DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTST T TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT 1 IAS International Accounting Standard Chuẩn mực Kế toán quốc tế 2 IFRS International Financial Reporting Standard Chuẩn mực bá
Trang 1KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Tiểu luận:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG
CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÚC
GV hướng dẫn: TS Phạm Quang Huy Người thực hiện: Phạm Anh Thư
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2016
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
1 IAS International Accounting
Standard
Chuẩn mực Kế toán quốc tế
2 IFRS International Financial
Reporting Standard
Chuẩn mực báo cáo tài chínhquốc tế
3 IASB International Accounting
Standards Board Hội đồng Chuẩn mực Kếtoán quốc tế
4 IASC International Accounting
Standards Committee Ủy ban Chuẩn mực Kế toánquốc tế
5 AASB Australian Accounting
Standards Board
Hội đồng Chuẩn mực Kếtoán Úc
6 FRC Financial Reporting Council Ủy ban Báo cáo tài chính Úc
7 AARF Australian Accounting
Research Foundation Quỹ nghiên cứu Kế toán Úc
8 AcSB Accounting Standards Board Hội đồng Chuẩn mực Kế
toán
9 PSASB Public Sector Accounting
Standards Board Hội đồng Chuẩn mực Kếtoán khu vực công
10 PSC Pubic Setor Committee Ủy ban khu vực công
11 IPSASB International Public Sector
Accounting Standards Board Hội đồng chuẩn mực kế toánkhu vực công quốc tế`
12 GAAP Generally Accepted
Accounting Principles
Nguyên tắc kế toán đượcthừa nhận chung
13 ASIC Australian Securities and
Investments Commission Ủy ban Chứng khoán và Đầutư Úc
14 APRA Australian Prudential
Regulation Authority
Cơ quan Giám sát cơ sở tàichính Úc
15 CAANZ Chartered Accountants
Australia and New Zealand Kế toán Úc và New Zealand
16 IPA Independent Pubic
Accountant Viện Kế toán Công
17 IFRIC International Financial
Reporting Interpretation Committee
Ủy ban giải thích Báo cáo tàichính quốc tế
Trang 318 AGAAP Australian Generally
Accepted Accounting Principles
Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận tại Úc
19 SME Small and Medium sized
Entities
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
MỤC LỤC 3
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 4
1.1 Lý do chọn đề tài 4
1.2 Mục tiêu của đề tài 4
Trang 41.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu 5
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÚC 5
2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành hệ thống chuẩn mực kế toán Úc 5
2.2 Giới thiệu về Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc (AASB) 6
2.3 Quy trình xây dựng các chuẩn mực kế toán Úc của AASB 7
2.3.1 Hoạt động của các bên liên quan 7
2.3.2 Các hoạt động của AASB 8
2.4 Nội dung hệ thống chuẩn mực kế toán Úc 11
Chương 3: QÚA TRÌNH ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ IAS/IFRS TẠI ÚC 12
3.1 Quy trình áp dụng IAS/IFRS tại Úc 12
3.2 Một số khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Úc và IAS/IFRS 13
3.3 Một số hạn chế trong việc áp dụng IAS/IFRS tại Úc 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PHỤ LỤC 17
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Hội tụ kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ Để các thông tin kế toán có giá trị so sánh trên phạm vi toàn cầu, để các tổ chức đến từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế rộng lớn đòi hỏi các quốc gia phải từng bước tiến tới sử dụng một ngôn ngữ kế toán chung Quá trình hội tụ này ngày càng nhận được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán cũng như các quốc gia trên thế giới Theo một điều tra được thực hiện bởi Công
ty kiểm toán Deloitte (2010) trên 173 quốc gia, kết quả cho thấy có 123 quốc gia bắt buộc và yêu cầu áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS So với những năm trước, số lượng các quốc gia áp dụng IAS/IFRS ngày càng gia tăng đáng kể
Trang 5Tuy có những thống kê khá ấn tượng trên, hội tụ kế toán quốc tế vẫn còn là mộtquá trình lâu dài và đầy thử thách, bởi các quốc gia và khu vực khác nhau sẽ có nhữngkhác biệt về môi trường pháp lý, kinh doanh, chính trị, văn hóa; từ đó sẽ có cácphương pháp tiếp cận khác nhau Bader (2009) đưa ra hai hình thức hội tụ với chuẩnmực báo cáo tài chính quốc tế Một là tiệm cận (convergence), nghĩa là chuyển dần hệthống chuẩn mực quốc gia sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, đối lập với cáchthứ hai là áp dụng toàn bộ (adoption) Đối với cách thứ hai, một số quốc gia như Úc,liên minh châu Âu EU, lại lựa chọn phương pháp áp dụng toàn bộ thông qua một sựphê duyệt (endorsement), nghĩa là một vài khác biệt có thể được thực hiện để có thể ápdụng thực tế phù hợp với môi trường quốc gia
Úc là một trong các thành viên sáng lập Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế(IASC) và là thành viên có ảnh hưởng tích cực đến việc thiết lập các Chuẩn mực kếtoán quốc tế Điều này là do các chuyên gia hàng đầu trong thiết lập các chuẩn mựcđược phát triển tại Úc và những nỗ lực đóng góp của các cơ quan kế toán Úc trong cácdiễn đàn quốc tế Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Úc trở thành một trong nhữngnước đầu tiên áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Úc đại diện cho các quốc gia sửdụng phương pháp tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế theo hướng áp dụng toàn bộthông qua một sự phê duyệt Tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán Úc sẽ giúpchúng ta hiểu biết thêm về xu thế hội tụ kế toán đang diễn ra, học hỏi thêm kinhnghiệm từ Úc nhằm mở rộng tầm nhìn trong bối cảnh Việt Nam cũng đang trong giaiđoạn đầu của quá trình hội tụ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Đây chính là lý do
tác giả chọn đề tài “Quá trình hình thành và nội dung của chuẩn mực kế toán Úc” 1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về quá trình hình thành và nội dung hệ thốngchuẩn mực kế toán của Úc Tìm hiểu những khác biệt cơ bản giữa các chuẩn mực kếtoán Úc và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS cũng như những hạn chế trong việc
áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS tại Úc Qua đó cung cấp các thông tin cầnthiết và đưa ra một số nhận định, giúp người có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống chuẩnmực kế toán Úc được dễ dàng hơn
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và nội dung hệ thống chuẩnmực kế toán của Úc, bao gồm các chuẩn mực và các giải thích do Hội đồng Chuẩnmực kế toán Úc (AASB) ban hành Đề tài cũng tìm hiểu về quá trình áp dụng chuẩnmực kế toán quốc tế IAS/IFRS tại Úc, những điểm khác biệt cũng như những hạn chếtrong quá trình áp dụng
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong khuôn khổ các chuẩn mực kếtoán tài chính của Úc, không tìm hiểu sâu về các diễn giải, khuôn mẫu lý thuyết và cáccông bố khác do AASB ban hành
Trang 61.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu từ văn bản, tổng hợp tài liệu từ nhiềunguồn khác nhau nhằm tìm hiểu về quá trình hình thành và nội dung hệ thống chuẩnmực kế toán của Úc, cũng như quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRStại Úc Qua đó sử dụng phương pháp so sánh và rút ra một số nhận định về hệ thốngchuẩn mực kế toán Úc và việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Úc
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG HỆ THỐNG CHUẨN
MỰC KẾ TOÁN ÚC 2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành hệ thống chuẩn mực kế toán Úc
Các CMKT Úc được phát triển ban đầu bởi các cơ quan kế toán chuyên nghiệp,
và có thể được thi hành dưới dạng các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp (codes ofethics)
Từ năm 1966, các cơ quan chuyên môn trên phối hợp điều hành Quỹ nghiêncứu Kế toán Úc (AARF), bao gồm cả Hội đồng Chuẩn mực Kế toán (AcSB) và Hộiđồng Chuẩn mực Kế toán khu vực công (PSASB) Các đơn vị này phối hợp chặt chẽvới nhau trong việc soạn thảo các chuẩn mực dành cho các tổ chức thuộc khu vực tưnhân và khu vực công Vào đầu năm 1984, Hội đồng đánh giá chuẩn mực Kế toán(ASRB) được thành lập để xem xét các chuẩn mực được đưa ra bởi hội nghề nghiệp vàđưa vào luật, hệ thống này hoạt động theo Luật Công ty 1981 Năm 1988, ASRB và tổchức nghề nghiệp của AcSB được sáp nhập, ASRB tiếp tục kết hợp chặt chẽ vớiPSASB
ASRB sau đó được tái thành lập theo luật Ủy ban Chứng khoán Úc 1989 Năm
1991, ASRB được đổi tên thành Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Úc (AASB) Năm
2000, AASB sáp nhập với PSASB Các AASB mới được chính thức thành lập lại theoLuật Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc 1989 Chính phủ Úc cũng thành lập Hội đồngbáo cáo tài chính (FRC) để giám sát các hoạt động của AASB Các chuẩn mực củaAASB sau đó áp dụng Luật Công ty 2001 và AASB tiếp tục hoạt động theo Luật Ủyban Đầu tư và Chứng khoán Úc 2001
Những nhà thiết lập chuẩn mực kế toán của Úc cũng có những nỗ lực đáng kểđóng góp cho sự phát triển của các chuẩn mực kế toán quốc tế thuộc Ủy ban chuẩnmực kế toán quốc tế (IASC), được thành lập vào năm 1973 và sau đó trở thành Hộiđồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) vào năm 2001 Các AASB cũng tìm cách hàihòa và hội tụ các chuẩn mực của mình với IASB, và hỗ trợ Ủy ban khu vực công(PSC) của Liên đoàn Kế toán Quốc tế trong việc phát triển các chuẩn mực cho khu vựccông PSC hiện được gọi là Hội đồng chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế(IPSASB)
Trang 7Năm 2002, FRC đã đưa ra một định hướng chiến lược rộng cho AASB yêu cầu
kế thừa các công bố được ban hành bởi IASB - các Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS).Theo đó, các chuẩn mực tương đương của Úc với IFRS được áp dụng cho kỳ báo cáohàng năm bắt đầu từ hoặc sau ngày 01/01/2005 AASB cũng giữ lại một số chuẩn mựcnội địa và các giải thích
Năm 2003, FRC cũng ban hành một định hướng chiến lược rộng cho AASBliên quan đến sự hài hòa các thống kê tài chính chính phủ (GFS) và các nguyên tắc kếtoán được thừa nhận chung (GAAP) báo cáo trong khu vực công
2.2 Giới thiệu về Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc (AASB)
AASB là một cơ quan của Chính phủ Úc, chịu trách nhiệm trong việc phát triển
và duy trì các chuẩn mực báo cáo tài chính áp dụng cho các tổ chức trong nền kinh tế
Úc Bên cạnh đó, AASB cũng đóng góp vào sự phát triển của hệ thống chuẩn mực báocáo tài chính trên thế giới AASB hoạt động theo Luật Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư
Úc (ASIC) 2001 Theo luật này, các chức năng điều lệ của AASB bao gồm:
Phát triển một khuôn mẫu lý thuyết cho mục đích đánh giá các chuẩn mực được
đề xuất;
Xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán theo Mục 334 của Luật Công ty2001;
Xây dựng các chuẩn mực kế toán cho các mục đích khác;
Tham gia và đóng góp vào sự phát triển của một bộ chuẩn mực kế toán sử dụngtrên toàn thế giới;
Cải thiện và thúc đẩy các mục tiêu chính được nêu tại Phần 12 - Luật ASIC,trong đó bao gồm việc giảm chi phí vốn, tạo điều kiện cho các công ty Úc cạnhtranh hiệu quả ở nước ngoài và tăng cường niềm tin của nhà đầu tư trong nềnkinh tế Úc
Tầm nhìn của AASB là được công nhận như một bên thiết lập các chuẩn mực
quốc gia hàng đầu và một trung tâm toàn cầu ưu việt
Nhiệm vụ của AASB là:
Tạo ra các chuẩn mực báo cáo cho bên ngoài dựa trên nguyên tắc của Úc đápứng nhu cầu người sử dụng;
Góp phần vào sự phát triển của các chuẩn mực báo cáo cho bên ngoài trênphạm vi quốc tế
2.3 Quy trình xây dựng các chuẩn mực kế toán Úc của AASB
Các chính sách và quy trình của AASB vạch ra quyền hạn, chức năng và cách thứcAASB thực hiện công việc của mình Sơ đồ dưới đây giới thiệu sơ lược về quy trìnhxây dựng các chuẩn mực kế toán tại Úc:
Trang 82.3.1 Hoạt động của các bên liên quan
Các tổ chức chuẩn mực quốc tế xác định một vấn đề chuyên môn
Một vấn đề chuyên môn có thể được xác định bởi Hội đồng chuẩn mực kế toánquốc tế (IASB) hoặc Ủy ban Giải thích IFRS (IFRIC) Úc đã áp dụng Chuẩn mực Báocáo Tài chính Quốc tế (IFRS) kể từ ngày 01/01/2005, phù hợp với định hướng chiếnlược của Hội đồng báo cáo tài chính (FRC) Do đó, các vấn đề trong chương trình làmviệc của IASB và IFRIC cũng được đưa vào chương trình làm việc của AASB, mặc dùmức độ tham gia của các AASB thay đổi tùy theo vấn đề và có thể trọng yếu hoặckhông đáng kể
Một vấn đề chuyên môn cũng có thể được xác định bởi Hội đồng Chuẩn mực
Kế toán khu vực công quốc tế (IPSASB) Các AASB theo dõi chặt chẽ chương trìnhlàm việc của IPSASB và đảm nhận các chủ đề được lựa chọn, dựa trên ý nghĩa củachúng đối báo cáo tài chính khu vực công tại Úc
Tổ chức/cá nhân Úc xác định một vấn đề chuyên môn
Các bên liên quan có thể tư vấn cho các vấn đề của AASB mà theo quan điểmcủa họ nên được xem xét bởi AASB hoặc một bên thiết lập chuẩn mực quốc tế Ví dụ,vấn đề có thể được đưa ra trong bối cảnh cải thiện tính thích hợp và độ tin cậy củathông tin tài chính hoặc giảm chi phí của báo cáo tài chính
Trang 92.3.2 Các hoạt động của AASB
AASB xác định một vấn đề chuyên môn
Các thành viên của AASB có thể xác định các vấn đề chuyên môn đòi hỏi phảixem xét Các vấn đề được xác định liên quan đến các tổ chức lợi nhuận thường đượcchuyển đến IASB hoặc IFRIC để xem xét
Vấn đề ảnh hưởng đến các tổ chức phi lợi nhuận trong các lĩnh vực công và tưnhân có thể được giải quyết nội bộ trong nước hoặc chuyển đến IPSASB
Đưa vấn đề vào chương trình nghị sự
Khi một vấn đề chuyên môn đã được xác định, AASB sẽ phát triển một đề xuất
dự án (project proposal) Một đề xuất dự án sẽ đánh giá những lợi ích tiềm năng củaviệc thực hiện dự án, chi phí của việc không thực hiện, các nguồn lực sẵn có và thờigian có thể AASB sau đó sẽ xem xét đề xuất dự án và đưa ra quyết định liệu dự án cógiá trị và cần được đưa vào chương trình nghị sự (chương trình làm việc) hay không.Một biên bản cuộc họp sẽ ghi lại các quyết định, và có hay không một quyết định nghị
sự hội đồng chính thức được ban hành
Nghiên cứu và xem xét vấn đề
Khi một vấn đề đã được đưa vào chương trình nghị sự, AASB sẽ thảo luận vềcác tài liệu được phát triển và trình bày bởi nhân viên AASB Các tài liệu này xác địnhphạm vi của vấn đề, các cách tiếp cận thay thế, và thời gian của các kết quả đầu ra.Chúng có thể được rút ra từ các tài liệu có liên quan của những bên xây dựng chuẩnmực khác, bao gồm cả IASB, IPSASB và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán New Zealand(NZASB), hoặc từ các tổ chức khác
Một số vấn đề có thể được xem xét cùng với Hội đồng CMKT New Zealand,khi vấn đề đó quan trọng với cả hai nước, nhằm phát triển các yêu cầu so sánh
Tham khảo ý kiến các bên liên quan
Khi các nghiên cứu đã được hoàn thành, AASB cung cấp tài liệu liên quan chocông chúng nhận xét và thảo luận với các bên liên quan thông qua một trong nhữngloại tài liệu sau đây:
+ Exposure Drafts (EDs): ED thường là dự thảo của một chuẩn mực được đề
xuất (hoặc công bố chính thức khác) hoặc dự thảo sửa đổi một chuẩn mực ED có thểbao gồm các đề xuất chọn lọc hơn so với ITC, DP và CP (Consultant Papers)
+ Invitation to Comment (ITCs): ITCs nhìn chung tìm kiếm thông tin phản hồi
về các đề xuất mở rộng Một ITC có thể chứa một DP hoặc một CP
+ Draft Interpretations (DIs): DI là dự thảo của một giải thích được đề xuất.
Trang 10+ Discussion Papers (DPs): Tài liệu này thường phác thảo một loạt các chính
sách kế toán có thể trên một chủ đề cụ thể
Các tài liệu này có thể được cung cấp bởi AASB, IASB, IPSASB hoặc các bênthiết lập chuẩn mực khác AASB có thể chọn để phát hành các tài liệu quốc tế ở Úc đểlấy ý kiến
AASB cũng có thể sử dụng các phương pháp sau để tham khảo ý kiến các bên
liên quan như:
+ Thảo luận bàn tròn (Roundtable discussions)
AASB có thể tổ chức các cuộc thảo luận chính thức với một loạt các bên liên quan đếncác đề xuất được ban hành để nhận xét
+ Các nhóm tập trung (Focus Groups)
Nhóm tập trung bao gồm các đại diện của người sử dụng báo cáo tài chính, như cácnhà đầu tư và các chuyên gia đầu tư, nhà phân tích vốn và tín dụng, nhà trợ cấp tíndụng và các tổ chức đánh giá Các nhóm này gắn kết các nhà tư vấn của AASB vớinhóm quan trọng sử dụng báo cáo tài chính
+ Ban tư vấn dự án (Project Advisory Panels)
AASB có thể bổ nhiệm các bên liên quan vào ban cố vấn dự án, gồm một nhóm người
có chuyên môn về một chủ đề cụ thể Ban này có thể được yêu cầu cung cấp lờikhuyên và ý kiến cho AASB, như tài liệu chương trình nghị sự được phát triển để giảiquyết một vấn đề
+ Ban tư vấn giải thích (Interpretation Advisory Panels)
AASB có thể thành lập một ban tư vấn giải thích theo yêu cầu trên cơ sở theo chủ đề.Vai trò của nhóm được giới hạn trong việc chuẩn bị các quan điểm thay thế cho mộtvấn đề, và khi thích hợp sẽ khuyến nghị xem xét bởi AASB Thành viên nhóm thườngbao gồm người chuẩn bị, người sử dụng BCTC, kiểm toán viên và nhà quản lý đại diệncho các quan điểm
Ban hành chuẩn mực hoặc công bố khác
Sau quá trình xem xét vấn đề, AASB có thể phát hành một công bố như mộtchuẩn mực, giải thích, hoặc một tài liệu khuôn mẫu lý thuyết Ngoài ra, AASB cũng cóthể quyết định xử lý một vấn đề bằng cách đưa ra quan điểm vào biên bản cuộc họphoặc một quyết định nghị sự hội đồng chính thức
Những công bố áp dụng đối với các tổ chức lợi nhuận sẽ nhất quán với cácIFRS do IASB ban hành Điều này sẽ đảm bảo rằng báo cáo tài chính mục đích chungđược lập bởi các tổ chức lợi nhuận phù hợp với các chuẩn mực AASB cũng sẽ phùhợp theo IFRS