Nguyễn Khuyến không chỉ là ngƣời cha có trách nhiệm, ngƣời chồng yêu thƣơng vợ mà trong gia đình ông còn là ngƣời em, ngƣời con, ngƣời thông gia sống tình nghĩa. Với họ, ông luôn kính trọng, tôn quý và cƣ xử đúng mực theo cấp bậc trên dƣới. Những sáng tác thể hiện ứng xử trong các mối quan hệ này chỉ có 5 bài nhƣng nó cũng là cơ sở quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn đời sống tình cảm của ông. Đó là những tình cảm thống nhất với tình cảm ông thể hiện với vợ, con, làng xóm.
Khi ông anh vợ Nguyễn Hữu Chỉnh 55 tuổi nhà thơ đã làm bài thơ Mừng anh
vợ để tỏ sự vui mừng của tác giả đối với ông anh vợ của mình. Bài thơ cho thấy tuy
không họ không là ruột thịt nhƣng tình cảm thì vô cùng sâu đậm. Nguyễn Khuyến và Nguyễn Hữu Chỉnh cùng sinh một năm tuy có nhiều điểm khác nhau nhƣng trên
đƣờng đời họ lại gặp nhau. Họ không chỉ có quan hệ anh vợ – em rể trong gia đình mà họ còn có quan hệ bạn bè thân thiết. Nguyến Khuyến khéo léo sử dụng biện pháp so sánh để thấy rõ điểm làm nên sự khác biệt giữa hai ngƣời:
Cái nét hào hoa, tôi kém bác,
Con đƣờng khoa hoạn, bác thua tôi.
Nguyễn Khuyến tuy điểm hào hoa không bằng Nguyễn Hữu Chỉnh nhƣng về con đƣờng khoa hoạn thì ông lại có phần hơn. Ông đã làm rõ quan điểm đã là con ngƣời không ai hoàn thiện cả, có mặt tốt, mặt không tốt và đó là chuyện bình thƣờng, là điều thuận lẽ tự nhiên. So sánh ấy không làm mất đi điểm nổi bật của mỗi ngƣời mà phải chăng bổ sung để làm tôn lên vẻ đẹp của nhau. Không chỉ vậy, ở những câu thơ tiếp theo tác giả cho thấy tình cảm bền chặt của họ đó không chỉ là tình cảm giữa anh – em vợ mà còn là tình cảm bạn bè sâu đậm:
Sự đời đã trải, tôi cùng bác, Tuổi thọ còn dài, bác với tôi.
Hai ngƣời nếu chỉ quan hệ anh vợ – em rể bình thƣờng liệu có cùng nhau trải sự đời, cùng nhau tâm sự sẻ chia vui buồn trong cuộc sống không? Có lẽ là không. Tình cảm đó đã vƣợt lên trên mối quan hệ ấy và giúp họ có một tình bạn đẹp. Điều đó đƣợc biểu hiện rõ qua cụm từ “tôi cùng bác”, “bác với tôi”. Nó không chỉ giúp cho câu thơ đối rất chỉnh mà quan trọng hơn nó cho thấy sự gắn bó keo sơn giữa hai ngƣời bạn. Sự gắn bó ấy càng thể hiện rõ nét ở hai câu cuối:
Tính tuổi xuân thu trăm lẻ chục: Nửa phần về bác, nửa phần tôi.
Cách tính tuổi của Nguyễn Khuyến cũng rất lạ. Ông cộng tuổi của hai ngƣời lại rồi chia đôi. Điều đó cho thấy sự gắn kết giữa hai ngƣời rất sâu sắc. Ở đây, không đơn thuần chỉ là tính tuổi mà có lẽ Nguyễn Khuyến muốn gửi gắm rằng, họ đã cùng nhau trải qua rất nhiều chuyện trong cuộc sống. Niềm vui, nỗi buồn đều cộng lại và chia cho cả hai. Đó là một sự chia sẻ, thấu hiểu nhau. Bài đã thể hiện đƣợc tình cảm anh em thân thiết, sâu sắc của họ.
Đôi khi đó còn là sự đồng cảm, đau xót khi nhìn cảnh tha phƣơng cầu thực của ngƣời anh họ trong cảnh mất mùa đói kém. Họ ra đi để kiếm ăn và giờ lại trở về đúng gia đình nhà thơ để xin ăn:
Vân sơn hồng ngạn các phân phƣơng, Phùng nhĩ phu thê diệc khả thƣơng. Bạch phát mãn đầu sơ tác phụ,
Hƣng thiên hiêu phúc phục qui hƣơng.
(Ngộ danh Nhiễm phu thê cảm tác) Núi mây tan tác, chim hồng, chim nhạn tan tác khắp các ngả Nay gặp vợ chồng ngƣơi cũng thật đáng thƣơng !
Tóc bạc đầy đầu rồi mới đi làm dâu,
Gặp năm mất mùa, bụng đói lại phải về làng.
(Gặp vợ chồng anh Nhiễm cảm động làm bài này) Với Đặng Tự Ý, Nguyễn Khuyến cũng thƣờng chống gậy lên thăm anh :
Gậy men ngõ rậm dạo đƣờng quai, Quá bƣớc lên nhà bác Đặng chơi. Một lũ tóc râu ai tuổi tác?
Nửa phần làng xóm đã thay dời.
(Đến chơi nhà bác Đặng)
Làng xóm nhiều ngƣời đã dời đi, nhiều ngƣời đã không còn nữa nhƣng sống giữa cảnh bình yên của vùng quê Yên Đổ, tâm hồn của những con ngƣời đã tới bậc “Ăn dƣng” vẫn cảm thấy thanh thản nhẹ nhõm :
Trâu già gốc bụi phì hơi nắng, Chó nhỏ bên ao cắn tiếng ngƣời. Ngửa mặt ông kia chơi mới khỏe, Suốt hôm một sáo thổi lƣng trời.
(Đến chơi nhà bác Đặng)
Không chỉ yêu quý anh mà Nguyễn Khuyến còn vô cùng kính trọng ngƣời anh họ của mình. Nhƣ trên đã nói, mừng thọ là một trong những cách ngƣời Việt thể hiện sự tôn kính với bề trên “ Kính lão đắc thọ”. Đến mừng anh họ, Nguyễn Khuyến không mang đến những món quà sang trọng mà ông viết thơ tặng anh để biểu hiện tấm lòng của mình với anh. Những dòng thơ vừa thể hiện cảnh sum vầy êm ấm của gia đình anh họ đồng thời cũng cho thấy niềm vui của tác giả khi anh đã đƣợc bảy mƣơi :
Ông bà tóc bạc nhà cao,
Trời cho tuổi tác thế nào là vui! Ông sinh đƣợc năm trai ba gái, Đều lớn khôn êm ái thất gia. Ngâm câu giai lão trên nhà,
Dƣới nhà lại có bạch hoa sinh bồn.
(Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mƣơi tuổi) Tác giả mừng anh bằng chén rƣợu ngon và hơn thế bằng cả tấm lòng yêu quý :
Mừng ông dâng rƣợu ngon một bát, Thế cũng là đàn hát lọ chi.
(Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mƣơi tuổi) Nguyễn Khuyến bên cạnh vai trò là một ngƣời chồng, ngƣời cha, ngƣời em sống tình nghĩa thì trong gia đình ông còn là một ngƣời con hiếu thảo. Những ngày sống ở kinh, Nguyễn Khuyến luôn nhớ tới hình bóng ngƣời cha đã khuất núi nên ngày giỗ của cha mà không về hƣơng hỏa đƣợc ông cảm thấy vô cùng đau xót :
Thung đƣờng dịch trách kỷ niên câm, Tuế nguyệt sa đà húy nhật lâm. Hƣơng thủy nam lai xuân vũ trệ, Hoàng sơn bắc hƣớng bạch vân thâm. Mỗi tƣ tiếu ngữ thanh dung xứ,
Hà hận thê lƣơng duật dịch tâm. Khách sá câu mang vô dĩ tế, Cố viên hồi thủ lệ triêm khâm.
(Tại Kinh phùng húy nhật, hữu cảm) Cha ta đã mất bao năm nay rồi,
Tháng năm mỏi mòn, ngày giỗ lại đã lại đến.
Ở phía nam, Sông Hƣơng chảy chậm chạp trong mƣa xuân. Ngƣớc về hƣớng bắc, dãy Hoàng Sơn đặc dày mây trắng. Mỗi khi nhớ đến điều ăn tiếng nói và hình dáng Ngƣời, Lại khôn ngăn nổi lòng buồn bã, thổn thức.
Ngoảnh đầu nhìn vọng về vƣờn cũ mà vạt áo nƣớc mắt đầm đìa. (Ở kinh gặp ngày giỗ, cảm xúc)
Tuy cha đã mất mấy năm trời nhƣng Nguyễn Khuyến không nguôi nhớ cha. Ngày giỗ lại tới, tâm trạng Nguyễn Khuyến trở nên u buồn và tâm trạng ấy đã nhuốm vào cảnh vật:
Hƣơng thủy nam lai xuân vũ trệ, Hoàng sơn bắc hƣớng bạch vân thâm. Mỗi tƣ tiếu ngữ thanh dung xứ,
Hà hận thê lƣơng duật dịch tâm.
(Ở phía nam, Sông Hƣơng chảy chậm chạp trong mƣa xuân. Ngƣớc về hƣớng bắc, dãy Hoàng Sơn đặc dày mây trắng. Mỗi khi nhớ đến điều ăn tiếng nói và hình dáng Ngƣời, Lại khôn ngăn nổi lòng buồn bã, thổn thức.)
Vì nỗi buồn thấm vào cảnh vật nên ông cảm thấy ở phía nam dòng sông Hƣơng chảy chậm chạp, còn ở phía dãy núi Hoàng Sơn bắc mịt mù mây trắng. Không gian địa lí đƣợc mở rộng từ bắc tới nam, từ dòng sông Hƣơng tới dãy Hoàng Sơn, nó làm cho nỗi buồn trở nên mênh mang rộng lớn và tâm trạng càng buồn đau. Nguyễn Khuyến nhớ tới bóng hình, giọng nói và những điều răn dạy của cha già lòng buồn bã thổn thức. Phải nói rằng, tình cảm ấy thật sâu đậm, lòng hiếu thảo ấy thật đáng nêu gƣơng.
Ở nơi đất khách quê ngƣời chẳng có gì để tỏ lòng thành, ông đã lấy giọt nƣớc mắt thay nén hƣơng để kính viếng cha già. Đó là giọt nƣớc mắt của sự biết ơn, của ngƣời con vì việc nƣớc đã không làm tròn phận sự. Giọt nƣớc mắt ấy đã cho thấy tấm lòng kính yêu cha của Nguyễn Khuyến:
Khách sá câu mang vô dĩ tế, Cố viên hồi thủ lệ triêm khâm.
(Ở quán khách, đã bó buộc lại vội vàng, chẳng lấy gì để tế, Ngoảnh đầu nhìn vọng về vƣờn cũ mà vạt áo nƣớc mắt đầm đìa.) Tóm lại, những tình cảm Nguyễn Khuyến thể hiện qua thơ đã cho thấy thái độ kính trọng, yêu mến, tấm lòng hiếu thảo và lối sống tình nghĩa của ông với cha mẹ, anh em, họ hàng. Đó là lối ứng xử đẹp mà chúng ta cần noi gƣơng.
*Tiểu kết chƣơng 3
Qua việc khảo sát một số bài thơ cụ thể, chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn văn hóa ứng xử của Nguyễn Khuyến với các thành viên trong gia đình đó là với vợ, con và với cha mẹ, anh em họ hàng.
Gia đình Nguyễn Khuyến có sự gắn bó cao về tình cảm, bảo lƣu đƣợc các truyền thống văn hóa, tập tục, lễ nghi của ngƣời Việt và phát huy tốt gia phong, gia lễ, gia đạo của Nho giáo. Gia đình ông bên cạnh việc giữ gìn đƣợc các truyền thống tốt đẹp cũng hạn chế đƣợc những tƣ tƣởng lạc hậu lỗi thời. Các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho nhau. Những nghi thức ứng xử hàng ngày của ông với vợ con, cha mẹ, anh em họ hàng đã làm khăng khít hơn mối quan hệ trong gia đình. Đã có những biểu hiện tốt đẹp của tình ngƣời nảy sinh từ đó.
Đối với vợ, Nguyễn Khuyến không chỉ biết ơn mà ông còn nâng niu, trân trọng. Ông không hề dùng những lời lẽ sáo rỗng để bày tỏ tình yêu thƣơng. Ông dùng tấm lòng và hành động để nói lên tất cả. Ông luôn đề cao vai trò của vợ trong gia đình - vợ là ngƣời chủ gia đình, là ngƣời gánh vác công việc gia đình. Chƣa bao giờ Nguyễn Khuyến tỏ ra khinh thƣờng vợ, đặt vợ ở vế thấp hơn mình. Trong cƣ xử với vợ, ông luôn tôn trọng, yêu mến và đôi khi còn là sự nể phục tấm lòng và đức hi sinh của vợ. Lối ứng xử ấy của ông đã cho thấy sự “âm tính hóa” của Nho giáo khi hòa nhập với văn hóa ứng xử bản địa ngƣời Việt.
Đối với con, Nguyễn Khuyến cũng hết mực thƣơng yêu và lo lắng. Ông lo lắng đến từng chi tiết nhỏ nhất. Ông lo lắng vì ông vừa từ quan thì con lại ra làm quan. Ông lo lắng khi con không thực hiện đƣợc lý tƣởng nhƣ ông mong muốn. Cũng vì thƣơng con nên Nguyễn Khuyến luôn dõi theo từng bƣớc đi của con, luôn theo sát nhắc nhở con để giúp con đi đúng hƣớng. Nguyễn Khuyến ứng xử với con dựa trên nguyên tắc “trọng tình” của ngƣời Việt và gia phong, gia đạo của Nho gia.
Đối với cha, ông hết mực thành kính, biết ơn công sinh thành và dƣỡng dục. Ông đã cho thấy nét đẹp trong văn hóa truyền thống đó là đặt chữ “Hiếu” lên hàng đầu. Còn với anh vợ, anh rể hay anh họ, Hoàng Và rất kính yêu, tôn trọng. Với ông, họ không chỉ là ngƣời anh mà còn là những ngƣời bạn chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
1. Qua tìm hiểu những bài thơ thể hiện văn hóa ứng xử của Nguyễn Khuyến, chúng tôi nhận thấy, lối ứng xử của Nguyễn Khuyến là sự kết hòa hợp hài hòa giữa những nét đẹp của văn hóa ngoại sinh (Nho, Phật, Đạo trong đó những quy tắc, chuẩn mực của Nho giáo ảnh hƣởng nhiều nhất) và mạch nguồn đạo lý dân tộc. Cách ứng xử ấy, phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tƣợng. Nó đã thể hiện đƣợc hệ thống văn hóa ứng xử của Tam Nguyên. Đó là hệ thống ứng xử rất phong phú, đa dạng nhƣng lại thống nhất trong một con ngƣời.
2. Trong ứng xử với các mối quan hệ xã hội cơ bản, nhìn chung Nguyễn Khuyến rất linh hoạt, mềm dẻo và “Trọng tình”. Với mỗi đối tƣợng, ông có cách hành xử và đối ứng khác nhau.
Ông là một nhà nho rất trung thành với vua nhà Nguyễn. Tuy nhiên, khi xã hội biến động, luân lý thánh hiền bị đảo lộn, tƣ tƣởng “tôn quân” của Nguyễn Khuyến cũng biến đổi theo. Với Nguyễn Khuyến, “Trung quân” và “Ái quốc” là hai phạm trù gắn kết nhƣng trong trƣờng hợp cụ thể nó có thể tách rời. Chính điều này đã cho thấy sự kết hợp hài hòa và bổ sung nhau cùng tồn tại của văn hóa Trung Hoa – Việt Nam. Nó cũng cho thấy sự tinh tế của ngƣời Việt khi tiếp thu tƣ tƣởng “tôn quân” của Nho giáo Trung Hoa, làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng trong sự thống nhất.
Đối với lũ quan lại bán nƣớc hại dân, Nguyễn Khuyến tỏ rõ thái độ coi khinh bởi ông là một nhà nho có nhân cách lớn, có tấm lòng nặng gánh với non sông. Trong mỗi tình huống, Nguyễn Khuyến đều có cách xử lý khác nhau, khi thì rõ ràng thẳng thắn, có khi lại rất hóm hỉnh, thông minh mà thâm thúy sâu cay. Đây là cách ứng xử phổ biến của ngƣời Việt từ ngàn xƣa.
Với bạn bè tri âm tri kỉ, Nguyễn Khuyến không chỉ trân trọng, tin tƣởng mà ông còn dành một tình cảm hết sức chân thành và đằm thắm. Là một ngƣời “Trọng tình” với Nguyễn Khuyến, tình bạn còn là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả. Nó vƣợt lên mọi thứ vật chất tầm thƣờng và vĩnh cửu cùng thời gian. Tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến, ứng xử đầy tinh tế của ông với bạn là một nét đẹp văn hóa mà mọi thế hệ cần noi gƣơng và học tập. Tình bạn ấy cũng góp phần giáo dục thế hệ trẻ cần chân thành, tin tƣởng, giúp đỡ nhau nhau để xã hội ngày càng có những tình cảm đẹp, nhân văn hơn, tiến bộ hơn.
Với những ngƣời làng xóm “Tối lửa tắt đèn có nhau”, Nguyễn Khuyến đã cởi bỏ hẳn lớp y phục của nhà nho, đến với họ bằng tấm lòng của một ngƣời bình dân am hiểu cuộc sống thôn quê. Ông lắng nghe, chia sẻ, lo lắng, đồng cảm với mọi nỗi buồn, niềm vui của họ. Bằng lối ứng xử chân tình, thẳng thắn, bằng lối sống hài hòa Nguyễn Khuyến đã cho thấy nét đẹp trong văn hóa làng xã của ngƣời Việt cổ truyền. Đó là sự đoàn kết, là sự chân thành, quan tâm lẫn nhau giữa những ngƣời trong cùng một tập thể, một cộng đồng. Từ đó, có thể khẳng định, Nguyễn Khuyến không chỉ là một vị quan mà ông còn là một ngƣời nông dân am hiểu những tập tục làng quê và sống gần gũi với ngƣời dân quê mình.
3. Đối với ngƣời thân trong gia đình, Nguyễn Khuyến rất yêu thƣơng, tôn trọng và tin tƣởng. Cách ứng xử của ông đã tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái và sự hòa hợp cho mọi thành viên trong gia đình.
Trong ứng xử với vợ, Nguyễn Khuyến không hề mang quyền uy phong kiến ra để răn dạy vợ. Ông dùng những lời lẽ hết sức thân tình, giản dị, ý nghĩa để khuyên vợ, để bày tỏ tình cảm với vợ. Phải nói rằng, ông có một cái nhìn khá cởi mở trong quan hệ nam nữ. Dƣờng nhƣ không có chuyện “trọng nam khinh nữ”, cũng không có chuyện ông tự cho mình quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình mặc dù ông hoàn toàn có thể làm điều đó. Ông đã dành quyền ấy lại cho vợ. Chính vì thế khi vợ mất, Nguyễn Khuyến thấy mình đã mất đi một chỗ dựa vững chắc, thiếu đi một ngƣời bạn tri âm. Với cái nhìn tiến bộ của một nhà nho và với nguyên tắc sống coi trọng tình cảm, Nguyễn Khuyến đã cho thấy lối ứng xử trong văn hóa tƣ tƣởng ngƣời Việt đó là coi trọng ngƣời phụ nữ - ngƣời giữ lửa trong gia đình. Đây là một nét đẹp mà ngƣời Việt cần gìn giữ, phát huy.
Trong ứng xử với con, Nguyễn Khuyến khuyên bảo con cái bằng tấm lòng, bằng tình yêu thƣơng và bằng chính những trải nghiệm của cuộc đời mình. Những bài học ông răn dạy con cái không phải những gì quá xa vời, mà đó là những bài học hết sức thiết thực. Có khi ông khuyên răn con học tập thành ngƣời để có hành