Sự thay đổicủa công nghệ truyền hình và phát triển của các loại hình báo chí truyền thông đã làm gia tăng nhanh chóng vai trò, vị thế của nó trong đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh v
Trang 1VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực Những kết luận
và đánh giá trong luận án không trùng lặp và chưa công bố trong bất kỳ công trình khác
Tác giả Luận án
Nguyễn Văn Phú
Trang 3MỞ ĐẦU 1
4 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
7
1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước 71.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 18
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CÁC CÔNG
TRÌNH TRÊN ĐÃ GIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN
TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
20
1.2.1 Những vấn liên quan đến đề tài luận án các công trình trên
đã giải quyết
20
1.2.2 Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 21
CHƯƠNG 2: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ
2.2.1 Những chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát
triển truyền hình ở Việt Nam
2.3.2 Tiếp quản và vận hành trở lại các đài truyền hình ở miền Nam 52
2.4 GIAI ĐOẠN PHÁT THỬ NGHIỆM TRUYỀN HÌNH MÀU (1978-1985) 59
2.4.1 Truyền hình màu và quá trình phát sóng thử nghiệm 592.4.2 Phát hình màu - bước ngoặt trong quá trình phát triển của 61
Trang 4DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1970-1985)
CHƯƠNG 3: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP (1986-2010)
71
3.1 ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU, NHIỆM VỤ MỚI 71
3.2 QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(1986-1998)
75
3.2.1 Đổi mới về tổ chức, hệ thống quản lý 753.2.2 Đổi mới nội dung chương trình 823.2.3 Đổi mới các trung tâm phục vụ chương trình 893.2.4 Đổi mới về trang thiết bị kỹ thuật 91
3.3 ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN ỔN ĐỊNH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1998 - 2010)
98
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 111
4.1.1 Đài Truyền hình Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định bước
đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước
111
4.1.2 Thể hiện tinh thần dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết
tranh thủ sự giúp đỡ hiệu quả của các nước Xã hội chủ nghĩa
114
4.1.3 Nhanh chóng tiếp quản, khôi phục và vận hành các cơ sở
truyền hình ở miền Nam sau ngày 30.4.1975 để phục vụ
nhân dân ngay trong giai đoạn phát sóng thử nghiệm
117
4.1.4 Đài Truyền hình Việt Nam thường xuyên làm tốt chức năng
Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
Nhà nước và cung ứng dịch vụ công; góp phần giáo dục,
nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân
119
4.1.5 Mạnh dạn đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác
truyền thông, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và hội nhập quốc tế
125
4.2.1 Đài Truyền hình Việt Nam ra đời và phát triển luôn gắn với sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước
128
4.2.2 Nhận thức đúng vai trò của truyền hình trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của quốc gia
130
Trang 5có đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ
4.2.4 Đổi mới tư duy trong lựa chọn công nghệ tiên tiến, làm tiền
đề cho sự phát triển ổn định và hội nhập quốc tế
135
4.2.5 Chủ động trong xây dựng các chương trình truyền hình,
phản ánh kịp thời các sự kiện kinh tế, văn hóa xã hội, quốc
phòng an ninh
137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 149
Trang 616 Ủy ban nhân dân UBND
17 Trung tâm truyền hình Việt Nam TTTHVN
18 Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNH-HĐH
20 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHXHCN
22 Đài Truyền hình Trung ương ĐTHTW
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Những năm 1926-1946, truyền hình thế giới xuất hiện rồi nhanhchóng trở thành một hiện tượng nổi bật trong giới truyền thông, giải trí.Tiên nghiệm về tương lai của nó, các nhà kỹ thuật, kinh doanh và chính trị
đã quan tâm đầu tư lớn cho lĩnh vực này Nhờ đó, đến những năm
1950-1960, truyền hình phát triển mạnh mẽ và làm nên một cuộc cách mạng trênlĩnh vực điện tử viễn thông Những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷXXI, truyền hình phát triển mạnh mẽ và luôn giữ vai trò quan trọng trongđời sống Hoạt động của truyền hình đã mang lại những lợi ích kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội to lớn cho các quốc gia sử dụng nó Trong khitruyền hình thế giới phát triển nhanh chóng, người dân đã có thói quen xemtruyền hình hằng ngày, thì mãi đến những năm 60, 70 của thế kỷ XX, ViệtNam mới có truyền hình
Ngày 7.9.1970, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng thử nghiệm thànhcông chương trình truyền hình đen trắng đầu tiên, đây là dấu mốc lịch sử
đã ghi nhận Truyền hình Việt Nam ra đời, đánh dấu sự kiện quan trọngtrong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam Cùng với các loại hình báo chíkhác, Truyền hình Việt Nam ra đời đúng vào thời điểm quyết định của lịch
sử dân tộc đang rất cần có thêm loại báo hình làm phương tiện đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân giành thắnglợi toàn diện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Những năm 60 của thế kỷ XX, khi cả nước phải gồng mình tập trungsức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì Đảng,Chính phủ và Ban Tuyên huấn Trung ương đã giao trách nhiệm cho Tổngcục Thông tin và Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng phương án phát triểntruyền hình Việc phát triển loại hình báo chí mới không chỉ phục vụ nhiệm
Trang 8vụ chính trị, mà đã đến lúc Việt Nam (miền Bắc Việt Nam) cần phải cótruyền hình để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Với uy tíncủa mình, Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhận sự ủy thác của Đảng, Bác Hồthực hiện sứ mệnh cao cả đó Đây là nhiệm vụ đầy khó khăn, thử tháchnhằm đặt nền móng cho ngành truyền hình trong tương lai, làm phong phúthêm truyền thống báo chí cách mạng nước nhà.
Khi miền Bắc đang trong lộ trình chuẩn bị nhân lực và thiết bị chotruyền hình thì ở miền Nam, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đãxây dựng thành công hai đài phát sóng truyền hình tại Sài Gòn, phục vụcho bộ máy tâm lý chiến của họ Trong bối cảnh đó, việc cho ra đời truyềnhình đã trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết
Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam đi cùngvới những giai đoạn thăng trầm của lịch sử dân tộc và đã có những đóng gópxứng đáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những thước phim tưliệu lịch sử và chương trình truyền hình được phát sóng đều đặn hàng ngày là kếtquả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ, nhất là đối với thế hệ đầu tiên đặt nềnmóng gây dựng sự nghiệp truyền hình Từ một tổ làm truyền hình buổi ban đầu,phát triển thành Ban Biên tập Vô tuyến truyền hình (1971) và sau đó trở thànhĐài Truyền hình Trung ương (1977), Đài Truyền hình Việt Nam (1987), nhữngngười làm truyền hình đều trở thành “người chép sử bằng hình ảnh”, màn ảnhnhỏ là tấm gương phản ánh đời sống xã hội Các thế hệ của Đài Truyền hìnhViệt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, giàumạnh Đài Truyền hình Việt Nam không chỉ là công cụ của Đảng, Nhà nước trênmặt trận tư tưởng mà còn là diễn đàn của nhân dân, là chiếc cầu nối liền vớingười Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè thế giới Vượt qua mọi khoảng cách địa
lý, làn sóng của Đài Truyền hình Việt Nam đã cất lên tiếng nói của một quốc giađộc lập, thống nhất, có chủ quyền
Trang 9Nhưng, lịch sử không chỉ từ ký ức, mà còn là những bài học tổng kết kinhnghiệm, vốn quý, là động lực cho con đường hướng tới tương lai Bước vào thế
kỷ XXI, khoa học công nghệ phát triển ở trình độ cao, các phương tiện nghenhìn trở nên mới mẻ, năng động, hiệu dụng, là cơ hội đồng thời cũng là tháchthức của Đài Truyền hình Việt Nam Mặt khác, thế giới đang trong thời đại bùng
nổ thông tin, những công nghệ mới cho phép cá nhân hóa, di động hóa, kết nối
và tương tác tức thời, làm thay đổi cơ bản phương thức giao tiếp xã hội, địnhhướng toàn bộ các hoạt động truyền thông đa chiều giữa các cá nhân, tổ chức vàdoanh nghiệp và qua đó làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước Sự thay đổicủa công nghệ truyền hình và phát triển của các loại hình báo chí truyền thông
đã làm gia tăng nhanh chóng vai trò, vị thế của nó trong đời sống xã hội, trên tất
cả các lĩnh vực hoạt động, Đài Truyền hình Việt Nam phải làm gì để giữ vữngvai trò và vị thế ấy?
Quá trình hình thành, phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam là lịch
sử của quá trình đi từ không đến có, từ khó khăn đến phát triển ổn định vàvươn lên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của một đài truyềnhình quốc gia Mặc dù cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảonghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này, nhưng cũng đã có nhiều tácphẩm, bài viết và công trình khoa học đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đềtài này từ nhiều góc độ và mức độ khác nhau
Với mong muốn có một cái nhìn tổng quan, toàn diện về lịch sử hìnhthành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam, qua đó, luận án đúc rútđược một số bài học làm cơ sở thực tiễn cho công tác quản lý, khai thác, quyhoạch truyền hình trong thời đại bùng nổ truyền thông đa phương tiện hiệnnay, và cũng là để góp phần “khỏa lấp” khoảng trống về mảng vấn đề quantrọng mà đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010)” để làm
Trang 10đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm phục dựng quá trình hình thành và phát triển của ĐàiTruyền hình Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2010; Làm sáng rõ vị trí, vai tròcủa Đài Truyền hình Việt Nam với tư cách là một kênh thông tin quan trọng trênlĩnh vực chính trị, tư tưởng, góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Phân tích làm rõ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về tính tấtyếu đưa tới sự hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam;
- Phục dựng các giai đoạn xây dựng và phát triển của Đài Truyền hìnhViệt Nam;
- Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò quản lýcủa Nhà nước đối với quá trình hình thành, phát triển của Đài Truyền hìnhViệt Nam từ năm 1970 đến năm 2010;
- Nhận xét về sự hình thành, quá trình hoạt động, phát triển và sự đónggóp của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1970 đến năm 2010, từ đó đúc kếtmột số bài học kinh nghiệm về phát triển truyền hình ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đài Truyền hình Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam
- Thời gian: Từ năm 1970 đến năm 2010 (tức là từ khi Đài Truyền hìnhViệt Nam phát sóng buổi đầu tiên đến năm 2010) Tuy nhiên, để đảm bảo tínhlô-gic của vấn đề nghiên cứu, giới hạn thời gian của luận án có thể từ trước
Trang 11năm 1970 khi đề cập đến quá trình “thai nghén”.
4 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án này dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tưtưởng Hồ Chí Minh; đường lối - chủ trương của Đảng, chính sách - phápluật của Nhà nước đối với báo chí cách mạng và hoạt động của báo chí,trong đó có “báo hình”
4.2 Nguồn tài liệu
- Các Văn kiện của Đảng và Nhà nước có liên quan đến báo chí, truyềnhình
- Ký sự, phóng sự, hồi tưởng của các thế hệ cán bộ làm công tác truyềnhình từ năm 1966 đến năm 2010
- Báo cáo tổng kết hằng năm của Đài Truyền hình Việt Nam
- Một số chương trình truyền hình có liên quan đã được phát sóng
- Những tác phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học của các học giả trong vàngoài nước về truyền hình
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử kếthợp với phương pháp lô-gic là chủ yếu Ngoài ra còn sử dụng kết hợp một sốphương pháp khác như: thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phỏng vấnnhân chứng, khảo sát thực tiễn
Trang 12+ Góp phần khẳng định vai trò quan trọng của “báo hình” trên lĩnh vựctruyền thông trong tiến trình hội nhập đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Chương 3: Đài Truyền hình Việt Nam trong giai đoạn đổi mới và hộinhập quốc tế (1986-2010)
Chương 4: Nhận xét và một số bài học kinh nghiệm
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Do chức năng và vai trò của truyền hình trong đời sống chính trị, kinh
tế, xã hội của đất nước; vị trí quan trọng của truyền hình trong hệ thống báochí cách mạng nói chung mà lâu nay Đài Truyền hình Việt Nam luôn đượcgiới khoa học, nhất là những người trực tiếp làm truyền hình và giảng viên ởcác trường báo chí truyền thông quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ.Liên quan đến đề tài có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu trong nước Ở nhóm
công trình này có thể phân chia thành hai mảng: 1) Những tác phẩm nghiêncứu về báo chí - truyền hình nói chung; 2) Những tác phẩm nghiên cứu về ĐàiTruyền hình Việt Nam
Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về truyền
hình
Các công trình trên được thể hiện dưới nhiều hình thức như công trìnhtổng kết, đề án, nghiên cứu chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí khoahọc chuyên ngành, kỷ yếu, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn cao học và luận
án tiến sĩ thuộc về hoặc liên quan tới truyền hình
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu trong nước
Khoảng thời gian 40 năm (1970-2010), Đài Truyền hình Việt Namsong hành cùng lịch sử dân tộc với biết bao biến động, cũng từ đó có rất nhiềucông trình khoa học, sách, giáo trình, tham luận, kỷ yếu, hồi ức về truyềnhình nói chung, Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng đã được công bố Sauđây là một số công trình, tác phẩm tiêu biểu phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếpliên quan đến đề tài luận án:
Trang 141.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài
- Trần Thế Phiệt (1998), Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam, Đề cương bài giảng chuyên luận dành cho đào tạo sau đại học Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền Chuyên luận đưa ra phương pháp nghiên cứu
lý luận báo chí nói chung, trong đó có truyền hình
PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (1999),“Cơ sở lý luận báo chí”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1999 và “Cơ sở lý luận báo chí” Nxb Lý luận Chính trị,
-Hà Nội 2005, Giáo trình đã đề cập đến khái niệm về báo chí, trong đó có phântích sâu về phương pháp luận, báo chí cách mạng, truyền hình trong hệ thốngbáo chí Việt Nam
- Hai công trình của nhà báo Phan Quang do Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội ấn hành và bài đăng trên báo Người lao động đều đề cập đến truyềnhình Việt Nam trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng và trong
tiến trình hội nhập, đó là “Về diện mạo báo chí Việt Nam tiểu luận và chân dung”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001 và “Báo chí Việt Nam lộ trình hội nhập quốc tế: chuẩn bị thỏa đáng chưa?”, Báo Người Lao động số 3336,
- Hà Đăng (2002), “Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 2002 Tác giả đánh giá khái quát về thực trạng đội ngũ nhữngngười làm báo, đồng thời đưa ra những giải pháp về xây dựng đội ngũ phóngviên, và hệ quả của nó đến nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, truyền hình
- Vũ Quang Hào (2004), “Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển”, Nxb
Trang 15Lý luận Chính trị, Hà Nội 2004 Thông qua việc khảo cứu về báo chí, truyềnhình của Thụy Điển, cuốn sách đúc rút một số kinh nghiệm trong công tácđào tạo và quản lý báo chí ở Việt Nam.
- PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (2004),“Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004, cuốn sách phân tích và hệ thống hóa một sốquan điểm làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sách cung cấp những nội dungcốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam
- Nguyễn Vũ Tiến (2005), “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005 Tác giả phân
tích và làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí, trong đó
có truyền hình trong sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế
- PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2006),“Tác phẩm báo chí”, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội 2006 Sách giới thiệu cách thức tiếp cận và thực hiện các tácphẩm báo chí, những kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm mang tính nghềnghiệp Sách có đề cập tới lịch sử ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam nhưngrất vắn tắt
- Đại học Quốc gia Hà Nội (2007),“Cơ chế tác động của báo chí”,
đăng trên Tạp chí Khoa học, Số 3.2007 Bài viết đã phân tích và làm rõ cơ chếtác động của báo chí đối với đời sống và hình thành dư luận xã hội Sức sốngcủa báo chí, trong đó có truyền hình có được là nhờ tác động nhiều chiều,trong đó là khán giả tạo nên luồng dư luận xã hội Đài Truyền hình Việt Namkhông nằm ngoài cơ chế tác động đó
- Hữu Thọ (2007),“Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, Nxb Giáo dục, Hà
Nội 2007 Từ kinh nghiệm thực tiễn của một nhà báo có nhiều từng trải nghềnghiệp, tác giả nêu lên những vấn đề lý luận nghiệp vụ vừa sâu sắc, vừa mới
mẻ, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ những người làm báo sau
- TS.Đinh Thị Thúy Hằng (2008),“Báo chí thế giới: xu hướng phát triển”, Nxb Thông tấn, Hà Nội 2008 Cuốn sách nói về bản chất của báo chí,
Trang 16truyền hình hoạt động của các tập đoàn báo chí truyền hình thế giới, trong đótác giả đã đưa ra một số dự báo về xu hướng phát triển của truyền hình trênthế giới cũng như ở Việt Nam.
- Đức Dũng (2008),“Toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam”, tác giả đề cập đến những thời cơ,
thuận lợi của báo chí, truyền thông ở Việt Nam, trong đó có truyền hình vànhững thách thức, đối với báo chí, truyền thông trên con đường phát triển
- Bộ Thông tin và Truyền thông (2009),“Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020” Đề án nhằm định
hướng cho sự phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phù hợp với thực tế vàthông lệ quốc tế, góp phần phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình tạiViệt Nam (Năm 2009)
- Trần Trọng Đăng Đàn (2010),“Điện ảnh Việt Nam - Tập 1,2,3,4”,
Nxb Tổng hợp TP.HCM xuất bản năm 2010, tác giả đã công phu sưu tầm tưliệu về lịch sử điện ảnh trong nước và thế giới, trong đó có liên quan tớitruyền hình và thống kê số lượng phim tài liệu truyền hình từ những năm
1945 đến năm 2010 Tuy đề cập đến những tác giả, tác phẩm sản xuất phimtài liệu truyền hình, nhưng vắng bóng những nội dung về lịch sử phát triểncủa Đài Truyền hình Việt Nam
- Đào Hữu Dũng, Viện Đại Học Quốc Tế Josai (J.I.U.),Tokyo (2012),
“Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường - Phân tích và đánh giá”, Nxb
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2012 Cuốn sách đưa ra những mốc lịch
sử phát triển của truyền hình thế giới, những số liệu về sự phát triển của truyềnhình thế giới thế kỷ XX, đồng thời phân tích, đánh giá các yếu tố tác động tớisản xuất chương trình truyền hình và quảng cáo truyền hình trong nước và thếgiới
- Đài Truyền hình Việt Nam (2012), Kỷ yếu Hội thảo Chuyển đổi số hóa trong sản xuất và phát sóng, tổ chức ngày 20.12.2012 Kỷ yếu phân tích
Trang 17xu hướng tất yếu của truyền hình trong kỷ nguyên số hóa, những ưu điểm,hạn chế và những bước đi của truyền hình Việt Nam trong lộ trình số hóa.
- PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (2013), “Báo chí - dưới góc nhìn thực tiễn”,
Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 2013 về bức tranh toàn cảnh nền báochí Việt Nam, những vấn đề then chốt trong công tác lãnh đạo, quản lý báochí nói chung và truyền hình nói riêng
- Cũng liên quan tới mảng truyền hình với cuộc chiến tranh chống Mỹ,
tác giả Trần Ngọc Thạch, trên trang điện tử www.tgvn.com.vn có bài “Báo chí Mỹ và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”, bài viết cung cấp số liệu về
các báo, đài, trong đó có ba hãng truyền hình lớn của Mỹ là ABC, NBC vàCBS đưa tin về chiến tranh Việt Nam Những sự thật về cuộc chiến tranh ViệtNam được phơi bày trên truyền hình Mỹ đã tạo nên làn sóng phản đối cuộcchiến của Mỹ ở Việt Nam ngay trong lòng nước Mỹ, trở thành “cuộc chiếntrên truyền hình”
1.1.1.2 Những tác phẩm nghiên cứu trực tiếp đến đề tài
- Các tài liệu của Đài Tiếng nói Việt Nam: “40 năm xây dựng và phát triển”(1985), là tập tài liệu đầu tiên Đài Tiếng nói Việt Nam xuất bản Năm
1995, Đài Tiếng nói Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
xuất bản cuốn sách “Nửa thế kỷ Tiếng nói Việt Nam” Đây là tập tài liệu của
những người xây đắp nền móng Đài phát thanh Quốc gia ghi lại những sựkiện quan trọng trong cuộc đời làm nghề phát thanh Năm 2000, Đài Tiếngnói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất
bản cuốn sách “Tiếng nói Việt Nam - Cầu nối Đảng với dân”, tập hợp những
bài viết, bài nói của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước vềĐài Phát thanh Quốc gia Tháng 9.2005, Đài Tiếng nói Việt Nam xuất bản
cuốn sách “60 năm Tiếng nói Việt Nam” Đây được coi là cuốn sử vàng
truyền thống Ngành Phát thanh Sách cung cấp nhiều thông tin quan trọngliên quan đến truyền hình Việt Nam khi còn là một bộ phận của Đài Tiếng nói
Trang 18Việt Nam Tuy nhiên, đây là tập hợp những bài viết, hồi ký của nhiều tác giảtrong thời gian làm phát thanh nên rất ít những tư liệu nói về quá trình hìnhthành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 1970-2010.
Trên cơ sở tư liệu tích lũy, được các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà khoahọc lịch sử, các nhà báo có bề dày kinh nghiệm cộng tác, năm 2015, Đài
Tiếng nói Việt Nam cho ra đời cuốn “70 năm Đài Tiếng nói Việt Nam 2015)” nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Cuốn sách đã tái hiện quá
(1945-trình hình thành, phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam qua các thời kỳ lịch
sử, các thế hệ phát thanh, các nhiệm kỳ lãnh đạo, trong đó có một phần nóiđến sự ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam - thời kỳ Truyền hình Việt Namcòn là một bộ phận của Đài Tiếng nói Việt Nam Tuy không đề cập đầy đủ vềquá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010)nhưng đây là tư liệu tham khảo quan trọng có giá trị đối với luận án
- Thái Minh Tần, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học
kinh tế Quốc dân, Hà Nội“Mở rộng mạng lưới Truyền hình Quốc gia cho phù hợp với cung cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay” (1993) Luận án đã
sớm đề cập đến vấn đề “xã hội hóa” lĩnh vực truyền hình, giải quyết vấn đềkinh tế truyền hình trong điều kiện xã hội phát triển Luận án có đề cập tới cơcấu, tổ chức chức của Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 1993-1997, tuynhiên luận án cũng mới chỉ dừng ở khía cạnh “cung, cầu” với hệ thống giảipháp xã hội hóa truyền hình
- Trần Lâm (1995), “Truyền hình Việt Nam một phần tư thế kỷ”, cuốn
sách của Nhà báo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995 Đây là hồi ức củamột cán bộ lãnh đạo có nhiều năm gắn bó với Đài Tiếng nói Việt Nam và ĐàiTruyền hình Việt Nam Cuốn sách đã sơ lược quá trình thành lập và phát triểncủa truyền hình Việt Nam giai đoạn 1970 - 1994 Tuy nhiên, đây được coi làcuốn sử liệu ghi chép lại những sự kiện chính của Đài Truyền hình Việt Nam
ở miền Bắc thời kỳ đầu, chưa có những đánh giá tổng quan
Trang 19- Đinh Quang Hưng, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học
kinh tế Quốc dân, Hà Nội “Những phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay” (1996) Luận án phân tích thực trạng chất lượng các sản
phẩm truyền hình và chỉ ra các yếu tố tác động làm cho sản phẩm của ngànhtruyền hình Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khán giả.Tuy luận án không đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của ĐàiTruyền hình Việt Nam, nhưng những lý giải về nguyên nhân và một số đềxuất về mô hình, lộ trình, phương pháp hợp tác giữa các đài truyền hình vớicác đối tác trong việc xã hội hóa truyền hình
- Đinh Phong“Buổi phát hình đầu tiên của Đài Truyền hình Giải phóng”(1996), tác giả nguyên là Phó Giám đốc Đài Truyền hình TPHCM Bài viết trên trang Người lao động điện tử đã kể lại quá trình tiếp quản, khắc
phục mọi khó khăn của những ngày đầu mới giải phóng để kịp thời khai thácđưa Đài Truyền hình Giải phóng sớm phát sóng
- “Truyền hình kiến thức phổ thông”(1996) của PTS Nguyễn Xuân Thuần, Nxb Nghe Nhìn, trong đó có hai bài: 1)“Lịch sử truyền hình” và 2)“Truyền hình Việt Nam mười lăm năm đi lên từ “cây súng ngựa trời” của
tác giả Nguyễn Văn Hán, nguyên Tổng biên tập Đài Truyền hình Việt Nam.Bài viết nêu lên những thử thách, khó khăn trong thời kỳ đầu, đồng thời cũngcho thấy tinh thần lao động sáng tạo của các cán bộ kỹ thuật của Đài Tuy chỉnói đến những ngày đầu gian khó làm truyền hình, nhưng bài viết đã cung cấpnhững tư liệu quý về cách làm truyền hình theo kiểu “con nhà nghèo” khi đó
để gây dựng sự nghiệp truyền hình sau này
- Phan Thị Loan, Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học
kinh tế Quốc dân, Hà Nội “Hoàn thiện phương thức quản lý kinh tế cho ngành truyền hình trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (1997) Luận án có đề cập tới mô hình tổ chức của Đài Truyền hình
Trang 20Việt Nam giai đoạn 1993-1997, nhưng chủ yếu phân tích vai trò, chức năngcủa truyền hình trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cácvấn đề về kinh tế, kỹ thuật truyền hình, đặc biệt là đưa ra một số giải pháp đổimới cơ chế phương thức quản lý kinh tế ngành truyền hình
- Lê Minh Quốc (2001), “Hỏi đáp báo chí Việt Nam”, Nxb Trẻ năm
2001, sách phổ cập những kiến thức về lịch sử báo chí và Đài Truyền hìnhViệt Nam Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra những tư liệu quan trọng vềđầu tư của Mỹ để xây dựng Đài Truyền hình Sài Gòn từ những năm 1966.Đây là tài liệu tham khảo rất quý, nhưng có nội dung dưới dạng hỏi và đáp vềnguồn gốc sự ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam nên ngắn gọn, súc tích
- Đài Truyền hình Việt Nam (2005),“35 năm Đài Truyền hình Việt Nam (7.9.1970 - 7.9.2005)”, đây là cuốn Kỷ yếu phản ánh quá trình xây dựng
và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam Kỷ yếu cung cấp tư liệu, số liệu
về các kênh sóng, giờ phát sóng và những hoạt động của Đài qua 35 năm hìnhthành và phát triển Tuy nhiên, kỷ yếu còn khái lược theo dạng biên niên vàthiếu tính hệ thống, thiếu những luận giải và chưa đưa ra được những nhậnxét, đánh giá có sức thuyết phục Mặc dù vậy, công trình này cũng cung cấpnhiều tư liệu quan trọng mà tác giả có thể kế thừa
- TS Lê Thanh Bình (2005), “Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa
xã hội”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 2005, sách nghiên cứu đề cập đến
Đài Truyền hình Việt Nam trong nền kinh tế thị trường Tác giả đã có nhữngphân tích, lý giải về sự phát triển của truyền hình dưới góc nhìn lịch sử pháttriển báo chí Việt Nam Dưới góc nhìn này, tác giả đã tóm tắt khái quát một
số chuyên mục ban đầu của các thể loại báo chí, trong đó có Đài Truyền hìnhViệt Nam và đánh giá những ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối vớingành truyền hình Tuy có những phân tích, lý giải về Đài Truyền hình ViệtNam, nhưng cuốn sách mới chỉ dừng lại ở khía cạnh truyền hình trong mốitương quan với kinh tế và văn hóa xã hội, chưa đề cập đến quá trình hình
Trang 21thành và phát triển của Đài từ năm 1970 đến năm 2010.
- Nhật An (2006), “Phát thanh truyền hình”, Nxb Trẻ và Công ty Cổ
phần Tinh Văn phối hợp xuất bản năm 2006 Cuốn sách cung cấp nhữngthông tin về ngành phát thanh, truyền hình trên thế giới và Việt Nam, cơ cấu
tổ chức của Truyền hình Việt Nam
- Trần Tiến Duẩn (Biên soạn), “Nghề báo - nghề nguy hiểm”, Nxb
Thông tấn, Hà Nội 2006, cung cấp nhiều tư liệu về hoạt động của nhà báotrong và ngoài nước Cuốn sách đề cập tới con đường tác nghiệp của các nhàbáo luôn gặp nhiều chông gai, hiểm nguy, trong đó có một phần liên quan đến
đề tài này là thông tin về số lượng phóng viên chiến trường, trong đó cóphóng viên truyền hình tác nghiệp trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ
- Trần Bảo Khánh (2007),“Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ báo chí chuyên ngành Truyền thông đại chúng
(2007) Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập tới Đài Truyền hìnhViệt Nam, nhưng chủ yếu nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ, tập trungkhảo sát, đánh giá về đối tượng hưởng thụ truyền hình, rút ra đặc điểm bàihọc quý cho việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
- Tạ Bích Loan (2009), Truyền hình trong thế giới hiện đại, Bài giảng
tại Lớp Cao học Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Tài liệu đã hệ thống
Trang 22những kiến thức về cách thức sản xuất chương trình truyền hình hiện đại trênthế giới và rút ra những kinh nghiệm, bài học đối với sản xuất các chươngtrình truyền hình ở Việt Nam
- Đài Truyền hình Việt Nam (2010),“40 năm Đài Truyền hình Việt Nam (7.9.1970 - 7.9.2010)”, đây là cuốn Kỷ yếu khái quát một số sự kiện nổi
bật trên chặng đường hình thành, phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam
Cùng với cuốn“35 năm Đài Truyền hình Việt Nam (7.9.1970 - 7.9.2005)”
xuất bản năm 2005, cuốn Kỷ yếu này đã thống kê và bổ sung thêm nhiều tưliệu quý
- Đài Truyền hình Việt Nam (2010), “Sống với nghề truyền hình, Hồi ức - Tư liệu”, Nxb Lao động, Hà Nội - 2010 Cuốn sách ra đời để kỷ
niệm 40 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên của Đài Truyền hìnhViệt Nam ngày mùng 7.9.1970, hội tụ gần 100 tác giả của các thế hệ làmtruyền hình kế tiếp nhau từ năm 1970 đến năm 2010 Ấn phẩm chứa đựngnhiều tư liệu quý được các thế hệ của Đài viết dưới dạng hồi ức, kể lại,trong đó dành một phần giới thiệu các bài nói, bài viết của một số đồng chílãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ về Đài Truyền hình Việt Namnói riêng và ngành truyền hình nói chung, đây là tài liệu tham khảo có giátrị đối với luận án
- Anh Trinh “Ngày 30.4.1975 ở Đài Truyền hình Sài Gòn giải phóng”, trên trang điện tử congluan.vn Bài viết phân tích những sự kiện có liên quan
tới công tác tiếp quản Đài Truyền hình trong giờ phút lịch sử, nhưng chủ yếunói về những ký ức và hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên tiếp quản Đàiphát thanh và Đài truyền hình của chế độ cũ
- Đào Duy Quát (chủ biên) (2010), “Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925- 2010)”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2010 Tác
phẩm khái quát sự hình thành và quá trình phát triển của báo chí cách mạngqua các giai đoạn 1925-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975-2000, 2000-2010,
Trang 23đề cập đến vấn đề đổi mới báo chí Sách cung cấp nhiều số liệu về báo chí,quá trình đổi mới báo chí kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986),trong đó đề cập đến quá trình ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam nhưng hếtsức vắn tắt, không chuyên sâu.
- Bùi Chí Trung (2011), Luận án tiến sỹ Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông” Tác giả đã đề cập đến một phần chặng
đường phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng chủ yếu là đưa rakhái niệm và phân tích, đánh giá về kinh tế học truyền thông và kinh tế truyềnhình ở Việt Nam
- Đinh Thị Xuân Hòa (2012), Luận án tiến sỹ Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền“Vấn đề xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay”(2012) Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu khái
quát về thực trạng, làm rõ thành công, hạn chế của hoạt động xã hội hóa sảnxuất chương trình truyền hình, trong đó có Đài Truyền hình Việt Nam Luận
án có một phần đề cập tới sự ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam, khái quátcác kênh phát sóng và độ phủ sóng của Đài, tuy nhiên do mục đích của luận
án chỉ nghiên cứu vấn đề xã hội hóa chương trình truyền hình của Đài, do vậychưa có những khảo cứu kỹ về quá trình hình thành và phát triển Đài Truyềnhình Việt Nam chặng đường từ năm 1970 đến năm 2010
- PGS.TS Lê Thanh Bình (2012), “Báo chí và thông tin đối ngoại”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012, sách chuyên khảo dành cho học viên,nhà quản lý về báo chí cung cấp tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về công tácthông tin đối ngoại và vai trò đóng góp của nó trong việc tiếp tục đổi mới vàtăng cường công tác đối ngoại Cuốn sách đề cập tới lý luận chung về truyềnthông đại chúng, vai trò của thông tin đối ngoại, trong đó có phần đề cập đếnkênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam Tuy thôngtin ngắn gọn, số liệu trích dẫn nguồn rõ ràng, nhưng là nguồn tham khảo có
Trang 24giá trị đối với luận án.
- TS Nguyễn Thế Kỷ,“Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới”, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2012,
chuyên khảo này tổng kết những thành tựu, hạn chế trong quá trình Đảng lãnhđạo công tác quản lý báo chí, trong 1/4 thập niên tiến hành đổi mới báo chí,truyền hình cách mạng Việt Nam Sách cung cấp những tư liệu về truyền hình,
xã hội hóa truyền hình và những bất cập trong công tác quản lý truyền hình
- Bộ Thông tin và Truyền thông, Kỷ yếu Hội thảo quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền tổ chức ngày 16.11.2012, đề cập đến công tác quản lý và
xu hướng xã hội hóa truyền hình trong bối cảnh bùng nổ các phương tiệntruyền thông đại chúng ở Việt Nam
- PGS.TS Dương Xuân Sơn (2013),“Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới
từ năm 1986 đến nay” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2013 Cuốn
sách chuyên khảo đề cập đến báo chí thời kỳ đổi mới đất nước và ảnh hưởngcủa thực tiễn đối với báo chí, trong đó có truyền hình Việt Nam Tuy nhiên,sách mới chỉ đề cập đến vấn đề xã hội hóa truyền hình và vấn đề kinh tếtruyền hình trong thời đại bùng nổ thông tin
- Đài Truyền hình Việt Nam (2015),“45 năm Đài Truyền hình Việt Nam”, sách ảnh kỷ niệm 45 năm Đài phát sóng chương trình truyền hình đầu
tiên (7.9.1970 – 7.9.2015), sách đã tập hợp rất nhiều ảnh nhằm mục đích lưugiữ những dấu ấn qua chặng đường hình thành và phát triển của Đài Mặc dùsách chưa đăng tải đầy đủ những bức ảnh của các đơn vị, sự kiện, con ngườitiêu biểu trong các chặng đường đã qua, nhưng đây là những bức ảnh chínhthống của Đài có thể sử dụng trong luận án
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Trong một số sách của các tác giả nước ngoài, đề cập rất nhiều đến lĩnhvực truyền hình, đặc biệt là truyền hình ở các nước phương Tây Tuy nhiên,cho tới nay chưa có công trình nào đề cập cụ thể về Đài Truyền hình Việt
Trang 25Nam Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chủ yếu đề cậpđến nhiều khía cạnh của nghề làm truyền hình, những tác động của truyềnhình đối với cuộc sống, hoặc đề cập đến ảnh hưởng và tác động đối với cuộcchiến tranh ở Việt Nam Có thể kể đến một số công trình như:
- Hai cuốn sách về lịch sử ngành điện ảnh thế giới trong đó có nội dung
lịch sử ngành Truyền hình:“Lịch sử điện ảnh thế giới, Tập 1,2,3”, của tác giả I Tephimlis, Nxb Văn hóa, 1983 và “Lịch sử điện ảnh thế giới”, Giooc Xadun,
Nxb Ngoại văn và Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, 1988
- Michael Schudson (2003), “Sức mạnh của tin tức truyền thông”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003 Nội dung cuốn sách tập trung trình bày một sốkhía cạnh quan trọng của tin tức truyền thông như lịch sử phát triển của báo chítruyền thông; tác động của các phương tiện truyền thông trong đó đặc biệt làtruyền hình đến đời sống chính trị và nhận thức của công chúng Trong cuốnsách này, tác giả cũng phân tích làm rõ hiệu ứng của truyền hình về sự tàn khốccủa cuộc chiến tranh Việt Nam, góp phần đưa người Mỹ đến chỗ chống chiếntranh
Nhiều cuốn sách, nhiều bài viết mang tính chất trao đổi kinh nghiệmnghiệp vụ truyền hình của các tác giả nước ngoài đã được dịch và xuất bản,
trong đó có thể kể đến như:“Phóng sự phát thanh và truyền hình” của Pierre Ganz, cuốn “Làm tin phóng sự truyền hình” của Neil Everton Bộ sách tham khảo nghiệp vụ của Nxb Thông tấn:“Báo chí truyền hình”, tập 1,2 của G.V
Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.Ia.Iurốpxki (2004), cuốn sách mang tính hệthống hóa về lĩnh vực báo chí truyền hình Nội dung sách vừa đề cập tầmquan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đạichúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo chí truyền hình Đặc biệt sách đã đềcập đến những định hướng, triển vọng của truyền hình trong thời đại bùng nổ
thông tin và công nghệ truyền thông; Cuốn sách“Phóng sự truyền hình” của Brigitte Besse và Didier Desormeaux (2003);“Truyền thông đại chúng,
Trang 26những kiến thức cơ bản” của Claudia Mast (2003);“Báo chí trong kinh tế thị trường” của Grabennhicop (2003);“Cách điều khiển cuộc phỏng vấn” của Makxim Kuznhesop Irop Sukunop (2003); “Truyền thông đại chúng từ thông tin đến quảng cáo” của Jacques Locquin (2003),vv…
- Peter Arnett, “Từ chiến trường khốc liệt”, Nxb Thông tấn, Hà Nội
2009 Cuốn sách mang tính báo chí được ghi chép cẩn thận, công phu mộtcách chân thực, khách quan, là tập tài liệu lịch sử quý của nhà báo chiếntrường nổi tiếng thế giới có mặt tại Việt Nam từ năm 1962 cho tới năm 1975.Truyền hình Mỹ đã phát đi những hình ảnh về sự thật cuộc chiến phi nghĩacủa Mỹ, khi đó đã gây tranh cãi và có tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận
Mỹ và nhân dân thế giới hiểu đúng hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam, làmdấy lên những cuộc biểu tình chống Chính phủ Mỹ
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐÃ GIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án các công trình trên đã giải quyết
Đối với tài liệu nước ngoài, tuy có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu vềtruyền hình đã được dịch sang tiếng Việt và lưu hành ở Việt Nam và tuy đã
đã giải quyết được tình trạng khan hiếm tài liệu tham khảo nghiệp vụ, nhưngcác công trình khoa học đó vẫn thiếu sự gắn kết chặt chẽ với điều kiện và làmtruyền hình trong nước Các công trình này hàm chứa thông tin, tài liệu vềtruyền hình nói chung rất nhiều, nhưng nghiên cứu về lịch sử hình thành vàphát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010) đến thời điểm này thìchưa có công trình nước ngoài nào đề cập
Ở trong nước, cùng với sự ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam, đã cócác bài viết, giới thiệu và gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứutheo chuyên đề về lịch sử ra đời và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam
Trang 27Ngoài ra, cũng cần kể đến các tài liệu là kỷ yếu, báo cáo tổng kết, tham luậntại hội nghị, hội thảo, các kỳ Liên hoan truyền hình toàn quốc… mặc dù đãđưa ra nhiều phân tích, luận giải có giá trị, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độcác ý kiến cá nhân, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn
diện và có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010)
1.2.2 Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Hướng nghiên cứu là luận án hệ thống hóa tư liệu và phục dựng mộtcách khách quan quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình ViệtNam từ năm 1970 đến năm 2010 Không dừng lại ở đó, luận án còn cắt nghĩa
và phân tích các đặc điểm, làm rõ một số vấn đề mang tính quy luật trong quátrình vận động, phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó tập trunglàm rõ những nội dung nghiên cứu sau:
- Làm rõ chủ trương và những nỗ lực phát triển truyền hình trong thậpniên 60 và 70 thế kỷ XX của Đảng, Nhà nước Đồng thời ghi nhận công laocủa Đài Tiếng nói Việt Nam trong sứ mệnh xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nhânlực, trang bị cho sự ra đời của Truyền hình Việt Nam Quá trình này được tính
từ năm 1966 đến 18.6.1977, ngày truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói ViệtNam thành “Đài Truyền hình Trung ương” thuộc Ủy ban Phát thanh vàTruyền hình
- Quá trình ra đời, giai đoạn phát sóng thử nghiệm, phát sóng chínhthức, đổi mới và hội nhập của Đài Truyền hình Việt Nam
- Vai trò của Đài Truyền hình Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới củaĐảng và tham gia hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế và đúc kết một số bài học kinhnghiệm
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, truyền hình làmột nguyên tắc và đóng góp của báo chí, truyền hình với sự nghiệp đổi mới
Trang 28- Thông qua những sự kiện lịch sử, đề cao tinh thần, giá trị lao độngcủa những người làm truyền hình thế hệ đầu tiên đặt nền móng cho ĐàiTruyền hình Việt Nam và các thế hệ tiếp theo Những người làm truyền hìnhluôn mang trong mình những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần phục
vụ sự nghiệp, phục vụ nhân dân và trình độ chuyên môn tốt
Trang 29Chương 2 ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM RA ĐỜI
VÀ PHÁT SÓNG THỬ NGHIỆM (1970-1985)
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, truyền hình đã trở nên phổ biến,
nó không còn là “hiện tượng” truyền thông đặc biệt như khi mới ra đời, chính vìvậy một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến truyền hình dần được thống nhấttrong giới truyền thông khi sử dụng và được “phổ thông hóa”
- Truyền hình (Television)
Truyền hình nằm trong tổng thể hệ thống các phương tiện thông tinđại chúng (Mass communication, hay Mass Media) Hệ thống các phươngtiện thông tin đại chúng gồm có: báo in (newspaper), báo phát thanh(radio), báo truyền hình (television), báo điện tử phát trên mạng internet(newspaper online)
Thuật ngữ Truyền hình (tên tiếng Anh: Television), gọi tắt là tivi, viếttắt là TV Trong tiếng La tinh: “tele” nghĩa là “xa”, còn “vision” là “nhìn”, kếthợp thành “nhìn từ xa” Truyền hình ra đời đánh dấu mốc “nhìn được từ xa”của con người trở thành hiện thực
Về kỹ thuật, truyền hình là quá trình biến đổi từ năng lượng ánh sáng tácđộng qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện, nguồn tín hiệu điện tửđược phát sóng truyền đến máy thu hình và lại biến đổi thành năng lượng ánhsáng tác động vào thị giác, người xem nhận được hình ảnh thông qua màn hình
Về nội dung, truyền hình là một loại hình truyền thông mà thông điệpđược truyền trong không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo cho ngườixem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống Ngôn ngữ của truyền hình
là hình ảnh và âm thanh
Như vậy, truyền hình hay vô tuyến truyền hình, là hệ thống điện tử viễnthông có khả năng thu, phát tín hiệu hình ảnh, âm thanh qua sóng vô tuyến
Trang 30hoặc qua đường cáp hữu tuyến.
- Đài Truyền hình (Television Netword)
Một Đài Truyền hình được thành lập với tư cách là cơ quan báo chí dựatrên những yếu tố được luật pháp công nhận; có hạ tầng cơ sở vật chất, kỹthuật phù hợp; có nguồn tài chính; nhân lực đảm bảo cho hoạt động tổ chứcsản xuất các sản phẩm báo chí phát sóng định kỳ Nhân lực đảm bảo cho hoạtđộng nội dung của một đài truyền hình rất đa dạng, tùy vào quy mô sản xuất
để phân bổ nhân lực vào các bộ phận biên tập, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật,
âm thanh, ánh sáng, xe màu vv… Tác phẩm báo chí truyền hình vì thế đượcgọi là sản phẩm của tập thể
- Đài Truyền hình Việt Nam (Vietnam Television)
Vị trí và chức năng của Đài Truyền hình Việt Nam được quy định tại
Nghị định 18/2008/NĐ-CP ngày 4.2.2008 như sau: Đài Truyền hình Việt Nam là
Đài Truyền hình Quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năngthông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và cung ứng các dịch vụ công; Góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đờisống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình
Đài Truyền hình Việt Nam viết tắt bằng tiếng Việt là THVN; có têngiao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Television, viết tắt là: VTV
Chương trình tổng thể là toàn bộ nội dung phát sóng của một đài truyền
Trang 31hình, một kênh truyền hình phát sóng trong một ngày, một tuần, một tháng…Chương trình bộ phận là các chương trình riêng lẻ được sản xuất độc lập để
đưa vào khung phát sóng của đài Chẳng hạn chương trình Thời sự, Quốc Hội với cử tri, Thế giới 7 ngày qua vv…
- Một số hình thức chuyển tải thông tin báo chí trên truyền hình
Chuyển tải qua Bản tin Thời sự, các chuyên mục, tạp chí truyền hình,phim tài liệu truyền hình, truyền hình trực tiếp, cầu truyền hình, chương trìnhtổng hợp vv…
2.2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Những năm đầu của thế kỷ XX, truyền hình xuất hiện và phát triển vớitốc độ nhanh trên thế giới Cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ,truyền hình đã tạo nên những hiệu quả về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội vớicác quốc gia sử dụng nó Từ đó, truyền hình dường như là một sự mặc định,một quy chuẩn về phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới Đến những năm
50 - 60 của thế kỷ XX, truyền hình đã trở thành một kênh thông tin quantrọng, và được sự quan tâm của hầu hết mọi quốc gia, nhất là những quốc gia
có tiềm lực về kinh tế và vị thế về kỹ thuật, công nghệ Với những ưu thế về
kỹ thuật, công nghệ, phạm vi phủ sóng và mức độ ảnh hưởng rộng lớn, truyềnhình đã trở thành “một thế lực” trên lĩnh vực truyền thông Loại báo điện tửsinh động này không chỉ đem đến cho mọi nhà, mọi người nhu cầu thông tin,giải trí mà nó còn là vũ khí sắc bén, hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, văn hóacủa các quốc gia, tổ chức chính trị, xã hội giữ quyền chuyển phát và xây dựngchương trình
Sự ra đời của truyền hình ở Việt Nam không nằm ngoài điều kiện kỹthuật và xã hội Trong bối cảnh truyền hình thế giới phát triển nhanh chóng vàchiếm ưu thế đặc biệt trong đời sống chính trị xã hội của các quốc gia, và đặcbiệt là sự có mặt của truyền hình Mỹ tại Sài Gòn những năm tháng hai miền
Trang 32Nam - Bắc bị chia cắt bởi chiến tranh đã thúc đẩy lãnh đạo Đảng, Chính phủ
và những người làm truyền hình ở miền Bắc bằng mọi cách phải có truyềnhình làm phương tiện truyên truyền Đài Truyền hình Việt Nam ra đời là minhchứng cho chủ trương đúng đắn xuất phát từ tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam Tiếp đó,“là cả một quá trình chuẩn bị công phu, đầy trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ nhân viên,
kỹ thuật viên tâm huyết với sự nghiệp truyền hình” [63, tr.39] cùng với sự
giúp đỡ của ngành truyền hình và chính phủ một số nước xã hội chủ nghĩa
2.2.1 Những chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển truyền hình ở Việt Nam
2.2.1.1 Những tác động khách quan
Sự phát triển của kỹ thuật - công nghệ, sản xuất chương trình truyền hình và tác động của nó đối ở một số nước trên thế giới Những năm 1965 -
1970, truyền hình đã đóng vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ đối với
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Ở các nước xã hội chủ nghĩa, truyền hình
không phát triển nhanh như Tây Âu và Bắc Mỹ, nhưng luôn là công cụ truyềnthông hữu hiệu, tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp phát triển đất nước và đờisống văn hóa tinh thần của nhân dân
Bắt đầu phát triển từ những năm 1956, nhưng đến giữa thập niên 60 của
thế kỷ XX, truyền hình mới trở thành phổ biến với nhiều quốc gia trên thếgiới, nhất là Tây Âu và Bắc Mỹ Yếu tố công nghệ đã cho phép họ xây dựngnhiều trạm chuyển tiếp truyền hình qua vệ tinh giữa Mỹ và lục địa châu Âu.Nhờ đó, truyền hình không chỉ ở trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà đãphát triển “xuyên lục địa”
Các quốc gia ở Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ những năm 1960 về sau đã
sử dụng phổ biến trạm tiếp sóng và đồng nghĩa với diện phủ sóng tăng lên.Những năm 60 của thế kỷ XX, diện phủ sóng ở nhiều nước đạt đến 80 - 100%lãnh thổ Ở Mỹ, ngay từ năm 1953, hãng truyền thông NBC (National
Trang 33Broadcasting Company) đưa ra khẩu hiệu “The Full Color Network” (mạngđầy đủ màu sắc) đã đẩy mạnh, quảng bá truyền hình màu dù rằng thời điểmnày trên thế giới truyền hình vẫn phổ biến là đen trắng Các nước Đông Âu vàLiên Xô thì kỹ thuật, công nghệ truyền hình thấp kém hơn vì chưa bán dẫnhóa các linh kiện, mà còn sử dụng phổ biến bóng điện tử nên tốc độ và độ nétcủa truyền hình vẫn còn hạn chế.
Năm 1966, bộ phim truyền hình Batman nổi tiếng do ngôi sao điện ảnh
Adam West thủ vai chính mang lại thành công lớn cho truyền hình Nhưngphải đến năm 1969, nhờ truyền hình mà có đến 600 triệu người, tương đương20% dân số thế giới được xem chương trình trực tiếp từ vũ trụ về sự kiện nhà
du hành Neil Armstrong (Mỹ) đặt chân lên mặt trăng Họ còn được nghe trựctiếp câu nói nổi tiếng của ông “đây là bước đi nhỏ bé của một con người,nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại” Sự kiện này được Roger Launiusmột nhà khoa học thuộc viện Smithsonan (Mỹ) cho rằng “là hai sự kiện lớnnhất trong thế kỷ XX đó là chuyến đổ bộ của Neil Armstrong lên mặt trăng và
sự ra đời của quả bom nguyên tử đầu tiên” Sự kiện này đã tạo nên “cơn sốttruyền hình” và cũng đánh giá một bước tiến vượt ra ngoài dự báo của cácnhà khoa học về sự phát triển của truyền hình
Ở Việt Nam, từ tháng 2.1966, Mỹ đầu tư xây dựng Đài Truyền hình SàiGòn và các trạm chuyển tiếp truyền hình tại một số thành phố ở miền Nam.Đây là một tác động không nhỏ đến quyết tâm xây dựng truyền hình ở miềnBắc của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Việc Mỹ xâydựng các đài truyền hình với danh nghĩa phục vụ nhân dân, nhưng thực chất
là thực hiện đường lối chiến tranh tâm lý Điều này trong một chừng mực nhấtđịnh đã tác động thúc đẩy chủ trương miền Bắc nhất thiết phải có truyền hình,bởi truyền hình không chỉ để cổ vũ tinh thần quyết tâm “giải phóng miềnNam, bảo vệ miền Bắc của toàn dân”, mà còn là phương tiện đấu tranh vạchtrần âm mưu thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam
Trang 342.2.1.2 Tác động chủ quan
Đã đến lúc miền Bắc phải có truyền hình, và để phát triển truyền hình
trước hết là sớm đào tạo một đội ngũ cán bộ sản xuất chương trình, cán bộ kỹ thuật cho xây dựng đài truyền hình và sẵn sàng tiếp quản các đài truyền hình
phía Nam, khi miền Nam được giải phóng
Trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam đang “Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ” [49, tr 918], thì việc phát triển, xây dựng truyền hình là yêu cầu cấp
thiết nhằm góp phần đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, màcách mạng khoa học kỹ thuật đang được cho là giữ vai trò then chốt Đồngthời làm đối trọng với truyền hình Sài Gòn trên lĩnh vực tuyên truyền
Năm 1966, Ban Tuyên huấn Trung ương đã giao nhiệm vụ cho ĐàiTiếng nói Việt Nam và Tổng Cục Thông tin phương án xây dựng ngànhtruyền hình trên tinh thần chúng ta tiến hành chuẩn bị, xây dựng truyền hìnhtrong điều kiện đất nước đang còn nhiều khó khăn thiếu thốn Vì thế phải dựavào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của chính phủ
và ngành truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa
Theo nhà báo Hoàng Tùng “Mỗi lần đi công tác nước ngoài, được xem truyền hình nước bạn, về nước, Bác đều trao đổi với các đồng chí có trách nhiệm trong công tác tuyên truyền báo chí, văn hóa làm sao khẩn trương xây dựng ngành truyền hình ở nước ta” [61, tr.18] Mong muốn của Bác cũng là
nguyện vọng của nhân dân Việt Nam Vì thế, trong hoàn cảnh khó khăn củacuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng và Chính phủ vẫn cố gắng tạo điều kiệntốt nhất để truyền hình sớm được ra đời và phát triển
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn truyền hình của nhiều quốc gia trênthế giới, nhất là tiền lệ phát triển truyền hình ở Liên Xô và Đông Âu, đội ngũcán bộ được Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng phương án truyền hình
Trang 35nhận thấy:
“Qua kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong khối cộng đồng xã hội chủ nghĩa, chúng tôi được biết tất cả các đài truyền hình của Liên Xô và các nước Đông Âu đều do phát thanh quốc gia chuẩn bị
cơ sở ban đầu và tất cả các đài truyền hình phải trải qua thử nghiệm từ
3 năm đến 5 năm để đào tạo đội ngũ truyền hình từ A đến Z gồm biên tập, đạo diễn, hậu kỳ, quay phim, kỹ thuật …”[91, tr.62].
Đây là phương thức, là định hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiệnViệt Nam khi đó và đây cũng là sự khác nhau căn bản về bản chất giữa truyềnhình miền Bắc với truyền hình miền Nam lúc bấy giờ Đài Tiếng nói ViệtNam là cơ quan chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ về nhiệm vụ tiếnhành những bước đi đầu tiên đặt nền móng cho truyền hình Việt Nam
Quá trình “thai nghén” cho sự ra đời của Đài Truyền hình Việt Nam
có sự đóng góp không nhỏ của các ông Trần Lâm, Lê Quý, Huỳnh VănTiểng, Lý Văn Sáu, Nguyễn Văn Hán, Trịnh Lý Thản, Đặng Trung Hiếu, Vũ
Tá Duyệt, Phạm Minh Dương… và tất cả những người tham gia đặt nềnmóng đầu tiên cho Đài Truyền hình Việt Nam
Bằng kinh nghiệm, sự từng trải trong lĩnh vực phát thanh, họ đã cónhững tham mưu chính xác, kịp thời với lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong địnhhướng hoạt động, xây dựng, phát triển truyền hình giai đoạn đầu và những năm tháng tiếp sau đó Dưới sự chỉ đạo của Tổng biên tập Trần Lâm, Truyềnhình Việt Nam đã vượt lên mọi gian truân, đi từ không đến có trong suốtnhững năm tháng cam go nhất của lịch sử dân tộc
Những năm 1966-1970 khi miền Bắc, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”, và khi cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn gay go quyết liệt thì mọiphương án (không chỉ với Truyền hình) đều được tính toán một cách khoa
Trang 36học, chặt chẽ để giảm tối thiểu ngân sách, chi phí của nhà nước
Chủ trương này được thể hiện rõ trong điều 2, Quyết định 94/CP, ngày18.5.1971 của Hội đồng Chính phủ:
“Trong điều kiện của nước ta, việc xây dựng ngành vô tuyến truyền hình phải tiến hành theo phương châm:
a Từng bước, thiết thực, vững chắc, cố gắng làm tốt ngay từ bước đầu
và sẵn sàng mở rộng phạm vi hoạt động khi tình hình cho phép;
b Dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các thiết bị vật tư, tiền vốn và lao động với hiệu quả cao” [91, tr.162].
Có thể thấy, phát triển truyền hình là một đòi hỏi tất yếu, vừa mang tínhthời đại, vừa mang tính quy luật Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nềntảng đầu tiên của truyền hình được xác định là đi từ phát thanh phát triểnthêm truyền hình Phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranhthủ sự giúp đỡ, hợp tác của ngành truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa Sựxác định này là đúng đắn, sáng tạo, đã có tiền lệ và phù hợp với đặc điểm,điều kiện của Việt Nam lúc bấy giờ Không chỉ đào tạo, bồi dưỡng một độingũ cán bộ làm truyền hình từ nhiều năm trước đó mà Đảng, Chính phủ còn
ra các văn bản quan trọng để hiện thực hóa chủ trương phát triển truyền hình,trong đó có phương án thành lập tổ chức bộ máy để làm truyền hình
2.2.2 Các tổ chức tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam
Quán triệt phương châm “Từng bước, thiết thực, vững chắc, cố gắnglàm tốt ngay từ bước đầu”, và “Dựa vào sức mình là chính”, Lãnh đạo ĐàiTiếng nói Việt Nam và Tổng Cục Thông tin quyết định các bước đi theo lộtrình: Thành lập các tổ chức tiền thân và đào tạo nhân sự làm truyền hình, tiếntới mua sắm trang thiết bị và hình thành cơ sở đài truyền hình đầu tiên ở 58,phố Quán Sứ, thủ đô Hà Nội
Trang 37Theo đề nghị của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam và Tổng cục Thôngtin, ngày 4.1.1968, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị ký Quyết định 01/TTG-VPthành lập Xưởng phim Vô tuyến truyền hình trực thuộc Tổng cục Thông tin,đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Phan Ngọc làm Giám đốc Trụ sở đầu tiêncủa Xưởng phim phải ở nhờ Xưởng phim đèn chiếu tại số 5, phố Thi Sách, HàNội Thiết bị đầu tiên là 4 chiếc máy quay phim 16 ly đã cũ và một số hộpphim từ hàng viện trợ của Hội Hữu nghị Xô-Việt, trong đó có bàn dựng phim
16 ly Khi đó, phim đi quay về phải tráng bằng tay, ngâm thuốc trong mộtchiếc chậu Phim 16 ly là hình ảnh đen trắng và không có tiếng động
Xưởng phim Vô tuyến truyền hình có nhiệm vụ “Trước mắt là sản xuất phim Vô tuyến truyền hình để làm nhiệm vụ tuyên truyền về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta” sau đó “Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho việc xây dựng một xưởng phim Vô tuyến truyền hình hoàn chỉnh và cho việc xây dựng ngành Vô tuyến truyền hình Việt Nam sau này” [61, tr.
22-23]
Thành lập Xưởng phim Vô tuyến truyền hình là bước đi đầu tiên, phùhợp với tình hình Việt Nam lúc đó, bởi miền Bắc chưa có cơ sở chuyên làmtruyền hình Để Xưởng phim Vô tuyến truyền hình có các biên tập, quay phim
và đạo diễn thạo nghề có thể sản xuất ngay sản phẩm truyền hình, Đài Tiếngnói Việt Nam đã lựa chọn các nhà quay phim, biên tập, đạo diễn từ Xưởngphim truyện và các phóng viên chiến trường Những nhân sự này từng được
tu nghiệp ở Hung-ga-ri, Cộng hòa Dân chủ Đức, Cu Ba Các ông Bùi QuangNam, Nguyễn Bích Ngọc, Lê Quý Phát được Đài Tiếng nói Việt Nam biệtphái sang làm nhiệm vụ ở Xưởng phim Vô tuyến truyền hình Nhiệm vụ chủyếu của Xưởng phim Vô tuyến truyền hình lúc này là quay những tư liệu quý
để lưu trữ, nhất là những tư liệu về cuộc sống chiến đấu của quân và dân tadưới làn mưa bom, bão đạn của Mỹ Mặt khác, qua Sứ quán nước ta tại các
Trang 38nước gửi đến các Đài Truyền hình Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan và thông quatruyền hình nước bạn để tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam với thếgiới, giúp nhân dân thế giới hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa củanhân dân Việt Nam.
Trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng từ tháng 1.1968 đến tháng2.1969, Xưởng phim Vô tuyến Truyền hình đã sở hữu nhiều hình ảnh tư liệuquý Đó là cảnh những nhà thờ, trường học, công trình dân sự bị bom Mỹ tànphá, là những hoạt động sản xuất, chiến đấu, chi viện tiền tuyến của đồng bàochiến sĩ miền Bắc Hình ảnh các địa phương Vĩnh Linh, Quảng Bình, HàTĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội vv… đang ngàyđêm lao động, chiến đấu với máy bay Mỹ, hối hả chi viện tiền phương Hìnhảnh, những F-105 “Thần sấm sét” (Thunderchief), A-4 “Chim Ưng nhà trời”(A.Skyhawk), F-4 “Con ma” (Phantom) … bốc cháy dữ dội trên bầu trời bởilưới đạn phòng không của bộ đội, dân quân đã gây ấn tượng mạnh với khángiả xem truyền hình Các nhà làm phim đã đến vùng Khe Hó - Quảng Bình,nơi mở tuyến đường Hồ Chí Minh để quay những thước phim tư liệu về conđường huyền thoại Tất cả các tác phẩm của các nhà quay phim thuộc Xưởngphim Vô tuyến truyền hình thực hiện đã kịp thời động viên tinh thần của đồngbào chiến sĩ Việt Nam và làm xúc động bạn bè quốc tế Các ông Nguyễn AnhDũng, Phan Thế Hùng, Phạm Việt Tùng, Trương Tử Tần, Bích Ngọc, BùiQuang Nam, Thanh Tùng, Quý Thường… đã không ngại gian khổ, thiếu thốn,
hy sinh ở nơi tuyến lửa Khu 4, bằng mọi cách họ đã có những thước phimsinh động, thực sự là những người “ghi chép sử bằng hình ảnh” Đó là nhữngphản ánh trung thực về hậu phương chiến lược miền Bắc được truyền đi khắpthế giới, là tư liệu quý của đất nước về “Một thời đạn bom, một thời hòabình” Cùng với các phóng viên báo chí, truyền hình nước ngoài (có cả Mỹ)những nhà làm phim truyền hình đã phản ánh trung thực cuộc chiến tranh phinghĩa của Mỹ và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam Dù người Mỹ tìm mọi
Trang 39cách nhưng không thể bưng bít được thông tin do các nhà làm phim củaXưởng phim Vô tuyến truyền hình thực hiện [61, tr.23 – 25].
Không chỉ là những phóng sự, phim tài liệu, Xưởng phim Vô tuyến
truyền hình đã dựng thành công hai bộ phim đầu tay “Việt Nam bách chiến bách thắng” và “Hai giỏi” Hai phim này được đưa đi tham dự Liên hoan
phim truyền hình Lai Xích (Cộng hòa dân chủ Đức) Năm 1968, phóng viênPhạm Khắc dẫn đầu đoàn quay phim đến thủ đô Paris Cộng hòa Pháp để ghilại diễn biến của Hội nghị Paris, một cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranhkéo dài nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam và quốc tế (1968 -1973)
Các nhà quay phim đã ghi được nhiều hình ảnh về Bác Hồ, các đồngchí lãnh đạo Đảng, Nhà nước lúc đó và hoạt động của họ gắn với các sự kiệnlớn trong nước và quốc tế Đây là những thước phim tư liệu quý do Xưởngphim Vô tuyến truyền hình thực hiện
Ngày 1.5.1968, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp các quan khách quốc
tế, Bác Hồ đã hỏi nhà quay phim Phan Thế Hùng:“Bao giờ các chú cho dân
ta được xem truyền hình?” Câu hỏi vừa thể hiện khát vọng của Bác, của
đồng bào về việc Việt Nam sớm có truyền hình, vừa là thông điệp cho nhữngngười có trách nhiệm xây dựng Truyền hình, thúc giục họ nung nấu quyết tâmsớm đưa truyền hình đến Việt Nam
Qua một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, khi các điều kiện đã sẵn sàng,Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định thành lập Tổ vô tuyến truyền hình thuộcphòng Nghiên cứu kỹ thuật Tổ vô tuyến truyền hình có 5 người do ôngNguyễn Văn Điểm làm Tổ trưởng với nhiệm vụ nghiên cứu sâu về thiết bị,lắp ráp các mạch, tiến tới tạo thiết bị hoàn chỉnh Đây là bộ phận chuyên trách
về kỹ thuật truyền hình, là những người đặt nền móng cho cơ sở truyền hình ở
58, phố Quán Sứ, thủ đô Hà Nội [63, tr.49]
Sau 3 năm tiến hành công tác chuẩn bị, đến cuối năm 1969 về cơ bản
đã hội tụ đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất Lãnh đạo Đài Tiếng
Trang 40nói Việt Nam quyết định chọn địa điểm số 58, phố Quán Sứ làm nơi đặt Đàiphát truyền hình cho thời kỳ “quá độ” (thử nghiệm) Ngày 20.1.1970, Lãnhđạo Đài triệu tập Hội nghị các cán bộ chủ chốt để thống nhất một số việc về
truyền hình Hội nghị nhất trí:“Phát huy truyền thống tự lực cánh sinh và tinh thần sáng tạo để lắp ráp các thiết bị truyền hình chuẩn bị cho chương trình phát sóng thử nghiệm đầu tiên đúng ngày 7.9.1970, nhân kỷ niệm 25 năm Đài Tiếng nói Việt Nam” [63, tr 48-50].
Bộ Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam công bố quyết định thành lập Banchuẩn bị làm Truyền hình và giao cho ông Nguyễn Văn Nhất, Phó Tổng biêntập làm Trưởng ban (sau đó ông Huỳnh Văn Tiểng thay) Ban Chuẩn bị làmTruyền hình được xem như là cơ quan lâm thời của Đài Truyền hình ViệtNam, với nhiệm vụ trước mắt thực hiện kế hoạch toàn diện, chuẩn bị cho buổiphát sóng thử nghiệm đầu tiên ngày 7.9.1970
Như vậy về mặt tổ chức, Ban Chuẩn bị làm Truyền hình là tổ chức tiềnthân của Đài Truyền hình Việt Nam Ban chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đàigấp rút tiến hành các công tác chuẩn bị điều kiện kỹ thuật, lên kế hoạch hiệpđồng sản xuất và thực hiện chương trình cho lần “thử nghiệm phát sóng” đầutiên tại 58, phố Quán Sứ
Khi các tổ chức đầu tiên làm truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Namđược thành lập, để có một đội ngũ những người làm báo hình chuyên nghiệpđảm đương nhiệm vụ phát sóng thử nghiệm và chính thức sau này, ngày18.5.1971, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 94/CP do Thủ tướng Phạm VănĐồng ký thành lập Ban Biên tập Vô tuyến truyền hình trực thuộc Đài Tiếngnói Việt Nam Ban do Ông Lê Quý - Phó Tổng biên tập phụ trách đối ngoạicủa Đài làm Trưởng Ban Ông Trịnh Lý Thản làm Phó trưởng Ban Sau đóông Huỳnh Văn Tiểng - Phó Tổng biên tập phụ trách đối nội thay ông LêQuý; Ông Nguyễn Văn Hán làm Phó Ban phụ trách chương trình và ôngĐặng Trung Hiếu làm Phó Ban phụ trách kỹ thuật Nhân sự của Ban được