“Phụ tử” là mối quan hệ thứ hai trong “Tam cƣơng” và cũng là một trong năm mối quan hệ “Ngũ luân” của Nho giáo. Nho giáo quy định: “Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Điều này xuất phát từ quy chuẩn đạo đức nhiều khi cứng nhắc.
Trong gia đình truyền thống dƣới sự ảnh hƣởng của Nho giáo, quan hệ cha con phân theo cấp bậc trên dƣới. Nhƣng quan hệ trên dƣới đó lại là mối quan hệ theo tình, nảy sinh từ công ơn sinh thành, dƣỡng dục. Đối với cha mẹ, ngƣời con phải hiếu tức là hết lòng kính yêu, chiều chuộng, vì lòng biết ơn sinh thành mà săn sóc tỉ mỉ chu đáo. Còn đối với con, cha mẹ phải từ, tức là yêu thƣơng, chăm sóc, dạy dỗ. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao ngƣời Việt có rất
nhiều câu thể hiện điều đó. Từ lúc đƣợc sinh ra con ngƣời đã đƣợc đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xƣơng cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn, mỗi ngƣời không thể quên công ơn dƣỡng dục của cha mẹ:
Công cha nhƣ núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con.
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, con cái đối với cha mẹ đã đƣợc ông cha ta nâng lên thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp phần nuôi dƣỡng cho con ngƣời tình cảm “Uống nƣớc nhớ nguồn”.
Trong thơ Nguyễn Khuyến hiện lên tình cảm gắn bó của ông với con. Ông hết mực thƣơng yêu con, dạy dỗ, chăm sóc con chu đáo. Ở mỗi sáng tác viết cho con, ông lại thể hiện những sắc thái và cung bậc tình cảm khác nhau khi vui mừng, khi lại lo lắng, khi chua chát xót xa, khi lại đau đớn đến tột đỉnh.
Ông vui khi con dựng đƣợc nhà, khi con đỗ đạt cao. Trong bài Mừng con dựng đƣợc nhà tâm trạng của Nguyễn Khuyến vui khôn tả:
Nghĩ ta cũng sƣớng ru mà!
Mừng thấy con ta dựng đƣợc nhà. Năm mới lệ thƣờng thêm tuổi một, Cỗ phe ngôi đã trốc bàn ba.
Rƣợu ngon đến bữa nghiêng bầu dốc Chữ “dại”đầu năm xổ túi ra.
Một khóm thuỷ tiên năm bảy cụm, Xanh xanh nhƣ sắp thập thò hoa.
Nguyễn Khuyến cảm thấy lòng hân hoan vô cùng vì con ông đã dựng đƣợc nhà có nghĩa là đã trƣởng thành, có thể tự lập. Niềm vui ấy đƣợc Nguyễn Khuyến diễn tả bằng từ “sƣớng”. Thật hiếm có một nhà nho nào dám tự nhận là “sƣớng” nhƣ Nguyễn Khuyến. Các nhà nho rất ít ai nói về niềm vui một cách thẳng thắn nhƣ vậy vì với họ đã là nhà nho phải ý nhị, phải nói về những cái gì sâu xa, tinh tế. Còn Nguyễn Khuyến, ông cũng là một nhà nho nhƣng lại dám thể hiện hết mình, dám
bộc lộ hết mình. Niềm vui ấy của ông lây cả sang cảnh vật. Ông thấy thiên nhiên trở nên tƣơi đẹp hơn, đáng yêu hơn:
Một khóm thuỷ tiên năm bảy cụm, Xanh xanh nhƣ sắp thập thò hoa.
Cảnh vật xanh tƣơi nhƣ chính niềm vui trong lòng nhà thơ. Chữ “thập thò hoa” rất bình dị, rất đời thƣờng đã diễn tả đƣợc sự cựa mình của thiên nhiên hay niềm hân hoan của tác giả.
Khi con đỗ Phó bảng, Nguyễn Khuyến không chỉ vui mà ông còn tự hào vì:
Nhất môn hạnh đắc hậu tiên kế, Thập lý hà năng bát cửu nhƣ.
(Tứ tử Hoan hội thí trúng Phó bảng) Một nhà, may mắn kẻ trƣớc ngƣời sau,
Mƣời điều làm, sao đƣợc cả tám chín!
(Gửi con là Hoan đỗ Phó bảng)
Ông tự hào vì con đã đỗ đạt và nối đƣợc nghiệp cha. Ông thấy nhà mình may mắn vì cha đỗ Tam nguyên, giờ con lại đỗ Phó bảng, những điều muốn làm đã thực hiện đƣợc gần hết thật là:
Vũ trụ tƣ văn thiên vị táng,
Tổ tông tích khách địa lƣu dƣ.
(Tứ tử Hoan hội thí trúng Phó bảng) Trời chƣa nỡ dứt mạch văn chƣơng của vũ trụ,
Đất còn lƣu lại phúc đức của tổ tông.
(Gửi con là Hoan đỗ Phó bảng)
Vì vậy, Nguyễn Khuyến mong con cố gắng rong ruổi cho kịp thời để khỏi bị tụt lại phía sau “Dữ thế trì khu nhật vọng cừ” (Ngày ngày mong con về sẽ cùng đời rong ruổi).
Không chỉ vui với niềm vui của con mà nhiều khi nhà thơ cũng thấy lo lắng cho con. Đặc biệt là ngƣời con cả Nguyễn Hoan. Đó là ngƣời con mà ông vô cùng yêu quý và tin tƣởng. Ông dõi theo từng chặng đƣờng, từng bƣớc đi của con từ khi con đi thi cho đến lúc con đỗ đạt và ra làm quan. Mỗi sáng tác Nguyễn Khuyến gửi gắm một nỗi niềm, một tâm sự của ngƣời cha cho con của mình.
Nguyễn Khuyến lo lắng cho con từ những bƣớc đi đầu tiên vì vậy khi con ông bắt đầu vào kinh thi hội, ông đã hoạ thơ tặng con, gửi thƣ cho con để con tự tin và vững vàng thi cử:
Thiên cổ văn chƣơng vô hiển hối, Lịch triều điển tắc hữu sơ chung.
(Tử Hoan lai kinh hội thí phú thi hoạ nguyên vận dĩ tặng) Văn chƣơng ngàn thuở không hề có chuyện khi tỏ, khi mờ, Luật lệ các triều hết thảy đều có đầu, có cuối.
(Con là Hoan vào kinh thi hội, ta làm thơ hoạ nguyên vận gửi cho) Ông chỉ cho con thấy văn chƣơng thuở nào cũng vậy, dù thời cuộc có suy vi thì chữ nghĩa vẫn là thứ cần thiết và tồn tại lâu dài vì vậy con hãy vững tin mà bƣớc tiếp. Nguyễn Khuyến cũng động viên con bằng cách nói đến uy nghi chủ quyền của một nƣớc văn minh tự chủ để khơi gợi lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Ông hi vọng và tin tƣởng vào lớp ngƣời đi sau, trong đó có con ông sẽ làm nên cuộc giải phóng dân tộc:
Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa, Thử xem trời mãi thế này ƣ?
(Đại lão)
Vì thế, ông vẫn viết những dòng này gửi con khích lệ con cố gắng để thay ông thực hiện lý tƣởng “trí quân trạch dân” (Giúp vua đạt đến nhƣ Nghiêu Thuấn và ra ơn cho dân) và công cuộc giải phóng dân tộc. Ông tự thấy mình tuy say nhƣng chƣa trở thành “ông say”. Bởi ông say Âu Dƣơng Tu đã có điều kiện cống hiến tài năng cho đất nƣớc còn ông có tâm huyết nhƣng vẫn chƣa thực hiện lý tƣởng tốt đẹp này.
Tuy đạo Nho giờ không còn đƣợc coi trọng nhƣ trƣớc nữa nhƣng vì là một bậc đại nho nên ông cũng chƣa thể chấp nhận ngay sự thật ấy mà đôi khi cũng muốn cứu vãn tình thế vì “Hoàng thiên vị quả tƣ văn tang” (Trời chƣa hẳn làm mất đạo của thánh hiền) nên khi tâm sự với con Nguyễn Khuyến vẫn muốn:
An đắc Khổng, Tăng, Tƣ, Mạnh kế, Thẩn tri Tấn, Tống, Ngụy, Tề gian. Điền viên quy khứ ngô tƣơng lão,
Do vọng hoa bào tác thái ban.
Mong sao có kẻ kế tiếp các ông Khổng, Tăng, Tƣ, Mạnh, Huống chi đã từng biết cảnh các cảnh triều Tần, Tống, Ngụy, Tề. Về ruộng vƣờn ta nay đã sắp già rồi!
Vẫn mong có áo hoa bào làm áo thái ban.
(Thƣ đƣa cho con là Hoan vào Kinh thi Hội) Ông vẫn hi vọng con ông có thể nối chí của các bậc thánh hiền để gây dựng non sông. Mặc dù, ông cũng nhận ra “Sách vở ích gì cho buổi ấy”, nhận ra đƣợc sự suy đồi của đạo Nho, sự hạn chế của lối văn chƣơng cử tử nhƣng ông vẫn mong muốn con đi thi sẽ đỗ đạt cao vì cho đến lúc này vẫn chƣa có con đƣờng nào khác để phò đời, giúp nƣớc.
Không chỉ lo cho con, Nguyễn Khuyến còn nhớ con da diết, nỗi nhớ ấy thƣờng trực từng giờ, từng phút không lúc nào nguôi ngoai. Ngồi bên song cửa sổ lòng nặng trĩu ƣu tƣ:
Động song vũ hậu giác vi hàn, Túng ẩm, cuồng ca, hứng vi lan.
(Ức gia nhi)
Sau cơn mƣa ngồi trƣớc cửa sổ phía Đông cảm thấy lành lạnh, Uống rƣợu bừa, ngâm thơ tràn, hứng thú vẫn chƣa cạn.
(Nhớ con)
Nỗi ƣu tƣ ấy xuất phát từ nỗi nhớ con và vì nhớ con nên khi con vào Huế đi thi Nguyễn Khuyến bấm đốt ngón tay theo dõi từng ngày:
Khuất chỉ ngô nhi kinh lộ thƣớng,
Kim triêu đƣơng thị quá Hoàng san (sơn).
(Ức gia nhi) Bấm đốt tay tính đƣờng con ta vào kinh Sáng nay chừng đã quá Đèo Ngang rồi.
(Nhớ con)
Phải thƣờng xuyên dõi theo và nhẩm tính thì ông mới biết đƣợc có lẽ giờ này con đã đến Đèo Ngang.
Vì thƣơng yêu và lo lắng cho con nên Nguyễn Khuyến có những bài thơ răn dạy con rất ý nghĩa và sâu sắc. Trƣớc tiên, ta phải nói đến bài Thơ khuyên học mà Nguyễn Khuyến sáng tác bằng chữ Nôm, trƣớc khi ông cáo quan về quê:
Đen thì gần mực, đỏ gần son. Học lấy cho hay, con hỡi con! Cái bút, cái nghiên là của quý. Câu kinh, câu sử ấy mùi ngon!
Là một nhà nho chân chính, tiến thân bằng con đƣờng học hành khoa cử vì vậy ông hiểu vai trò của việc học. Ông muốn học, đi thi không phải để đƣợc hƣởng vinh hoa phú quý mà là để phò vua giúp nƣớc. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc học nên Nguyễn Khuyến đã khuyên các con và học trò của mình cũng phải coi trọng việc học để nối nghiệp cha anh tiếp bƣớc truyền thống giáo dục vẻ vang của dân tộc.
Ở đây, ta thấy Nguyễn Khuyến và Nguyễn Trãi có sự giống nhau ở chỗ cả hai ông đều khuyên con phải biết lựa chọn cái hay cái tốt mà học, những cái đen tối xấu xa thì phải biết tránh đi.
Nếu Nguyễn Trãi khuyên con:
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp, Đen gần mực, đỏ gần son.
(Bài 21 – Bảo kính cảnh giới) Thì Nguyễn Khuyến khuyên con:
Đen thì gần mực, đỏ gần son. Học lấy cho hay, con hỡi con!
Không chỉ vậy Nguyễn Khuyến còn động viên con cái, học trò của mình phải biết chăm chỉ học hành bởi:
Cái bút, cái nghiên là của quý Câu kinh, câu sử ấy mùi ngon!
Chỉ có dùi mài kinh sử thì mới có thể làm nên sự nghiệp lớn. Có lẽ điều này, Nguyễn Khuyến rút ra từ trải nghiệm của chính cuộc đời mình bởi ông cũng quyết chí đi thi và đỗ đạt cao. Nhƣng nhƣ đã nói, ông đỗ đạt ra làm quan không phải vì muốn hƣởng cảnh giàu sang mà vì muốn phò đời giúp nƣớc nên ông luôn quan niệm tiền bạc của cải không phải là thứ đáng quý nhất. Chính vì vậy, ông mới răn dạy con cái:
Vàng mua chứa để, vàng hay hết, Chữ bán dƣ ăn, chữ hãy còn.
(Thơ khuyên học)
Của cải tiền bạc dù có nhiều đến đâu đi nữa thì vẫn có thể hết vì nó là thứ thuộc về vật chất mà vật chất dễ dàng bị mất đi, nó không nhƣ những giá trị về tinh thần có thể tồn tại lâu dài và mãi mãi. “Vàng” dù quý đến đâu nhƣng cũng không thể đem ra so sánh với chữ nghĩa. Bởi nhờ có chữ nghĩa mà con ngƣời mới có tri thức, có hiểu biết và mới có thể giàu có về mặt tinh thần. Tại sao Nguyễn Khuyến lại nói “Chữ bán dƣ ăn, chữ hãy còn”? Vì chữ nghĩa chính thứ sản phẩm vô giá, nó vô cùng vô tận, dù ta có dùng nó vào việc gì đi nữa thì chữ nghĩa vẫn luôn tồn tại trong mỗi con ngƣời không bao giờ bị tiêu biến hay mất đi. Nó chính là thứ keo dính gắn kết con ngƣời với cuộc sống.
Cuối cùng, Nguyễn Khuyến đƣa ra lý do vì sao cần coi trọng việc học để thuyết phục con cái:
Nhờ Phật một mai nên đấng cả, Bõ công cha mẹ mới là khôn.
(Thơ khuyên học)
Chỉ có học tập mới giúp các con nên ngƣời và thành tài. Vì vậy, ông khuyên các con hãy cố gắng chiếm lĩnh tri thức để không phụ công cha mẹ nuôi nấng dƣỡng dục, không phụ sự mong mỏi của ngƣời thầy nhƣ vậy mới là “khôn”. Nhƣ vậy, Nguyễn Khuyến muốn con cái phải biết coi trọng truyền thống “hiếu học” của dân tộc ta, coi trọng chữ nghĩa để có tri thức, có học vấn vì ngƣời Việt rất “Trọng văn”.
Những tác phẩm Nguyễn Khuyến viết cho con chủ yếu là khoảng thời gian sau khi ông cáo quan về Yên Đổ, khi con ông bắt đầu bƣớc chân vào con đƣờng hoạn lộ khoa cử. Lúc này, ông đã nhận ra đƣợc sự suy đồi của đạo Nho và sự xuống cấp của lối văn chƣơng cử tử. Viết những tác phẩm này, Nguyễn Khuyến muốn truyền lại những điều tâm huyết, gan ruột từ chính cõi lòng mình cho con cái.
Nguyễn Khuyến rời bỏ chốn quan trƣờng vì ông thấy mình không hợp với cảnh quan trƣờng lố lăng ấy nữa, nhƣng con ông lại vẫn lao vào con đƣờng khoa cử bởi ở thời bấy giờ muốn lập nghiệp không có con đƣờng nào khác ngoài việc
đi thi và làm quan. Vì thế, khi ông khuyên con, tâm sự với con luôn có cái gì đó thật cay đắng, nghẹn ngào.
Tâm sự ấy của Nguyễn Khuyến còn đƣợc thể hiện rõ qua bài thơ ông tự dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm đó là bài (Xuân nhật thị chƣ nhi – II) Ngày xuân dặn các con:
Đồi nhiên mao phát tiệm sam sam, Bất giác niên đăng ngũ thập tam. Đƣơng thế văn chƣơng hà sử dụng, Lão lai quan đái thƣợng đa tàm.
(Tuổi xuân, thêm đƣợc tóc râu phờ, Nay đã năm mƣơi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.)
Trải cuộc đời gió bụi, Nguyễn Khuyến đã thấy đƣợc sự vô ích của chữ nghĩa thánh hiền trong “buổi ấy” bởi giờ đây khi mà đất nƣớc đang chịu cảnh lầm than, con ngƣời sống trong cảnh nô lệ, chữ thánh hiền không còn giữ đƣợc vai trò của nó nữa. Vả lại, trong buổi loạn lạc đƣơng thời vua thì bạc nhƣợc, quan thì xu nịnh vậy nên chữ thánh hiền lại càng mất đi giá trị vốn có của nó. “Áo xiêm” biểu tƣợng của học vị học hàm ông phải cố gắng bao nhiêu mới đạt đƣợc thế mà cũng không giúp ích đƣợc gì cho thời cuộc lúc bấy giờ nên khi về ông tự thấy hổ thẹn. Chức tƣớc địa vị bây giờ chỉ là hƣ danh, những ông nghè ông cử cũng đƣợc vua ban cờ biển, mũ đai, cũng “Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ” nhƣng thật ra chỉ là thứ đồ chơi không hơn không kém. Nhận ra đƣợc sự thật ấy và chấp nhận nó quả là một sự cố gắng phi thƣờng của một nhà nho chân chính. Nƣớc loạn lạc, ngƣời lâm vào cảnh đƣờng cùng, ngày xuân mà đầy tâm trạng:
Loạn ly xuân sắc chân vô lại, Ƣu khổ nhân tình cửu bất kham.
(Xuân nhật thị chƣ nhi – II) Xuân về ngày loạn càng lơ láo,
Ngƣời gặp khi cùng cũng ngất ngơ.
(Ngày xuân dặn các con)
Đối thử quang âm hà dĩ ủy, Chƣ nhi do tự tửu ca hàm.
(Xuân nhật thị chƣ nhi – II) Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng,
Sao con đàn hát vẫn say sƣa?
(Ngày xuân dặn các con)
Ông buồn vì các con mải mê đàn hát, chơi bời, lơ là việc học. Ông thấy tiếc thời gian, bởi chỉ một khắc trôi qua thôi con ngƣời cũng có thể làm bao nhiêu việc, vậy mà các con ông lại không hiểu đƣợc điều đó. Ông ân cần khuyên bảo con hãy biết tự thức tỉnh chính mình khỏi những thú vui phù phiếm ấy mà nghĩ đến những điều quan trọng hơn đó là làm sao để giúp nƣớc giúp dân.
Khi răn dạy con cái, Nguyễn Khuyến không nói đến những điều quá xa vời mà những lời khuyên bảo của ông đều rất thiết thực và gắn liền với cuộc sống:
Nhữ phụ phong trần mấn tiệm ban, Nhĩ niên kim diệc dĩ gia quan. Trầm tƣ ty lạp quân ân trọng, Bội giác thi thƣ thế nghiệp nan.
(Xuân nhật thị nhi) Cha trải cuộc đời gió bụi, tóc đã đốm bạc dần, Con nay cũng đã đến tuổi đội mũ.
Ngẫm nghĩ sợi tơ hạt gạo đều mang nặng ơn vua, Càng thấy rằng nối đƣợc nghiệp nhà thi thƣ là khó.
(Ngày xuân dạy con)
Nguyễn Khuyến trải qua bao năm lăn lộn ở chốn quan trƣờng, giờ sợi bạc đã điểm, tuổi già cũng đã đến còn con ông đã đến tuổi trƣởng thành “đội mũ”, ông khuyên con, nói với con cần biết ơn sợi tơ hạt gạo nuôi mình, đặc biệt là phải “mang nặng ơn vua”.
Là một nhà nho chính thống, tƣ tƣởng Nho giáo ở ông rất nặng và đặc biệt là tƣ tƣởng “trung quân ái quốc”. Huống chi, ông lại đỗ đạt cao và đƣợc chính tay vua