Sự nghiệp sáng tác

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến (Trang 25 - 26)

Những năm ở quê nhà Nguyễn Khuyến sống chan hoà gắn bó với cảnh sắc thôn quê. Chính mảnh đất quê hƣơng ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho ông sáng tác

nên hơn 800 tác phẩm có giá trị gồm thơ, văn, câu đối, ca trù viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nhƣng thành công nhất là ở thể loại thơ Nôm. Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm hoặc ngƣợc lại. Thơ văn Nguyễn Khuyến thật sự tiêu biểu cho tâm hồn ngƣời Việt và mang phong vị cốt cách Á Đông. Ngƣời ta biết đến thơ văn của ông chủ yếu qua Quế Sơn thi tập (thơ chữ Hán) và Tam Nguyên Yên Đổ thi

ca (thơ chữ Nôm).

Qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Khuyến đã cho thấy tâm sự yêu nƣớc thiết tha, tình yêu con ngƣời, cảnh vật thiên nhiên và phong tục tập quán, văn hóa ứng xử của con ngƣời vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ.

Bên cạnh đó, những tác phẩm của ông còn thể hiện sự thâm thuý sâu cay của một nhà thơ luôn dùng tiếng cƣời để đả kích, chế giễu, phản kháng đối với bọn thống trị thực dân Pháp, bọn quan lại và những ngƣời xấu xa trong xã hội. Nhƣ vậy, Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà ông còn là một nhà thơ trào phúng, tiếng nói trữ tình và trào phúng trong thơ ông hoà quyện với nhau đã tạo nên một phong cách độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Trong toàn bộ sáng tác của mình, những bài thơ thể hiện văn hóa ứng xử của Nguyễn Khuyến với vua quan, bạn bè, với những ngƣời dân quê lam lũ và gia đình là vô cùng đặc sắc và những bài thơ ấy đã làm nên nét riêng trong sáng tác của ông. Nó đã thể hiện đƣợc con ngƣời sâu sắc và lối ứng xử tinh tế, nhạy bén của Tam Nguyên Yên Đổ.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)