Nho giáo chủ trƣơng một gia đình có chủ, và ngƣời chủ là đàn ông. Đàn bà không bao giờ là chủ gia đình bởi xã hội phong kiến quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Theo đó, ngƣời đàn ông có quyền quyết định mọi việc trong gia đình còn ngƣời phụ nữ tuy là nội tƣớng nhƣng vẫn làm với danh nghĩa là giúp chồng. Ngƣời đàn ông trong gia đình phong kiến có thể đƣợc lấy nhiều vợ còn ngƣời phụ nữ chỉ đƣợc lấy một chồng “tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Đó là tƣ tƣởng nam tôn nữ ty, nam nữ không bình đẳng. Chính vì vậy, vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội không đƣợc đề cao, thậm chí còn bị coi rẻ. Trong văn chƣơng cũng vậy, rất ít nhà thơ, nhà văn viết về cuộc sống tình cảm đời tƣ của mình, đặc biệt là viết về ngƣời vợ, ứng xử với vợ. Trƣớc Nguyễn Khuyến và cùng thời Nguyễn Khuyến đã có một số bài thơ viết về hình ảnh ngƣời phụ nữ trong gia đình nhƣng rất ít ngƣời nói đến vai trò quan trọng của họ, hi hữu lắm ta bắt gặp điều đó trong thơ của Tú Xƣơng. Đến với sáng tác của Nguyễn Khuyến, ta thấy một điều khác hơn.
Nguyễn Khuyến là con ngƣời sống dƣới chế độ phong kiến nên tƣ tƣởng đạo đức Nho giáo có ảnh hƣởng rất lớn tới ông. Cũng nhƣ bao ngƣời đàn ông trong xã hội cũ, Nguyễn Khuyến cũng có tới 4 bà vợ. Đó là một hạn chế của Nho giáo trong việc thực hiện chế độ “đa thê”. Tuy nhiên, với vợ, Nguyễn Khuyến không hề thể hiện uy quyền và khuôn họ vào những luật lệ khắt khe mà Nho giáo đề ra với ngƣời phụ nữ. Ông luôn đề cao, trân trọng và coi vợ là ngƣời bạn đời tri âm, tri kỉ của mình. Trong toàn bộ sáng tác, Nguyễn Khuyến chỉ có 6 tác phẩm viết về vợ (5 bài thơ, 1 câu đối). Tuy số lƣợng bài thơ không nhiều nhƣng nó cũng thể hiện ứng xử văn hóa của ông với vợ.
Cách ứng xử của Nguyễn Khuyến với vợ xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nƣớc. Dân tộc Việt có tín ngƣỡng thờ Mẫu. Việc thờ Mẫu gắn với thuộc tính sinh sản ra thóc gạo và bảo tồn nòi giống cho nên các vị thần hầu hết đều mang tƣ cách Mẹ. Từ đó, vai trò của ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ trong gia đình và xã hội cũng đƣợc coi trọng. Họ không chỉ là ngƣời duy trì nòi giống, mà họ còn là ngƣời giáo dục con cái. Hơn thế,
Nguyễn Khuyến cũng nhƣ bao ngƣời dân Việt khác, ông sống rất “trọng tình”. Chính vì vậy, với vợ Nguyễn Khuyến ít khi ra lệnh, yêu cầu mà hầu nhƣ chỉ là khuyên bảo, động viên, cảm thông, chia sẻ và tin tƣởng giao phó mọi công việc.
Nguyễn Khuyến là một ngƣời chồng thƣơng vợ nên ông rất quan tâm đến suy nghĩ của các bà. Khi bà cả ghen, ông đã làm bài thơ để khuyên vợ, động viên, phân trần và tỏ rõ tình cảm của mình với vợ:
Ta chẳng nhƣ ai lối nguyệt hoa Trƣớc là ngẫm nghĩ lối gần xa: Lấy năm thì cũng dành ngôi chính, Dấu bảy càng thêm vững việc nhà. Mọi việc cửa nhà là việc nó, Mấy con trai gái ấy con ta. Thôi đừng nghĩ sự chi chi cả: Chẳng chữ gì hơn chữ thuận hoà!
(Khuyên vợ cả)
Vợ cả là ngƣời vợ ông vô cùng yêu quý bởi bà là ngƣời đã cùng ông trải qua biết bao hoạn nạn, là ngƣời lo lắng, đỡ đần, chăm sóc ông để ông an tâm thi cử và có thời gian chăm lo việc nƣớc. Nhƣng Nguyễn Khuyến có 4 vợ vì vậy trong gia đình đôi khi cũng xảy ra chuyện xô xát, ghen tị giữa các bà, mà ngƣời khó xử nhất có lẽ chính là bà cả.
Nguyễn Khuyến biết đƣợc sự khó xử của bà nên đã cảm thông và chia sẻ cùng bà. Ông không dùng thái độ của ngƣời bề trên để bắt bà phải làm theo mà dùng những lời lẽ hết sức chân thành để thuyết phục. Điều đó chứng tỏ ông hiểu đƣợc nỗi gian truân, vất vả của bà. Dù ngƣời vợ nào ông cũng mến yêu, cũng dành những tình cảm hết sức chân thành nhƣng ngƣời vợ cả vẫn “dành ngôi chính” vẫn là ngƣời quan trọng nhất. Ông không chỉ nói đến vai trò của bà là ngƣời vợ cả trong gia đình mà ông còn nói đến vai trò làm mẹ của bà:
Mấy con trai gái ấy con ta
Tuy không phải là ngƣời sinh thành ra cả 7 ngƣời con nhƣng với ông bà là ngƣời mẹ hiền của tất cả chúng. Không chỉ vậy, bà còn có một vai trò lớn hơn đó là ngƣời giữ lửa – ngọn lửa của tình yêu thƣơng. Vì vậy, ông mong bà sẽ gạt sang một bên những ghen tuông hờn giận, truyền đƣợc ngọn lửa yêu thƣơng đến tất cả các thành viên trong gia đình để gia đình luôn “thuận hoà” yên ấm:
Thôi đừng nghĩ sự chi chi cả Chẳng chữ gì hơn chữ thuận hoà.
Phải nói Nguyễn Khuyến rất hiểu tâm lý vợ, ông mong bà sẽ thông cảm cho ông, nghĩ đến sự đầm ấm của gia đình mà chớ nên suy nghĩ nhiều. Dùng chữ “thuận hoà” để khuyên vợ là một cách đánh vào tâm lý vợ, đánh vào lòng bao dung và nhân hậu của vợ. Bởi ông hiểu vợ là ngƣời phụ nữ hết lòng vì gia đình nên không có lý gì bà lại vì ghen tuông hờn giận của bản thân mà để ảnh hƣởng đến hạnh phúc gia đình mình. Ở đây, chúng ta thấy Nguyễn Khuyến đúng là một ngƣời dân Việt thực thụ. Bởi ông không chỉ am hiểu đạo thánh hiền, mà ông con thấm nhuần đạo lý dân gian của ngƣời Việt “thuận vợ thuần chồng tát biển đông cũng cạn”.
Yêu vợ Nguyễn Khuyến nịnh vợ :
Nghĩ chuyện trần gian cũng nực cƣời! Giời nào hơn vợ, vợ hơn giời?
Khôn đến mẹ mày là có một,
Khéo nhƣ con tạo cũng thời hai.
Giời khéo yêu vì, nhƣng có phận, Vợ mà vụng dại, đếch ăn ai. Cớ sao vợ lại hơn giời nhỉ? Vợ chỉ hơn giời có cái trai!
(Nhất vợ, nhì giời)
Đặc biệt, Nguyễn Khuyến sử dụng từ “đếch” là ngôn ngữ ở dạng nguyên liệu thô chƣa qua gọt giũa. Đó là từ ngữ đƣợc lấy từ đời sống vì vậy làm cho câu thơ trở nên rất gần gũi và giản dị. Tục ngữ “Nhất vợ nhì trời” đƣợc Nguyễn Khuyến sử dụng làm nhan đề cho bài thơ. Đây cũng là một biểu hiện quan trọng cho thấy Nguyễn Khuyến ảnh hƣởng từ văn hóa ứng xử dân gian ngƣời Việt đó là coi trọng phụ nữ “Lệnh ông không bằng cồng bà”.
Ở đây, ta nhận thấy một giọng thơ hồn nhiên, hóm hỉnh có chút trêu đùa nhƣng vẫn thấy đƣợc sự đề cao vợ của Nguyễn Khuyến. Vợ hơn cả trời, vợ chỉ có một. Điều đó chứng tỏ rằng, nhà thơ có một cuộc sống khá yên ấm và hạnh phúc. Không có chuyện con khinh bố, vợ chửi chồng vì Nguyễn Khuyến dạy vợ răn con không phải bằng uy quyền mà bằng tình yêu thƣơng. Điều này khác hẳn với tình cảnh trong một số gia đình cùng thời.
Nhƣ đã trình bày, thời đại mà Nguyễn Khuyến sống là một cuộc khủng hoảng toàn diện. Cuộc khủng hoảng ấy diễn ra trên mọi mặt của đời sống. Xã hội lúc này đầy rẫy những cảnh lố lăng, ô trọc. Những luân lý đạo đức cũ nay bị suy đồi nghiêm trọng. Nó không chỉ thể hiện trên bề mặt xã hội, mà ăn sâu vào từng gia đình, vốn là nền tảng vững chắc của xã hội phong kiến cũ. Do đó, những bài thơ thể hiện văn hóa ứng xử gia đình trong giai đoạn này thƣờng mang tính chất “âm tính” – nói đến mặt trái.
Tiêu biểu nhất là Tú Xƣơng với hàng loạt bài thơ nhƣ Đất Vị Hoàng,Phố hàng Song, Ông Hàn bị vợ doạ bỏ, Để vợ chơi nhăng:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
(Đất Vị Hoàng) Hay trong bài Phố hàng Song:
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố, Đậu lạy quan xin nọ chú Hàn.
Không chỉ vậy còn có những cảnh tƣợng lố lăng hơn nữa đó là cảnh chồng sợ vợ bỏ:
Có ai lành thủng ông không biết, Còn phải mang điều với gái ngoan.
(Ông Hàn bị vợ doạ bỏ) Trong một gia đình khác là hình ảnh ngƣời vợ mất nết:
Mới biết hồng nhan là thế thế, Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng.
(Để vợ chơi nhăng)
“Tam tòng tứ đức”, “Tiết hạnh khả phong” của ngƣời phụ nữ, những thuần phong mỹ tục nay bị đổi thành những đồi phong bại tục qua hình ảnh vợ đối xử với chồng “Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng”.
Là một con ngƣời giàu tình cảm lại yêu vợ và trọng vợ nên khi vợ mất Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng đau đớn. Nỗi đau ấy âm ỷ trong tâm hồn nhà thơ, rồi trào dâng thành những giọt nƣớc mắt và cuối cùng là kết tinh thành những dòng thơ thấm đƣợm nỗi buồn đau, thƣơng nhớ.
Đây là cũng là một điểm khác biệt trong con ngƣời Nguyễn Khuyến, bởi Nho giáo quan niệm đã là ngƣời đàn ông sống dƣới chế độ phong kiến thì phải thể hiện đƣợc sức mạnh của nam nhi, đặc biệt không đƣợc khóc lóc, yếu đuối. Có lẽ trƣớc Nguyễn Khuyến, chỉ có Ngô Thì Sĩ dám thể hiện điều này qua Khuê ai lục.
Trần Thị Băng Thanh viết: “Nếu nhƣ theo quan niệm nhà nho “ngƣời ta không sụt sùi trƣớc một ngƣời đàn bà” (Nguyễn Đổng Chi) thì trái lại Ngô Thì Sĩ vật vã đau đớn khi mất vợ. Trƣớc nỗi bất hạnh to lớn không thể chia sẻ cùng ai, ông đã gửi gắm mọi suy nghĩ, tình cảm của mình vào Khuê ai lục” [27, tr.734].
Nguyễn Khuyến cũng vậy, khi bà cả mất ông vô cùng đau đớn xót xa và nỗi đau ấy thể hiện ở những vần thơ trong bài Điệu nội:
Cân trất truy tuỳ ngũ thập niên, Y hoè nhất mộng dĩ thành miên. Bạch câu hốt hốt hữu nhƣ thị, Thanh trủng luy luy thuỳ bất nhiên. Tĩnh thổ an tri phi nhị lạc,
Trần đồ vị tất vọng nhân liên. Nhƣợc giao ngã thọ nhƣ Bành Tổ, Bát ách xuân thu kỷ khấp huyền.
Khăn lƣợc theo nhau đã năm mƣơi năm,
Một giấc mộng tựa cây hoè đã thành giấc ngủ dài. Bóng câu trắng vùn vụt nhanh nhƣ thế đó!
Nấm mồ xanh ngổn ngang, ai rồi cũng vậy mà! Nơi tĩnh thổ, biết đâu chẳng là nơi vui sƣớng của bà, Đƣờng trần gian, chƣa chắc đã mong ngƣời khác thƣơng. Nếu để tôi sống lâu đƣợc nhƣ ông Bành Tổ,
Thì tám trăm năm biết bao lần phải khóc vợ. (Khóc vợ)
Khóc vợ mà Nguyễn Khuyến đem vào đó cả một triết lý sống ông đã hun đúc đƣợc trong cuộc đời. Đó là triết lý nhân sinh, là quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” của Phật giáo.
Bà vợ cả là ngƣời ông cƣới về từ khi ông mới 18 tuổi, cùng ông chung sống suốt năm mƣơi năm trời và suốt năm mƣơi năm ấy một lòng chung thuỷ với chồng, yêu con hết mực:
Khăn lƣợc theo nhau đã năm mƣơi năm,
Một giấc mộng tựa cây hoè đã thành giấc ngủ dài.
Chƣa bao giờ bà đƣợc sống trong cảnh vinh hoa phú quý, giàu sang bởi Nguyễn Khuyến là một ông quan thanh liêm, cuối đời lại cáo quan về quê ở ẩn và với ông cảnh vinh hoa phú quý ở đời chỉ mơ hồ nhƣ một giấc mộng mà thôi.
Cuộc đời con ngƣời cũng vậy cũng chỉ nhƣ bóng ngựa câu chạy qua khe hở, chỉ thoáng qua, không mấy chốc mà phải trở về với cát bụi. Bà nghè cũng không tránh khỏi quy luật nghiệt ngã “sinh – lão – bệnh – tử” của cuộc đời:
Nấm mồ xanh ngổn ngang, ai rồi cũng vậy mà !
Và biết đâu ở “nơi tĩnh thổ” lại là nơi “vui sƣớng của bà” bởi ở nơi đó bà không còn những lo toan, những gánh nặng trần thế và cũng bởi vì ở nơi trần gian “chƣa chắc đã mong ngƣời khác thƣơng”.
Hai câu cuối Nguyễn Khuyến có nhắc đến tích ông Bành Tổ, sống 800 năm và 49 lần goá vợ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khuyến nhắc đến tích này, ông muốn nói rằng nếu sống lâu nhƣ Bành Tổ thì có lẽ đã phải bao lần tác giả khóc lóc nhớ thƣơng. Vì với Nguyễn Khuyến, vợ là một trong những ngƣời quan trọng nhất trong cuộc đời.
Tuy dành nhiều tình cảm cho bà cả nhất nhƣng Nguyễn Khuyến cũng không quá thiên vị ai mà ông san sẻ tình cảm của mình cho cả bốn bà. Ông không chỉ làm thơ cho vợ cả, khóc vợ cả mà ông còn có những bài thơ chan chứa tình yêu thƣơng viết để khóc bà hai, bà tƣ. Bài thơ nào của ông cũng đều rất chân thành và sâu sắc.
Khi khóc bà hai đã mất ở nơi đất khách mà nhà thơ chƣa kịp gặp mặt, ông có làm bài thơ Lữ thấn khốc nội (Khóc vợ chôn nơi đất khách):
Tƣơng kỳ giai lão,lão vô duyên, Nhất biệt du niên, tiện bách niên. Chiêu nhĩ hồn thê, lai thử tá? Viết dƣ đổng hỹ, vị thuỳ liên?
Bội, Dung nhi hạ phong tƣ biến, Tần, Hán chi gian lễ tắc nhiên. Văn phó bất thăng suy bệnh cửu, Lữ phần thanh thảo dĩ thiên nhiên.
(Hẹn cùng nhau sống đến già, già lại vô duyên, Xa nhau hơn một năm mà thành trăm năm. Chiêu hồn bà về, có về đây chăng?
Ta khóc nức nở đây, đau xót vì ai?
Từ Bội phong, Dung phong trở xuống, Quốc phong đã biến, Khoảng giữa nhà Tần, nhà Hán, lễ giáo thế thôi.
Đau yếu đã lâu nghe tin buồn khôn xiết, Nấm mồ đất khách, cỏ xanh rì.)
Nỗi đau của Nguyễn Khuyến thấm đẫm trên từng dòng thơ. Mỗi dòng, mỗi câu là một nỗi niềm tâm sự mà tác giả gửi gắm. Đã hẹn thề sẽ cùng nhau sống đến đầu bạc răng long vậy mà giờ đây ngƣời vợ ông yêu quý lại bỏ ông mà đi về thế giới bên kia. Chỉ xa nhau có hơn một năm thôi đã có biết bao đổi thay và biến cố xảy ra. Biến cố và mất mát lớn đó chính là sự ra đi của bà hai nơi đất khách “xa nhau hơn một năm mà thành trăm năm”. Không phải xa nhau hơn một năm nữa mà là xa nhau mãi mãi. Nguyễn Khuyến ân hận vì đã không kịp gặp mặt bà lần cuối, nhà thơ đau đớn phân vân liệu rằng:
Chiêu hồn bà về, có về đây chăng? Ta khóc nức nở đây, đau xót vì ai?
Ông khóc, tiếng khóc nghẹn ngào, nức nở và xót xa. Nghe tin bà bị bệnh đau ốm đã lâu, ông buồn khôn xiết nhƣng vì việc nƣớc ông chẳng thăm đƣợc bà đến khi chỉ còn là nấm mồ nơi đất khách thì đã quá muộn. Ở đây, một lần nữa Nguyễn Khuyến nhắc đến hình ảnh “nấm mồ” – biểu trƣng cho cái chết. Nếu ở bài Điệu nội đó là “nấm mồ xanh ngổn ngang” thì đây là “nấm mồ đất khách” không đƣợc chôn ở mảnh đất quê nhà. Chính điều đó càng làm cho Nguyễn Khuyến cảm thấy áy náy và ân hận.
Còn đối với bà tƣ chết trẻ không con, Nguyễn Khuyến khóc vợ mà thấy nuối tiếc cho vợ, vì đã ra đi quá nhanh. Để khóc thƣơng bà, ông viết bài Vãn thiếp Phạm
thị (Khóc ngƣời thiếp họ Phạm) để bày tỏ nỗi niềm đau xót: Ai ai nhĩ Phạm kỵ!
Tu du khí ngã khứ, Kết nhiên vô nhất di. Tuy nhiên hữu thành hiệu, Mang mang bất khả kỳ.
(Thƣơng ôi! Nàng là con gái họ Phạm, Theo ta đến nay đã bảy năm.
Bỗng chốc nàng bỏ ta mà đi, Chẳng để lại một mụn con nào cả!
Dẫu rằng đã có lời thề ƣớc mãi bên nhau,
Nhƣng nay thì mờ mịt biết lúc nào mới gặp lại!)
Nguyễn Khuyến hẳn là vô cùng đau đớn vì ông lần lƣợt phải tiễn đƣa các bà về nơi chín suối. Ngay cả bà tƣ là ngƣời trẻ nhất, kém Nguyễn Khuyến khá nhiều tuổi, vậy mà cũng bỏ ông đi trƣớc. Mới chung sống đƣợc với nhau có bảy năm, bà cũng chƣa sinh cho Nguyễn Khuyến một mụn con nào cả vậy mà đã vội rời bỏ ông đi. Nguyễn Khuyến trách bà sao ra đi vội, giờ thì biết lúc nào mới gặp lại. Trách bà nhƣng thực ra là Nguyễn Khuyến tự trách mình bởi ông không ở bên chăm sóc bà,