Đứng đầu tứ dân, quan lại đƣợc xem là tầng lớp ƣu tú, đƣợc kính trọng về uy tín và địa vị xã hội. Là một đẳng cấp có đặc quyền, trƣớc hết là về mặt tinh thần, sau đó đã chuyển hoá thành những lợi ích kinh tế. Họ vốn là những trí thức, nhƣng không phải là những trí thức độc lập, mà là ngƣời trí thức dấn thân, gắn bó (hoặc bị trói buộc) chặt chẽ với nhà vua và hệ tƣ tƣởng thống trị. Họ là những ngƣời giúp vua trị nƣớc và giúp nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều quan lại vì lợi ích của bản thân mà không thực hiện đúng đạo làm quan dẫn đến hiện tƣợng tha hóa, biến chất.
Vào thời Nguyễn Khuyến, đa số quan lại mất hết tƣ cách làm quan. Phần thì làm tay sai cho giặc, phần thì bòn rút, đục khoét của dân. Chúng đều là những kẻ bất tài, vô dụng, nhờ có thế lực và tiền bạc mới đƣợc làm quan. Nguyễn Khuyến nằm trong số ít những quan lại vẫn giữ vững phẩm chất, nhân cách của ngƣời làm quan. Vì vậy, khi xã hội biến động, ông không theo gót quân giặc bán nƣớc cầu vinh hay tiếp tục làm chức quan “hữu danh vô thực” mà từ quan trở về Yên Đổ.
Thơ Nguyễn Khuyến đã phản ánh rất rõ nét bộ mặt của tầng lớp quan lại lúc bấy giờ. Ngòi bút của ông đã vạch trần nhiều mặt xấu xa của chúng và với mỗi đối tƣợng ông đều có cách ứng xử phù hợp, linh hoạt.
Với bọn quan lại làm tay sai cho thực dân, bọn bán nƣớc cầu vinh nhƣ Nguyễn Hữu Độ, Vũ Văn Báo, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan… Nguyễn Khuyến tỏ ra vô cùng khinh bỉ.
Nguyễn Hữu Độ khét tiếng là một tên quan lại tham ô và nịnh giặc. Hắn bắt nhân dân đóng tiền để làm sinh từ. Hàng năm cứ đến ngày sinh nhật hắn quan lại lớn nhỏ ở Bắc kỳ kéo đến sinh từ để chúc tụng, bọn kỳ hào địa phƣơng đến sinh từ để tế sống y. Nguyễn Khuyến thì ngƣợc lại, ông chửi hắn:
Bi văn bất tự tế văn phần Tạc tạc lƣu truyền vị dị vân Trƣờng đoản dĩ nan thiên lý đạc, Thị phi do hữu bách niên văn,
(Tái vị nhân đại nghĩ kỷ công bi văn, cánh vô sở đắc, nhân phú dĩ thị) Văn bia không đốt nhƣ văn tế,
Rành rọt lƣu truyền không phải dễ Ngàn năm ngắn dài khó ƣớc lƣờng, Trăm năm hay dở còn ghi để.
(Lại nghĩ hộ bài văn bia ghi công đức cho ngƣời ta không xong, nhân làm bài thơ trả lời)
Ông cho rằng văn bia chỉ để ghi nhận công lao của những ngƣời có công lƣu truyền hậu thế, còn ngƣời nhƣ Hữu Độ thì không đáng đƣợc ghi tên. Sau khi Nguyễn Hữu Độ chết, ngôi đền mà hắn cho xây bỗng trở nên vắng vẻ, không ngƣời qua lại. Điều đó thể hiện sự khinh ghét của nhân dân đối với một tên bán nƣớc làm tay sai cho giặc. Chung cảm xúc với nhân dân yêu nƣớc, Nguyễn Khuyễn đã viết bài “Quá quận công Hữu Độ sinh từ hữu cảm” (Cảm nghĩ lúc qua sinh từ Quận công Nguyễn Hữu Độ). Bài thơ có những câu đầy mỉa mai:
Công tại, tứ thời tập quan đới Đắc dự giả hỉ, bất dự bi.
Công khứ, quan đới bất phúc tập, Đãn kiến đệ nhị vô danh công.
Dịch thơ:
Ông còn, mũ áo hàng năm họp, Không đƣợc dự buồn, đƣợc dự may. Ông mất, mũ áo không họp nữa, Lửa hƣơng lạnh ngắt, lúa mọc đầy.
Với Vũ Văn Báo, Nguyễn Khuyến cũng tỏ ra khinh bỉ nhƣ vậy. Hắn một thời từng là bạn học của nhà thơ nhƣng nay làm tay sai cho giặc. Khi Vũ Văn Báo rƣớc giặc Pháp về bắt và giết Vũ Hữu Lợi, vốn cũng là bạn học cũ của mình, Nguyễn Khuyến có những phản ứng rất quyết liệt. Nguyễn Khuyến thƣơng xót Vũ Hữu Lợi bao nhiêu thì tránh xa kẻ giết bạn, phản nƣớc, hại nòi bấy nhiêu mặc dù ông vừa là đồng môn của Báo và cũng là ngƣời từng đƣợc gia đình Báo cƣu mang. Hắn thuyết phục Nguyễn Khuyến ra làm quan không đƣợc lại bị ông phúc đáp bằng một đòn văn chƣơng:
Quân bất kiến lý trung phụ sầu độc túc, Doanh thực mƣu y nhật bất túc.
(Ly phụ hành) Chàng chẳng biết gái này gái góa, Buồn nằm suông suông cả áo cơm;
(Lời gái góa)
Nguyễn Khuyến muốn nhắn tới vũ Văn Báo thà “nằm suông” chứ nhất quyết không ra làm quan. Làm quan với Tây thì chẳng khác gì kẻ “tƣ bôn” (ngƣời con gái trốn nhà theo Tây). Vừa là từ chối nhƣng cũng là chửi Vũ Văn Báo và mỉa mai cái chức quan mà hắn đang mang. Vì vậy, câu kết Nguyễn Khuyến khẳng định:
Cơ hàn chỉ ƣng bố mễ cấp, Ly phụ tái tiêu phi sở nghi.
(Thƣơng thì gạo vải cho vay, Lấy chồng thì gái già này xin van!)
Đối với Hoàng Cao Khải, Nguyễn Khuyến cũng mỉa mai, châm biếm, khinh bỉ, không kém. Ông chế giễu cái chức quan hữu danh vô thực của hắn. Ông chửi Hoàng Cao Khải nói riêng, chửi cả bọn quan lại bất tài vô dụng nói chung. Chúng chẳng khác gì “Ông Tƣợng Sành” đứng trên hòn non bộ:
Ông đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ nhƣ đá vững nhƣ đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nƣớc đầy vơi có biết không?
(Ông Tƣợng Sành)
Nguyễn Khuyến nói về sự vô dụng của mình khi không đem đƣợc tài năng của mình phục vụ đất nƣớc hay còn nói Hoàng Cao Khải và bọn quan lại kia nữa. Chúng cũng chỉ nhƣ ông phỗng đá không lo, không nghĩ gì cho đất nƣớc và chỉ mang trong mình cái danh hão, chứ không có thực tài, chỉ là những anh “Tiến sĩ giấy”:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai. Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh thế mới hời! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
(Vịnh tiến sĩ giấy)
Nhà thơ đã mƣợn hình ảnh của ông tiến giấy để nói về ông tiến sĩ thật đƣơng thời, vạch trần bản chất giả dối của đối tƣợng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bề ngoài lộng lẫy, hào nhoáng đƣợc che giấu hết sức tinh vi và cái thực chất bên trong sáo rỗng, đáng khinh ghét của nhân vật.
Không chỉ gọi chúng là kẻ “tƣ bôn”, “Ông Tƣợng Sành”, “Ông phỗng đá” hay “Tiến sĩ giấy”, Nguyễn Khuyến còn gọi bọn chúng là “thằng bán tơ” khi chửi Lê Hoan cùng bọn tay chân bán nƣớc trong cuộc thi Vịnh Kiều “Tao đàn Hƣng Yên”:
Thằng bán tơ kia giở thói ra. Làm cho bận đến cụ Viên già. Muốn êm phải biện ba trăm lạng, Khéo xếp nên liều một chiếc thoa.
Đồng tiền lúc này tác oai tác quái trong giới quan trƣờng, khiến cho giới quan trƣờng đua nhau ra mặt ăn cƣớp của dân:
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ? Đời trƣớc làm quan cũng thế a!
(Vịnh Kiều bán mình)
Hội tao đàn chẳng qua chỉ là một cách thức để thực dân lôi kéo các sĩ phu yêu nƣớc đi theo con đƣờng của chúng và cũng là một cách bọn chúng để kiếm tiền. Mời đƣợc Nguyễn Khuyến tham dự sẽ làm cho cuộc thi tăng phần trọng thể. Mấy lần từ chối không đƣợc, Nguyễn Khuyến đành phải chống gậy ra. Tuy nhiên, ông vẫn rất bực dọc. Ông ví mình nhƣ nàng Kiều bị mắc tay Hoạn Thƣ:
Cánh buồm vƣợt bể vừa êm sóng Vó ký chân đèo bỗng đến nơi.
(Mắc tay Hoạn Thƣ)
Ông coi cuộc thi Vịnh Kiều này chẳng khác gì một trò lố nực cƣời:
Ông trời rõ khéo chua cay nhỉ, Một cuộc bày ra cũng nực cƣời.
(Mắc tay Hoạn Thƣ)
Những bài vịnh Kiều trong cuộc thi thơ này của Nguyễn Khuyến vẫn thể hiện sự thâm thúy, sâu cay và mỉa mai của ông đối với bọn quan lại. Tú Xƣơng cũng vịnh Kiều “Oán Kiều”, cũng chửi bọn chúng nhƣng đó là tiếng chửi bốp chát, không chút e dè:
Hỡi cụ Tiên Điền có biết cho,
Hôm nay có kẻ khóc trên mồ?
Khóc đây không phải rằng thƣơng cụ
Thƣơng bạc quan thầy món lợi to.
Nhƣ vậy, cách ứng xử của chủ thể văn học Nguyễn Khuyến và Tú Xƣơng rất khác nhau. Có sự khác nhau có lẽ là do địa vị xã hội và môi trƣờng sống. Nguyễn Khuyến có một con đƣờng công danh thành đạt, ông làm quan mƣời năm, sau đó về sống ở nông thôn thanh bình. Còn Tú Xƣơng thì rất lận đận trong con đƣờng khoa cử, liên tiếp thi hỏng (tám lần thất bại chỉ có một lần đậu tú tài) và từ lúc sinh ra cho đến lúc mất ông đều sống ở nơi đô thị xô bồ. Chính vì là ngƣời trong cuộc nên Tam Nguyên giữ đƣợc sự điềm đạm, thâm thúy của nhà nho lớp cũ còn Tú Xƣơng lại
bốp chát không kiêng nể. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến là con ngƣời của cộng đồng, của văn hóa làng xã vì vậy, ông sẽ lựa chọn cách ứng xử hài hòa, thƣờng sử dụng cách nói gián tiếp, nhẹ nhàng, kín đáo, ý nhị nhƣng thâm trầm và sâu cay. Còn Tú Xƣơng là một nhà nho thị dân nên ông rất đề cao chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, ông thể hiện cái tôi ngông ngạo của mình một cách tự do, phóng khoáng, phá cách. Ông chửi thẳng, nói thẳng không vòng vo gián tiếp qua đối tƣợng nào. Có thể nói, tuy cùng thời với nhau, nhƣng Tú Xƣơng và Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình những cách ứng xử rất khác nhau khi cùng nói về cùng một đối tƣợng, cùng bị đặt trong một tình huống. Điểm chung của họ chính là ở tấm lòng ƣu ái suốt đời trăn trở vì nƣớc vì dân.
Không chỉ khinh bỉ lũ quan lại làm tay sai, Nguyễn Khuyến cũng vạch mặt chỉ tên những kẻ chuyên chèn ép nhân dân, ăn tiền của dân:
Nghĩ rằng ông dại với ông điên Điên dại sao ông biết lấy tiền?
(Tặng ông đốc học Hà Nam) Nhƣng lại keo kiệt, bủn xỉn:
Tôi nghe kẻ cƣớp nó lèn ông, Nó lại lôi ông đến giữa đồng. Lấy của đánh ngƣời quân tệ nhỉ! Xƣơng gà da cóc có đau không?
(Hỏi thăm ông tuần mất cƣớp)
Việc hỏi thăm rất kịp thời, tỉ mỉ nhƣng hàm chứa một sự mỉa mai sâu sắc. Ông diễn tả tất cả sự trần trụi và thảm hại của việc quan tuần phủ Trần Đích bị mất cƣớp với ngụ ý, ông cƣớp của ngƣời rồi ngƣời lại cƣớp của ông. Cuối cùng, Tam Nguyên khuyên bạn:
Thôi cũng đừng nên ki cóp nữa,
Kẻo mang tiếng dại với phƣờng ngông.
Bài này cũng có ý tƣơng tự trong một bài thơ khác của ông:
Mày đi khoét lấy của ngƣời đây, Lại có ngƣời theo khoét của mày Canh bạc biết đâu là lỗ lãi,
Vòng duyên thôi cũng tại giông may.
Đã vậy, chúng lại còn ra vẻ thanh liêm, chính trực và yêu dân:
Chú huyện Thanh Liêm khéo vẽ trò, Bồ tiên thi lại lấy vần bồ.
Nghênh ngang xe ngựa nhờ oai bố, Ngọng nghẹo văn chƣơng giở giọng ngô. Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp, Tiên là ý chú muốn vòi xu,
Từ vàng sao chẳng từ luôn bạc? Không khéo mà roi nó phết cho!
(Bồ tiên thi)
Quan huyện Thanh Liêm Hoàng Đăng Quýnh vốn là một tên bất tài vô hạnh, nhờ thế bố và tài nịnh bợ Tây mà đƣợc bổ làm tri huyện. Hắn là một tên quan vô sỉ chuyên đục khoét của dân. Hắn mở cuộc thi thơ và lấy đề là “Bồ tiên thi” ý muốn nói mình là một tên quan thƣơng dân, không ức hiếp dân. Nguyễn Khuyến đã dùng lối chửi mát “nói ngọt mà lọt đến xƣơng” của dân gian Việt để đả kích thói đạo đức giả, cậy quyền thế và ăn hối lộ của Hoàng Đăng Quýnh. Lối nói này tuy rất nhẹ nhàng nhƣng lại vô cùng sâu cay.
Nguyễn Thiện Kế - nhà nho cùng thời với Nguyễn Khuyến cũng có bài thơ đả kích kich liệt tên tri huyện Chấn chuyên ăn hối lộ, đục khoét của dân:
Cụ huyện nhà ta mẹo đã cao, Chẳng thời chè lá, chỉ thời mao.
(Vịnh quan huyện Chấn)
Nhƣ vậy, với bọn quan lại này, ông tỏ rõ thái độ khinh ghét, ông dùng văn chƣơng nhƣ một công cụ để đả kích và châm biếm. Hình ảnh bọn quan lại này vẫn tiếp tục đƣợc phản ánh trong văn học đầu thế kỷ XX nhƣ trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Ông đã lên án gay gắt nạn tham nhũng và vạch trần mọi thủ đoạn ăn tiền xảo quyệt, trắng trợn của những tên quan phụ mẫu trong: Đồng hào có ma, Thịt
ngƣời chết, Cái nạn ô tô, Gánh khoai lang, Chính sách nhân dân, Ngƣợng mồm, Thằng ăn cƣớp… Tiền với chúng là tất cả, là lẽ sống. Chúng chà đạp lên những kiếp sống nhỏ bé của con ngƣời để kiếm tiền, để giàu sang. Vì vậy, ca dao Việt Nam cũng chua xót lên án:
Con ơi nhớ lấy câu này
Tuy vậy, trong nhiều trƣờng hợp Nguyễn Khuyến rất cả nể chẳng hạn nhƣ trong ứng xử với Vũ Văn Báo. Nguyễn Khuyến khinh ghét con ngƣời giết bạn, phản nƣớc này vô cùng và không muốn kết thân với hắn. Vốn là bạn đồng môn và cụ Nghè Vũ Văn Lý lại chính là cha đẻ của Vũ Văn Báo, Nguyễn Khuyến và Báo sau này là thông gia với nhau do xuất phát từ cái nguồn cội rất thâm tình ấy. Ông thỉnh thoảng qua lại với Báo một là nghĩ tới đạo thông gia và hai là vì ông không muốn làm con trai khó xử chứ trong lòng cũng thấy không thoải mái. Cũng vì nghĩ đến ứng xử của ngƣời làm thông gia nên khi biết bạn mình là Vũ Hữu Lợi bị chính Báo hại, ông mới không nỡ chửi vỗ mặt Báo, mà làm hộ đôi câu đối để môn sinh viếng Lợi:
Vi tiệp thân tiên, trƣờng sử anh hùng lệ mãn. Tịnh du nhan hậu, khẳng giao phụ tử sinh hoàn
(Chƣa thắng đã mất, mãi khiến anh hùng tuôn đẫm lệ. Bạn bè dầy mặt, ví bằng phu tử sống quay về)
Đọc câu đối thì thấy Nguyễn Khuyến tiếc thƣơng ông Nghè Lợi lắm và đồng thời cũng chửi xéo Vũ Văn Báo là hạng mặt dày, phản bạn. Tuy có phần cả nể nhƣng ông vẫn tỏ rõ thái độ cƣơng quyết trƣớc việc Vũ Văn Báo muốn ông ra làm quan. Với Nguyễn Khuyến, Vũ Văn Báo không còn là một ngƣời bạn đồng môn mà trong quan hệ với hắn chỉ còn là thông gia chẳng hơn chẳng kém. Không những vậy, ông còn tỏ ra coi thƣờng con ngƣời này.
Trong cách ứng xử với Báo, Nguyễn Khuyến vừa thể hiện thái độ dứt khoát rõ ràng nhƣng đôi khi cũng nể nang vì ông nghĩ tới đạo lý của ngƣời làm thông gia trong văn hóa Việt. Điều này rất phù hợp với logic của cuộc sống. Nó cũng xuất phát từ lối sống trọng tình của ngƣời Việt. Cả nể dẫn tới việc dễ dàng nể nang vì sợ làm mất lòng, phật ý ngƣời khác. Những ngƣời có tính cả nể thƣờng chọn hƣớng giải quyết cho công việc kém hiệu quả hơn nhƣng lại làm vui lòng ngƣời khác hơn. Nó cũng dẫn tới văn hóa cửa trƣớc, cửa sau, ƣu tiên “con ông cháu cha” của ngƣời Việt. Vì vậy, cách ứng xử này cũng cần đƣợc sử dụng đúng lúc, đúng nơi và không đƣợc làm dụng nó.
Sự linh hoạt trong ứng xử của Nguyễn Khuyến còn thể hiện ở nhiều cảnh huống văn hóa khác nhau. Chỉ đơn giản nhƣ việc ông đối xử với những ngƣời xin chữ cũng thể hiện rõ điều này. Có kẻ xin cụ không cho, có kẻ cụ vẫn cho nhƣng là
sự đáp trả đầy mỉa mai, thâm thúy, có ngƣời cụ yêu mến thì xin chữ cụ lại cho ngay. Thậm chí có những kẻ không xin nhƣng cụ vẫn cho chữ tiêu biểu nhƣ trƣờng hợp của quan tuần phủ Trần Đích ở trên.
Không chỉ linh hoạt, mà trong đối nhân xử thế, Nguyễn Khuyến còn rất thông minh, sâu cay và đối đáp cực kỳ sắc sảo. Trƣờng hợp nhà thơ “Tạ lại ngƣời cho hoa trà” là một minh chứng tiêu biểu cho lối ứng xử này của Nguyễn Khuyến.
Trong cuộc thi vịnh Kiều do Lê Hoan tổ chức, Chu Mạnh Trinh cũng tham gia khá nhiệt thành với hai chục bài thơ đem tới hội thi. Nguyễn Khuyến đánh giá khá cao tài năng của Chu Mạnh Trinh, tuy nhiên đến hai câu trong bài “Vịnh Sở Khanh”:
Làng nho ngƣời cũng coi ra vẻ, Bơm xỏ ai ngờ mắc phải tay.
Nguyễn Khuyến liền phê vào bên cạnh:
Rằng hay thì thực là hay