Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc, “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh v
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÂN THỊ MINH TRANG
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ
NGUYỄN KHUYẾN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Thu Hằng
Thái nguyên, năm 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Văn hóa ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến” dưới sự hướng dẫn của TS Dương Thu Hằng là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành tại Đại học Sư Phạm Thái Nguyên Có được luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Dương Thu Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình
triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Văn hóa ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến”
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Khoa Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho bản thân tôi trong thời gian qua
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất song do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy,
Cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10
1.1 Văn hóa và văn hóa ứng xử 10
1.1.1 Khái niệm văn hóa 10
1.1.2 Khái niệm văn hóa ứng xử 11
1.2 Phác thảo diện mạo văn hóa Việt 13
1.2.1 Văn hóa bản địa của người Việt 13
1.2.2 Văn hóa bản địa của người Việt và các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn 5
1.3 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến 18
1.3.1 Con người và cuộc đời 18
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác 20
1.3.3 Đôi nét về các sáng tác thể hiện văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến 21
* Tiểu kết chương 1 22
Chương 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI CƠ BẢN 24
2.1 Văn hóa ứng xử trong quan hệ vua – tôi 24
2.2 Văn hóa ứng xử trong quan hệ với quan lại 31
2.3 Văn hóa ứng xử trong quan hệ bạn bè 42
2.4 Văn hóa ứng xử trong quan hệ làng xóm 51
* Tiểu kết chương 2 61
Chương 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH 63
3.1 Văn hóa ứng xử trong quan hệ vợ - chồng 63
3.2 Văn hóa ứng xử trong quan hệ cha - con 77
Trang 53.3 Văn hóa ứng xử với cha mẹ, anh em, họ hàng 92
*Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở bất cứ một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới, văn hóa luôn là một trong lĩnh vực được quan tâm hàng đầu Bởi lẽ, văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc Một biểu hiện cần đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực văn hóa đó là văn hóa ứng xử được hình thành trong quá trình giao tiếp qua 4000 năm dựng nước và giữ nước Một trong những nơi lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa ứng xử đó chính là văn học Ngày nay, trong xã hội, văn hóa ứng
xử có phần sa sút Một số thành phần có lối sống, lối suy nghĩ, ứng xử thiếu văn hóa đi ngược lại truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta Vì vậy, nghiên cứu văn hóa ứng xử trong tác phẩm văn học trung đại là một trong những cách “học cũ biết mới” để có thể học tập những nét ứng xử của cổ nhân Từ đó, lưu giữ và phát huy lối ứng xử tinh tế của cha ông từ ngàn xưa và loại bỏ lối ứng
xử thiếu văn hóa
Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn, một cây đại thụ của văn học dân tộc Thời đại ông sống là một thời đại xảy ra nhiều biến động dữ dội Cuộc xâm lăng của thực dân Pháp đã kéo theo sự du nhập ồ ạt của văn hóa phương Tây, làm thay đổi rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa ứng xử
Có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình dày công tìm hiểu thơ văn Nguyễn
Khuyến, tuy nhiên, một công trình nghiên cứu hệ thống, cụ thể về “Văn hóa
ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến” vẫn chưa được đặt ra Vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài này hi vọng sẽ góp phần đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về giá trị thơ văn Yên Đổ
Nguyễn Khuyến là một trong những tác giả được giảng dạy trong nhà trường Cho nên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đổi mới nội dung giảng dạy đó là bên cạnh việc truyền đạt tri thức còn có thể liên hệ với thực tiễn và giáo dục nhân cách cho học sinh Đó là một trong những cách đưa văn học lại gần với cuộc sống
Trang 72 Lịch sử vấn đề
Văn hóa là một trong những lĩnh vực rất được quan tâm, vì vậy có rất nhiều
công trình nghiên cứu được đặt ra Về văn hóa không thể không nhắc tới cuốn “Việt
Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành
bởi Quan Hải Tùng Thư Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như:
“Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc, “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á” của Đinh Gia Khánh, “Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt” của Nguyễn Đăng Duy,
“Văn hóa gia đình Việt Nam” của Vũ Gia Khánh…
Riêng văn hóa ứng xử cũng có rất nhiều các công trình đã nghiên cứu như:
“Ứng xử trong gia đình” của Thanh Tâm, “Văn hóa giao tiếp” của Phạm Vũ
Dũng, “Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam” do Lê Như Hoa chủ biên, “Nghệ
thuật ứng xử của người Việt” của tác giả Phan Minh Thảo, “Văn hóa ứng xử của người Việt”của La Văn Quán, “Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình” của
Nguyễn Văn Lê…
Những công trình trên đã nghiên cứu về văn hóa và văn hóa ứng xử nói chung Tuy nhiên, chúng chưa đi sâu tìm hiểu về văn hóa ứng xử của người Việt qua văn học Gần đây, đã có rất nhiều luận văn thạc sĩ đề cập tới vấn đề văn hóa ứng xử Chúng tôi quan tâm tới một số công trình sau:
“Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca
dao - tục ngữ” của Trần Thúy Anh, giảng viên trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn Hà Nội đã nghiên cứu những ứng xử truyền thống của người Việt trong cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ Nét đẹp trong văn hóa ứng xử được tác giả cô đọng, đúc kết lại qua hai loại hình của văn học dân gian Việt Nam đó là ca dao và tục ngữ Tác giả đã dựng lại bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa, nét sinh động, những sắc thái riêng biệt trong ứng xử của họ đồng thời chỉ ra những tiếp biến văn hóa của thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ
“Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm” của Triệu Thùy Dương,
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt qua một số truyện thơ Nôm tiêu biểu thế kỷ XVIII – XIX Từ đó, tìm ra ảnh
Trang 8hưởng của thế ứng xử với tư cách là quan niệm sống, lối sống, nếp sống, lối hành động của một cộng đồng người trong thực tế đời sống đến văn học Luận văn dùng
ca dao, tục ngữ làm điểm tựa để so sánh với một số truyện thơ Nôm tiêu biểu Tác giả đã tìm hiểu truyện thơ Nôm người Việt dưới một góc nhìn mới: góc nhìn từ truyền thống văn hóa Việt Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã có ý thức tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để chỉ ra đâu là nét văn hóa thuần Việt và đâu là những ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử người Việt qua thể loại truyện thơ Nôm Đây là một trong những công trình nghiên cứu khá cụ thể văn hóa ứng xử người Việt trong quan hệ với môi trường tự nhiên, trong quan hệ xã hội và trong quan hệ gia đình
“Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du” của Cao Thị Liên
Hương, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu về văn hóa ứng xử, những nét cư xử trong cuộc sống hàng ngày của ông cha ta đã đi vào thơ chữ Hán của Nguyễn Du Luận văn đã khảo sát toàn bộ những bài thơ trong ba tập thơ chữ
Hán của Nguyễn Du đó là Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp
lục do Mai Quốc Liên chủ biên (Nxb Văn học 1996) Bên cạnh đó, người viết đã so
sánh thơ văn của một số tác giả mà nội dung có liên quan để thấy được nét ứng xử tiêu biểu trở thành chuẩn mực trong đời sống của người Việt Qua khảo sát, thống
kê, tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tác giả nhận thấy văn hóa ứng xử của Nguyễn Du thể hiện trong bốn mối quan hệ chính: ứng xử với bản thân, ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử với môi trường xã hội và ứng xử với gia đình
Như vậy, những luận văn trên đã nghiên cứu rất sâu sắc về văn hóa ứng xử được thể hiện trong văn chương Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về văn hóa ứng xử thể hiện qua thơ Nguyễn Khuyến Nó chỉ được đề cập đến ở một số đề tài, khóa luận tốt nghiệp như :
Trong đề tài nghiên cứu của Hoàng Mai Quyên về “Giá trị văn hoá truyền thống
trong trước tác chữ Nôm của Nguyễn Khuyến” tác giả cũng quan tâm đến đời sống
tình cảm và văn hóa giao tiếp của ông với con cái, với vợ, với bạn bè, với học trò…Trong bài viết của mình tác giả chia hệ thống văn hoá ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến thành ba mảng: ứng xử tình cảm trong gia đình, quan hệ ứng xử
Trang 9trong tình thầy trò và giao tiếp ứng xử với bạn bè, hàng xóm Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tìm hiểu một cách sơ lược về các mối quan hệ ứng xử này chứ chưa đưa nó thành một hướng nghiên cứu chính, chi tiết và cụ thể
Trong khóa luận tốt nghiệp “Tình cảm gia đình trong thơ văn Nguyễn
Khuyến” của mình, tôi cũng đã tìm hiểu một cách cụ thể về các mối quan hệ
tình cảm của Nguyễn Khuyến với vợ, con và từ đó chỉ ra những điểm khác biệt trong ứng xử của Nguyễn Khuyến so với các nhà nho cùng thời và trước
đó Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở các mối quan hệ tình cảm trong gia đình và chưa đi sâu tìm hiểu quan hệ ứng xử của ông
Hoặc nó cũng được nhắc tới trong một số bài viết, bài báo khoa học
như: trong bài “Nguyễn Khuyến một phong cách thơ lớn” Nguyễn Lộc viết: “Nói về
tình cảm của con người, kể cả những tình cảm riêng tư, Nguyễn Khuyến không phải
là người đầu tiên Giai đoạn trước từng có Phạm Thái khóc người yêu, Nguyễn Hữu Chỉnh khóc chị, Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì Sĩ khóc vợ…Còn nói về tình giao hữu bạn bè thì có nhan nhản trong thơ chữ Hán Tất nhiên những sáng tác ấy có ý nghĩa riêng của nó, và đối với sự hình thành con người cá thể của giai đoạn văn học trước, ngay trong xã hội, con người cá thể cũng chưa có điều kiện hình thành, thì trong văn học những tình cảm riêng tư cũng mang một sắc thái chung, có tính cách đạo đức cộng đồng Đặc sắc của Nguyễn Khuyến là những tình cảm của ông giữ được nguyên vẹn tính chất cá thể, cụ thể của nó, mà không tan biến vào cái chung;
và cái cá thể cụ thể ấy lại có tính nông thôn rõ rệt…” [14, tr.48]
Nguyễn Lộc đã đề cập đến tình cảm riêng tư, tình gia hữu trong thơ ông tuy nhiên đó là những đánh giá hết sức khái quát về vấn đề này chứ chưa đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể
Trong bài “Những vần thơ xuân”, Phạm Ngọc Lan có viết: “Dường như có
sự phân định khá rõ thơ Nguyễn Khuyến thành hai mảng: thơ chữ Hán, như ở phần đầu đã nói, thường là những bài thơ có ý nghĩa tượng trưng, trực tiếp bộc bạch tâm
sự, hoặc lời ân cần khuyên con; thơ chữ Nôm thường hướng vào việc miêu tả xác thực khung cảnh mùa xuân ở nông thôn với không khí hội làng, hội xuân và những sinh hoạt nông thôn cổ truyền” [26, tr.207]
Trang 10Ở bài viết này, Phạm Ngọc Lan cũng nhắc đến những bài thơ khuyên con và những sinh hoạt ở nông thôn tuy nhiên tác giả lại chỉ nêu lên vấn đề chứ cũng chưa
đi sâu vào từng bài cụ thể để tìm hiểu và nghiên cứu
Trần Thị Băng Thanh và Phạm Tú Châu trong bài “Hai loại chân dung phụ
nữ” có nêu: “Trong số hơn 300 bài thơ, bài văn bằng chữ Hán và chữ Nôm của nhà
thơ Yên Đổ có tới hơn 50 bài viết về người phụ nữ Đối với các nhà thơ khi xưa “thi ngôn chí” là tiêu chuẩn sáng tác, thì số lượng thơ đó thật không phải nhỏ Số lượng
đó càng có ý nghĩa khi nhà thơ Yên Đổ không chỉ dành tình cảm của mình cho những người thân trong gia đình là mẹ, vợ, con gái… như văn thông thường của nhà nho, mà mở rộng lòng mình với nhiều tầng lớp người trong xã hội” [25, tr.252]
Hai nhà nghiên cứu này đã quan tâm đến những bài viết về người phụ nữ nói chung trong xã hội qua thơ Nguyễn Khuyến tuy nhiên họ không tập trung phân tích
và làm rõ quan hệ ứng xử của ông họ đặc biệt với vợ ông
Trong bài báo khoa học “Giá trị văn hoá truyền thống trong thơ Nôm của
Nguyễn Khuyến”, Dương Thu Hằng - Hoàng Mai Quyên đã đề cập đến những
nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ nói chung và người dân làng Yên Đổ quê hương tác giả nói riêng Đó là phong tục mừng thọ, phong tục chợ tết, phong tục đánh trống đốt pháo đêm giao thừa Từ đó, tác giả
đi đến khẳng định mảng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến đã lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Trong bài viết này, tuy các tác giả đã nghiên cứu những nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt nông thôn ở mảng thơ Nôm nhưng chưa tìm hiểu về nét đẹp văn hóa
và ứng xử của Nguyễn Khuyến trong toàn bộ sáng tác của ông
Trần Nho Thìn đã có những nhận xét hết sức khái quát về văn hóa làng xã
trong thơ Tam Nguyên những ngày trở về Yên Đổ trong bài “Từ những biến
động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến”: “Các nhà nghiên cứu đã nói
nhiều tới những bài thơ trong đó Nguyễn Khuyến kể lại các hình thức sinh hoạt
có tính chất văn hóa ở nông thôn: cảnh ông cùng các bạn đồng tuế lên lão năm mươi, cảnh chợ Đồng ngày giáp Tết Nguyên Đán, đêm giao thừa…Những bài
Trang 11thơ này có sức diễn tả không khí, sắc màu, âm thanh của cuộc sống văn hóa độc đáo của nông thôn, rõ nét tưởng như có thể hít thở được không khí ấy” [42, tr.565] hoặc “Ta càng thêm hiểu vì sao Nguyễn Khuyến viết nhiều câu đối mừng ngày cưới hay phúng viếng đám tang Chẳng phải đơn thuần vô cớ để trổ tài chữ nghĩa văn chương, những dịp làm câu đối thường là những giây phút để ông “hòa đồng” Sống với ông lúc này là – tức là thực hiện mình trọn vẹn – trong đời sống văn hóa thường ngày của làng quê” [42, tr.565]
Khi tìm hiểu về tấm lòng đôn hậu của Hoàng Và, Nguyễn Phong Nam trong
cuốn “Văn học trung đại Việt Nam” đã nhận xét về “Nguyễn Khuyến”: “Đọc thơ
Nguyễn Khuyến, có thể dễ dàng nhận thấy tấm lòng nhân hậu của ông đối với cộng đồng Ông biết các hòa nhập với lân gia xóm mạc; sống chân tình cởi mở như một người dân quê bình dị Tất cả được ông ghi lại trong thơ” [31, tr.302]
Như vậy, các tác giả có đề cập đến những khía cạnh về văn hóa ứng xử của Nguyễn Khuyến trong thơ ông nhưng vẫn chưa có công trình nào đặt nó thành đối tượng nghiên cứu chính Cho nên, chúng tôi thấy việc tìm hiểu, đánh giá vấn đề này
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa Nghiên cứu luận văn này, chúng tôi tham khảo những tài liệu, những ý kiến đánh giá trên và một số tư liệu liên quan đến tác giả để
tìm hiểu về “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm của văn hóa ứng xử được thể hiện trong thơ Nguyễn Khuyến, từ đó đánh giá được ý nghĩa của vấn đề này đối với trước tác của Nguyễn Khuyến nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
- Làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân
và xã hội Góp phần hiểu hơn bối cảnh văn hóa, tâm tư, tình cảm của con người trong buổi giao thời
- Cung cấp kiến thức để nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên cứu tác giả, tác phẩm Nguyễn Khuyến
4 Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa ứng xử trong những mối quan hệ cơ bản qua thơ Nguyễn Khuyến
Trang 124.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài
- Phân tích chỉ rõ những nét đặc sắc về văn hóa ứng xử với môi trường xã hội trong thơ ông
5 Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa ứng xử bao gồm các quan hệ ứng xử như ứng xử với bản thân, với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên Trong luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ đi sâu tìm hiểu những sáng tác viết về văn hóa ứng xử với môi trường xã hội trong thơ Nguyễn Khuyến Từ đó làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử trong đời sống xã hội của ông cha ta từ ngàn xưa Trong chừng mực có thể, chúng tôi sẽ so sánh liên hệ với một số sáng tác khác của các tác giả khác để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ cung cấp một góc nhìn mới mẻ và thú vị về thơ Tam Nguyên, tiêu biểu là văn hóa ứng xử của ông trong các mối quan hệ với vua quan, bạn bè, làng xóm, gia đình
6 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp này giúp chúng tôi xác định được những cơ sở lí luận và thực tiễn làm tiền đề trước khi tiến hành triển khai vấn đề cụ thể
- Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê những bài thơ có đề cập đến văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Từ đó phân loại và lựa chọn chính xác đối tượng nghiên cứu Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phương pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hoá các khía cạnh của vấn đề
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh các tác phẩm
thể hiện ứng xử văn hóa của Nguyễn Khuyến với các tác phẩm khác của một số
Trang 13tác giả trước ông, cùng thời với ông và sau ông Việc so sánh đối chiếu sẽ làm nổi bật những khác biệt trong ứng xử của Hoàng Và
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi xem xét “Văn hóa ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến” trong mối quan hệ hệ thống
- Phương pháp liên ngành
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi có liên hệ và kết hợp sử dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn hoá học, tâm lý học, triết học… nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn
7 Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của đề tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2: Văn hóa ứng xử trong những mối quan hệ xã hội cơ bản
Chương 3:Văn hóa ứng xử trong gia đình
8 Đóng góp của đề tài
- Đây là công trình đầu tiên khảo sát có hệ thống về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến ở các mối quan hệ cơ bản trong gia đình và ngoài xã hội Từ đó phân tích chỉ ra những nét đẹp văn hóa thể hiện trong thơ ông, điều khiến văn học gần với đời sống
Trang 14- Đề tài có đóng góp về mặt lý luận và thực tế Qua việc đánh giá và tìm
hiểu về “Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến”, đề tài đã cho thấy tầm quan
trọng của văn hóa ứng xử đối với đời sống văn học nói riêng, với văn hóa Việt Nam nói chung
- Đề tài đã góp phần khẳng định tài năng sáng tác và tâm hồn phong phú sâu sắc của Nguyễn Khuyến – một trong những tác giả lớn của nền văn học dân tộc Đồng thời, nó còn cho thấy lối sống, lối suy nghĩ, hành động của Tam Nguyên với những biểu hiện văn hóa ứng xử của người Việt từ truyền thống đến hiện đại Từ đó, nhắc nhở thế hệ đi sau cần học tập và noi gương các thế hệ đi trước về cách ứng xử có văn hóa
- Đề tài là một trong những nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho việc học tập, giảng dạy tác giả, tác phẩm Nguyễn Khuyến
Trang 15NỘI DUNG
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Văn hóa và văn hóa ứng xử
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Với vai trò vô cùng quan trọng của mình, văn hóa đã và đang được toàn thế giới quan tâm Nó là sản phẩm do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người Chính vì vậy, văn hóa đã trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu chính của khoa học nhân văn và là một trong những khái niệm tạo nên
sự tranh luận hết sức phong phú
Theo quan niệm phương Tây, “Văn hóa lúc đầu được hiểu là canh tác, trồng
trọt (cultus) Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai
là “trồng trọt tinh thần” tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người” [Dẫn
theo 38, tr.10] Như vậy, có thể hiểu văn hóa gắn liền với quá trình con người tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn liền với quá trình giáo dục đào tạo con người
Theo quan niệm phương Đông, “văn” được hiểu là vẻ đẹp, “hóa” được hiểu
là biến đổi, và hai chữ “văn hóa” ghép lại là sự biến cải, thay đổi làm cho đẹp ra Quan niệm về văn hóa này của người phương Đông khác so với quan niệm văn hóa của người phương Tây Nếu người phương Tây thiên về ứng xử với tự nhiên thì
người phương Đông thiên về ứng xử xã hội
Theo thời gian khái niệm văn hóa được mở rộng và được E.Tylor đưa vào
trong cuốn sách Văn hóa nguyên thủy (1871) Sau khái niệm mà E.Tylor đưa ra, đã
có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Chúng tôi thấy định nghĩa về văn hóa mà UNESCO đưa ra
mang tính khái quát cao: “Văn hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình
cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội Văn hóa không thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền
Trang 16cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng” [Dẫn theo 38, tr.18] Đây là định
nghĩa mang tính tổng quát, nó nhấn mạnh đến tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa nhưng vẫn đảm bảo mang đầy đủ nội hàm định nghĩa về văn hóa
Các nhà nghiên cứu văn hóa cùng các học giả Việt Nam cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau về văn hóa Trong đó, định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm
trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam được các nhà nghiên cứu nhắc đến rất nhiều và coi đó là một trong những công cụ hữu ích để tìm hiểu văn hóa: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [39, tr.10]
Từ đó, ông đưa ra hệ thống cấu trúc văn hóa gồm 4 tiểu hệ cơ bản: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Như vậy, từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm
của loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và
xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Nó được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu, các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra
1.1.2 Khái niệm văn hóa ứng xử
Từ xa xưa, người Việt luôn coi trọng văn hóa ứng xử bởi nó thể hiện trình
độ văn hóa, văn minh của một cộng đồng người
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước
sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau
Trang 17Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau,
nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó Chính vì tầm quan trọng của nó, văn hóa ứng xử được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm Từ mỗi góc nhìn khác nhau, các tác giả đã có những cách hiểu riêng về văn hóa ứng xử
Theo Đỗ Long trong cuốn Tâm lý học văn hóa ứng xử, ông cho rằng: “Văn
hóa ứng xử là một hệ thống thái độ hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp luật đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng người, của xã hội” [18, tr.73]
Còn Trần Thùy Anh thì cho rằng: “Văn hóa ứng xử là toàn bộ những tín
điều, truyền thống,…hướng dẫn hành xử mà cá nhân trong xã hội được xã hội đó trao truyền bằng nhiều hình thức học tập” [2, tr.19]
Phạm Vũ Dũng định nghĩa: “văn hóa ứng xử là hệ thống tinh tuyển những
nếp ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý…trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành các chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng, bản sắc của văn hóa một dân tộc, một quốc gia…được
cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội, thừa nhận và làm theo” [7, tr.27]
Bùi Thiết trong cuốn Cảm nhận về văn hóa đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa
ứng xử là hệ thống ứng xử giữa con người và thế giới tự nhiên – vũ trụ và hệ thống ứng xử giữa con người với nhau hay trong xã hội con người” [41, tr.98]
Như vậy, có thể hiểu văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua thái độ, hành vi, hành động phân xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác hoặc một đối tượng khác Nó là khía cạnh giá trị mang yếu tố tích cực, được chắt lọc
Trang 18thành các kinh nghiệm, quy tắc xã hội, chuẩn mực đạo đức thể hiện ở các tình huống ứng xử văn hóa trong đời sống của một cộng đồng, dân tộc
1.2 Phác thảo diện mạo văn hóa Việt
1.2.1 Văn hóa bản địa của người Việt
Bàn về loại hình văn hóa, bất kì ai cũng có thể nhận thấy rằng văn hoá Việt Nam thuộc kiểu văn hóa nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á truyền thống Nó có những nét đặc trưng giống và khác so với các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới
Người Việt có tinh thần yêu nước nồng nàn Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc ta đã thể hiện rõ điều này Chủ nghĩa yêu nước ấy đã được linh thiêng, tâm linh hóa, thành một thứ tín ngưỡng Nó trở thành một phạm trù thiêng liêng, thành cái để người ta thờ phụng Mỗi dòng họ mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên thể hiện sự tri ân của thế hệ sau với thế hệ trước
Nó đã cho thấy truyền thống quý báu: Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
Văn hóa người Việt cũng thể hiện rõ ở tính cộng đồng Con người Việt Nam không bao giờ tách mình ra khỏi tập thể Họ sống trong mối quan hệ giữa mình với gia đình, dòng họ, xóm làng Nếu ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng
có quan hệ với nhau, nhưng quan hệ lỏng lẻo, chỉ mang tính chất xã giao, đề cao cá nhân hơn tập thể thì ở Việt Nam, con người lại đề cao vai trò của tập thể Từ đó,
hình thành nên lối sống “trọng tình” Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái
độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia
đình: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Họ không chỉ thực hiện
chức năng duy trì nòi giống mà họ còn là người chăm sóc gia đình, giáo dục con
cái Sự gắn bó cộng đồng cũng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa, trọng đạo lý: Lá
lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng; Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… Các quan hệ ứng xử thường đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái
lý không bằng một tí cái tình… Vậy nên, người Việt có lối sống hòa hợp, yêu
thương, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong cùng môi trường sinh hoạt Mặt trái của nó là sự coi nhẹ vai trò cá nhân (vì thế thiếu tính cạnh tranh), thói dựa dẫm, thói cào bằng, óc bè phái địa phương…
Trang 19Nói tới văn hóa Việt là nói tới nền văn hóa nông nghiệp Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, vì vậy một lúc cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên như: thời tiết, nước, khí hậu… nên
về mặt nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp - biện chứng, nặng về kinh
nghiệm chủ quan cảm tính: Sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen…
Từ đó dẫn tới lối sống linh hoạt luôn thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh: Ở bầu
thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy… Tuy nhiên,
mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công việc
Từ những đặc điểm này, Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam” đã rút ra năm đặc trưng lớn khi bàn về tính cách văn hóa truyền
thống người Việt Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tính cộng đồng: Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, trong truyền thống là kiểu nông nghiệp thuần túy Tính thời vụ và nhu cầu chống thiên tai, bảo
vệ an ninh trật tự xã hội đã quy định kiểu liên kết làng xã cộng đồng trong lối sống
Thứ hai, tính ưa hài hòa: người Việt Nam nông nghiệp từ xa xưa mang trong mình tư duy lưỡng phân - lưỡng hợp Họ nhận thức được quy luật cân bằng của cuộc sống bằng lối sống quân bình Do vậy, người Việt trong cuộc sống luôn cố gắng duy trì sự cân bằng, quân bình, tránh thái quá
Thứ ba, thiên về âm tính: vì điều kiện tự nhiên xứ nóng quy định lối sống nông nghiệp âm tính, do vậy mà tính cách văn hóa Việt Nam cũng thiên về âm tính
ở chừng mực nhất định Hệ quả của nó là tính thân thiện, tinh thần dành ưu tiên cho
nữ giới Mặt trái của nó là thói quen chậm chạp, ít nhạy bén, nặng tình nhẹ lý…
Thứ tư, tính tổng hợp: đời sống nông nghiệp thuần túy đòi hỏi người Việt Nam phải cố gắng bao quát hết mọi diễn biến của thời tiết, thiên nhiên để có được
vụ mùa bội thu nhất Lịch sử văn minh trồng trọt ấy của người Việt Nam đã giúp tạo hình tính tổng hợp trong tính cách văn hóa Hệ quả của nó là người Việt Nam có khả năng bao quát vấn đề cao, song mặt trái của nó là tư duy phân tích (tư duy khoa học – thứ cần thiết cho phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật) lại yếu kém
Trang 20Thứ năm, tính linh hoạt: lối sống nông nghiệp theo cơ chế làng xã khép kín
khiến người Việt Nam phải có đầu óc linh hoạt trong ứng xử để tồn tại Tính linh hoạt thể hiện rõ nét trong tư duy, trong lối sống, trong cung cách ứng xử với cả tự nhiên và xã hội
Tóm lại, người Việt Nam rất đề cao vai trò của tập thể, coi trọng tình cảm,
ưa hài hòa, có khả năng bao quát vấn đề cao, luôn linh hoạt trong mọi tình huống…Những nét ứng xử truyền thống này của người Việt đều tìm thấy trong thơ Nguyễn Khuyến
1.2.2 Văn hóa bản địa của người Việt và các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn
Cùng với văn hóa bản địa, văn hóa Việt Nam đã có sự giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác trên thế giới Trong quá trình giao lưu tiếp biến ấy, văn hóa ngoại lai đã có cơ hội du nhập vào nước ta Cùng với các phong tục như tục thờ Mẫu, thờ Thần, thờ cúng ông bà tổ tiên… và tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên… thì văn hóa ngoại lai cũng ngày càng thể hiện được vai trò của mình đối với đời sống tinh thần của người Việt
Người Việt quần cư ở ngã ba đường của Đông Nam Á, trông ra biển Đông,
tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước ) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam Về cơ bản, bản tính của người Việt rất cởi mở, bao dung chứ không hẹp hòi, kỳ thị, khép kín Vì vậy, dù là tôn giáo gì, tín ngưỡng nào,
từ đâu đến người Việt Nam cũng sẵn sàng tiếp nhận miễn là nó không đi ngược lại với lợi ích quốc gia, không xem thường, miệt thị văn hóa bản địa Văn hóa bản địa cùng với Nho giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc lan xuống, Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang đã dung hòa với nhau và cùng song song tồn tại Các luồng tư tưởng và tôn giáo lớn này, khi vào Việt Nam đã bị Việt hóa cao độ và góp phần làm cho văn hóa Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng hơn
Tính hướng thiện, từ bi bác ái của Phật giáo, tư tưởng “Nhân nghĩa” của Nho giáo rất gần gũi với truyền thống nghiêng về trau dồi tâm tính đạo đức luân lý, lòng nhân ái, khoan dung của người Việt Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và yếu
Trang 21tố ngoại sinh này làm cho người Việt trong cuộc sống luôn đề cao chữ tâm và coi trọng tình cảm
Phật giáo đã đem đến cho người dân Việt niềm tin, niềm hy vọng vào cuộc sống và động lực đấu tranh cho độc lập, tự chủ của dân tộc Vì vậy, nó rất phù hợp với tinh thần yêu nước của người Việt Tinh thần yêu nước ấy cũng góp phần làm khúc xạ tư tưởng “Trung quân” của Nho giáo Trung Hoa thành tư tưởng “Trung quân – Ái quốc” của dân tộc ta
Người Việt rất coi trọng vai trò của người phụ nữ trong khi đó ở Trung Hoa người phụ nữ bị coi thường và bị những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến trói buộc Vì vậy, khi Nho giáo vào Việt Nam, và trở thành quốc giáo dưới thời Lê, dân gian đã phản ứng lại bằng bài ca dao:
Ba đồng một mớ đàn ông Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
Mặc dù vị thế của người phụ nữ không được như trước nữa, song ở một phương diện nào đó họ vẫn được coi trọng Việc thờ các nữ thần đặc biệt là Thánh Mẫu vẫn tồn tại cùng thời gian là minh chứng cho điều này
Nói tới văn hóa Việt Nam là nói tới văn hóa làng xã (văn hóa hương thôn) Phật giáo lại biết bám lấy làng xã bằng nhiều hoạt động cụ thể có tổ chức, kết hợp với tín ngưỡng bản địa, hội hè vì vậy mà Phật giáo có sức sống lâu bền và tương đối
ổn định Chùa đã hòa nhập vào làng xã biến thành chùa làng và trở thành một trung tâm văn hoá của làng
Văn hóa làng xã cũng làm biến đổi tầm nhìn theo không gian của Nho giáo Nếu tầm nhìn của Nho giáo Trung Hoa là “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” thì khi sang Việt Nam, người Việt đã lược mất yếu tố “bình thiên hạ” và biến đổi thành “Tu thân, tề gia, hóa hương, trị quốc”
Nho giáo với chủ trương Tam cương (ba mối quan hệ cơ bản của xã hội:
vua - tôi, cha - con, chồng - vợ), Ngũ luân (năm mối quan hệ: vua - tôi, cha -
con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè), Ngũ thường (năm đức: Nhân - Nghĩa - Lễ -
Trang 22Trí – Tín) đã bổ sung vào truyền thống quân bình của văn hóa nông thôn Việt Nam vốn tồn tại và vận hành bằng các hương ước cũ kỹ với tầm bao phủ hẹp bằng tầm nhìn tư tưởng rộng lớn hơn của Nho giáo
Đạo giáo giáo dục con người cần quý trọng và sống hài hòa với tự nhiên:
“người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo
tự nhiên” còn tín ngưỡng bản địa của người Việt lại là sùng bái tự nhiên vì vậy
chúng đã hòa quyện vào nhau và bổ sung cho nhau Từ đó, hình thành một khuynh hướng của những người thật sự không phải tín đồ của Đạo lão nhưng có
tư tưởng gần với phái Tiên Đạo, hay Đạo giáo Thần Tiên, tức ưa đời sống thanh tĩnh nhàn lạc
Có thể nói, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo từ khi vào Việt Nam đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội và chúng không chỉ hòa nhập vào văn hóa bản địa người Việt mà chúng còn hòa trộn vào nhau dẫn tới hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” và “Tam giáo đồng quy Đây chính là một biểu hiện quan trọng cho thấy tính tổng hợp, hòa đồng và hỗn dung tôn giáo của người Việt
Một ví dụ điển hình là ở Việt Nam, nhất là dưới thời Lê – Nguyễn, rất ưu ái Nho sĩ, nhưng tầng lớp Nho gia thường bị dằn vặt và bế tắc về tư tưởng trước những biến động của xã hội Vì thế, cũng ngày càng có nhiều nhà Nho tìm hiểu, nghiên cứu và vay mượn triết lý nhà Phật; đồng thời cũng ham thích thú tiêu dao của Lão tử và “vô vi” của Trang tử để trốn tránh xã hội Mượn triết lý Phật giáo và tinh thần Đạo giáo để bày tỏ tâm tư của mình là khá phổ biến ở tấng lớp Nho sĩ
Tóm lại, có thể nói rằng văn hóa bản địa người Việt cùng với các luồng tư tưởng, tôn giáo ngoại lai đã hòa nhập vào nhau làm cho văn hóa ứng xử người Việt phong phú, đa dạng trong sự thống nhất Người Việt đã tích cực tiếp thu những đặc điểm phù hợp của văn hóa ngoại lai nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn được nét đẹp, những trầm tích văn hóa của dân tộc mình Sự gìn giữ và tiếp thu ấy được Nguyễn Khuyến thể hiện một cách tinh tế qua thơ Tuy nhiên là một nhà nho trưởng thành từ cửa Khổng sân Trình nên cách ứng xử của Nho giáo chi phối tới ông nhiều hơn là của Phật giáo và Đạo giáo Lại là một người con đất Việt yêu quê hương xứ sở nên
Trang 23ông rất am hiểu bản sắc văn hóa dân tộc mình Điều này chúng ta sẽ tìm thấy khi nghiên cứu thơ văn Nguyễn Khuyến
1.3 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến
1.3.1 Con người và cuộc đời
Nguyễn Khuyến sinh ngày 15-2-1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16), mất ngày 5-2-1909 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ Dậu) ở quê mẹ nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ông tên thật là Nguyễn Thắng, mãi đến năm 1865, thi hội không đỗ mới đổi thành Nguyễn Khuyến, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễn Chi
Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo Ông nội là Nguyễn Tông Tích
đỗ nho sinh, ông thân sinh tác giả là Nguyễn Tông Khải (Nguyễn Liễn) đỗ 3 khoa tú tài, chuyên nghề dạy học Tính tình hào phóng, trọng đạo lý của cụ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Khuyến sau này
Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Bà là một người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó, tính tình lại “đoan trang, trầm tĩnh, thuận hoà” và xứng đáng là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ
Ông có tới bốn bà vợ và rất đông con Bà cả được ba con là Nguyễn Hoan, Nguyễn Thuần và Nguyễn Thị Duy Bà thứ được ba con là Nguyễn Điềm, Nguyễn Đôn, Nguyễn Thị Búp Bà ba sinh một con là Nguyễn Khắc Bà thứ tư họ Phạm mất sớm, không có con Trong gia đình, ông là một người chồng, người cha yêu thương
và sống có trách nhiệm với vợ, con
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là thông minh học giỏi nhưng con đường học hành thi cử của ông cũng gặp rất nhiều lận đận Năm 1852, ông lấy vợ và đi thi hương lần thứ nhất cùng với cha song không đỗ, sau đó cha mất
do dịch thương hàn, nhà nghèo, ông phải bỏ học đi dạy thuê kiếm ăn nuôi mẹ Sau đó ông được ông nghè Vũ Văn Lý giúp cho đi ăn học tiếp Năm 1864, ông
đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội Tiếp đó, ông giải Thắng thi hội các khoa 1865,
1868 đều bị trượt Ông ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám, khoa thi 1869 lại bị trượt Có lần ông đã tự giễu mình:
Trang 24Bốn khoa hương thí không đâu cả, Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi
(Giễu mình chưa đỗ) Đến tận khoa năm 1871, khi đã 37 tuổi, ông mới liên tiếp đỗ đầu thi hội, thi đình Như vậy, cả ba lần thi hương, thi hội, thi đình ông đều đỗ đầu nên ông được gọi là “Tam nguyên Yên Đổ” và vua Tự Đức ban cờ biển cho ông cũng viết hai chữ “Tam nguyên”
Sau khi thi đậu, ông có ra làm quan từ 1871 đến 1884 Trong khoảng thời gian mười ba năm đó, ông đã ở quê cư tang mẹ ba năm Còn khoảng mười năm thì đến bảy năm ông chỉ làm học quan và sử quan Ba năm còn lại đủ làm ông quyết tâm từ quan về ở ẩn
Nguyễn Khuyến là một nhà nho cả đời phấn đấu cho nghiệp khoa cử nhưng ông cũng chỉ làm quan trong một khoảng thời gian không dài Lý do gì đã khiến Nguyễn Khuyến từ quan về quê nhà?
Như ta đã biết, thời đại mà Nguyễn Khuyến sống là một thời đại đầy biến động Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, chúng chiếm lấy Bắc Bộ rồi chiếm luôn cả kinh thành, vua Tự Đức mất khiến cả triều đình hoang mang như rắn mất đầu Không chỉ vậy, trong lòng xã hội lúc này cũng diễn ra rất nhiều biến loạn Đây là thời kỳ những luân lí đạo đức cũ không còn được như xưa, hệ tư tưởng, nhân sinh quan và hệ ứng xử văn hoá được xây dựng từ mấy ngàn năm nay đã bị sụp đổ Cũng như bao nho sĩ cuối mùa, Nguyễn Khuyến đứng trước hai sự lựa chọn: một là cáo quan về quê ở ẩn và hai là tiếp tục ở lại làm quan Nhưng từ quan đâu phải chuyện dễ dàng:
Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
(Tự thán) Ông day dứt, băn khoăn bởi một con người khác trong ông vẫn còn hăm hở với đời lắm, chừng vẫn còn nuối tiếc muốn “đan tay vào hội lạc”, không muốn vứt
bỏ một cách dễ dàng những gì mình phải khó nhọc bao năm trời mới đạt được
Trang 25Nhưng may mắn thay cho lịch sử văn học dân tộc, “con người thứ hai” lớn hơn, con người đầy nhân cách và trách nhiệm với non sông đất nước, con người tỉnh táo trước thực tế lịch sử trong Nguyễn Khuyến đã chiến thắng Cuối cùng, ông đã lựa chọn con đường từ quan về quê ở ẩn: “Bức bối trong hoàn cảnh của mình, Nguyễn Khuyến tìm tới sự cân bằng trong tình nghĩa xóm làng, gia đình, trong các quan hệ bạn hữu Vẫn chưa đủ, Nguyễn Khuyến dũng cảm mổ xẻ nội tâm Cũng không yên, vẫn bế tắc…Bế tắc đến nỗi khùng lên với mình Nguyễn Khuyến có biệt tài dùng chữ nghĩa bông lơn để diễn đạt những cơn sóng lòng dữ dội…” [12, tr.406]
Cuối đời, Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nhà với vợ con Tuy nhiên, khi trở về, Nguyễn Khuyến luôn có một gánh nặng tinh thần rất lớn Ông mặc cảm
về trách nhiệm, về bổn phận của bản thân Chính vì mặc cảm này mà hình thành nên con người ưu tư về vai trò bổn phận trong thơ Nguyễn Khuyến Điều này là cơ
sở để chúng ta lý giải được vì sao buồn là âm hưởng xuyên suốt những bài thơ sau khi về Yên Đổ của Nguyễn Khuyến
Tuy mang trong mình rất nhiều tâm sự nhưng đây cũng là khoảng thời gian ông sống gần gũi với quần chúng, với những người dân quê lam lũ, hiểu biết những
lo toan và tâm tình của họ Nếu Nguyễn Trãi tìm về với núi rừng, Nguyễn Bỉnh Khiêm trọn bến sông tuyết làm nơi ẩn mình, thì Nguyễn Khuyến lại sống giữa làng quê thanh bình với thiên nhiên tươi đẹp và những con người chất phác giản dị Chính sự hoà mình vào cuộc sống hồn nhiên nơi thôn dã đó đã giúp cho nhà thơ giải toả được tâm trạng luôn day dứt, đau khổ và mặc cảm của mình Nguyễn Khuyến đã tìm thấy trong thiên nhiên, trong cuộc sống lam lũ của người nông dân quê ông sự thanh thản của tâm hồn, niềm lạc quan, yêu đời và những tình cảm xóm làng trong sáng vào những ngày cuối đời Đây chính là khoảng thời gian nhà thơ có những trước tác đặc sắc để lại cho đời
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Những năm ở quê nhà Nguyễn Khuyến sống chan hoà gắn bó với cảnh sắc thôn quê Chính mảnh đất quê hương ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho ông sáng tác
Trang 26nên hơn 800 tác phẩm có giá trị gồm thơ, văn, câu đối, ca trù viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công nhất là ở thể loại thơ Nôm Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm hoặc ngược lại Thơ văn Nguyễn Khuyến thật sự tiêu biểu cho tâm hồn người Việt và mang phong vị cốt cách Á Đông Người ta biết đến thơ
văn của ông chủ yếu qua Quế Sơn thi tập (thơ chữ Hán) và Tam Nguyên Yên Đổ thi
ca (thơ chữ Nôm)
Qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Khuyến đã cho thấy tâm sự yêu nước thiết tha, tình yêu con người, cảnh vật thiên nhiên và phong tục tập quán, văn hóa ứng xử của con người vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ
Bên cạnh đó, những tác phẩm của ông còn thể hiện sự thâm thuý sâu cay của một nhà thơ luôn dùng tiếng cười để đả kích, chế giễu, phản kháng đối với bọn thống trị thực dân Pháp, bọn quan lại và những người xấu xa trong xã hội Như vậy, Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà ông còn là một nhà thơ trào phúng, tiếng nói trữ tình và trào phúng trong thơ ông hoà quyện với nhau đã tạo nên một phong cách độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Trong toàn bộ sáng tác của mình, những bài thơ thể hiện văn hóa ứng xử của Nguyễn Khuyến với vua quan, bạn bè, với những người dân quê lam lũ và gia đình là vô cùng đặc sắc và những bài thơ ấy đã làm nên nét riêng trong sáng tác của ông Nó đã thể hiện được con người sâu sắc và lối ứng xử tinh tế, nhạy bén của Tam Nguyên Yên Đổ
1.3.3 Đôi nét về các sáng tác thể hiện văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến
Cũng giống như một số nhà thơ trung đại khác, Nguyễn Khuyến cũng có rất nhiều bài thơ thể hiện ứng xử của ông với bản thân, với môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi chỉ khảo sát, thống
kê những bài thơ thể hiện văn hóa ứng xử của Tam Nguyên với môi trường xã hội Nó chiếm khoảng 100 bài thơ trên 800 tác phẩm (gồm cả thơ, văn, câu đối,
ca trù) theo cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm (1984) (xem Phụ lục) Đây là một
con số khá lớn và chỉ mang tính chất tương đối
Trang 27Trong ứng xử với vua, chúng tôi thống kê được 4 bài đều viết bằng chữ Hán Những bài thơ này đều thể hiện được tư tưởng tôn quân của Nguyễn Khuyến Tư tưởng ấy phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, vừa có điểm tương đồng nhưng cũng khác biệt so với các nhà nho trước đó
Đối với quan lại bán nước cầu vinh, hại dân hại nước, Nguyễn Khuyến
rõ tỏ thái độ khinh ghét Trong mối quan hệ ứng xử này, chúng tôi khảo sát được 17 bài gồm 13 bài viết bằng chữ Nôm và 4 bài viết bằng chữ Hán (trong
đó có 1 bài ông tự dịch thơ)
Đối với bạn bè đồng tâm, tri kỉ, Nguyễn Khuyến dành cho họ rất nhiều tình cảm yêu mến, sự trân trọng và tin tưởng Chính vì vậy, ông có khoảng 28 bài thơ viết tặng bạn, gửi bạn và thể hiện tình cảm cũng như cách ứng xử của mình với bạn Trong 28 bài thơ này có 6 bài viết bằng chữ Nôm, 22 bài viết bằng chữ Hán (1 bài ông tự dịch sang chữ Nôm)
Đối với làng xóm láng giềng, với những người dân quê bình dị, ông dành cho
họ những tình cảm rất nồng ấm, thân tình Chúng tôi khảo sát được 21 bài thơ thể hiện ứng xử của ông với họ Trong đó có 10 bài thơ Nôm và 11 bài thơ chữ Hán
Trong quan hệ ứng xử với gia đình, chúng tôi thống kê được 22 bài thơ trong đó 5 bài thể hiện văn hóa ứng xử của ông với vợ (2 bài chữ Nôm, 3 bài chữ Hán), 12 bài với con (2 bài chữ Nôm, 10 bài chữ Hán) và 5 bài với cha mẹ, anh em, họ hàng (3 bài chữ Nôm, 2 bài chữ Hán) Những tác phẩm này đã thể hiện tình cảm gắn bó của ông với vợ con và với những người thân yêu khác trong gia đình
Như vậy, trong tổng số 92 sáng tác thể hiện văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến có 42 bài viết bằng chữ Nôm và 50 bài viết bằng chữ Hán Việc sáng tác bằng chữ Nôm hay chữ Hán đều thể hiện dụng ý của tác giả Đó cũng là một trong những cơ sở giúp chúng tôi lý giải được cách hành xử của Tam Nguyên trước những tình huống ứng xử khác nhau
* Tiểu kết chương 1
Muôn thuở, văn hóa ứng xử luôn là một vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Nó là một bộ phận quan trọng của văn hóa và góp phần làm đẹp cũng
Trang 28như giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Không ai có thể phủ nhận vai trò cũng như tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với mỗi con người trong xã hội Chính vì sự ảnh hưởng to lớn đó, văn hóa ứng xử không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngành văn hóa học mà nó còn là đối tượng nghiên cứu của các ngành xã hội học, nhân văn học, tâm lý học… và trở thành đề tài ngày càng được quan tâm chú ý của giới nghiên cứu văn học
Cùng với văn hóa ứng xử bản địa, người Việt đã tiếp thu văn hóa từ các học thuyết tư tưởng và tôn giáo khác nhau tiêu biểu là Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo Văn hóa bản địa đã hòa trộn cùng văn hóa ngoại lai làm cho văn hóa truyền thống Việt Nam đa dạng trong sự thống nhất Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi tìm hiểu ứng xử văn hóa của Tam Nguyên được thể hiện qua thơ ông
Nguyễn Khuyến là một nhà nho luôn yêu cầu rất cao ở bản thân, hay hổ thẹn
và rất coi trọng nhân cách, khí tiết phẩm giá của mình Dù ở hoàn cảnh nào, ông cũng nhìn nhận bản thân con người là một thực thể vô cùng quan trọng Trong một
số trường hợp khác, ông đã khẳng định được bản ngã của mình nhưng nhìn chung
nó vẫn là sự khẳng định của một nhà nho theo những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo Ông là con người khiêm tốn, sống hòa nhã, chân thành với mọi người xung quanh đặc biệt là với những người dân quê Chính điều đó đã giúp chúng ta có một cái nhìn đa diện để đánh giá về văn hóa ứng xử trong thơ ông
Theo khảo sát của chúng tôi, trong sáng tác của Nguyễn Khuyến có 92 bài thơ thể hiện rõ ứng xử của ông với môi trường xã hội Ứng xử đó có gì đặc biệt chúng tôi sẽ tiến hành triển khai ở chương 2 và chương 3
Trang 29Chương 2
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ
XÃ HỘI CƠ BẢN
2.1 Văn hóa ứng xử trong quan hệ vua – tôi
Khi nói tới xã hội phong kiến, người ta thường nhắc đến “Tam cương” Nó là
ba giường cột đạo đức cơ bản của xã hội Đề cao Tam cương (cùng với Ngũ thường), Nho giáo đã chủ trương người làm vua, làm cha và làm chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ
Quân – thần là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất trong “Tam cương” Trong mối quan hệ này, vua (thiên tử) là người đặt ra chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với bề tôi còn bề tôi phải trung thành một dạ “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”
Nguyễn Khuyến là một nhà nho, sống dưới thời Tự Đức vì vậy những quy tắc và chuẩn mực của “Tam cương” đã ăn sâu vào con người ông và có ảnh hưởng lớn tới văn hóa ứng xử của ông Nguyễn Khuyến là một nhà nho đề cao tư tưởng
“tôn quân” Điều đó thể hiện rất rõ ở hoài bão và lý tưởng lập công danh để phò vua giúp nước của Nguyễn Khuyến
Cũng giống như Nguyễn Công Trứ trong buổi đầu bước vào đời với tiếng nói hăm hở thực hiện chí nam nhi:
Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông
(Đi thi tự vịnh) Nguyễn Khuyến cũng nung nấu quyết tâm thi đỗ - làm quan với khát khao:
Tiêu thiết hoành thu nam tử tháo Đinh ninh mạc sử nhập nhân thân
(Thu dạ cùng thanh) Chí khí nam nhi là phải, mùa thu cầm ngang ngọn dáo, Đinh ninh đừng để những tiếng đó thấm sâu vào lòng mình
(Tiếng dế đêm thu)
Trang 30Cũng như bao nhà nho khác khác, ông mong muốn làm nên một sự nghiệp lớn lao hiển hách nhưng con đường khoa cử rất gian nan Sau bốn khoa thi hỏng liên tiếp (1852, 1854, 1858, 1861) bị trượt:
Bốn khoa hương thí không đâu cả Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi, Mang tiếng văn chương lừng vũ trụ, Nghĩ tôi, tôi gớm cái mình tôi
(Giễu mình chưa đỗ) Chính vì vậy, ông hổ thẹn với bản thân mình:
Tàm quí cầm thư thù mạnh lãng Thử tâm năng bất phụ trùng qua?
(Thanh đạo trung) Nỗi niềm bất đắc chí, những hổ thẹn với sách đèn Tấm lòng này sao có thể không qua lại nữa?
(Đường trong kinh đô)
Và rồi, sau nhiều năm đèn sách, dùi mài kinh sử cuối cùng ông cũng đầu cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình Chính vì vậy, Nguyễn Khuyến mang một cái ơn lớn với vua nhà Nguyễn, nhất là vua Tự Đức Bởi ông đã được vua tự tay khen thưởng và trọng dụng:
Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời
(Di chúc) Với ông, đó không chỉ là “ơn huệ” mà còn là sự cảm kích sâu sắc:
Hoàng ân di trọng cảm di tăng, Hứa hữu nam quan tuyệt bất năng
(Hữu cảm)
Ơn vua càng nặng thì cảm kích càng tăng,
Đã lâu nay câu chuyện đội mũ phương Nam muốn dứt đi không được
(Cảm xúc)
Trang 31Trong một bài thơ khác, sự áy náy về ân trạch vua ban cũng thể hiện qua lời khuyên con:
Nhữ niên kim diệc dĩ gia quan Trầm tư ti lạp quân ân trọng
(Xuân nhật thị chư nhi) Cha đã già, con đã đến tuổi trưởng thành
Ơn trạch vua dầu bé bằng sợi tơ hạt gạo, nhưng nghĩ kĩ ra thì ơn ấy rất nặng
(Ngày xuân dặn các con)
Vì vậy:
Mặc thụ đồng chương thập nhị niên, Thử thân nhật vọng thánh triều liên
mà Tự Đức mấy lần hạ chiếu thư quở mắng là đem quân dọa dẫm, giữ địch phòng địch không phải lúc Thống đốc quân thứ Tam Nguyên là Hoàng Tá Viêm xin đem quân thứ về tập trung ở trung châu để đối ứng Vậy mà Tự Đức cho là nếu triệt binh
về trung châu thì sợ phỉ đồ lại tụ tập, lại thêm lộ tiếng tăm.” [52, tr.83]
Một lần nữa, “những khuôn mặt trọng thần Nguyễn Văn Tường, hộ bộ thượng thư Nguyễn Bá Nghi… và cả nhà vua Tự Đức nữa cùng những lời bàn
“chuộc đất, bàn hòa” của họ lại hiện ra trước mắt Nguyễn Khuyến.” [ 52, tr.86] Thế
là những gì ông dùng để chống đỡ cho ý tôn quân, trung quân đã thật sự bị lung lay Nguyễn Khuyến cảm thấy sự bất lực của mình trước một thực tế ông không muốn nhìn nhận Theo thói thường những chữ “về ở ẩn” lại hiện ra trước mắt
Trang 32Sau khi vua Tự Đức mất, triều đình và lòng người càng trở nên hỗn loạn Lúc này thực dân Pháp lập nên những ông vua bù nhìn để chúng dễ bề cai trị:
Dân nộ trách chư thần Thần phi dân hà y?
(Đảo vũ) (Dân tức trách móc thần
Thần không ra gì thì dân dựa vào đâu?)
(Cầu mưa) Thần mà ông châm biếm có thể là quỷ thần, cũng có thể là vua Từ Đồng Khánh, các vua nhà Nguyễn đều mất hết quyền lực và chỉ còn là những tên bù nhìn
để thực dân sai khiến Chính vì vậy, chúng ta mới hiểu vì sao khi vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Thiện Thuật lập tức ứng chiếu dấy quân, nhưng khi Đồng Khánh dụ ông ra hàng, thì ông khẳng khái viết vào tờ dụ bốn chữ “bất khẳng thụ chỉ” (không chịu lệnh vua) và kiên quyết tiếp tục kháng chiến đến cùng
Trước thực tế ấy, tư tưởng “tôn quân” trong Nguyễn Khuyến dường như sụp đổ Ông tỏ ra khinh ghét chúng và một lần nữa vấn đề xuất – xử được đặt
ra gay gắt Về thì không đành vì chưa đền được nợ nước, trả ơn vua nhưng ở thì phải chịu cái nhục và mang cái tội làm tay sai cho giặc Cuối cùng Nguyễn Khuyến chọn con đường từ quan về ở ẩn Trước lẽ xuất – xử, Nguyễn Khuyến
đã băn khoăn:
Khứ quốc khởi vô bằng bối tại?
Quy gia vị tất tử tôn hiền
(Cảm tác)
Bỏ nước bạn bè ở lại đó?
Về nhà, chưa chắc con cháu đã khen hay
(Cảm tác) Trong tư tưởng của ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh quyết liệt nên
“Về hay ở”:
Quyên đã gọi hè quang quác quác,
Gà từng gáy sáng tẻ tè te
Lại còn giục giã về hay ở?
Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe
Trang 33Ông không có cái dũng khí lấy cái chết để đền nợ nước như Trần Bích San, hay Phan Thanh Giản Ông không đủ tự tin và can đảm để theo tướng tài chiêu mộ binh sĩ chờ thời cơ khởi nghĩa như Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật hay nho sĩ Nguyễn Quang Bích Nhưng ông cũng chẳng làm quan cho giặc mà chọn con đường từ quan về quê nhà để khỏi mang tiếng xấu Ông nhận ra sự suy nhược của giai cấp phong kiến, sự tan vỡ của các phong trào Cần Vương do văn thân lãnh đạo Nhưng ông vẫn cảm phục tinh thần bất khuất, xả thân vì đất nước của
họ Ông ví họ như con thiêu thân, biết chết mà vẫn lao vào ánh sáng Với họ, “chết vinh còn hơn sống nhục”:
Tiệm nhĩ tiêm tiêm nhất vũ hàn, Đầu minh nhi tử tử nhi an
(Xuân dạ liên nga) Giống lông cánh phận mình nho nhỏ,
Chết là yên, chết chỗ quang minh
(Đêm xuân thương con thiêu thân)
Họ là những con người không màng danh lợi, giữ vẹn tấm lòng trung trinh với non sông, coi trọng danh tiết:
Tố phú tri năng do vị dẫn
Đường tiền danh lợi bất tương quan
(Xuân dạ liên nga) Chữ tri năng trước sau giữ vẹn,
Thời buổi này chẳng bén lợi danh;
(Đêm xuân thương con thiêu thân) Tuy nhiên, không đủ điều kiện để “thiêu thân”, ông đã chọn con đường từ quan để bảo toàn nhân phẩm và khí tiết:
Giữ son sắt êm đềm một tiết Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ
(Mẹ Mốc)
Dù đã thoái lui về ở ẩn, nhưng là con người toàn tâm toàn ý phụng sự cho
dân tộc, luôn luôn sống trong trạng thái “biếng nhắp năm canh chầy, gà đã sớm
giục giã”, nên điều băn khoăn lo lắng nhất của Nguyễn Khuyến là tình trạng đánh
Trang 34mất lương tri và nhân phẩm của con người thời đại ông Và vì vậy, ông đã làm hết
sức mình để chống lại thảm hoạ đó, để kìm giữ con người trên bờ vực thẳm của sự
sa đoạ Ông đã luôn đấu tranh cho sự tồn tại của mẫu người lý tưởng đáng trọng, cho một quan niệm cao đẹp về giá trị làm người
Như vậy, trong mối quan hệ vua - tôi, Nguyễn Khuyến ứng xử rất linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đối tượng Vì với ông, tư tưởng trung quân không nằm trong khuôn khổ chật hẹp của Nho giáo chính thống
Giai đoạn trước, rất nhiều nhà nho thực hiện tư tưởng trung quân vô điều kiện, đôi khi vì chữ “trung” đi ngược lại quyền lợi dân tộc như:
Lý Trần Quán, người xã Vân Canh, huyện Từ Liêm (nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức), tỉnh Hà Tây, đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng
27 (1766) đời Lê Hiển Tông Năm Bính Ngọ (1786), quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, Đoan vương Trịnh Khải thua trận chạy lên phía Tây huyện Yên Lãng, nghe tin Lý Trần Quán, giữ chức Thiêm sai Lại phiên đi phủ dụ phủ Tam Đới, đóng quân tại huyện vội cho người chạy đến nhờ Quán giúp sức Không ngờ viên tuần huyện tên Trang, vốn là học trò cũ của Quán, được sự ủy thác của ông dẫn đường cho Chúa lại bắt Trịnh Khải đem về nộp cho Nguyễn Huệ Khi biết tin thì đã quá muộn, Lý Trần Quán kêu khóc thảm thiết rồi nhờ người đào huyệt tự chôn sống mà chết
Hoặc Trần Danh Án (tiến sĩ năm 1772) vì “trung vua” mà rước giặc vào giày xéo đất nước Ông theo ngự giá vua Lê qua Kinh Bắc lên Bắc Giang, rồi dời xa giá
đi Chí Linh (Hải Dương), Thủy Đường (Hải Phòng), Vị Hoàng (Nam Định), sau lại quay về Kinh Bắc, ở nhà viên Tham tri là Phạm Đình Dư Cũng chính ông cùng với
Lê Duy Đản nhận mệnh vua Lê sang nhà Thanh cầu viện Chữ “trung” đã được Trần Danh Án đặt quá cao, làm mờ mắt khiến ông mù quáng, trung với vua nhưng lại phản bội tổ quốc Khi Chiêu Thống chạy sang nhà Thanh, Danh Án ở lại quê nhà cùng với Trần Quang Chân, Dương Đình Tuấn dấy binh chống lại triều Tây Sơn Vua Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm viết thư vời Danh Án, Án cố từ, thề chết không chịu ra, lời lẽ phần nhiều gay gắt Lúc nghe tin Chiêu Thống chết ở Trung
Trang 35Quốc, ông gào khóc thương tiếc rồi mất Có thể nói, Trần Danh Án vì quá đề cao chữ “trung” mà dẫn đến “ngu trung”
Đến giai đoạn này, tư tưởng trung quân từ vô điều kiện đã chuyển sang có điều kiện Tư tưởng ấy không chỉ thấy trong thơ Nguyễn Khuyến mà trong thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện rất rõ Với cụ Đồ Chiểu, trung với vua tức là trung với lẽ phải, trung với nước Vì vậy, đối với những ông vua xấu, vua ác thì ông phê phán:
Quán rằng: ghét việc tầm phào Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm
Ðể dân đến nỗi sa hầm sẩy hang Ghét đời U, Lệ đa đoan, Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần
Ghét đời Ngũ Bá phân vân, Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn
Ghét đời Thúc quý phân băng, Sớm đầu tối đánh lằng nhằng hại dân…
(Lục Vân Tiên) Còn những sĩ phu yêu nước như Phan Tòng, Trương Định dù kháng chỉ thì Nguyễn Đình Chiểu vẫn hết lòng ca ngợi:
Viên đạn nghịch thần treo trước mắt Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay
(Thơ điếu Phan Tòng) Điều này góp phần lý giải vì sao, Nguyễn Khuyến rất coi trọng mối quan hệ
“quân thần” nhưng ông chỉ có bốn bài thơ thể hiện ứng xử với vua Đây là giai đoạn, luân lý thánh hiền xuống cấp, vua không còn làm tròn bổn phận của đấng
“Thiên tử” Từ khi Tự Đức mất, vua đều là những tên bù nhìn do thực dân lập nên Chúng là kẻ:
Vua chèo còn chẳng ra gì, Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề!
(Lời vợ anh phường chèo)
Trang 36Ông không thể tiếp tục yêu mến, coi trọng chúng nữa mà thay vào đó là sự mỉa mai, khinh bỉ Với ông “Trung quân” phải gắn liền với “Ái quốc” nhưng khi cần, có thể tách biệt hai khái niệm này cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể
Tóm lại, đến giai đoạn này tư tưởng “tôn quân” của Nguyễn Khuyến đã có
sự thay đổi cơ bản Nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và những biến động diễn
ra trong lòng xã hội lúc bấy giờ Ứng xử này của ông dựa trên nguyên tắc “quân nhân thần trung”, “Đạo làm quan” mà Mạnh Tử đã đưa ra (Thứ nhất, làm quan khi thấy có thể hành đạo được Thứ hai, làm quan vì giao tế có lễ Thứ ba, làm quan khi vua biết trọng dụng, nuôi dưỡng Khi ra làm quan rồi, thì phải trung với vua, hết lòng hết sức thờ vua, nhưng cũng không vì vậy mà biến mình thành kẻ
“ngu trung” Người làm tôi trung còn là người biết can gián vua, khi vua làm điều trái đạo; không những thế, còn có thể phế truất ngôi vua, khi thấy vua là kẻ
vô đạo) Điều này rất phù hợp với tính linh hoạt “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với
ma mặc áo giấy” của người Việt bản địa
2.2 Văn hóa ứng xử trong quan hệ với quan lại
Đứng đầu tứ dân, quan lại được xem là tầng lớp ưu tú, được kính trọng về uy tín và địa vị xã hội Là một đẳng cấp có đặc quyền, trước hết là về mặt tinh thần, sau
đó đã chuyển hoá thành những lợi ích kinh tế Họ vốn là những trí thức, nhưng không phải là những trí thức độc lập, mà là người trí thức dấn thân, gắn bó (hoặc bị trói buộc) chặt chẽ với nhà vua và hệ tư tưởng thống trị Họ là những người giúp vua trị nước và giúp nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc Tuy nhiên, nhiều quan lại vì lợi ích của bản thân mà không thực hiện đúng đạo làm quan dẫn đến hiện tượng tha hóa, biến chất
Vào thời Nguyễn Khuyến, đa số quan lại mất hết tư cách làm quan Phần thì làm tay sai cho giặc, phần thì bòn rút, đục khoét của dân Chúng đều là những kẻ bất tài, vô dụng, nhờ có thế lực và tiền bạc mới được làm quan Nguyễn Khuyến nằm trong số ít những quan lại vẫn giữ vững phẩm chất, nhân cách của người làm quan Vì vậy, khi xã hội biến động, ông không theo gót quân giặc bán nước cầu vinh hay tiếp tục làm chức quan “hữu danh vô thực” mà từ quan trở về Yên Đổ
Trang 37Thơ Nguyễn Khuyến đã phản ánh rất rõ nét bộ mặt của tầng lớp quan lại lúc bấy giờ Ngòi bút của ông đã vạch trần nhiều mặt xấu xa của chúng và với mỗi đối tượng ông đều có cách ứng xử phù hợp, linh hoạt
Với bọn quan lại làm tay sai cho thực dân, bọn bán nước cầu vinh như Nguyễn Hữu Độ, Vũ Văn Báo, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan… Nguyễn Khuyến tỏ ra
vô cùng khinh bỉ
Nguyễn Hữu Độ khét tiếng là một tên quan lại tham ô và nịnh giặc Hắn bắt nhân dân đóng tiền để làm sinh từ Hàng năm cứ đến ngày sinh nhật hắn quan lại lớn nhỏ ở Bắc kỳ kéo đến sinh từ để chúc tụng, bọn kỳ hào địa phương đến sinh từ để tế sống y Nguyễn Khuyến thì ngược lại, ông chửi hắn:
Bi văn bất tự tế văn phần Tạc tạc lưu truyền vị dị vân Trường đoản dĩ nan thiên lý đạc, Thị phi do hữu bách niên văn,
(Tái vị nhân đại nghĩ kỷ công bi văn, cánh vô sở đắc, nhân phú dĩ thị)
Văn bia không đốt như văn tế, Rành rọt lưu truyền không phải dễ Ngàn năm ngắn dài khó ước lường, Trăm năm hay dở còn ghi để
(Lại nghĩ hộ bài văn bia ghi công đức cho người ta không xong, nhân làm bài thơ trả lời)
Ông cho rằng văn bia chỉ để ghi nhận công lao của những người có công lưu truyền hậu thế, còn người như Hữu Độ thì không đáng được ghi tên Sau khi Nguyễn Hữu Độ chết, ngôi đền mà hắn cho xây bỗng trở nên vắng vẻ, không người qua lại Điều đó thể hiện sự khinh ghét của nhân dân đối với một tên bán nước làm tay sai cho giặc Chung cảm xúc với nhân dân yêu nước, Nguyễn Khuyễn đã viết bài “Quá quận công Hữu Độ sinh từ hữu cảm” (Cảm nghĩ lúc qua sinh từ Quận công Nguyễn Hữu Độ) Bài thơ có những câu đầy mỉa mai:
Công tại, tứ thời tập quan đới Đắc dự giả hỉ, bất dự bi
Công khứ, quan đới bất phúc tập, Đãn kiến đệ nhị vô danh công
Trang 38Quân bất kiến lý trung phụ sầu độc túc, Doanh thực mưu y nhật bất túc
(Ly phụ hành) Chàng chẳng biết gái này gái góa, Buồn nằm suông suông cả áo cơm;
(Lời gái góa) Nguyễn Khuyến muốn nhắn tới vũ Văn Báo thà “nằm suông” chứ nhất quyết không ra làm quan Làm quan với Tây thì chẳng khác gì kẻ “tư bôn” (người con gái trốn nhà theo Tây) Vừa là từ chối nhưng cũng là chửi Vũ Văn Báo và mỉa mai cái chức quan mà hắn đang mang Vì vậy, câu kết Nguyễn Khuyến khẳng định:
Cơ hàn chỉ ưng bố mễ cấp,
Ly phụ tái tiêu phi sở nghi
(Thương thì gạo vải cho vay, Lấy chồng thì gái già này xin van!) Đối với Hoàng Cao Khải, Nguyễn Khuyến cũng mỉa mai, châm biếm, khinh
bỉ, không kém Ông chế giễu cái chức quan hữu danh vô thực của hắn Ông chửi Hoàng Cao Khải nói riêng, chửi cả bọn quan lại bất tài vô dụng nói chung Chúng chẳng khác gì “Ông Tượng Sành” đứng trên hòn non bộ:
Trang 39Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
(Ông Tượng Sành) Nguyễn Khuyến nói về sự vô dụng của mình khi không đem được tài năng của mình phục vụ đất nước hay còn nói Hoàng Cao Khải và bọn quan lại kia nữa Chúng cũng chỉ như ông phỗng đá không lo, không nghĩ gì cho đất nước và chỉ mang trong mình cái danh hão, chứ không có thực tài, chỉ là những anh “Tiến sĩ giấy”:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
(Vịnh tiến sĩ giấy) Nhà thơ đã mượn hình ảnh của ông tiến giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời, vạch trần bản chất giả dối của đối tượng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bề ngoài lộng lẫy, hào nhoáng được che giấu hết sức tinh vi và cái thực chất bên trong sáo rỗng, đáng khinh ghét của nhân vật
Không chỉ gọi chúng là kẻ “tư bôn”, “Ông Tượng Sành”, “Ông phỗng đá” hay “Tiến sĩ giấy”, Nguyễn Khuyến còn gọi bọn chúng là “thằng bán tơ” khi chửi Lê Hoan cùng bọn tay chân bán nước trong cuộc thi Vịnh Kiều “Tao đàn Hưng Yên”:
Thằng bán tơ kia giở thói ra
Làm cho bận đến cụ Viên già
Muốn êm phải biện ba trăm lạng, Khéo xếp nên liều một chiếc thoa
(Vịnh kiều bán mình)
Trang 40Đồng tiền lúc này tác oai tác quái trong giới quan trường, khiến cho giới quan trường đua nhau ra mặt ăn cướp của dân:
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a!
(Vịnh Kiều bán mình) Hội tao đàn chẳng qua chỉ là một cách thức để thực dân lôi kéo các sĩ phu yêu nước đi theo con đường của chúng và cũng là một cách bọn chúng để kiếm tiền Mời được Nguyễn Khuyến tham dự sẽ làm cho cuộc thi tăng phần trọng thể Mấy lần từ chối không được, Nguyễn Khuyến đành phải chống gậy ra Tuy nhiên, ông vẫn rất bực dọc Ông ví mình như nàng Kiều bị mắc tay Hoạn Thư:
Cánh buồm vượt bể vừa êm sóng
Vó ký chân đèo bỗng đến nơi
(Mắc tay Hoạn Thư) Ông coi cuộc thi Vịnh Kiều này chẳng khác gì một trò lố nực cười:
Ông trời rõ khéo chua cay nhỉ, Một cuộc bày ra cũng nực cười.
(Mắc tay Hoạn Thư) Những bài vịnh Kiều trong cuộc thi thơ này của Nguyễn Khuyến vẫn thể hiện sự thâm thúy, sâu cay và mỉa mai của ông đối với bọn quan lại Tú Xương cũng vịnh Kiều “Oán Kiều”, cũng chửi bọn chúng nhưng đó là tiếng chửi bốp chát, không chút e dè:
Hỡi cụ Tiên Điền có biết cho, Hôm nay có kẻ khóc trên mồ?
Khóc đây không phải rằng thương cụ
Thương bạc quan thầy món lợi to
Như vậy, cách ứng xử của chủ thể văn học Nguyễn Khuyến và Tú Xương rất khác nhau Có sự khác nhau có lẽ là do địa vị xã hội và môi trường sống Nguyễn Khuyến có một con đường công danh thành đạt, ông làm quan mười năm, sau đó về sống ở nông thôn thanh bình Còn Tú Xương thì rất lận đận trong con đường khoa
cử, liên tiếp thi hỏng (tám lần thất bại chỉ có một lần đậu tú tài) và từ lúc sinh ra cho đến lúc mất ông đều sống ở nơi đô thị xô bồ Chính vì là người trong cuộc nên Tam Nguyên giữ được sự điềm đạm, thâm thúy của nhà nho lớp cũ còn Tú Xương lại