Văn hóa ứng xử trong quan hệ làng xóm

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến (Trang 56 - 68)

Làng Việt, trong quá khứ và hiện tại, luôn là một cộng đồng về lãnh thổ, kinh tế và văn hóa, là tế bào sống trong cơ cấu xã hội Việt Nam, nơi lƣu giữ và biểu hiện sinh động bản sắc văn hóa Việt Nam. Làng xã cổ truyền ngƣời Việt có 2 nét đặc trƣng lớn đó là tính cộng đồng và tính tự trị. Tính cộng đồng biểu hiện ở sự liên kết các thành viên trong làng với nhau, mỗi ngƣời đều hƣớng tới ngƣời khác. Họ sống với nhau dựa trên quan hệ tình cảm gắn bó thân thiết “Lá lành đùm lá rách”, “Bán

anh em xa mua láng giềng gần”. Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng

xã mang tính tự trị: làng nào biết làng nấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau. Mỗi làng là một “Vƣơng quốc” nhỏ khép kín với luật pháp và “tiểu triều đình riêng”. Vì vậy, nó tạo nên truyền thống “phép vua thua lệ làng”. Ƣu điểm của làng Việt thể hiện ở tinh thần đoàn kết, tính tập thể hòa đồng nhƣng nhƣợc điểm là thói dựa dẫm, ỷ lại, óc bè phái địa phƣơng.

Nguyễn Khuyến từ bỏ chốn quan trƣờng nhiễu nhƣơng trở về Vƣờn Bùi chốn cũ, hòa mình vào cuộc sống của ngƣời dân làng Yên Đổ:

Vƣờn Bùi chốn cũ!

Bốn mƣơi năm, lụ khụ lại về đây, Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây, Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế.

(Trở về vƣờn cũ)

Ông trở về cái mảnh đất nghèo, đồng trắng nƣớc trong, trở về với quê hƣơng đồng chiêm Bình Lục. Mảnh đất ấy với ông tuy nghèo nàn lạc hậu nhƣng lại giàu tình ngƣời nồng ấm. Con ngƣời thuần hậu, yêu thƣơng nhau, cùng nhau vƣợt qua khó khăn hoạn nạn. Họ chân thành với nhau không chút vụ lợi. Ở đó, “Ngƣời ta giơ tay đón chào – không có võng lọng, cờ quạt gì rƣớc ông Tam Nguyên về làng. Ngƣời ta không gọi ông là quan lớn, cụ lớn, mà gọi là cụ Tam. Ngƣời ta mời cụ Tam uống rƣợu, mời cụ dự các đám hiếu đám hỷ trong làng. Nhân dân lao động nhìn nhận ông là ngƣời của họ” [25, tr11]. Vì sao nhân dân lại ứng xử nhƣ vậy với Tam Nguyên?

Theo lẽ thƣờng, các nhà nho xƣa với nhân dân tuy quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với họ sự quan tâm ấy thƣờng là cái nhìn bên trên, bên ngoài, đứng ở xa để

quan sát và chỉ bảo. Còn đối với nhân dân thì quan bảo gì dân nghe đó. Ít khi quan và dân ngồi nói chuyện, tâm sự với nhau. Nguyễn Khuyến thì ngƣợc lại, ông sống với cuộc sống của nhân dân, hòa mình vào với làng xóm. Ông sống thân tình và tham gia vào mọi phong tục cũng nhƣ các công việc của làng xã. Từ quan tức là ông đã cởi bỏ hẳn tƣ thế của nhà nho để trở về làm một lão điền nông thực thụ:

Lòng đà dứt mọi mối lo,

Âu là chống gậy ngao du cho rồi.

(Cảm nghĩ đầu xuân)

Ông đồng cảm, chia sẻ với ngƣời dân quê mình mọi nỗi buồn, vui, lo lắng. Ông hiểu nỗi âu lo của ngƣời dân trong những ngày lụt lội:

Tị trƣớc Tị này chục lẻ ba, Thuận dòng nƣớc cũ lại bao la.

Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách, Tiếng sóng long bong vỗ trƣớc nhà.

(Vịnh lụt)

Nƣớc lũ dâng cao đến mức lúc nào cũng nhƣ nghe thấy tiếng sóng vỗ trƣớc nhà. Lụt lội đói kém là cái lo trƣớc mắt. Thuế phải nộp trong cái đói là cái lo tiếp theo. Cái lo này chồng lên cái lo khác làm ngƣời dân luôn sống trong trạng thái hoang mang cực độ:

Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi, Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi. Gạo năm ba bát cơ còm kém, Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi.

(Nƣớc lụt Hà Nam)

Không chỉ lụt lội, Nguyễn Khuyến còn lo lắng cho cái cảnh mất mùa, đói kém:

Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa

(Nhà nông than thở)

Họ phải sống tằn tiện từng chút một, thế mà cuộc sống vẫn khó khăn chật vật:

Tằn tiện thế mà sao chửa khá! Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho.

Ông cũng cảm thấy thƣơng xót cho nỗi khổ của những mảnh đời bất hạnh nhƣ “Mẹ Mốc” và nỗi vất vả của anh phu trạm.

Làng Nguyễn Khuyến ở có một ngƣời đàn bà điên tên “Mẹ Mốc”. Bà ta hay lang thang quanh làng cƣời cƣời, hát hát rồi lại chửi những kẻ đã hại mình. Bà ta phải mƣợn vẻ ngoài giả điên, giả khùng để che giấu đi nỗi đau mình phải mang. Đồng cảm với ngƣời đàn bà ấy và nghĩ tới “bao ngƣời cũng có tâm huyết với nƣớc nhà, cũng nhƣ mình, vì hoàn cảnh, phải mƣợn bề ngoài tầm thƣờng để che giấu khí tiết, chí hƣớng” [52, tr201]:

So danh giá ai bằng mẹ Mốc,

Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra; Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa, Làm thế để cho qua mắt tục.

(Mẹ Mốc)

Hay đó là anh phu trạm, với công việc hàng ngày là khênh võng lọng cho quan. Nguyễn Khuyến cũng từng là một viên quan lớn, đƣợc đi võng cho ngƣời ta cáng. Nhƣng nhìn thấy vậy, ông vẫn thấy xót xa cho anh phu trạm và ông cũng nghĩ tới phận mình. Bao nhiêu năm ngồi võng mà ông thấy cũng đâu có sung sƣớng gì. Ông cũng đã trải qua bao gió bụi cuộc đời, những lo toan gánh nặng đè lên đôi vai để rồi lại trở về với cuộc sống dân dã thôn quê. Nói anh phu nhƣng thực ra Nguyễn Khuyến cũng trăn trở về chính mình:

Mộ khứ triêu hoàn vị tức kiên,

Võng phu tình huống tuyệt kham liên! Bất tri thừa võng trung nhân giả, Nhất tẩu phong trần nhị thập niên.

(Trạm phu) Chiều đi, sớm về không hề nghỉ vai, Tình cảnh anh phu cáng thật đáng ái ngại! Có biết đâu chính ngƣời ngồi trong cáng,

Cũng long đong trong gió bụi chốc đã hai mƣơi năm trời (Anh phu trạm)

Ông cảm thấy xót xa cho sự tha hóa của con ngƣời. Sự tha hóa ấy không chỉ có ở bọn quan lại, hay những kẻ tham lam giàu có mà sự tha hóa ấy còn có cả ở những con ngƣời hiền lành bình dị quê ông:

Cách gia điền xá ông, Gia trung phu, phụ, tử. Kỳ tử ngai thả si, Kỳ phụ ngao nhi chí

(Điền gia tức sự ngâm) Hàng xóm có một nhà làm ruộng,

Nhà gồm có chồng, vợ và con. Con thì vừa ngốc vừa ngây, Vợ đã lắm mồm lại còn ác.

(Chuyện nhà ngƣời nông phu)

Mọi giá trị bị đảo lộn chỉ vì miếng cơm manh áo. Ông than thở vì những cảnh nhà ngang trái ấy:

Ai tai nhất gia trung! Hà dĩ chí nhƣ thử? Phụ tử, phụ phụ gian, Khởi bất thức luân lý, Chỉ vị ý thực mƣu, Sở dĩ sinh đố kỵ.

(Điền gia tức sự ngâm) Thƣơng thay, trong một nhà!

Làm sao lại đến nỗi thế? Giữa cha con, vợ chồng, Họ há không biết gì đạo lý, Chỉ vì chuyện áo cơm Mà sinh ra ghét bỏ nhau.

(Chuyện nhà ngƣời nông phu)

Không chỉ vậy, Nguyễn Khuyến còn thực sự là một lão nông dân cùng lo nỗi lo của ngƣời dân quê và cùng họ làm những công việc rất bình dị mà lẽ ra một bậc đại quan nhƣ ông không cần phải tham gia. Quê ông lụt lội, đói kém đã đành mà lũ chim lại liên tục phá phách đồng ruộng khiến ngƣời nông dân không lúc nào ngơi nghỉ. Nguyễn Khuyến cũng lo nhƣ họ. Ông cũng cùng xóm làng đi xua chim “Nguyễn Khuyến quần xắn đến bụng chân, bƣớc theo đứa cháu, vung gậy. Những đàn chim nhƣ những lớp mây bốc lên từ các chân ruộng.” [52, tr192].

Không chỉ lo lắng cho họ, buồn vì cuộc sống vất vả của họ, Hoàng Và còn chung vui với họ trong những ngày chuẩn bị đón tết:

Trong nhà nhộn nhịp gói bánh chƣng Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt

(Cảnh tết)

Ông hòa mình vào không khí sôi nổi, tất bật ngày hè:

Gia nhân sái cốc tranh đào vũ Phụ nữ đăng tàm nghĩ hộ phong

(Hạ nhật vãn điếu) Ngƣời nhà phơi lúa tranh nhau chạy mƣa Đàn bà nuôi tằm tìm cách chắn gió

(Ngắm chiều hè)

Ông tâm sự với họ những chuyện hết sức đời thƣờng, giản dị. Đó là chuyện buôn bán, chuyện thóc lúa, ruộng đồng:

Cách dậu mồng tơi hàng xóm chén Chuyện tràn thóc lúa với tằm tơ

(Bài muộn – I)

Trong tâm hồn ngƣời làng Yên Đổ ít tồn tại một ông Tam Nguyên bởi Hoàng Và rất thân tình:

Dữ quán tƣơng cận hoàn tƣơng ái Thần tịch phù cùng thả mạc xai

(Hạ nhật thƣ hƣơng sinh Nguyễn Thi Trang) Ông tôi gần gũi mến nhau

Sớm chiều chống gậy sang chơi đừng lấy làm ngại

(Ngày hè đề nhà hƣơng sinh họ Nguyễn) Không chỉ vui buồn, gần gũi, sẻ chia với họ mà Nguyễn Khuyến còn thƣờng xuyên qua lại thăm hỏi làng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”. Ông đến với họ không phải bằng quá khứ của một vị quan mà ông tới với họ bằng một phong cách sống giản dị “Búi tóc củ hành, buông quần lá tọa”. Họ đến với ông bằng tấm lòng chân thành trìu mến:

Kiếm một cơi trầu thƣa với cụ Xin đôi câu đối để thờ ông

Bài thơ Nguyễn Khuyến tặng cụ Ƣớc Đà đã cho thấy tình cảm xóm làng trong sáng và sự chân thành của những ngƣời dân quê với ông. Cụ Ƣớc Đà là ngƣời cùng làng. Nhà mấy đời làm nghề thịt lợn. Đến đời bố cụ vì muốn cho con cháu đổi đời nên dốc tiền cho con ăn học. Từ nhỏ cụ Ƣớc Đà cũng có tiếng là học đƣợc nhƣng do bị ganh ghét nên mấy lần thi đều bị chặn lại hoặc bị xua đuổi không cho vào trƣờng thi. Từ đó, cụ không bao giờ bƣớc chân tới chốn trƣờng ốc. Trở về, cụ theo nghề cha và không bao giờ làm việc cho bọn quan lại, hào lý. Nguyễn Khuyến quý cụ ở đức tính khảng khái. Cụ Ƣớc Đà quý Nguyễn Khuyến ở đức tính giản dị, gần gũi mà mến dân. Thế nên, một lần đi thịt lợn giúp một đám tang, ông lão đem biếu Nguyễn Khuyến một bát tiết canh và đôi bồ dục bổng, khiến Nguyễn Khuyến vừa cảm thấy thẹn mà cũng cảm động tấm lòng của ông lão bán thịt:

Tặng dƣ phi úy dƣ,

Liên dƣ độc khoáng phúc,

...

Lão hĩ vô năng vi Hà dĩ phục bất cốc

(Nhân tặng nhục) Tặng ta thịt không phải sợ ta,

Mà chỉ vì thƣơng ta riêng một mình đói bụng. ...

Già rồi chẳng làm đƣợc việc gì nữa, Ta biết lấy gì báo đền.

(Có ngƣời cho thịt)

Nguyễn Khuyến cảm động tấm chân tình mà ông lão hàng thịt dành cho mình. Vì thƣơng mình nghèo đói bệnh tật nên ngƣời ta mới đem cho. Nhƣng ông cũng khóc cho tất cả cái cực nhục ở trên đời này. Lẽ ra đám ma không nên ăn uống, huống chi đây lại “mọi ngƣời ăn uống chán đầy” thì càng không nên. Ông khóc cho cái hủ tục còn tồn tại ở làng nhƣng không làm đƣợc gì khi tục cũ (làng có ma chay lại bày cỗ linh đình mời cả làng) còn quá mạnh. Nhƣng miếng thịt ấy đến với ông một cách trong sáng nên Nguyễn Khuyến vừa áy náy mà cũng cảm thấy tủi nhục.

Trong sáng bởi họ tìm đến mình không phải để cầu cạnh hay nhờ vả, cũng không phải dựa dẫm hay mƣợn thế lực vì nay Nguyễn Khuyến đã về hƣu. Đây là sự chia sẻ miếng ăn vì thƣơng mến nên xúc động trào ra đầu ngọn bút:

Bất thực linh nhân cơ Thực chi linh nhân nhục! Bất thực linh nhân bì, Thực chi linh nhân tục!

(Nhân tặng nhục) Không ăn thì sẽ đói,

Ăn vào thì lại nhục. Không ăn, ngƣời sẽ gầy, Ăn vào ngƣời hóa tục.

(Có ngƣời cho thịt)

Nguyễn Khuyến băn khoăn vì ông thấy mình già rồi không làm đƣợc việc gì để đáp trả tấm chân tình của ngƣời bạn già. Một miếng thịt biếu cũng gây sóng trong lòng nhà thơ. Sau bao nhiêu băn khoăn cuối cùng cụ vẫn nhận bởi ngƣời đến biếu không phải “giống khác”, cũng không phải loại giàu sang mà đơn thuần chỉ vì họ quý mình, vì cái tình làng nghĩa xóm. Nó cũng không làm thƣơng tổn đến danh dự và khí tiết của mình. Nguyễn Khuyến có nhắc tới Báo Thúc và ví cụ Ƣớc Đà cũng hiểu mình nhƣ Báo Thúc vậy. Báo Thúc Nha dƣới thời Tề Hoàn Công là một ngƣời bạn rất hiểu Quản Trọng. Thấy mỗi khi chia phần, Quản Trọng cứ lấy phần mình hơn, Báo Thúc không hề nghĩ sai về bạn mà hiểu rằng Quản Trọng đang còn có mẹ già, nay ngƣời tặng thịt cũng hiểu tình cảnh cụ Tam:

Cảm tử phi Vƣơng tôn, Tri ngã hữu Báo Thúc. Thủ chi hà thƣơng liêm, Vô dung thích tha tộc. Hốt hốt đàm tƣơng vong, Thanh phong độc cô trúc.

Biết bác không phải ngƣời giàu sang. Bác hiểu ta nhƣ Báo Thúc.

Nhận thịt của bác thì không thƣơng tổn gì đến danh dự. Mà lại khỏi phải đi xin giống khác.

Bực mình uống rƣợu say đến quên cả nhau Gió thanh rung động cành cô trúc !

(Có ngƣời cho thịt)

Để đáp lại tấm lòng chân thành của ông lão hàng thịt, Nguyễn Khuyến đã viết tặng cụ Đà một bài thơ nhân ngày thƣợng thọ. Bài thơ hóm hỉnh bởi câu nào cũng toàn những từ hàng thịt mà lại thể hiện đƣợc tấm lòng chân thật của nhà thơ dành cho ông lão:

Nay tiết mừng ông mới bảy mƣơi Cổ hy chƣa dễ mấy lăm ngƣời. Răng long, nhƣng hãy còn tinh mắt, Đầu bạc, nhƣ mà chửa tắc tai. Bè bạn bầy vai kèo chén Lý, Cháu con dƣới gối múa sân Lai. Xƣa nay vẫn giữ lòng chân thật, Chữ “đức giả xƣơng” máu để đời.

(Mừng ông lão hàng thịt)

Bài thơ trên vừa thể hiện sự thân mật và thấu hiểu nhau, nhƣng cũng thể hiện thái độ trọng ngƣời già ở Nguyễn Khuyến. Đây là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử cổ truyền ở làng Việt – tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: giáp. Đặc điểm của giáp là chỉ có đàn ông tham gia, mang tính chất “cha truyền con nối”.

Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão. Thông thƣờng tuổi lên lão là 60. Tuy nhiên nhiều làng có lệ riêng quy định lên lão là 55 hoặc 50. Thậm chí có làng còn xuống tới 49. Lên lão là ngồi chiếu trên, đƣợc cả giáp, cả làng trọng vọng. Cách tổ chức này tuy ra đời muộn nhƣng nó đƣợc xây dựng trên nguyên tắc trọng tuổi già là truyền thống rất lâu đời của ngƣời Việt: Kính lão đắc thọ; kính già, già để tuổi cho.

Nguyễn Khuyến về làng, ông cũng dự vào hàng những ngƣời cao tuổi. Ông cũng nhƣ các cụ trong làng, cũng tổ chức Lên lão:

Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm mƣơi ông cũng lão đây mà.

Ông cho mình cũng là một cá nhân cấu thành nên làng. Ông sống chan hòa với họ. Ông trực tiếp tham gia vào công việc và không tách mình ra khỏi những lễ nghi tập tục của làng Nhập gia vấn húy, nhập quốc vấn tục, lễ nghi tùy xứ. Tiệc lên lão của ông rất đông vui, ấm áp:

Anh em, làng xóm xin mời cả, Giò bánh, trâu heo, cũng gọi là! Chú Láo bên ngƣời lên với tớ Ông Từ ngõ chợ lễ cùng ta.

Bốn câu thơ thể hiện văn hóa ứng xử cộng đồng của ngƣời Việt đó là chung

lƣng đấu cật. Khi gia đình nào có công việc gì tất cả mọi ngƣời đều đến chung vui

hoặc giúp đỡ kể cả là ma chay, cƣới hỏi hay mừng thọ. Ở đây, là Anh em, làng xóm,

chú Láo, ông Từ cùng góp mặt đã làm cho không khí trở nên thật nhộn nhịp, đông

đúc. Con ngƣời sống với nhau, tới với nhau trên hết bằng tấm lòng và sự chân thành nên ai ai cũng cƣời nói vui vẻ. Đại từ “tớ” và “ta” đã đƣa Nguyễn Khuyến lại gần mọi ngƣời hơn. Ông không phải là một vị quan mà ông chỉ là một lão làng cùng Lên

lão với chú Láo, ông Từ không hơn không kém: Bây giờ đến bậc ăn dƣng nhỉ? Có rƣợu thời ông chống gậy ra.

“Ăn dƣng” tức là ăn không. Không chỉ mình Nguyễn Khuyến mà ai khi lên lão cũng đƣợc miễn mọi việc đóng góp trong phe, giáp, đƣợc hƣởng mọi quyền ăn uống ở chốn đình trung và phần lễ biếu khi có tuần tết. Nguyễn Khuyến cũng đến bậc “ăn dƣng” và nếu ai cũng lên lão nhƣ ông, ông cũng sẵn sàng “chống gậy” ra chung vui với mọi ngƣời. Nếu mọi ngƣời tới mừng ông một cách chân tình thì ông cũng đến mừng họ một cách hồ hởi:

Ông bà tóc bạc nhà cao, Trời cho tuổi tác thế nào là vui.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử trong thơ nguyễn khuyến (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)