Chuẩn mực kế toán ra đời đã tạothêm khung pháp lý cho hoạt động kế toán và bên cạnh các chuẩn mực, các văn bản hướngdẫn, giải thích cho các vấn đề phát sinh tại các quốc gia cũng góp phầ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TIỂU LUẬN
TP HCM, THÁNG 08/2016
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Kết cấu nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 6
1.2 Các nghiên cứu trong nước 6
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA IFRIC 15 -VỀ XÂY DỰNG TRONG BẤT ĐỘNG SẢN 8.
2.1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế 8
2.2 Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế 9
2.3 Quá trình hình thành và phát triển của IFRIC 14
2.4 Quá trình hình thành và phát triển của IFRIC 15 17
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA IFRIC 15 VỀ XÂY DỰNG TRONG BẤT ĐỘNG SẢN 20
3.1.Phạm vi áp dụng và mục tiêu 20
3.2.Các giả định 20
3.3 Về việc áp dụng IAS 11 hay IAS 18 20
3.4 Kế toán doanh thu từ việc xây dựng bất động sản 22
3.5 Công bố thông tin và việc thay đổi chính sách 23
Trang 33.6 Việc thay đổi chính sách 23
3.7 Nhận xét chung 23
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4EU Hội đồng Liên Minh Châu Âu
IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế
BCTC Báo cáo tài chính
IOSCO Ủy ban Chứng khoán
AICPA Hiệp hội Kế toán công chứng Mỹ
ASB Hội đồng chuẩn mực kế toán
ACCA Hiệp hội Kế toán công chứng Anh
SEC Ủy ban Chứng khoán hối đoái
DI Bản giải thích nháp
IFRIC Ủy ban hướng dẫn và giải thích chuẩn mựcIFRS Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đang phát triển với nhịp độ cao, công tác xây dựng cơ sở hạ tầngcho nền kinh tế công nghiệp đang được triển khai rộng khắp các khu vực,vùng, miền…Sựhợp tác giữa các công ty xây dựng, doanh nghiệp xây lắp trong nước với các công ty xâydựng nước ngoài ngày càng phổ biến Do vậy, hoạt động hạch toán kế toán ở những đơn vịnày ngày cảng phức tạp, đòi hỏi sự chặt chẽ, linh hoạt và tính chuyên nghiệp cao hơn
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực hay hoạt động kinh tế đặc thù đều có những chuẩn mựcriêng để quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kinh tế cơbản d6ẽ làm cơ sở ghi chép kế toán, lập báo cáo tài chính Chuẩn mực kế toán ra đời đã tạothêm khung pháp lý cho hoạt động kế toán và bên cạnh các chuẩn mực, các văn bản hướngdẫn, giải thích cho các vấn đề phát sinh tại các quốc gia cũng góp phần hoàn thiện cho việc
bổ sung các chuẩn mực - được gọi là Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRIC)
Đối với các doanh nghiệp xây lắp, hoạt động sản xuất kinh doanh của họ chính là việcthực hiện các Hợp đồng xây dựng - cần có sự quy định và hướng dẫn cụ thể về cách hạchtoán các hợp đồng Ngoài ra, trong giai đoạn này, ngành bất động sản phát triển mạnh mẽ và
có rất nhiều dự án xây dựng bất động sản hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài đang thựchiện Do đó, việc hạch toán kế toán doanh thu, chi phí trong hợp đồng mua bán khi bất độngsản đang xây là mối quan tâm lớn Chính vì vây, chúng ta không những phải hiểu rõ về chuẩnmực kế toán ở Việt Nam mà còn phải nắm rõ chuẩn mực kế toán về hợp đồng xây dựng củaquốc tế, các văn bản giải thích một số vấn đề gây tranh cãi tại các quốc giá về vấn đế hợpđộng xây dựng trong bất động sản Từ đó, hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam và rútngắn khoảng cách về hành lang pháp lý của Việt Nam với các nước trên thế giới
Chính vì những yêu cầu trên, nhằm cung cấp cho người đọc hiểu về cách giải quyếtcác các vấn đề đang gây tranh cãi về vấn đế hợp động xây dựng trong bất động sản, tôi chọn
đề tài tiều luận: “Quá trình hình thành phát triển và phân tích nội dung của IFRIC 15
-Về hợp đồng trong xây dựng bất động sản”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài viết được thực hiện cung cấp một cách tổng quát về quá trình hình thành, pháttriển của IFRIC 15 Đồng thời, bài viết cũng phân tích về nội dung cũng như cách ghi nhận
Trang 6doanh thu, chi phí trong quá trình xây dựng bất động sản của Hướng dẩn này để người đọchiểu rõ hơn về cách giải quyết các vấn đề và những lợi ích khi áp dụng IFRIC 15
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của bài nghiên cứu là IFRIC 15 - Giải thích về hợp đồng mua bán trong xâydựng của bất động sản
Phạm vi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi: quá trình hình thành, phát triển và nội dungcủa IFRIC 15
4 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp khảo sát thựctiễn, phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế
5 Đóng góp của bài tiểu luận:
Cung cấp thông tin tổng quát về sự hình thành, phát triển, lý do ra đời của IFRIC 15
Từ đó, thấy được tầm quan trọng và lợi ích trong việc áp dụng IFRIC 15 trong chuẩn mực vềlập Báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS)
Bài tiểu luận này là một tài liệu tham khảo cho các nhà kế toán trong việc nghiên cứuhoàn thiện chuẩn mực kế toán về vấn đề xây dựng trong bất động sản tại Việt Nam
6 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kế luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển của IFRIC 15
Chương 3: Phân tích nội dung của IFRIC 15
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trang 71.1
1.2 Các nghiên cứu quốc tế:
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan về việc áp dụng chuẩn mực kế toánquốc tế (FASB, IASB, IAS) vào hệ thống BCTC, hệ thống kế toán tại các quốc gia Tuynhiên, hầu như chưa có một nghiên cứu nào về IFRICs – các văn bản hướng dẩn giải thích
Nghiên cứu của Mary E.Barth & Wayne R.Landsman & Mark H.Lang (2007) đã tiếnhành nghiên cứu trên 21 quốc gia trên thế giới và nhận thấy khi sử dụng chuẩn mực kế toánquốc tế, chât lượng kê toán đã được cải thiện hơn và đưa ra khẳng định chuan mực kế toánquốc tế là một chuẩn mực kế toán gắn liền với chât lượng kế toán cao
1.2 Các nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu chuyên sâu chủ yếu về báo cáo tài chính trên cáckhía cạnh áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (FASB, IAS), các nhân tố ảnh hưởng … màchưa có bất kỳ bài nghiên cứu về IFRS cũng như IFRIC trong việc vận dụng vào Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ thốngBCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao tính hữu ích của hệthống BCTC doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) mô tả
sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và ảnh hưởngcủa nó đến thông tin trình bày trên BCTC và quyết định của nhà đầu tư
Bên cạnh đó, Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2009) đã đề nghị áp dụng chuẩn mựcbáo cáo tài chính quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng, ngân hàng, doanhnghiệp bảo hiểm Tăng Thị Thủy (2009) đề xuất hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán ViệtNam theo thông lệ quốc tế trên cơ sở những đặc điểm của Việt Nam Nguyen & Tran (2012)
đề cập những khó khăn của việc tồn tại song song hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kếtoán trong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế Ngoài ra, Đặng Quôc Tuấn (2012) đã trình bày
trong hội thảo “Cập nhật kiến thức hàn nghề kế toán” về đề tài Trình bày Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế ( IFRS); trong đó, tác giả đã so sánh chuẩn mực IFRS với chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS
Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao tính hữu íchcủa BCTC doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Tuynhiên, khi áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính trong thực hành, có phát sinh các vấn đềgây tranh cãi trong các ngành nghề ví dụ ngành Bất động sản….Do đó, trên thế giới, IFRICs
Trang 8đóng vai trò giải thích hướng dẫn cho các trường hợp này Vì vậy việc nghiên cứu IFRICsvận dụng vào Việt Nam là đề tài mới và cần thiết
Bài tiểu luận này kế thừa các nghiên cứu trước đây, góp phần giải quyết các vấn đề có
ý nghĩa quan trọng trên
Trang 9
CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA IFRIC 15
-XÂY DỰNG TRONG BẤT ĐỘNG SẢN2.1 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế:
Sự phát triển của kế toán ở các nước thường có sự khác nhau về các qui định và cáchthức hạch toán kế toán cộng thêm sự khác biệt về hệ thống kinh tế và điều kiện thương mạigiữa các nước dẫn đến sự khác nhau giữa các nước về mô hình và phương pháp kế toán
Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trưng của hệ thống kế toán mỗi quốc gia nhưng lại
có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thị trường thế giới và có thể làm giảm sút khả nănghợp tác, tìm kiếm vốn để cạnh tranh một cách có hiệu quả Trong xu thế hội nhập kinh tếquốc tế, sự tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế với vai trò là ngôn ngữ chung đểlàm cầu nối cho các nền kinh tế là một nhu cầu tất yếu
Tuy nhiên, những rào cản đối với việc tạo lập các chuẩn mực kế toán chung là khánhiều:
Hơn thế nữa, chuẩn mực kế toán quốc tế cũng vừa mới ra đời nên vẫn còn trẻ và vẫncòn nhiều cơ hội để phát triển và hoàn thiện hơn Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra trongvấn đề này đó là thực chất của quá trình xích lại gần nhau của GAAP(“generally acceptedaccounting principles” – là thuật ngữ kế toán bao gồm các nguyên tắc, quy tắc và thông lệ kếtoán được chấp nhận) và IFRS là như thế nào? Chuẩn mực kế toán toàn cầu sẽ là một sự kếthợp mang tính toàn diện hay là sự kết hợp bao gồm cả 2 hệ thống (hệ thống kế toán dựa trêncác điều luật và hệ thống kế toán dựa trên các quy tắc) nhưng tách biệt nhau
Một sự chấp nhận đối với một chuẩn mực kế toán dựa trên các nguyên tắc có nghĩa là
đã cho nó một chỗ đứng qua việc làm hiểu rõ các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thếnào Chính điều này có thể chứa đựng những rủi ro tiềm tàng tạo ra sự không nhất quán đốivới các báo cáo của các quốc gia Trên thực tế, đây là một sự cản trở cho các quốc gia trongviệc nỗ lực tham gia quá trình toàn cầu hóa này Ủy ban Châu Âu, một bộ phận điều hànhcủa Khối liên minh Châu Âu trong lĩnh vực này cũng đã thành lập những bộ phận tư vấn như
là một sự xác nhận của IFRS
Khi xem xét các vấn đề đã nêu trên có thế thấy rằng việc toàn cầu hóa đối với chuẩnmực kế toán sẽ xảy ra trong một tương lai không xa Và mục tiêu của IFRS nhằm thúc đẩycác công ty đa quốc gia hoạt động với một một sự thống nhất cao và quyết liệt trong việc ápdụng các chuẩn mực kế toán
Trang 10Sự khác biệt trong mục đích sử dụng báo cáo tài chính giữa các nước: ở một số nướcbáo cáo tài chính chỉ đơn thuần được lập cho mục đích tính thuế, còn ở nước khác là để hỗtrợ cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tư Điều đó sẽ khiến cho yêu cầu trình bày báocáo chi tiết đến mức độ nào và chi tiết những khoản mục nào là khác nhau giữa các nước.
Do hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự hạn chế của một số hoạt động kế toán vàđiều này đương nhiên sẽ được phản ánh trong các chuẩn mực kế toán Ngoài ra, mỗi nước cómột quan điểm khác nhau về người sử dụng báo cáo tài chính và tầm quan trọng của họ Như
ở Mỹ thì nhà đầu tư và các tổ chức tín dung được đặt ưu tiên lên hàng đầu trong khi ở Châu
Âu thì người lao động lại được quan tâm nhiều hơn Các nước đang phát triển hiển nhiênđang chậm chân hơn so với các nước đã phát triển trong việc soạn thảo các chuẩn mực kếtoán Có những quy tắc và những chuẩn mực cơ bản đã được ban hành từ lâu ở các nước đãphát triển thì nay mới chỉ được các nước đang phát triển tiến hành soạn thảo
Sự khác biệt về văn hóa khiến cho mục tiêu của hệ thống kế toán khác nhau giữa cácnước Một vài nước phải ở vào trong những hoàn cảnh đặc biệt như siêu lạm phát, nội chiến,hạn chế lưu thông tiền tệ,… tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội cũng như ảnh hưởnglớn tới các công ty khiến cho họ không thể lập được các báo cáo theo các tiêu chuẩn bìnhthường
Hơn nữa, một số nước không có một tổ chức kế toán độc lập đủ vững mạnh để tạo áplực dư luận giúp cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán tốt hơn và thúc đẩy sự hài hòa vềcác nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia
2.2Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế:
2.2.1 Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC):
a Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh:
Thế nhưng, bất chấp những rào cản kể trên, năm 1973, Ủy ban xây dựng chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại London, nước Anh với tư cách là tổ chức soạn thảochuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế Sự ra đời của IASC là kết quả của một thỏa thuận giữacác hiệp hội nghề nghiệp của các nước Autralia, Canada,Pháp, Đức, Nhật,Mexico, Phần Lan,Anh, Ireland và Mỹ
IASC được thành lập trong một thời kỳ chứng nhiều biến động trong quy định kếtoán Ở Mỹ, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) vừa mới được thành lập Ở Anh,
cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ra đời (accounting standads committee –ASC) Trong khi đó, EU đang soạn thảo những điểm chính trong kế hoạch hài hòa hóa hệ
Trang 11thống kế toán của riêng mình (được đánh dấu bởi sự ra đời của chỉ thị số bốn (fourthdirective) ban hành ngày 25/7/1978 bởi hội đồng liên minh Châu Âu).
b Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế:
Đến năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập IASC đã phải đấutranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗ lực muốn biến IASC thành thành viên của IFAC.Cuối cùng, IASC phải đi đến một nhượng bộ là dù cho IASB vẫn tồn tại độc lập với IFACnhưng các thành viên của IFAC tự động trở thành viên của IASC và IFAC có thể đề cử thànhviên cho cơ quan soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC đã thành công trong việc thuyết phục UN và OECD hãy để IASC soạn thảonhững nguyên tắc quốc tế về ghi nhận và xác định giá trị của các đối tượng kế toán
Như vậy, IASC đã thành công trong việc duy trì vai trò của mình là tổ chức soạn thảo
chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới Tuy nhiên, IASC lại gặp khó khăn trong
việc thuyết phục mọi người sử dụng các chuẩn mực do chính mình soạn thảo ra Dù cho cácthành viên của IASC đã cam kết thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗiquốc gia nhưng trên thực tế thì một số hiệp hội nghề nghiệp thành viên lại ít có ảnh hưởngtrong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc gia, một số hiệp hội thành viên lại ưachuộng chuẩn mực kế toán của quốc gia mình hơn là những chuẩn mực kế toán do IASCsoạn thảo và ban hành
c Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC:
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng cácchuẩn mực quốc tế của IASC Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban chứng khoán Mỹ (USSEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký một thỏa thuận với tổ chức thế giới các ủyban chứng khoán (IOSCO) Theo đó, IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc
tế hiện có của mình để có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩnmực làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty muốn đượcniêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào năm 1993 Thếnhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vô cùng thất vọng Thay vì sử dụngtoàn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC soạn thảo, IOSCO chỉ lựa chọn một số chuẩnmực để áp dụng
Trang 12Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành xem xét vàsửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành với mong muốn khắcphục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế toán đó Lần này, với rất nhiều nỗ lực vànhượng bộ, bộ chuẩn mực kế toán quốc tế đã được sửa đổi của IASC đã được IOSCO chấpnhận vào phụ lục nhưng đó chỉ mới là sự chấp nhận tạm thời.
Cùng thời gian đó, IASC cũng quan tâm xem xét tới việc tổ chức lại cơ cấu của mình.Trong vòng 25 năm kể từ khi IASC được thành lập, mô hình soạn thảo chuẩn mực kế toán
mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là do các hội nghề nghiệp đảm trách, đã và đangdần được thay thể bởi mô hình mới Đó là mô hình mà việc soạn thảo các chuẩn mực kế toánđược giao cho một hội đồng quốc gia chuyên trách và độc lập thay vì cho một hội nghềnghiệp kế toán đảm trách Sự chuyển đổi này có thể thấy ở Anh và Mỹ Ở Mỹ, việc soạn thảochuẩn mực kế toán được giao cho Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) thay vì chohiệp hội kế toán công chứng Mỹ (AICPA) Còn ở Anh là giao cho Ủy ban chuẩn mực kế toán(ASC) sau đổi thành hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) thay vì cho hiệp hội kế toán côngchứng Anh (ACCA)
1995 Giấc mơ về một bộ chuẩn mực kế toán chung được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
đã có cơ hội được trở thành hiện thực bất chấp rất nhiều khó khăn và rào cản IASC cuốicùng đã nhận được sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý chứng khoán toàn cầu thông quaIOSCO
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sử dụng các chuẩnmực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình bày báo cáo tài chính làm điềukiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng khoán tại bất kỳ nước thành viên nào của LiênMinh Châu Âu (EU) Đây là một thành công ngoài sự mong đợi của IASC Kể từ thời điểm
đó, EU đã trở thành một tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trình thúc đẩy sự tiếpnhận của cộng đồng thế giới đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế Quả thực, sự hậu thuẫn
Trang 13từng một thời là cứu cánh của IOSCO đối với IASC nay đã giảm bớt tầm quan trọng trướctuyên bố trên của Cao Ủy Châu Âu
Tiếp đó, tháng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tán thành chuyểnđổi cơ cấu từ chỗ dựa trên các hiệp hội nghề nghiệp thành một hội đồng soạn thảo chuẩn mực
kế toán chuyên trách và độc lập với các hội nghề nghiệp Ủy ban xây dựng chuẩn mực kếtoán quốc tế (IASC) chính thức đổi tên thành Hội đồng kế toán quốc tế (IASB)
2.2.2 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB):
Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – InternationalAccounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại cho đến ngày nay Cấu trúc củaIASB có những cơ quan như sau:
Đứng đầu là Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCfoundation) Đây là một pháp nhân độc lập gồm hai bộ phận – các ủy viên quản trị (trustee)
và IASB Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế là cơ quan nắm giữ bảnquyền của các chuẩn mực kế toán quốc tế và các văn bản khác của IASB
Các ủy viên quản trị chỉ định các thành viên của IASB, thực hiện việc giám sát và gâyquỹcần thiết Còn IASB có toàn bộ trách nhiệm đối với việc soạn thảo các chuẩn mực kếtoán
Ngoài ra, cơ cấu của IASB còn bao gồm hai cơ quan nữa là Hội đồng tư vấn chuẩnmực (Standards Advisory Council –SAC) và Ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toán quốctế(International Financial Reporting Interpretations Committee – IFRIC)