkiến
Nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm:
- Tình hình về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
- Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của KTV
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
- Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra
- Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể
Trang 36- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể
Lập chương trình kiểm toán
Theo VSA 300, chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộckiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toáncần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể
Khi xây dựng chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét các đánh giá
về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thôngqua thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên cần phải xem xét: Thời gian để thực hiện thửnghiệm kiểm sóat và thử nghiệm cơ bản; Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lýkiểm toán trong nhóm và sự tham gia của kiểm toán viên khác hoặc các chuyên giakhác
Chương trình kiểm toán khoản phải thu bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên chương trình kiểm toán
- Phân công công việc chỉ rõ tên người chịu trách nhiệm thực hiện mỗi công việc
cụ thể và người soát xét
- Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
- Mục tiêu kiểm toán cần qua tâm
- Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện: thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết,thủ tục gửi thư xác nhận và các thủ tục khác…
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là giai đoạn triển khai các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ
và các thủ tục kiểm toán cụ thể để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thíchhợp liên quan đến quá trình xử lý các nghiệp vụ, tổng hợp và trình bày thông tin vàoBCTC Giai đoạn này gồm hai bước công việc chủ yếu là: thực hiện khảo sát vềKSNB và thực hiện khảo sát cơ bản
1.3.2.1 Thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ
Hoạt động KSNB của đơn vị có ảnh hưởng quan trọng đến tính tin cậy của cácthông tin tài chính Theo VSA 500, thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểmsoát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sựvận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Khi thu thậpbằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xem xét sự
Trang 37đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá của mình vềrủi ro kiểm soát.
Các nội dung và kỹ thuật khảo sát KSNB chủ yếu bao gồm:
- Khảo sát để đánh giá về khâu thiết kế, cụ thể là việc thiết kế các bước, các thủtục kiểm soát đối với từng chu kỳ kinh doanh và lĩnh vực hoạt động cụ thể của đơn vị
- Khảo sát về sự hoạt đông (vận hành) của các bước kiểm soát, các thủ tục kiểmsoát gắn với từng khâu kiểm soát trong các chu kỳ kinh doanh hay lĩnh vực hoạt độngcủa đơn vị
Khi thực hiện khảo sát KSNB với các khoản phải thu, KTV cần chú ý các đặcđiểm:
- Các khoản phải thu phát sinh với nhiều khách hàng, đối tượng khác nhau nênkhi hoạch toán doanh nghiệp phải theo dõi nợ phải thu theo từng đối tượng, mỗi đốitượng có một mã số riêng để theo dõi tránh nhầm lẫn Chỉ được bù trừ nợ phải thu với
nợ phải trả của cùng một đối tượng khách hàng
- Các khoản phải thu cần được theo dõi chặt chẽ, phê duyệt đầy đủ đối với cácnghiệp vụ bán chịu, các khoản giảm trừ, giảm giá phải được xem xét cẩn thận bởingười có thẩm quyền Thường xuyên đánh giá lại các khoản nợ phải thu đặc biệt lànhững khoản ít biến động để trích lập dự phòng, định kỳ đối chiếu công nợ với kháchhàng … hạn chế gian lận, phát hiện sai sót nếu có để điều chỉnh
Một số thử nghiệm kiểm soát thông dụng mà KTV có thể áp dụng:
- Chọn mẫu hóa đơn bán hàng, đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng
từ chuyển hàng để xem nghiệp vụ bán hàng có thực tế phát sinh và được tiến hànhtheo đúng quy trình hay không?
- Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với hóa đơn liên quan để xem
có trường hợp nào hàng đã chuyển mà chưa lập hóa đơn không?
- Xem xét sự xét duyệt về hàng bán bị trả lại, hàng hư hỏng…
Kết quả của các khảo sát kiểm soát sẽ là căn cứ để KTV đánh giá lại rủi ro kiểmsoát và định hướng lại các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp
1.3.2.2 Thực hiện các khảo sát cơ bản
Thực hiện các thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát
Trang 38Trước khi tiến hành phân tích, KTV thực hiện kiểm tra sơ bộ về các số liệu củatừng thông tin tài chính bằng cách đối chiếu các sổ chi tiết với sổ tổng hợp, kiểm tracác đối ứng chủ yếu hay tham chiếu với các nguồn thông tin khác.
Các thủ tục phân tích thường áp dụng đối với khoản phải thu là:
- So sánh số liệu về các khoản phải thu kỳ này với số liệu kỳ trước; hoặc so sánh
số liệu giữa các kỳ với nhau để xác định các biến động bất thường
- So sánh số liệu về khoản phải thu thực tế phát sinh với số liệu dự toán, với địnhmức kế hoạch của đơn vị, hoặc với số liệu ước tính của kiểm toán viên để xem có biếnđộng bất thường vượt quá hoặc ít hơn nhiều so với kế hoạch hay không
- So sánh số liệu của đơn vị với số liệu của ngành (nếu có) để xem số liệu củađơn vị có khác biệt quá nhiều so với ngành không?
- Tập hợp danh sách đối tượng có số dư khoản phải thu đối chiếu với sổ chi tiết,
sổ tổng hợp và BCTC, và báo cáo kiểm toán năm trước So sánh khoản phải thu kỳnày với kỳ trước để đánh giá tình hình và khả năng thu hồi nợ
- Phân tích tuổi nợ và trích lập dự phòng phải thu khó đòi KTV phân tích tỷtrọng của các khoản phải thu, tuổi nợ và ước tính dự phòng phải thu khó đòi để đánhgiá khả năng thu hồi tính đúng đắn của việc trích lập dự phòng và ghi nhận khoản phảithu của doanh nghiệp
- Tính và so sánh số ngày thu hồi nợ bình quân kỳ này với kỳ trước, so sánh sốliệu chung của ngành, các doanh nghiệp khác có cùng quy mô
- So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so vớinăm trước (toàn bộ các khách hàng và từng khách hàng), nếu có biến động lớn thì traođổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chínhsách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng )
Trong quá trình phân tích KTV cần lưu ý kết hợp kiểm toán khoản phải thuvới khoản mục có liên quan như doanh thu, thuế….Những biến động lớn, biến động
Trang 39bất thường của các thông tin tài chính cần được tiếp tục điều tra làm rõ Bên cạnh việcphân tích các thông tin tài chính, KTV cũng cần chú ý đến các thông tin phi tài chính
có liên quan, bao gồm:
- Các điều kiện về hoạt động sản xuất kinh doanh: đặc thù ngành nghề, chínhsách của Nhà nước, sức ép cạnh tranh…
- Các bất cập trong quản lý và kiểm soát nội bộ của bản thân đơn vị
Thực hiện thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản là nhằm thu thập đầy đủ cácbằng chứng kiểm toán thích hợp để trực tiếp xác minh về các cơ sở dẫn liệu của quátrình hạch toán nghiệp vụ và tính toán, tổng hợp số dư tài khoản Cụ thể là xác minhchủ yếu về:
- Các nghiệp vụ có thực tế phát sinh và được phê chuẩn đúng đắn không?
- Các nghiệp vụ có được tính toán, đánh giá đúng đắn không?
- Các nghiệp vụ có được hạch toán đầy đủ, kịp thời, đúng kỳ không?
- Số dư tài khoản có thực tế hiện hữu tại thời điểm lập BCTC, có thuộc quyền vànghĩa vụ của doanh nghiệp không?
- Tính toán, tổng hợp có đúng không, trình bày BCTC có đúng quy định không?
Trang 40Bảng 1.3: Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản phải thu
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Xác nhận - Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản
đối tượng công nợ
- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá (theo tuổi nợ)
- Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu Nếu có chênh lệch phải tìm lời giải thích
- Nếu khoản phải thu không được xác nhận, thì tiến hành kiểm tra chi tiết khoản đó bằngthủ tục thay thế
quyền sở hữu tại
thời điểm lập báo
cáo tài chính
Xác nhậnXác minh tài liệu
Chọn mẫu
- Việc gửi xác nhận cũng đã là cách thức để xác nhận quyền, nghĩa vụ thanh toán giữa người mua, người bán
- Xem xét chứng từ, hợp đồng, thỏa thuận bán hàng có đầy đủ yếu tố pháp lý, để xác nhận các khoản phải thu là của đơn vị haykhông
Phát
sinh
Một nghiệp vụ hay
một sự kiện đã ghi
Chọn mẫu - Xem sổ kế toán để tìm ra các giao dịch bất
thường (đối ứng bất thường, nội dung bất