Văn hóa ứng xử trong quan hệ vua – tôi

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến (Trang 29 - 36)

Khi nói tới xã hội phong kiến, ngƣời ta thƣờng nhắc đến “Tam cƣơng”. Nó là ba giƣờng cột đạo đức cơ bản của xã hội. Đề cao Tam cƣơng (cùng với Ngũ thƣờng), Nho giáo đã chủ trƣơng ngƣời làm vua, làm cha và làm chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ.

Quân – thần là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất trong “Tam cƣơng”. Trong mối quan hệ này, vua (thiên tử) là ngƣời đặt ra chế độ thƣởng phạt nghiêm minh đối với bề tôi còn bề tôi phải trung thành một dạ “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”.

Nguyễn Khuyến là một nhà nho, sống dƣới thời Tự Đức vì vậy những quy tắc và chuẩn mực của “Tam cƣơng” đã ăn sâu vào con ngƣời ông và có ảnh hƣởng lớn tới văn hóa ứng xử của ông. Nguyễn Khuyến là một nhà nho đề cao tƣ tƣởng “tôn quân”. Điều đó thể hiện rất rõ ở hoài bão và lý tƣởng lập công danh để phò vua giúp nƣớc của Nguyễn Khuyến.

Cũng giống nhƣ Nguyễn Công Trứ trong buổi đầu bƣớc vào đời với tiếng nói hăm hở thực hiện chí nam nhi:

Đã mang tiếng đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông

(Đi thi tự vịnh)

Nguyễn Khuyến cũng nung nấu quyết tâm thi đỗ - làm quan với khát khao:

Tiêu thiết hoành thu nam tử tháo Đinh ninh mạc sử nhập nhân thân

(Thu dạ cùng thanh)

Chí khí nam nhi là phải, mùa thu cầm ngang ngọn dáo, Đinh ninh đừng để những tiếng đó thấm sâu vào lòng mình

Cũng nhƣ bao nhà nho khác khác, ông mong muốn làm nên một sự nghiệp lớn lao hiển hách nhƣng con đƣờng khoa cử rất gian nan. Sau bốn khoa thi hỏng liên tiếp (1852, 1854, 1858, 1861) bị trƣợt:

Bốn khoa hƣơng thí không đâu cả Một mảnh vƣờn hoang bán sạch rồi, Mang tiếng văn chƣơng lừng vũ trụ, Nghĩ tôi, tôi gớm cái mình tôi.

(Giễu mình chƣa đỗ) Chính vì vậy, ông hổ thẹn với bản thân mình:

Tàm quí cầm thƣ thù mạnh lãng Thử tâm năng bất phụ trùng qua?

(Thanh đạo trung)

Nỗi niềm bất đắc chí, những hổ thẹn với sách đèn Tấm lòng này sao có thể không qua lại nữa?

(Đƣờng trong kinh đô)

Và rồi, sau nhiều năm đèn sách, dùi mài kinh sử cuối cùng ông cũng đầu cả ba kỳ thi Hƣơng, thi Hội, thi Đình. Chính vì vậy, Nguyễn Khuyến mang một cái ơn lớn với vua nhà Nguyễn, nhất là vua Tự Đức. Bởi ông đã đƣợc vua tự tay khen thƣởng và trọng dụng:

Ơn vua chƣa chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời.

(Di chúc)

Với ông, đó không chỉ là “ơn huệ” mà còn là sự cảm kích sâu sắc:

Hoàng ân di trọng cảm di tăng, Hứa hữu nam quan tuyệt bất năng.

(Hữu cảm) Ơn vua càng nặng thì cảm kích càng tăng,

Đã lâu nay câu chuyện đội mũ phƣơng Nam muốn dứt đi không đƣợc. (Cảm xúc)

Trong một bài thơ khác, sự áy náy về ân trạch vua ban cũng thể hiện qua lời khuyên con:

Nhữ niên kim diệc dĩ gia quan Trầm tƣ ti lạp quân ân trọng

(Xuân nhật thị chƣ nhi) Cha đã già, con đã đến tuổi trƣởng thành

Ơn trạch vua dầu bé bằng sợi tơ hạt gạo, nhƣng nghĩ kĩ ra thì ơn ấy rất nặng (Ngày xuân dặn các con)

Vì vậy:

Mặc thụ đồng chƣơng thập nhị niên, Thử thân nhật vọng thánh triều liên.

(Cảm tác) (Mƣời mấy năm qua, ấn với thao, Thân này mong đƣợc đức vua yêu.)

Nói chung, ở giai đoạn này, Nguyễn Khuyến đã ứng xử theo kiểu truyền thống của một nhà nho: học - thi đỗ - làm quan. Khi đỗ đạt, ông rất biết ơn vua Tự Đức và một lòng trung thành với vua. Tuy nhiên, tình hình đất nƣớc thay đổi, quan niệm “tôn quân” của Nguyễn Khuyến cũng có sự biến động.

Là một ngƣời mang nặng ơn với vua Tự Đức nhƣng khi nhìn cách nhà vua hành xử trƣớc những vấn đề đang diễn ra, Nguyễn Khuyến không khỏi cảm thấy chua xót, đau buồn, tiếc nuối: “Tình hình đất nƣớc mỗi ngày một xấu thêm… Vậy mà Tự Đức mấy lần hạ chiếu thƣ quở mắng là đem quân dọa dẫm, giữ địch phòng địch không phải lúc. Thống đốc quân thứ Tam Nguyên là Hoàng Tá Viêm xin đem quân thứ về tập trung ở trung châu để đối ứng. Vậy mà Tự Đức cho là nếu triệt binh về trung châu thì sợ phỉ đồ lại tụ tập, lại thêm lộ tiếng tăm.” [52, tr.83].

Một lần nữa, “những khuôn mặt trọng thần Nguyễn Văn Tƣờng, hộ bộ thƣợng thƣ Nguyễn Bá Nghi… và cả nhà vua Tự Đức nữa cùng những lời bàn “chuộc đất, bàn hòa” của họ lại hiện ra trƣớc mắt Nguyễn Khuyến.” [ 52, tr.86]. Thế là những gì ông dùng để chống đỡ cho ý tôn quân, trung quân đã thật sự bị lung lay. Nguyễn Khuyến cảm thấy sự bất lực của mình trƣớc một thực tế ông không muốn nhìn nhận. Theo thói thƣờng những chữ “về ở ẩn” lại hiện ra trƣớc mắt.

Sau khi vua Tự Đức mất, triều đình và lòng ngƣời càng trở nên hỗn loạn. Lúc này thực dân Pháp lập nên những ông vua bù nhìn để chúng dễ bề cai trị:

Dân nộ trách chƣ thần Thần phi dân hà y?

(Đảo vũ) (Dân tức trách móc thần

Thần không ra gì thì dân dựa vào đâu?) (Cầu mƣa)

Thần mà ông châm biếm có thể là quỷ thần, cũng có thể là vua. Từ Đồng Khánh, các vua nhà Nguyễn đều mất hết quyền lực và chỉ còn là những tên bù nhìn để thực dân sai khiến. Chính vì vậy, chúng ta mới hiểu vì sao khi vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vƣơng, Nguyễn Thiện Thuật lập tức ứng chiếu dấy quân, nhƣng khi Đồng Khánh dụ ông ra hàng, thì ông khẳng khái viết vào tờ dụ bốn chữ “bất khẳng thụ chỉ” (không chịu lệnh vua) và kiên quyết tiếp tục kháng chiến đến cùng.

Trƣớc thực tế ấy, tƣ tƣởng “tôn quân” trong Nguyễn Khuyến dƣờng nhƣ sụp đổ. Ông tỏ ra khinh ghét chúng và một lần nữa vấn đề xuất – xử đƣợc đặt ra gay gắt. Về thì không đành vì chƣa đền đƣợc nợ nƣớc, trả ơn vua nhƣng ở thì phải chịu cái nhục và mang cái tội làm tay sai cho giặc. Cuối cùng Nguyễn Khuyến chọn con đƣờng từ quan về ở ẩn. Trƣớc lẽ xuất – xử, Nguyễn Khuyến đã băn khoăn:

Khứ quốc khởi vô bằng bối tại? Quy gia vị tất tử tôn hiền.

(Cảm tác) Bỏ nƣớc bạn bè ở lại đó?

Về nhà, chƣa chắc con cháu đã khen hay. (Cảm tác)

Trong tƣ tƣởng của ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh quyết liệt nên “Về hay ở”:

Quyên đã gọi hè quang quác quác, Gà từng gáy sáng tẻ tè te.

Lại còn giục giã về hay ở?

Ông không có cái dũng khí lấy cái chết để đền nợ nƣớc nhƣ Trần Bích San, hay Phan Thanh Giản. Ông không đủ tự tin và can đảm để theo tƣớng tài chiêu mộ binh sĩ chờ thời cơ khởi nghĩa nhƣ Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật hay nho sĩ Nguyễn Quang Bích. Nhƣng ông cũng chẳng làm quan cho giặc mà chọn con đƣờng từ quan về quê nhà để khỏi mang tiếng xấu. Ông nhận ra sự suy nhƣợc của giai cấp phong kiến, sự tan vỡ của các phong trào Cần Vƣơng do văn thân lãnh đạo. Nhƣng ông vẫn cảm phục tinh thần bất khuất, xả thân vì đất nƣớc của họ. Ông ví họ nhƣ con thiêu thân, biết chết mà vẫn lao vào ánh sáng. Với họ, “chết vinh còn hơn sống nhục”:

Tiệm nhĩ tiêm tiêm nhất vũ hàn, Đầu minh nhi tử tử nhi an.

(Xuân dạ liên nga) Giống lông cánh phận mình nho nhỏ,

Chết là yên, chết chỗ quang minh.

(Đêm xuân thƣơng con thiêu thân) Họ là những con ngƣời không màng danh lợi, giữ vẹn tấm lòng trung trinh với non sông, coi trọng danh tiết:

Tố phú tri năng do vị dẫn.

Đƣờng tiền danh lợi bất tƣơng quan.

(Xuân dạ liên nga) Chữ tri năng trƣớc sau giữ vẹn,

Thời buổi này chẳng bén lợi danh;

(Đêm xuân thƣơng con thiêu thân) Tuy nhiên, không đủ điều kiện để “thiêu thân”, ông đã chọn con đƣờng từ quan để bảo toàn nhân phẩm và khí tiết:

Giữ son sắt êm đềm một tiết

Sạch nhƣ nƣớc, trắng nhƣ ngà, trong nhƣ tuyết Mảnh gƣơng trinh vằng vặc quyết không nhơ.

(Mẹ Mốc)

Dù đã thoái lui về ở ẩn, nhƣng là con ngƣời toàn tâm toàn ý phụng sự cho dân tộc, luôn luôn sống trong trạng thái “biếng nhắp năm canh chầy, gà đã sớm

mất lƣơng tri và nhân phẩm của con ngƣời thời đại ông. Và vì vậy, ông đã làm hết

sức mình để chống lại thảm hoạ đó, để kìm giữ con ngƣời trên bờ vực thẳm của sự sa đoạ. Ông đã luôn đấu tranh cho sự tồn tại của mẫu ngƣời lý tƣởng đáng trọng, cho một quan niệm cao đẹp về giá trị làm ngƣời.

Nhƣ vậy, trong mối quan hệ vua - tôi, Nguyễn Khuyến ứng xử rất linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đối tƣợng. Vì với ông, tƣ tƣởng trung quân không nằm trong khuôn khổ chật hẹp của Nho giáo chính thống.

Giai đoạn trƣớc, rất nhiều nhà nho thực hiện tƣ tƣởng trung quân vô điều kiện, đôi khi vì chữ “trung” đi ngƣợc lại quyền lợi dân tộc nhƣ:

Lý Trần Quán, ngƣời xã Vân Canh, huyện Từ Liêm (nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức), tỉnh Hà Tây, đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hƣng 27 (1766) đời Lê Hiển Tông. Năm Bính Ngọ (1786), quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, Đoan vƣơng Trịnh Khải thua trận chạy lên phía Tây huyện Yên Lãng, nghe tin Lý Trần Quán, giữ chức Thiêm sai Lại phiên đi phủ dụ phủ Tam Đới, đóng quân tại huyện vội cho ngƣời chạy đến nhờ Quán giúp sức. Không ngờ viên tuần huyện tên Trang, vốn là học trò cũ của Quán, đƣợc sự ủy thác của ông dẫn đƣờng cho Chúa lại bắt Trịnh Khải đem về nộp cho Nguyễn Huệ. Khi biết tin thì đã quá muộn, Lý Trần Quán kêu khóc thảm thiết rồi nhờ ngƣời đào huyệt tự chôn sống mà chết.

Hoặc Trần Danh Án (tiến sĩ năm 1772) vì “trung vua” mà rƣớc giặc vào giày xéo đất nƣớc. Ông theo ngự giá vua Lê qua Kinh Bắc lên Bắc Giang, rồi dời xa giá đi Chí Linh (Hải Dƣơng), Thủy Đƣờng (Hải Phòng), Vị Hoàng (Nam Định), sau lại quay về Kinh Bắc, ở nhà viên Tham tri là Phạm Đình Dƣ. Cũng chính ông cùng với Lê Duy Đản nhận mệnh vua Lê sang nhà Thanh cầu viện. Chữ “trung” đã đƣợc Trần Danh Án đặt quá cao, làm mờ mắt khiến ông mù quáng, trung với vua nhƣng lại phản bội tổ quốc. Khi Chiêu Thống chạy sang nhà Thanh, Danh Án ở lại quê nhà cùng với Trần Quang Chân, Dƣơng Đình Tuấn dấy binh chống lại triều Tây Sơn. Vua Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm viết thƣ vời Danh Án, Án cố từ, thề chết không chịu ra, lời lẽ phần nhiều gay gắt. Lúc nghe tin Chiêu Thống chết ở Trung

Quốc, ông gào khóc thƣơng tiếc rồi mất. Có thể nói, Trần Danh Án vì quá đề cao chữ “trung” mà dẫn đến “ngu trung”.

Đến giai đoạn này, tƣ tƣởng trung quân từ vô điều kiện đã chuyển sang có điều kiện. Tƣ tƣởng ấy không chỉ thấy trong thơ Nguyễn Khuyến mà trong thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện rất rõ. Với cụ Đồ Chiểu, trung với vua tức là trung với lẽ phải, trung với nƣớc. Vì vậy, đối với những ông vua xấu, vua ác thì ông phê phán:

Quán rằng: ghét việc tầm phào Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm. Ðể dân đến nỗi sa hầm sẩy hang

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần Ghét đời Ngũ Bá phân vân,

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn. Ghét đời Thúc quý phân băng, Sớm đầu tối đánh lằng nhằng hại dân…

(Lục Vân Tiên)

Còn những sĩ phu yêu nƣớc nhƣ Phan Tòng, Trƣơng Định dù kháng chỉ thì Nguyễn Đình Chiểu vẫn hết lòng ca ngợi:

Viên đạn nghịch thần treo trƣớc mắt Lƣỡi gƣơm địch khái nắm trong tay.

(Thơ điếu Phan Tòng)

Điều này góp phần lý giải vì sao, Nguyễn Khuyến rất coi trọng mối quan hệ “quân thần” nhƣng ông chỉ có bốn bài thơ thể hiện ứng xử với vua. Đây là giai đoạn, luân lý thánh hiền xuống cấp, vua không còn làm tròn bổn phận của đấng “Thiên tử”. Từ khi Tự Đức mất, vua đều là những tên bù nhìn do thực dân lập nên. Chúng là kẻ:

Vua chèo còn chẳng ra gì, Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề!

Ông không thể tiếp tục yêu mến, coi trọng chúng nữa mà thay vào đó là sự mỉa mai, khinh bỉ. Với ông “Trung quân” phải gắn liền với “Ái quốc” nhƣng khi cần, có thể tách biệt hai khái niệm này cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Tóm lại, đến giai đoạn này tƣ tƣởng “tôn quân” của Nguyễn Khuyến đã có sự thay đổi cơ bản. Nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và những biến động diễn ra trong lòng xã hội lúc bấy giờ. Ứng xử này của ông dựa trên nguyên tắc “quân nhân thần trung”, “Đạo làm quan” mà Mạnh Tử đã đƣa ra (Thứ nhất, làm quan khi thấy có thể hành đạo đƣợc. Thứ hai, làm quan vì giao tế có lễ. Thứ ba, làm quan khi vua biết trọng dụng, nuôi dƣỡng. Khi ra làm quan rồi, thì phải trung với vua, hết lòng hết sức thờ vua, nhƣng cũng không vì vậy mà biến mình thành kẻ “ngu trung”. Ngƣời làm tôi trung còn là ngƣời biết can gián vua, khi vua làm điều trái đạo; không những thế, còn có thể phế truất ngôi vua, khi thấy vua là kẻ vô đạo). Điều này rất phù hợp với tính linh hoạt “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” của ngƣời Việt bản địa.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)