Bạn bè là mối quan hệ cơ bản trong Ngũ luân của Nho giáo. Với các nhà nho xƣa, tình bạn tri âm nhiều khi còn quan trọng hơn cả tình cảm gia đình. Họ cùng nhau đàm đạo chuyện văn chƣơng, sẻ chia tâm sự thời thế, chia ngọt sẻ bùi lúc hạnh phúc cũng nhƣ khi hoạn nạn. Họ đến với nhau bằng sự tin cậy và kính trọng.
Nguyễn Khuyến cũng là con ngƣời rất coi trọng tình cảm bạn bè. Vì vậy, với những ngƣời bạn tri âm tri kỉ, ông rất yêu mến, quý trọng còn với những kẻ xƣa là bạn, nay lại ra làm quan cho giặc, chèn ép nhân dân thì ông rất ghét và coi thƣờng nhƣ Vũ Văn Báo, Trần Đích, Trần Nhƣợc Sơn, Nguyễn Khắc Chuẩn… Ở phần này, chúng tôi chỉ tìm hiểu những bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với những ngƣời bạn chân thành, đáng yêu, đáng kính.
Là ngƣời thành đạt trên con đƣờng công danh nên bạn bè của ông đa phần là những ngƣời có học thức. Vì vậy, những bài thơ thể hiện ứng xử của Nguyễn Khuyến với bạn chủ yếu đều viết bằng chữ Hán (21/28 bài thơ).
Biểu hiện đầu tiên của việc coi trọng tình bạn trong thơ Nguyễn Khuyến đó là sự quý mến, yêu thƣơng, trân trọng bạn. Vì quý bạn, nên khi không đƣợc gặp bạn thì cảm thấy nhớ bạn:
Hoàng cúc tửu tàn do đãi khách, Bạch liên hƣơng định bất vi danh. Hà năng Vy sĩ, Long khê tiếp, Tảo vãn tƣơng tƣ nhất trạo hoành.
(Dữ thị độc Trần đài ẩm thoại) Rƣợu cúc vàng cạn, vẫn dành đợi khách,
Hƣơng sen trắng thơm, quyết chẳng vì danh. Làm sao có thể nối Long khê với bờ sông Vy, Sớm tối nhớ nhau, một mái chèo vƣợt sang ngang.
(Cùng ông thị độc họ Trần uống rƣợu, nói chuyện) Tình bạn của họ tinh khiết nhƣ hƣơng sen. Nhà thơ mong có thể nối con sông nhỏ chảy qua làng Và với con sông Long Xuyên ở quê bạn để họ có thể thƣờng xuyên qua lại thăm hỏi lẫn nhau.
Đó còn là nỗi nhớ nhung khi ngƣời bạn Dƣơng Khuê làm quan ở xa:
An đắc phiêu nhiên thừa hứng vãng, Vỵ thành nam vọng chính y y.
(Thƣ ký nam đốc Dƣơng niên ông) Mong sao lúc hứng lên, thƣ thái đi chơi,
Ngảnh lại phía nam trông về thành Vỵ lòng những nhớ nhung. (Thƣ gửi cho ông Dƣơng, bạn đồng khoa làm đốc học Nam Định)
Dao dao vân thụ nhƣ tƣơng ức, Bằng tạ thanh phong nhất địch khâm.
(Bắc phiên dƣơng niên ông hành thứ) Xa cách cây và mây, nếu nhớ tới nhau
Hãy nhờ gió mát mà giũ sạch tà áo ƣu phiền.
(Họa vần thơ tặng bác Dƣơng, bạn đồng khoa đi nhận chức Bố chánh tỉnh Bắc Ninh)
Vì quá yêu mến bạn, nên khi bạn mất, Nguyễn Khuyến đau đớn:
Bác Dƣơng thôi đã thôi rồi
Nƣớc mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.
(Khóc Dƣơng Khuê) Ông cũng đau xót khi thấy bạn thay đổi, bạn đánh mất mình:
Mãn mục đa tân thức, Thƣơng tâm cổ cựu hy.
(Ký Châu Giang Bùi Ân Niên) Bao nhiêu thể thức mới hiện ra đầy trƣớc mắt
Đau lòng về nỗi những ngƣời bạn cũ thƣa dần.
(Gửi ông Bùi Ân Niên ở Châu Cầu) Ông đau lòng khi “bạn cũ thƣa dần” vì kẻ thì đi làm tay sai cho giặc, kẻ thì đánh mất lƣơng tri, nhân phẩm. Chính vì vậy, khi Bùi Ân Niên từ kinh trở về Nguyễn Khuyến muốn đến thăm nhƣng lại thôi:
Cận văn công chí, dục tƣơng vấn: Lục thất niên lai thị hoặc phi?
(Châu giang Bùi thƣợng thƣ kinh hồi dục, phỏng bất quả, thi dĩ kí – I) Gần đây nghe tin ông tới, định hỏi thăm ông
Sáu bảy năm nay là đúng hay sai?
(Quan thƣợng thƣ Châu giang họ Bùi từ kinh về, muốn đến thăm rồi thôi, làm thơ gửi – I)
Tình cảm của Nguyễn Khuyến dành cho bạn còn thể hiện ở sự gắn bó và hòa hợp với bạn.
Với ngƣời bạn Lê Đƣờng, Nguyễn Khuyến coi mình và bạn là hai ngƣời cùng chung một cơ thể:
Đồng bệnh do lai tƣơng bất đồng, Quân thiên minh mục ngã thiên thông. Đàm y thủ họa nhàn quân nhĩ,
Tửu hữu nhân châm tá ngã đồng.
(Hí tặng song hữu Lê Xá tú tài) Cùng có bệnh nhƣng thực ra bệnh không giống nhau Bác chỉ còn mắt sáng, tôi chỉ còn tai sáng
Nói chuyện bằng tay vẽ, làm cho tai bác rảnh, Rƣợu có ngƣời rót hộ, đỡ cho con mắt của tôi.
(Viết đùa tặng bạn học là ông tú Lê Xá) Họ luôn sát cánh bên nhau, giúp đỡ nhau khi cần. Họ là những con ngƣời chung một tấm lòng, cùng một lối đi. Ông trách tạo hóa sao không để hai ngƣời là một:
Nhị phân giải sử hợp vì nhất, Tạo hóa tuy công khƣớc vị công.
(Hí tặng song hữu Lê Xá tú tài) Hai ngƣời nếu hợp lại chi bằng một ngƣời,
Tuy tạo hóa là công, nhƣng thực vẫn chƣa công.
(Viết đùa tặng bạn học là ông tú Lê Xá) Với Bùi Văn Quế, ngƣời làng Châu Cầu, Nguyễn Khuyến cũng có một tình bạn thân thiết, đồng tâm nhƣ thế:
Kim lan từ thuở nhỏ chơi bời, Đôi lứa nhƣ ta đƣợc mấy ngƣời. Trời hẹn ngày cho ba vạn sáu, Ta chung tuổi, với một trăm hai.
(Gửi bác Châu Cầu)
Cách tính gộp tuổi của hai ngƣời đã cho thấy đồng tâm của hai ngƣời bạn. Sự gắn bó hòa hợp này, cũng thể hiện trong ứng xử của Nguyễn Khuyến với Dƣơng Khuê. Họ chơi thân với nhau từ lúc cùng nhau theo đuổi nghiệp khoa cử. Họ cũng tâm đầu ý hợp trong chuyện văn chƣơng. Nhƣng với hai quan điểm khác nhau: Nguyễn Khuyến sau gần mƣời năm làm quan đã cáo quan về quê sống cuộc đời thuần chất của một nhà thơ để giữ mình trong sạch trƣớc xã hội đang vô cùng lộn xộn còn Dƣơng Khuê thì tiếp tục làm quan nhƣng không thuộc vào hàng những tên
quan bôi nhọ đất nƣớc hay những kẻ bày trò văn chƣơng thi vịnh Kiều để tung hỏa mù về chính trị. Tuy không có nhiều thời gian để đàm đạo nhƣng họ vẫn là những tri âm tri kỉ. Họ đã cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi, cùng “chơi nơi dặm khách”, “rƣợu ngon cùng nhắp”, “bàn soạn câu văn” và cùng là nạn nhân của thời thế:
Buổi dƣơng cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng chẳng dám than trời ;
(Khóc Dƣơng Khuê) Chính vì vậy, mất bạn cũng là mất một chỗ dựa:
Ai chẳng biết chán đời là phải Vội vàng chi đã mải lên tiên Rƣợu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua.
(Khóc Dƣơng Khuê)
Từ “không” xuất hiện đến năm lần nhƣ một cái lắc đầu buồn bã. Không mua rƣợu không phải vì không có tiền mà vì không còn bạn, không còn thiết uống rƣợu, không còn ngƣời chia sẻ vị ngon của rƣợu.
Nhà thơ nghĩ đến tình bạn mà sách vở xƣa kia đã từng ca ngợi, coi nhƣ tuyệt đỉnh của tình bạn: Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giƣờng lên, không để cho ai ngồi vào cái giƣờng chỉ dành riêng để tiếp bạn; Bá Nha sau khi Chung Tử Kì chết thì quyết bỏ không chơi đàn bởi thấy không còn ai hiểu đƣợc tiếng đàn. Ông thấy mối tình giữa ông với Dƣơng Khuê chính là một tình bạn gắn bó keo sơn nhƣ thế; sự mất mát của ông sau cái chết của Dƣơng Khuê đúng là sự mất mát lớn:
Giƣờng kia treo những hững hờ Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm, nhà thơ đã thể hiện và khẳng định một lần nữa tình bạn thân thiết của hai ngƣời. Từ đó bộc lộ nỗi đau mất bạn. Mất đi ngƣời tri âm, ngƣời ở lại sẽ rơi vào cô đơn, sẽ không còn ngƣời để giãi bày tâm sự. Mà trong lòng nhà thơ lúc ấy đang chất chứa bao nhiêu tâm sự cần ngƣời sẻ chia:
Tôi tuy thƣơng, lấy nhớ làm thƣơng ; Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở,
Tuổi già hạt lệ nhƣ sƣơng, Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan !
Nhà thơ khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nƣớc mắt lắm, chỉ nhƣ những hạt sƣơng mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nƣớc mắt tuôn chảy thành hai hàng chứa chan đƣợc. Nhƣng nói nhƣ thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thƣơng” đƣợc, và càng hiểu rằng hai hàng nƣớc mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều thấm đẫm nƣớc mắt từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn.
Chính vì sống thật lòng với bạn nên Nguyễn Khuyến cũng góp ý rất chân thành, thẳng thắn với bạn:
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu? Mấy ổ lợn con, rày lớn bé?
Vài gian nếp cái, ngập nông sâu? Phận thua suy tính càng thêm thiệt, Tuổi cả chơi bời, họa sống lâu. Em cũng chẳng no mà chẳng đói: Thung thăng chiếc lá, rƣợu lƣng bầu.
(Lụt lội hỏi thăm bạn)
Những năm lụt lội, Nguyễn Khuyến cũng rất lo lắng cho ngƣời bạn “kim lan từ thuở nhỏ” của mình. Ông hỏi thăm bạn đồng thời cũng khuyên bạn không nên suy tính thiệt hơn. Sống vừa đủ “chẳng no mà chẳng đói” nhƣ ông tuy đạm bạc nhƣng vui vẻ, thoải mái. Bài thơ không hề có sự mỉa mai, châm biếm mà đó là lời khuyên chân thành của một ngƣời bạn, ngƣời em dành cho tri kỉ, cho anh của mình. Đại từ “Em” đã xóa nhòa mọi khoảng cách, làm cho lời hỏi thăm trở nên vô cùng ân cần và thắm thiết.
Không chỉ tin tƣởng, trân trọng, thẳng thắn, chân thành mà tình bạn của Nguyễn Khuyến còn vƣợt ra khỏi mọi thứ vật chất tầm thƣờng:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nƣớc cả, khôn chài cá, Vƣờn rộng rào thƣa khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ. Bầu vừa rụng rốn, mƣớp đơm hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta.
“Đã bấy lâu nay” có nghĩa là một thời gian dài nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho đƣợc. Những ngày ở quê nhà, Nguyễn Khuyến gửi trọn tình yêu với thiên nhiên, bạn bè cũng ít ngƣời qua lại thăm hỏi nay bạn đến còn nỗi vui mừng nào hơn. Vậy bạn đến chơi, Nguyễn Khuyến tiếp đãi bạn ra sao?
Thông thƣờng theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trƣớc hết trầu nƣớc sau là cơm rƣợu đãi bạn. Đằng này đã lâu lắm rồi bạn mới tới vậy mà không có một thứ gì để tiếp bạn, để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, ngƣời nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nƣớc lớn, nên không chài bắt đƣợc cá; vƣờn rộng thênh thang thì khó mà bắt đƣợc gà. Đến một cây cải, quả cà hoặc một quả bầu, một trái mƣớp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu cũng không có.
Đây đều là những món ăn dân dã xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp. Là con ngƣời dân dã sống hòa mình nơi thôn quê, chả lẽ ngay cả những món ăn thƣờng của dân quê cũng không có? Không chỉ vậy, ngay cả miếng trầu cũng không. Trầu cau lại là vật đầu các sự lễ nghĩa và giao du. Phàm việc tế tự, việc tang ma, việc cƣới xin, việc vui mừng, việc gì cũng lấy miếng trầu làm trọng. Khách đến chơi nhà ngƣời ta phải đem trầu cau ra thết đãi. Trong giao thiệp, trong buôn bán, ngƣời ta ăn miếng trầu của nhau thì phải nể nhau, cho nên dân gian có câu rằng: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” để tỏ rằng trầu cau là lễ nghi tối thiểu trong ứng xử giao tiếp của ngƣời Việt. Nguyễn Khuyến cũng vậy, ông cũng nhắc tới những vật phẩm dân dã của thôn quê, nhắc tới miếng trầu. Chứng tỏ, ông rất am hiểu văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt. Tuy nhiên, nhắc tới thứ gì cũng đều thiếu cả. Tƣởng rằng nhƣ vậy là Nguyễn Khuyến xem nhẹ bạn, thế nhƣng câu thơ cuối đã lý giải tất cả:
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Quan hệ bạn bè ở đây đƣợc xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thƣơng chân thật không màng đến vật chất. Những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc tách để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ. Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng. Đây là cách ứng xử đậm chất dân gian của ngƣời Việt. Xuất phát từ lối sống coi trọng tình cảm, ngƣời Việt Nam sẽ đặt tinh thần, tình cảm lên trên mọi thứ của cải, vật chất.
Lần thứ hai chữ “bác” xuất hiện, “bác” không quản ngại đƣờng xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua đƣợc. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhƣng rồi chỉ có “ta với ta”. Ta có thể là chủ mà cũng có thể là khách. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhƣng là một. Sự đồng điệu ấy chính là sự xem thƣờng vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu. Điều đó cũng bắt gặp trong câu thơ:
Từ trƣớc bảng vàng nhà có sẵn Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng. “Ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo
Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự gặp gỡ đối diện với chính mình, chính tâm
trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn “ta với ta” trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con ngƣời.
Bài thơ có nhiều điểm tƣơng đồng với một bài thơ của Đỗ Phủ. Thi hào đời Đƣờng đã mƣợn cái nghèo của mình và phẩm chất của bạn tìm nghèo mà đến, để nói tình bầu bạn cao đẹp:
Bàn tôn thị viễn vô kiêm vị, Tôn tửu gia bần chỉ cựu phôi. Khẳng dữ lăng ông tƣơng đối ẩm, Cách ly hô thủ tận dƣ bôi.
(Khách chí) Mâm cơm vì chợ xa nên còn thiếu món ăn Rƣợu vì nhà nghèo chỉ có thứ cũ chƣa lọc Ta hãy cùng ông lão bên hàng xóm đối ẩm Qua hàng rào hết rƣợu hãy lấy thêm.
(Khách đến)
Họ đến với nhau vì cái tình chứ không phải vì bất cứ thứ gì khác. Tuy nhiên, trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, tình bạn nồng thắm và gắn bó hơn rất nhiều nhờ có cụm từ “ta với ta”.
Trƣớc Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có một bài thơ rất hay nói về tình bạn. Nếu ở bài thơ này, Nguyễn Khuyến đón bạn bằng tấm chân tình thì
Nguyễn Bỉnh Khiêm ở bài thơ Nôm số 88 trong Bạch vân quốc ngữ thi tập cũng
đến với bạn bằng một tấm lòng chân thành nhƣ thế:
Gƣợng đến mừng nhau một mặt không, Nhiều thì chẳng có, ít chẳng thông.
Trong văn hóa giao tiếp ngƣời Việt, khi ai có việc gì vui, ngƣời ta thƣởng tỏ lòng với nhau bằng việc mừng quà. Nhƣng ở đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại “mừng nhau một mặt không”. Không có quà không phải vì ông coi thƣờng bạn mà vì với một mối thâm giao nhƣ vậy thì có món quà nào xứng hơn tấm lòng chân thật của nhà thơ dành cho bạn. Tuy ông không có những thứ vật chất giàu sang nhƣ: hƣơu nai rừng bắc, thu vƣợc bể Đông, rƣợu nồng Nam Sách, quýt ngọt Tây Chân để mừng bạn nhƣng ông đến với bạn bằng sự chân tình và những mong muốn tốt đẹp dành cho bạn:
Cực mong, rắp đợi, xong còn muộn, Vậy đến mừng nhau một mặt không.
Tình bạn trong thơ Nguyễn Khuyến và trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vƣợt lên mọi thứ vật chất tầm thƣờng. Tình bạn thanh bạch đẹp đẽ ấy, đối lập hẳn với nhân tình thế thái trong một bài thơ khác của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử Hết cơm, hết rƣợu hết ông tôi
(Thói đời)
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án những kẻ đến với nhau chỉ vì tiền bạc, hƣ danh mà quên đi tình nghĩa. Hai nhà thơ sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn khi nghĩ về tình bạn đó là: sự chân thành, tình nghĩa, thủy chung và coi trọng tình cảm.
Nhƣ vậy, trong ứng xử với bạn bè, Nguyễn Khuyến dựa trên nguyên tắc đạo “Trung dung” của Nho giáo. Đó là thái độ yêu thƣơng, trân trọng, sự chia sẻ, thấu hiểu, nhớ thƣơng, sự hòa hợp tin tƣởng, thủy chung, là sự chân thành thẳng thắn. Và bên cạnh đó còn là lối sống coi trọng tình cảm và đặt tình cảm lên trên mọi thứ vật