1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn ngân hàng quốc tế hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền

48 666 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 721,5 KB

Nội dung

Qua đó, hàng năm Mỹ đã đưa ra hơn 1000 trường hợp xét xử theo loại tội phạm rửa tiền và số trườnghợp bị kết án có xu hướng giảm qua các năm.Bên cạnh kết quả như trên, hệ thống phòng, chố

Trang 1

LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 4 – K 21

ĐỀ TÀI:

* Hoạt động rửa tiền và phòng chống rửa tiền

Giảng viên: PGS.TS Trương Thị Hồng Nhóm thực hiện: 1 Trần Phương Linh

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1

I Tổng quan về hoạt động rửa tiền và phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng trên thế giới 1

1.1 Tổng quan về hoạt động rửa tiền 1

1.1.1 Định nghĩa hoạt động rửa tiền 1

1.1.2 Các giai đoạn của rửa tiền 2

1.1.3 Các phương thức rửa tiền 3

1.1.4 Tác động của rửa tiền 4

1.2 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 4

1.2.1 Các dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 4

1.2.2 Điều kiện phát sinh rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 6

1.3 Phòng, chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới 9

1.3.1 Hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền 9

1.3.2 Phòng, chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới 11

1.3.2.1 Phòng, chống rửa tiền tại Mỹ 11

1.3.2.2 Phòng, chống rửa tiền tại Singapore 12

II Thực trạng rửa tiền và phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 13

2.1 Thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 13

2.1.1 Các biểu hiện rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 13

2.1.2 Những phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 14

2.2 Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam 16

2.2.1 Các phương thức phòng, chống rửa tiền trong thời gian qua 16

Trang 3

2.2.2 Đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong

thời gian qua 20

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NÉT TỔNG QUAN VỀ THIÊN ĐƯỜNG THUẾ 25

I Tổng quan về thiên đường thuế 25

1.1 Định nghĩa 25

1.2 Các nhân tố cần xem xét trong việc xác định một khu vực là “thiên đường thuế” hay không? 26

II Một số thiên đường thuế trên thế giới hiện nay 26

1 Tiểu bang Delaware, Mỹ 27

2 Quần đảo Virgin (British Virgin Islands) 29

3 Bermuda 33

4 Cayman Islands 34

5 Thụy Sỹ - Thiên đường của các ngân hàng 35

6 Singapore 43

7 Luxembourg 43

8 Hồng Kông 43 KẾT LUẬN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động rửa tiền

Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới Theoước tính của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và thống kê của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), hàng năm số tiềnđược bọn tội phạm tẩy rửa khoảng 400-500 tỷ USD, trong đó khoảng 60-70% là tiền mặt Một trong những thủđoạn rửa tiền phổ biến là thông qua hệ thống ngân hàng, điều đó có nghĩa là những quốc gia có hệ thống tàichính ngân hàng sơ khai, lỏng lẻo luôn là điểm đến tiềm năng của bọn tội phạm rửa tiền Tác hại của việc rửatiền không chỉ làm mất sự kiểm soát của các chính sách kinh tế, mà còn làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân,lũng đoạn hệ thống tài chính, bóp méo hoạt động ngoại thương, ngăn cản hội nhập quốc tế Chính tác hại tolớn của việc rửa tiền như trên, rất nhiều các tổ chức chính phủ và phi chính phủ được phân công thực hiệncông tác phòng, chống rửa tiền như: Ngân Hàng Thế Giới (WB), Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ủy Ban GiámSát Ngân Hàng Basel, Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF), v.v… Ở các nước phát triển như : Mỹ, Anh,Nga, Úc, Pháp, … Luật Phòng, chống rửa tiền đã được hình thành và triển khai một cách hiệu qủa Tại ViệtNam, vấn đề phòng, chống rửa tiền là một trong những vấn đề tương đối mới mẻ Trước đây phòng, chốngrửa tiền được đề cập đầu tiên thông qua Công Ước Viên (Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bánbất hợp pháp ma túy và chất hướng thần năm 1988) mà Việt Nam tham gia Và sau này là Nghị Định số74/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2005 của Chính Phủ về phòng, chống rửa tiền Ngày 18/06/2012, QuốcHội đã thông qua Luật Phòng chống rửa tiền số 07/2012/QH13, góp phần xây dựng khung pháp lý cho công tácphòng chống rửa tiền tại Việt Nam

“Thiên đường thuế”

“Thiên đường thuế” là nơi có mức thuế suất thấp và mức độ bảo mật thông tin tài sản của các doanhnghiệp và cá nhân rất cao Ngoài ra, thủ tục thành lập doanh nghiệp lại dễ dàng với lệ phí thành lập và duy trìdoanh nghiệp thấp.Nhờ những lợi thế trên mà các “thiên đường thuế” thu hút được dòng vốn đầu tư khổng lồ.Rất nhiều doanh nghiệp đã được thành lập tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này để đầu tư sang các quốc giakhác.Và cũng bởi các quy định quá thông thoáng nên những các quốc gia và vùng lãnh thổ trên được xem lànơi dung túng cho việc trốn thuế và dẫn đến mối lo ngại về hoạt động không hợp lệ của các doanh nghiệpnhư lừa đảo, rửa tiền, chuyển giá, thao túng hoặc tài trợ khủng bố

Hoạt động rửa tiền và Thiên đường thuế là hai chủ đề hay cần nghiên cứu trong môn học Ngân hàngquốc tế này

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

I Tổng quan về hoạt động rửa tiền và phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng trên thế giới

1.1 Tổng quan về hoạt động rửa tiền

1.1.1 Định nghĩa hoạt động rửa tiền

Rửa tiền là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lạinhững tài khoản kếch xù Lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bê bối tài chínhWatergate nổi tiếng nước Mỹ nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ “rửa tiền” mới chính thức được sửdụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án Mỹ Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong những thập kỉgần đây bởi tính phổ biến và ảnh hưởng của chúng

Theo Tổ chức chống rửa tiền quốc tế - FATF (Finance Action Task Force): Rửa tiền là việc giúp

đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật; việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất,việc cất giấu, di chuyển hay chuyển quyền sở hữu tài sản phạm pháp; việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụngtài sản phạm pháp

Theo Công ước Vienna (1988) và Công ước Palermo (2000) của Liên Hợp Quốc : Rửa tiền là các

 Có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó đã biết rằng tài sản này

có được từ hành vi phạm tội

Theo Nghị định số 74/2005/NĐ-CP Ngày 07/06/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền: rửa

tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua cáchoạt động:

Trang 6

 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội

Như vậy, một cách khái quát thì rửa tiền là toàn bộ các hoạt động được tiến hành một cách

cố ý nhằm hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm.

1.1.2 Các giai đoạn của rửa tiền

Giai đoạn sắp xếp (placement): Đưa tiền bẩn vào hệ thống kinh tế tài chính

Tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính đểchuẩn bị thực hiện bước tiếp theo Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền.Mục đích của bước này là biến đổi hình thái ban đầu của các khoản thu nhập phạm pháp và tách chúngkhỏi tổ chức tội phạm nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng Một số thủ đoạn phổ biến làchia nhỏ tiền bất chính để gửi vào các ngân hàng nhiều lần để số lượng mỗi lần không đến mức phải khaibáo, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài

Giai đoạn phân tán (layering): Quay vòng tiền

Trang 7

Trong giai đoạn này, những kẻ rửa tiền sử dụng tiền bẩn để thực hiện càng nhiều giao dịch tàichính càng tốt, đặc biệt là các giao dịch xuyên quốc gia, như chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngânhàng, các quốc gia, đầu tư dự án, chuyển đổi thành chứng khoán, séc du lịch nhằm tạo ra một mạng lướigiao dịch chằng chịt, phức tạp và khó lần dấu vết, che dấu nguồn gốc của tài sản

Giai đoạn quy tụ (integration): Hội nhập tiền đã rửa vào hệ thống kinh tế tài chính

Dù tiền bẩn có được quay vòng qua bao nhiêu giao dịch thì đích đến cuối cùng vẫn là tổ chức tộiphạm ban đầu Một số thủ đoạn tiêu biểu là làm sai lệch hóa đơn trong giao dịch XNK, chuyển tiền quamột ngân hàng hợp pháp thông qua một ngân hàng trá hình hay công ty ma ở nước ngoài Sau đó những

kẻ rửa tiền sẽ đầu tư tiền này vào các hoạt động kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mụcđích

Yêu cầu cơ bản để việc rửa tiền được thành công là phải khéo léo xóa được mọi dấu vết giấy tờgiao dịch Tránh khai báo hải quan, xâm nhập cài người vào hệ thống ngân hàng, trì hoãn cung cấp chứng

từ là những thủ đoạn phổ biến giúp bọn tội phạm đạt mục đích này

1.1.3 Các phương thức rửa tiền

Theo phạm vi thực hiện, thì có 5 trường hợp rửa tiền cơ bản:

Đây là quá trình mà số tiền bất hợp pháp được hình thành, được tẩy rửa cũng như được táiđầu tư qua hệ thống tài chính của nước đó

 Trường hợp 2: “tiền bẩn” được hình thành ở trong nước, sau đó chuyển

ra nước ngoài để tẩy rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông trênthị trường trong nước

ở nước đó hay nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển

 Trường hợp 4: “tiền bẩn” được rửa và rút khỏi hệ thống tài chính củamột nước đang phát triển để sử dụng ở nước khác, không quay lại đầu tư cho nước đó

phát triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi

Theo nội dung hoạt động, rửa tiền biểu hiện theo một số phương thức như:

Trang 8

 Rửa tiền bằng cách sử dụng hóa đơn, chứng từ giả

1.1.4 Tác động của rửa tiền

Ảnh hưởng của rửa tiền đến nền kinh tế vĩ mô:

biến trong cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất cũng như tỷ giá hối đoái

khoản đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế

 Hoạt động rửa tiền làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền tệ củachính phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, tham ô, mua bán nội gián, gianlận thương mại, tăng tính bất ổn của nền kinh tế

hợp pháp, gây mất lòng tin đối với thị trường

 Hệ thống ngân hàng tài chính bị suy yếu, thậm chí có thể bị thao túngbởi các băng nhóm tội phạm

chính sách và giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ

Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà ngay cả các quốcgia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế cũng không tránh khỏi Đặc biệt khi cácthị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế và lĩnh vực tài chính thì họ dể dàng trở thành mục tiêu của các hoạtđộng rửa tiền Nói cách khác rửa tiền đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế vĩ mô nói chung

và lĩnh vực tài chính nói riêng

1.2 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

1.2.1 Các dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Có thể phân loại, định dạng và nhận biết một số dấu hiệu đáng ngờ ở các giao dịch mà bọn tộiphạm lợi dụng để rửa tiền như sau:

Thứ nhất, thông qua thông tin về khách hàng

Trang 9

Ngân hàng hoàn toàn có đủ cơ sở để nghi ngờ bất cứ một khách hàng nào có thái độ miễn cưỡngkhi cung cấp các thông tin, chứng từ thông thường theo quy định của ngân hàng trong quan hệ giao dịchvới khách hàng Đặc biệt là những khách hàng cung cấp ít thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật, hoặckhi nộp đơn xin mở tài khoản tại ngân hàng, những khách hàng này đã cung cấp những thông tin mà nếumuốn xác minh được những thông tin đó thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn hoặc phải trả chi phí rất cao

Thứ hai, các tài khoản giao dịch đang bị điều tra hoặc bị khởi kiện

Nhân viên ngân hàng thường chú ý đến các chủ tài khoản đang bị điều tra, khởi kiện hoặc liênquan đến các vụ án đang được xét xử tại tòa án, hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền

Thứ ba, thông qua tính chất, đặc điểm của giao dịch

Các giao d ị ch không mang l ợ i ích v ề m ặ t kinh t ế

Các giao dịch này có đặc điểm không phù hợp với các hoạt động thông thường của khách hàng Ví

dụ như việc sử dụng thư tín dụng và một số biện pháp tài chính thương mại để chuyển tiền từ quốc gia nàysang quốc gia khác Tuy nhiên, việc chuyển tiền này lại không phù hợp với các hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng Một trường hợp điển hình khác là các giao dịch qua các tài khoản mà trước

đó hầu như không có giao dịch nào, nhưng hiện tại lại có rất nhiều giao dịch một cách bất thường mà chủtài khoản này không đưa ra được sự giải thích hợp lý cho việc liên tục sử dụng tài khoản ở mức độ cao

Các giao dịch gồm nhiều khoản tiền mặt giá trị lớn

Một là, mua hoặc bán ngoại tệ bằng tiền mặt với số lượng lớn cho dù khách hàng có tài khoảntrong ngân hàng

Hai là, thường rút tiền mặt từ tài khoản với số lượng lớn, mà số tiền này dường như không phục vụcho các hoạt động kinh doanh của khách hàng

Ba là, rút tiền mặt với số lượng lớn từ tài khoản vừa mới bất ngờ nhận được một khoản chuyển tiền

vô cùng lớn từ nước ngoài

Bốn là, gửi tiền mặt với số lượng lớn vào tài khoản bằng cách chia nhỏ số tiền mặt muốn gửi thànhnhiều khoản khác nhau Tuy nhiên, nếu tính tổng số tất cả các khoản tiền gửi đã chia nhỏ thì giá trị rất lớn

Năm là, các khách hàng thường xuyên gửi tiền mặt với số lượng lớn vào ngân hàng, nhưng tiền rút

ra khỏi tài khoản thường bằng séc chi trả cho các cá nhân, hay công ty không có quan hệ kinh doanh vớikhách hàng

Các giao dịch liên quan đến các tài khoản trong ngân hàng có một số đặc điểm bất thường

Trang 10

Một là, tài khoản có tốc độ chu chuyển tiền trong ngày rất cao Điều này thể hiện ở việc thay đổiđột biến doanh số giao dịch trên tài khoản Doanh số giao dịch lớn trong một thời gian ngắn nhưng số dưtài khoản nhỏ

Hai là, các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoảnthành một khoản tiền lớn và ngược lại Trong một thời gian rất ngắn, tiền được chuyển lòng vòng quanhiều tài khoản khác nhau

Các giao dịch liên quan đến các cuộc chuyển tiền ra nước ngoài

Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch liên quan đếnchuyển tiền ra nước ngoài là phổ biến Tuy nhiên trong số các giao dịch đó, cũng có những giao dịch vớimục đích bất thường Nhân viên ngân hàng có thể nhận biết được qua mục đích, tính chất của việc chuyển tiền Sau đây là một số dấu hiệu điển hình mà ngân hàng cần quan tâm, lưu ý:

o Việc một khách hàng vãng lai chuyển tiền ra nước ngoài mà không đưa ra lý do hợp pháp

o Một khách hàng chuyển tiền tới chi nhánh nước ngoài, công ty con, hoặc ngân hàng có trụ sởtại một quốc gia nơi mà buôn lậu, tham nhũng, sản xuất và buôn bán ma túy thường xuyêndiễn ra

Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư

Một là, hoạt động mua bán chứng khoán không phù hợp với vị thế hiện tại của khách hàng, hoặckhách hàng đầu tư chứng khoán bằng tiền mặt một cách khác thường với số lượng lớn

Hai là, vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có nguồn gốc từ các nước có tỷ lệtội phạm cao như: Ý, Nga, Macao … hay từ các nước có hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền cònyếu kém như các nước Châu Phi

Thứ tư, thông qua các khoản vay có hoặc không có thế chấp

Các khoản vay được trả bằng tiền mặt, ngoại tệ hoặc các công cụ thanh toán khác mà người chovay không được tiết lộ

Các khoản cho vay được đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba mà không có mối liên hệ minh bạchvới khách hàng

1.2.2 Điều kiện phát sinh rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền chưa đầy đủ

Trang 11

Rửa tiền là một vấn đề mang tính toàn cầu Bọn tội phạm thường lợi dụng những sơ hở trong cácquy định về giám sát của ngân hàng để thực hiện hành vi rửa tiền Do đó, điều đầu tiên phải kể đến đó là

hệ thống tài chính tiền tệ đang trong giai đoạn phát triển với những quy định lỏng lẻo trong cơ chế giámsát từ phía các tổ chức tài chính là một trong những nguyên nhân tạo cơ hội thực hiện rửa tiền qua hệthống ngân hàng

Thứ hai, bộ máy tổ chức về phòng, chống rửa tiền còn hạn chế

Về công tác quản lý: ngân hàng trung ương thiếu một cơ quan đầu mối về phòng, chống rửa tiền

Cơ quan này có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin về các giao dịch đáng ngờ từ các ngân hàng thương mạitrong nước, cũng như tập hợp danh sách các giao dịch đáng ngờ từ các nước trên thế giới

Về phía các ngân hàng thương mại: thiếu cán bộ, hệ thống công nghệ thông tin còn tương đối lạchậu và chưa có quy trình về phòng, chống rửa tiền

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thường phải đối mặt với nhiều rủi ro Do

đó, các ngân hàng phải xây dựng các quy trình giám sát, kiểm toán nội bộ thực sự chặt chẽ Tuy nhiên,trong hầu hết các ngân hàng, việc xây dựng các quy trình giám sát về phòng, chống rửa tiền còn thiếuhoặc chưa được quan tâm đúng mức Các ngân hàng không áp dụng các quy định trong việc nhận dạng vàthực hiện nguyên tắc hiểu biết khách hàng

Thứ ba: một số quy định về thanh toán tạo thuận lợi cho hoạt động rửa tiền

Tín dụng chứng từ (LC) là một trong những công cụ được bọn tội phạm rửa tiền ưa thích sử dụngnhất, là vì các giao dịch “ma” thanh toán bằng phương thức này ít bị nghi ngờ và có thể qua mặt ngânhàng và cơ quan pháp luật Một trong những yếu tố hấp dẫn của LC là “các ngân hàng giao dịch trên cơ sởcác chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác có liên quan đến chứng từ”,tức là ngân hàng phát hành LC sẽ thanh toán khi nhận được các chứng từ phù hợp với các điều kiện vàđiều khoản của LC chứ không phải chờ khi hàng đến rồi mới thanh toán Đối với những LC thanh toánbằng vốn tín dụng, ngân hàng có thể tham gia can thiệp vào một số điều kiện, điều khoản của LC nhằmtránh rủi ro cho khách hàng và gián tiếp là tránh rủi ro cho ngân hàng tài trợ Ngoài ra, sau khi cho vaythanh toán LC, ngân hàng còn theo dõi, kiểm tra hàng hóa Tuy nhiên, đối với LC thanh toán bằng vốn tự

có và ký qũy đủ 100% thì các ngân hàng thường chỉ tư vấn chứ không can thiệp vào nội dung LC và cũngkhông phải kiểm tra, theo dõi hàng hoá đã được nhận hay chưa Thêm vào đó ngân hàng không yêu cầunhà nhập khẩu bổ sung tờ khai hải quan sau khi hoàn tất thủ tục nhận hàng Điều này tạo điều kiện tộiphạm mở LC “ma” với yêu cầu về chứng từ đơn giản để người thụ hưởng là đồng bọn của chúng có thể dễdàng xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán Theo điều 15 của UCP 600: “khi ngân hàng phát hành xác

Trang 12

định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán”, khi đó ngân hàng phát hành thực hiện ghi nợ tàikhoản thanh toán của nhà nhập khẩu Đến thời điểm này ngân hàng đóng hồ sơ LC mà không có tờ khaihải quan, nhà nhập khẩu nhận bộ chứng từ nhưng không đi nhận hàng vì thực tế đó chỉ là giao dịch “ma”,tiền được chuyển ra nước ngoài không gặp trở ngại nào Phương thức nhờ thu chứng từ cũng được bọn tộiphạm lợi dụng để rửa tiền Thủ thuật có thể được thực hiện như sau: nhà xuất khẩu là đồng bọn của nhànhập khẩu thông qua ngân hàng chuyển giao chứng từ và chỉ thị nhờ thu Theo đó, bộ chứng từ được gửiđến ngân hàng xuất trình để nhờ thu, ngân hàng này xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầuthanh toán Biết rằng bộ chứng từ là giả mạo nhưng nhà nhập khẩu vẫn đồng ý thanh toán cho nhà xuấtkhẩu, và tất nhiên nhà nhập khẩu cũng sẽ không đi nhận hàng Những giao dịch không có thật này, thườngđược bọn tội phạm thanh toán bằng vốn tự có để tránh việc ngân hàng kiểm tra hàng hóa như trong trườnghợp giao dịch nhập khẩu được ngân hàng tài trợ bằng vốn tín dụng

Ứng trước một phần tiền hàng là một trong những điều kiện mua bán bình thường trong hợp đồngthương mại quốc tế Để nhà xuất khẩu có thể ứng trước một phần tiền hàng từ nhà nhập khẩu, thì giữa nhàxuất khẩu và nhập khẩu phải có hợp đồng mua bán hàng hóa với điều khoản thanh toán trước cho nhà xuất

khẩu một số tiền nhất định, để làm cơ sở cho việc ngân hàng chuyển tiền thanh toán Như vậy tại thờiđiểm thanh toán ngân hàng chưa có đầy đủ chứng từ thanh toán Nếu đây là những giao dịch thật thìkhông có vấn đề gì phải bàn, nhưng nếu đó là thủ thuật của bọn tội phạm lợi dụng để rửa tiền thì là chuyệnkhác Ngân hàng có thể bị cáo buộc là đã tiếp tay cho bọn tội phạm rửa tiền Có ngân hàng cẩn thận hơnyêu cầu khách hàng bổ sung tờ khai hải quan và các chứng từ khác khi hoàn tất việc nhận hàng Nhưnggiao dịch “ma” nhằm mục đích rửa tiền thì làm gì có hàng để nhận Do vậy nhà nhập khẩu sẽ không thể bổsung các chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng Ngân hàng chỉ còn biết rút kinh nghiệm lần sau sẽ khôngchấp nhận chuyển tiền cho nhà nhập khẩu này nữa

Lợi dụng bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Nhà xuất khẩu A (trong nước) ký hợp đồng xuất khẩu

“ma” với nhà nhập khẩu B (nước ngoài), trong đó quy định nhà xuất khẩu A phải cung cấp cho nhà nhậpkhẩu B một bảo lãnh ngân hàng trị giá 10% giá trị hợp đồng để đảm bảo cho việc giao hàng Nhà xuấtkhẩu A ký qũy 100% để ngân hàng phát hành bảo lãnh Khi đến hạn giao hàng nhà xuất khẩu A cố tìnhkhông giao hàng và để cho ngân hàng phải thanh toán cho nhà nhập khẩu B tiền phạt không thực hiện hợpđồng Như vậy, tiền được chuyển ra nước ngoài, với bề ngoài có vẻ hợp pháp Trong trường hợp ngânhàng quan tâm đến tổn thất của khách hàng thì được nhà xuất khẩu A trả lời rằng: “mặc dù phải thanh toántiền phạt không thực hiện hợp đồng nhưng trong thương vụ này công ty vẫn có lãi vì đã ký hợp đồng vớinhà nhập khẩu khác với giá cao hơn nhiều” Lý giải này có vẻ xóa tan nghi ngờ của ngân hàng

Trang 13

Lợi dụng bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: nhà nhập khẩu B (trong nước) ký hợp đồng nhập khẩu

“ma” với nhà xuất khẩu A (nước ngoài), trong đó quy định nhà nhập khẩu B phải trả trước 20% trị giá hợpđồng khi nhận được bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước do ngân hàng của nhà xuất khẩu A phát hành Khinhận được bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, nhà nhập khẩu B xuất trình thư bảo lãnh và đề nghị ngân hàngcủa mình thực hiện chuyển tiền cho nhà xuất khẩu A bằng vốn tự có của mình Tất nhiên nhà nhập khẩu Bchẳng bao giờ yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước mặc dù nhà xuất khẩu Akhông thực hiện các cam kết theo hợp đồng

Bên cạnh rửa tiền thông qua các giao dịch “ma”, bọn tội phạm còn thực hiện rửa tiền thông quanhững giao dịch có thật, nhưng thủ thuật tinh vi hơn, đó là hạ giá hoặc nâng giá hàng hóa Khoản chênhlệch giữa giá thực tế và giá nhập khẩu chính là khoản tiền phi pháp mà bọn tội phạm muốn tẩy rửa Sau vụ11/9, Mỹ nghi ngờ mạng lưới Al Qaeda có thể đã sử dụng thủ thuật nâng giá xuất khẩu mật ong để chuyểntiền giữa Mỹ và Trung Đông Phân tích của hai giáo sư Đại học quốc tế Florida cho thấy giá xuất khẩumật ong đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Cô-oét, Ả Rập xê-út, Yemen cao hơn giá xuất khẩu mật ongđến các nước khác đáng kể Bộ Ngân khố Mỹ đã ra lệnh cho các ngân hàng phong tỏa tài khoản của baCông ty bán mật ong cho Yemen, vì nghi ngờ các Công ty này có thể là một bộ phận của mạng lưới AlQaeda

1.3 Phòng, chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới

1.3.1 Hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền

Một trong những quy định quốc tế đầu tiên là Bản tuyên bố về ngăn ngừa tội phạm sử dụng hệthống ngân hàng cho mục đích rửa tiền của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng Bản tuyên bố này đưa racác chính sách và thủ tục cơ bản mà giám đốc ngân hàng cần bảo đảm có sẵn trong tổ chức của mình để

hỗ trợ cho việc chống rửa tiền Về cơ bản, có bốn nguyên tắc được đưa ra trong Bản tuyên bố này, đó là:(i) Nhận dạng khách hàng đúng cách; (ii) Tiêu chuẩn đạo đức cao và tuân thủ luật pháp; (iii) Hợp tác vớicác cơ quan thi hành pháp luật; và (iv) Các chính sách và thủ tục để bảo đảm tuân thủ Bản tuyên bố này

Do mối quan ngại về tình trạng buôn bán ma túy bất hợp pháp trên quốc tế ngày càng tăng và nhữngkhối lượng tiền khổng lồ liên quan được đưa vào hệ thống ngân hàng Chương trình Liên Hợp Quốc vềKiểm soát ma túy (UNDCP) đã khởi xướng một hiệp định quốc tế về chống buôn bán ma túy bất hợp pháp vàrửa tiền Trong năm 1988, Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy (Côngước Viên) đã được thông qua, có 169 nước tham gia vào Công ước này và có hiệu lực từ tháng 11 năm

1990 Công ước này chủ yếu đề cập đến các điều khoản để chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và cácvấn đề liên quan đến thi hành pháp luật Mặc dù trong Công ước không sử dụng thuật ngữ rửa tiền nhưng

Trang 14

Công ước đã đưa ra định nghĩa về khái niệm này và yêu cầu các nước hình sự hóa hoạt động đó Tuy nhiên,Công ước Viên chỉ quy định tội buôn bán ma túy bất hợp pháp là tội phạm nguồn và không xử lý các khíacạnh mang tính phòng ngừa

Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong việc phòng, chống rửa tiền là Lực Lượng Đặc Nhiệm TàiChính (FATF) do nhóm G-7 thành lập tại Paris năm 1989 Đó là tổ chức liên chính phủ nhằm phát triển vàkhuyến khích các tổ chức cảnh sát trong việc chống rửa tiền Việc thành lập tổ chức này xuất phát từ ý tưởng cho rằng hoạt động rửa tiền là tội phạm kinh tế rất phức tạp, do đó nó không thể được kiểm soátmột cách hiệu quả bởi những phương pháp làm luật thông thường Kết quả là cần thiết phải tập hợp các

cơ quan chức năng như: Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, Cảnh sát… để phòng, chống rửa tiền Điều đó sẽ tạo ra sự phối hợp toàn diện để giải quyết vấn đề phức tạp này

Nhiệm vụ đầu tiên của FATF là giúp các nước thành viên ban hành các quy định về phòng, chống rửatiền mà mục tiêu cuối cùng là ban hành được Luật Chống Rửa Tiền Theo hướng này, tháng 4 năm 1990,FATF đã ban hành 40 khuyến nghị nhằm tìm kiếm sự nhất trí giữa các nước trong việc ban hành luật vàthống nhất hành động của các ngân hàng để hạn chế các dòng tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma tuýchuyển qua các tổ chức tài chính Mặc dù các gợi ý về luật pháp được đưa ra, nhưng FATF vẫn tiến hành đánhgiá việc thực hiện của các nước thành viên thông qua nỗ lực của từng nước trong việc ban hành các quy định

về phòng, chống rửa tiền Một chức năng khác của FATF là cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho các tổ chứcngoài nhóm như: Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), Lực lượng đặc nhiệm tài chínhkhu vực Caribe (CFATF), Hội đồng châu Âu, Nhóm chống rửa tiền khu vực Đông và Nam Phi (ESAAMLG),Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền khu vực Nam Mỹ (GAFISUD)

Mặc dù không thể khẳng định rằng FATF đã hạn chế được tất cả các giao dịch rửa tiền trong giaodịch quốc tế, nhưng FATF đã có ảnh hưởng tích cực trong việc tạo ra những quy tắc và luật lệ quốc tế vềphòng, chống rửa tiền Qua việc đánh giá các nước trong việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền,FATF đã yêu cầu các nước thành viên không chỉ ban hành hệ thống luật pháp, mà còn phải thực hiện luật

đó một cách nghiêm túc Hơn nữa, FATF đã tạo ra một diễn đàn hợp tác phòng, chống rửa tiền trên phạm viquốc tế và đã thúc đẩy các hoạt động phối hợp xuyên quốc gia về phòng, chống rửa tiền Một ví dụ điển hình

là sự phối hợp giữa Mỹ và Colombia trong việc điều tra hoạt động rửa tiền của Tập đoàn Cali vào nhữngnăm 90

FATF cũng đã thành công trong việc biên soạn danh sách những nước và những tổ chức khủng bố liênquan đến rửa tiền Mục đích của “danh sách đen” này là “chỉ tên và làm xấu hổ” các nước được coi là thiênđường của việc rửa riền Danh sách đen này bao gồm: Ecuado, Iran, Pakistan, North Korea, Ethiopia,

Trang 15

Angola, Turkmenistan, Sao Tome and Principe Khi danh sách được công bố, hàng loạt các ngân hàng đã cắt

bỏ quan hệ đại lý với các ngân hàng tại các nước trong danh sách trên Mặc dù, một mặt các nước trên đềuphản đối danh sách này, mặt khác hầu hết họ đều nỗ lực ban hành hoặc sửa đổi các luật lệ và quy định cho phùhợp với các khuyến nghị của FATF, đồng thời tích cực hợp tác quốc tế toàn diện và thực hiện báo cáo cácgiao dịch đáng ngờ để cố gắng ra khỏi danh sách trên

1.3.2 Phòng, chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới

1.3.2.1 Phòng, chống rửa tiền tại Mỹ

Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thếgiới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo

Với mục tiêu tìm cách chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố trên tất cả các mặt trận, bao gồm

cả tích cực theo đuổi điều tra tài chính Nhìn chung, chiến lược phòng, chống rửa tiền của Mỹ tập trung vào

ba mục tiêu chính: (i) Để hiệu quả hơn, tiến hành cắt đứt sự tiếp cận hệ thống tài chính tài quốc tế của tộiphạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; (ii) Tăng cường khả năng của chính quyền liên bang hướng đến các tổchức rửa tiền và các hệ thống tài trợ khủng bố; (iii) Tăng cường và cải tiến biện pháp phòng, chống rửatiền cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để cải thiện hiệu quả những nỗ lực tuân thủ và thực thi phápluật để ngăn ngừa và ngăn chặn lạm dụng

Để cụ thể hóa chiến lược trên, Mỹ kiểm tra các tổ chức tài chính trong việc tuân thủ các quy định của

hệ thống, và thực thi những yêu cầu thông qua hành vi dân sự và hình sự Bên cạnh đó, Mỹ đánh giá các lĩnhvực khác nhau để xác định lỗ hổng chống rửa tiền, nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát thích hợp Tính minh bạch và trách nhiệm được khuyến khích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cũng như trong các lĩnh vực phi tàichính có liên quan Và Mỹ cũng xem xét khu vực tư nhân là một thành phần quan trọng trong việc thực hiệnchiến lược phòng, chống rửa tiền Trong thời gian qua, Chính phủ Mỹ đã có những nỗ lực trong các khu vực then chốt sau đây: (i) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan; (ii) Đảm bảo rằng các cơ quan thực thipháp luật và Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính sử dụng và chia sẻ cơ sở dữ liệu tài chính và các công cụphân tích; (iii) Tập trung nhân viên thực thi pháp luật và các nguồn lực khác vào các mục tiêu và các hệthống tài chính có mức độ ảnh hưởng cao nhất; (iv) Cải cách các cơ quan lập pháp và hành pháp; (v) Giatăng các hoạt động hợp tác quốc tế; (vi) Nâng cao sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chính phủ Mỹ với cộng đồng tàichính; và (vii) Giúp chính quyền địa phương điều tra và truy tố tội phạm tài chính và rửa tiền

Với các chiến lược và nỗ lực như trên, hàng năm FinCEN nhận được hơn 14,7 triệu báo cáo giao dịch,trong đó chủ yếu là báo cáo giao dịch vượt ngưỡng (hơn 13,67 triệu giao dịch), báo cáo giao dịch đángngờ (hơn 0,66 triệu giao dịch) …

Trang 16

Qua đó, hàng năm Mỹ đã đưa ra hơn 1000 trường hợp xét xử theo loại tội phạm rửa tiền và số trườnghợp bị kết án có xu hướng giảm qua các năm.

Bên cạnh kết quả như trên, hệ thống phòng, chống rửa tiền của Mỹ còn tồn tại một số lỗ hỗng như: (i)Các biện pháp liên quan đến những người có quan hệ chính trị không áp dụng một cách rõ ràng cho các Công

ty dịch vụ tiền tệ, lĩnh vực bảo hiểm, các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hàng hóa; (ii) Không có quy định rõ ràng yêu cầu các công ty bảo hiểm, các công ty dịch vụ tiền tệ, hoặc các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hànghóa có các chính sách và thủ tục đối với các giao dịch không trực tiếp; (iii) Các yêu cầu của Đạo luật bí mậtngân hàng không áp dụng cho các chi nhánh nước ngoài và văn phòng của Các công ty bảo hiểm nhân thọ

1.3.2.2 Phòng, chống rửa tiền tại Singapore

Không giống như Mỹ, Singapore đã thông qua một phương pháp tiếp cận đa phương để đối phó vớicác rủi ro rửa tiền Các nỗ lực chống rửa tiền hướng vào khung pháp lý, thể chế, chính sách một cách toàndiện và đầy đủ, tỷ lệ tội phạm trong nước ở mức thấp, không khoan dung cho tham nhũng trong nước, một bộmáy tư pháp hiệu quả, một nền văn hóa tuân thủ đã được thiết lập từ lâu và các biện pháp giám sát được thựchiện đầy đủ và hiệu quả

Singapore cho rằng họ đã đi đầu trong theo dõi và làm gián đoạn hành vi rửa tiền thông qua các thôngtin tình báo và quyền lực pháp lý khác Và họ đã xác định các yếu tố chính của chiến lược chống rửa tiền vàtài trợ khủng bố như sau: (i) Xác định các khu vực ưu tiên cao cho hành động dựa trên đánh giá rủi ro của cácmối đe dọa lớn và các lỗ hổng về hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố; (ii) Thực hiện các tiêu chuẩn quốc

tế một cách nghiêm chỉnh, đặc biệt là 40+9 khuyến nghị của FATF; (iii) Duy trì một chế độ hình phạtnghiêm khắc chống lại nạn buôn bán ma túy, khủng bố và các tội phạm nghiêm trọng khác; (iv) Thực thi pháp luật hiệu quả là biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ; (v) Áp đặt các tiêu chí lựa chọn chặt chẽ đối vớicác định chế tài chính muốn gia nhập ngành tài chính của Singapore; (vi) Bảo đảm hiệu quả giám sát cácđịnh chế tài chính hoạt động tại Singapore; (vii) Thuê chuyên gia và những chuyên viên nòng cốt để phát triển

và thực hiện các chính sách và biện pháp phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; (viii) Thực hiện sự phối hợp

và hợp tác cao giữa các cơ quan chính phủ; (ix) Cung cấp hỗ trợ pháp lý khác thông qua các kênh chínhthức và không chính thức, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin và tình báo

Để tăng cường các biện pháp phòng, chống rửa tiền, chính phủ Singapore đã quan tâm nhiều hơn đếnloại hình kinh doanh và nghề nghiệp phi tài chính nhạy cảm với rửa tiền Và họ đã đưa ra các sáng kiến mớibao gồm: (i) Ban hành quy định phòng, chống rửa tiền đối với các hoạt động casino; (ii) Thực hiện một

hệ thống khai báo cho du khách xuất nhập cảnh để kịp thời phát hiện vận chuyển tiền hoặc công cụ chuyểnnhượng vô danh; (iii) Mở rộng yêu cầu phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong môi giới hàng hóa kỳ

Trang 17

hạn; (iv) Mở rộng chương trình tiếp cận lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề phi tài chính bao gồm cả luật sư, đại lý bất động sản, kim hoàn và các doanh nghiệp nói chung; (v) Xây dựng hướng dẫn thi hành Luật xãhội; (vi) Nghiên cứu một khuôn khổ pháp lý phòng, chống rửa tiền chi tiết hơn đối với các nhà cung cấpdịch vụ cho doanh nghiệp; (vii) Đánh giá tham nhũng, buôn bán ma túy và các tội phạm nghiêm trọng khác

để điều chỉnh các quy định có liên quan, và có tính đến các yếu tố phản hồi về các vấn đề thực hiện

Thông qua phương pháp tiếp cận như trên, số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ tăng đều qua cácnăm, với 6.356 báo cáo, chủ yếu là từ các ngân hàng 2.063 báo cáo, các công ty bảo hiểm 2.964 báo cáo …

II Thực trạng rửa tiền và phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

2.1 Thực trạng rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

2.1.1 Các biểu hiện rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

Cho đến nay có rất nhiều biểu hiện rửa tiền qua hệ thống ngân hàng được các nước trên thế giới ghinhận Tại Việt Nam, mặc dù hiện tại chưa có vụ án rửa tiền nào được đưa ra xét xử, nhưng như thế không phải

là chúng ta không có rửa tiền Trong thời gian qua, Cục phòng, chống rửa tiền đã nhận được hàng trăm báocáo giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng, với các hành vi rửa tiền được biểu hiện như: khách hàng

có thái độ miễn cưỡng khi cung cấp các thông tin theo quy định của ngân hàng, các khách hàng đang bị điềutra, khởi kiện hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền quốc tế, các giao dịch không mang lợi ích về mặtkinh tế, các giao dịch gồm nhiều khoản tiền mặt có giá trị lớn, các giao dịch liên quan đến các cuộc chuyểntiền quốc tế, các giao dịch liên quan đến các hoạt động đầu tư

Bảng: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo biểu hiện rửa tiền

Khách hàng đang bị điều tra, khởi kiện hoặc nằm trong danh sách

cảnh báo rửa tiền của quốc tế

Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Số liệu báo cáo giao dịch đáng ngờ trên cho thấy các loại giao dịch có tính chất biểu hiện như: các giao

Trang 18

dịch mà khách hàng đang bị điều tra khởi kiện, hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền quốc tế, cácgiao dịch liên quan đến chuyển tiền quốc tế là những giao dịch có nguy cơ rửa tiền cao Nhìn chung, những giao dịch có nguy cơ rửa tiền cao như trên là đều thuộc nhóm khách hàng quốc tế, vào năm 2009, cácgiao dịch đáng ngờ có biểu hiện này chiếm 70% các giao dịch đáng ngờ Trong khi đó, tại các nước có hệthống phòng, chống rửa tiền hiệu quả như: Mỹ, Anh, Úc thì con số này chỉ ở mức 35-50% Nói như vậy không có nghĩa là cơ cấu biểu hiện rửa tiền của Việt Nam hoàn toàn khác với cơ cấu biểu hiện rửa tiền củacác nước có hệ thống phòng, chống rửa tiền hiệu quả, mà sự khác biệt về cơ cấu biểu hiện rửa tiền này chủyếu là do tại Việt Nam chưa có hệ thống kiểm soát rửa tiền hữu hiệu Để phát hiện những giao dịch đáng ngờ

có biểu hiện là những giao dịch không mang lợi ích về mặt kinh tế, những giao dịch liên quan đến hoạtđộng đầu tư thì đòi hỏi Việt Nam có hệ thống kiểm soát rửa tiền hiệu quả, các tổ chức tín dụng phải có chínhsách nhận biết khách hàng và được trang bị các phần mềm phục vụ công tác chống rửa tiền

2.1.2 Những phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

Theo Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, trong thời gian qua tội phạm rửa tiền đã lạm dụng hệthống ngân hàng Việt Nam để tiến hành rửa tiền thông qua các phương thức sau:

Phương thức 1: Bọn tội phạm qua mặt hệ thống kiểm soát của các ngân hàng bằng cách chia nhỏ

tiền sau đó chuyển dần ra nước ngoài Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “đào hối” từ cáchành vi rửa tiền của tội phạm trong nước và quốc tế

Phương thức 2: Một số đối tượng nước ngoài dùng các chứng từ giả để mở tài khoản tại các ngân

hàng Việt Nam để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo.Phương thức để thực hiện thủ đoạn này như sau: các đối tượng thực hiện mở tài khoản cá nhân tại các ngânhàng thương mại ở Việt Nam để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn từ ngân hàng nước ngoàigửi về Sau khi chủ tài khoản này rút tiền, một thời gian sau ngân hàng ở nước ngoài có thông báo đề nghịthu lại số tiền đã bị rút với lý do giao dịch bị giả mạo

Phương thức 3: Các đối tượng thông qua hệ thống ngân hàng để thực hiện lừa đảo tín dụng Bọn tội

phạm thường giả danh các tập đoàn hay các khách hàng nước ngoài đến các ngân hàng đề nghị cho ngânhàng vay khoản tiền lớn với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường nhiều lần, thời gian vay dài hạnnhưng yêu cầu “lại quả” trước cho chúng một khoản tiền lớn tương đương 5-10%

Trang 19

Phương thức 4: Các công ty tại các nước ngoài dùng tiền bất hợp pháp sau một thời gian phân chia

lòng vòng để xóa dấu vết, sau đó dùng chính số tiền này để mua cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổphần tại Việt Nam Sau một thời gian chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này ra nước ngoài

Phương thức 5: Rửa tiền thông qua nghiệp vụ chuyển tiền của ngân hàng thương mại

Với hơn 4 triệu kiều bào sống tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Hằng năm số kiều bàonày chuyển về nước một lượng lớn ngoại tệ trợ cấp thân nhân trong nước và đầu tư Đây là một trong nhữngnguồn cân đối quan trọng trong cán cân ngoại hối Việt Nam Bên cạnh những mặt tích cực của kiều hối như:

là nguồn cân đối quan trọng trong cán cân ngoại hối, làm gia tăng đầu tư trong nước, … thì nó cũng cónhững mặt trái như: bọn tội phạm lợi dụng chính sách kiểm soát kiều hối nới lỏng của nhà nước, để chuyểntiền về Việt Nam phục vụ các hoạt động phạm pháp, cũng như là thực hiện các hoạt động rửa tiền

Phương thức 6: Thông qua việc mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại để phục vụ việc

giao dịch chứng khoán Hiện nay ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại thực hiện mở tài khoản tiền gửicho các khách hàng kinh doanh chứng khoán Tuy nhiên, nguồn gốc thu nhập để mua cổ phiếu chưa đượcngân hàng quan tâm đúng mức Nguồn tiền ban đầu đưa vào tài khoản để kinh doanh chứng khoán có thể làtiền bất hợp pháp, nhưng sau một thời gian kinh doanh chứng khoán, tiền được rút ra từ ngân hàng đã được

“ngụy trang” là tiền hợp pháp Đây được xem là hành vi rửa tiền khá đơn giản trong bối cảnh hệ thống kiểmsoát rửa tiền qua hệ thống ngân hàng của chúng ta còn khá sơ khai

Bảng: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo phương thức rửa tiền.

Phương thức rửa tiền 2006 2007 2008 2009

Trang 20

Trong số 118 báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Cục phòng, chống rửa tiền nhận được từ năm 2006 đếnnăm 2009, thì có đến 72 báo cáo giao dịch đáng ngờ được thực hiện thông qua nghiệp vụ chuyển tiền giữacác ngân hàng thương mại, chiếm 56,25% số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ, trong khi đó các phươngthức rửa tiền khác như: rửa tiền qua hoạt động giao dịch chứng khoán, đầu tư vào cổ phiếu của các ngân hàng thương mại, thì ít được bọn tội phạm quan tâm Điều này phản ánh một thực tế là trong thờigian qua bọn tội phạm tại Việt Nam ưa thích thực hiện rửa tiền thông qua nghiệp vụ chuyển tiền giữa cácngân hàng thương mại, vì ưu điểm của phương thức rửa tiền này là chỉ trong thời gian ngắn bọn tội phạm

có thể tạo ra hàng trăm giao dịch chuyển tiền để tiến hành tẩy rửa

2.2 Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam

2.2.1 Các phương thức phòng, chống rửa tiền trong thời gian qua

Trước nguy cơ Việt Nam sẽ là điểm đến của bọn rửa tiền quốc tế, đặc biệt là rửa tiền qua hệ thốngngân hàng Trong thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp cơ bản làm giảm nguy cơ lợi dụng

hệ thống ngân hàng để thực hiện các hành vi rửa tiền, cụ thể như sau:

Xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền

Quy định pháp luật đầu tiên của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền được nhắc đến trong điều 251 BộLuật hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 và được sửa đổi, bổ sung tại kỳhọp thứ 5, Quốc hội khóa XII thông qua ngày 19/06/2009 Điều luật đã nêu bật lên được nội hàm cơ bản

của hành vi rửa tiền, cụ thể đã nêu lên nguồn gốc của khoản tiền bất hợp pháp là tiền do phạm tội mà có và

các phương thức phạm tội của hành vi rửa tiền, đó là thông qua các giao dịch ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có Đồng thời điều luật này cũng đưa ra các khung

hình phạt khác nhau đối với các mức độ phạm tội khác nhau, với mức phạt tù tối đa đến 15 năm đối với cáchành vi phạm tội có giá trị lớn và đặc biệt nghiêm trọng

Tiếp theo, Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực

ngày 01/10/1998, tại điều 19 đã có quy định về trách nhiệm của các TCTD đối với các khoản tiền có nguồn

gốc bất hợp pháp

Nghị Định 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005 của Chính Phủ về phòng, chống rửa tiền được ban

Trang 21

hành tạo cơ sở pháp lý cũng như thể hiện cam kết đối với quốc tế về việc phòng, chống rửa tiền Nghị Định

này quy định: các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phòng, chống rửa tiền; các biện pháp phòng, chống rửatiền; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền; và hợp tác quốc tế về rửa tiền Điểmnổi bật nhất của Nghị định này là đưa ra các quy định nhận biết khách hàng, quy định mức giá trị giaodịch bằng tiền mặt từ 200 triệu đồng trở lên, hay giao dịch tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên phảibáo cáo theo quy định, và 13 dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ

Luật phòng chống rửa tiền số 07/2012/QH13 được Quốc hội đã thông qua ngày 18/06/2012, có hiệulực vào ngày 01/01/2013 Luật phòng chống rửa tiền được ban hành nhằm tạo lập khung pháp lý cho hoạtđộng phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, giải quyết những vấn đề còn tồn tại của Nghị định 74/2005/NĐ-

CP Cơ chế phòng, chống rửa tiền theo Luật PCRT 2012 được thực hiện chủ yếu thông qua việc thiết lậpmột cơ chế thu thập, xử lý các thông tin về nhận dạng khách hàng, thông tin về giao dịch bất thường, giaodịch có giá trị lớn để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất, sàng lọc, xác định các giao dịch có nguy cơ liênquan đến hành vi rửa tiền được thực hiện thông qua các giao dịch tại các tổ chức tài chính, các tổ chức, cánhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan Theo đó, tổ chức tài chính phải áp dụng các biệnpháp nhận biết khách hàng trong trường hợp: Khách hàng mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch với tổ chứctài chính; Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn hoặc thực hiện giao dịchchuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo; Có nghi ngờ giaodịch liên quan đến hoạt động rửa tiền; Có nghi ngờ về tính chính xác của các thông tin nhận biết kháchhàng đã thu thập trước đó

Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền

Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền (nay là Cục phòng, chống rửa tiền) được thành lập theoquyết định số 1003/2005/QĐ-NHNN ngày 08/07/2005 của Ngân hàng Nhà nước là đơn vị trực thuộc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam, được thành lập với mục tiêu là cơ quan đầu mối, để tiếp nhận xử lý và phân tíchthông tin, có quyền yêu cầu các cơ quan, cá nhân tổ chức liên quan cung cấp tài liệu hồ sơ và thông tin liênquan đến các giao dịch đã báo cáo; phổ biến các văn bản và thông tin cho các cơ quan chức năng, thu thập cácbáo giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng

Với các chức năng như trên, Cục phòng, chống rửa tiền không có chức năng điều tra, những thôngtin về các trường hợp rửa tiền tiềm năng được chuyển đến Bộ Công An để tiến hành điều tra Liên quan đến

Trang 22

chức năng tình báo tài chính, Cục này nhận các báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các TCTD thông qua giấy tờ Còn đối với các giao dịch phải báo cáo theo quy định, do thiếu hệ thống công nghệ thông tin vềphòng, chống rửa tiền, nên Cục này chưa có khả năng tổng hợp được các giao dịch phải báo cáo theo quyđịnh Tuy nhiên, các TCTD phải có trách nhiệm lưu trữ thông tin về các giao dịch này, khi cần Cục phòng,chống rửa tiền có thể yêu cầu các TCTD cung cấp thông tin về các giao dịch này bất cứ lúc nào

Bảng : Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được Cục phòng, chống rửa tiền thu thập.

Loại đơn vị báo cáo 2006 2007 2008 2009

Nguồn: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Theo thống kê, từ khi thành lập vào tháng 7/2005 đến cuối năm 2009, cơ quan này chỉ nhận được 118báo cáo giao dịch đáng ngờ, và chỉ có 37 báo cáo giao dịch đáng ngờ được chuyển sang Bộ Công An để tiếnhành điều tra, nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ Bộ Công An So sánh tổng số báo cáo giaodịch đáng ngờ với số lượng các tổ chức trong nước phải báo cáo, thì đây là tỷ lệ là rất thấp

Tăng cường phối hợp phòng, chống rửa tiền giữa các cơ quan có liên quan

Ngày 13/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 470/QĐ-TTg về việc thànhlập Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban.Các Phó trưởng ban là Thống đốc NHNN Việt Nam và lãnh đạo Bộ Công An, 11 ủy viên là lãnh đạo các

Bộ, ngành liên quan NHNN là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, NHNN thành lập tổ thường trựcgiúp việc Ban Chỉ đạo và nhiều hoạt động khác phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền

Việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền sẽ giúp chính phủ nâng cao hiệu quả chỉ đạo vàđiều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành trong công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam, vàtheo đó Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ quyền hạn như:

(i) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình,

kế hoạch, cơ chế, giải pháp trong công tác phòng, chống rửa tiền;

Trang 23

(ii) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá côngtác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam.

(iii) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Namtrong Nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và tiến tới thực hiện đầy đủ40+9 khuyến nghị của FATF;

(iv) Phối hợp với các lực lượng nòng cốt trong công tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất cơquan có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, xây dựng biện pháp chống tài trợ khủng bốtrên lãnh thổ Việt Nam;

(v) Giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế tronglĩnh vực phòng, chống rửa tiền phù hợp từng thời kỳ

Nâng cao nhận thức của ngân hàng thương mại trong phòng, chống rửa tiền

Bên cạnh việc ban hành các quy định yêu cầu các TCTD xây dựng các quy trình phòng, chống rửa tiền,Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức các buổi tọa đàm cho các lãnh đạo ngân hàng thương mại để nâng cao nhậnthức phòng, chống rửa tiền

Tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hầu hết có các chương trình đào tạo nhânviên về phòng, chống rửa tiền, tổ chức cho nhân viên tham gia tập huấn trong và ngoài nước về phòng,chống rửa tiền nhằm hạn chế rủi ro uy tín của ngân hàng

Đối với các ngân hàng thương mại trong nước, hầu hết đã ban hành các quy trình, quy định nội bộ

về phòng, chống rửa tiền theo yêu cầu tại Nghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 Tuy nhiên, việctriển khai thi hành các quy trình, quy định nội bộ này chỉ thực sự có ở các ngân hàng lớn có uy tín như:Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Sacombank Các ngân hàng này đã có các chương trình đào tạo vềphòng, chống rửa tiền cho nhân viên làm công tác chuyển tiền, nhân viên mới tuyển dụng …

Hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền

Hợp tác quốc tế không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia, mà nó còn củng cố mốiquan hệ của các quốc gia Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền cũng không là ngoại lệ, nógiúp các quốc gia dễ dàng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công nghệ …

Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền, ngày

Trang 24

4/5/2007, Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên thứ 33 của Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về phòng,chống rửa tiền, tiến tới thực hiện đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, đồng thời tham giađầy đủ và nhận đánh giá đa phương của APG về Việt Nam Hiện Việt Nam đã được APG đánh giá đaphương lần thứ nhất vào năm 2009

Trong thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực tìmkiếm các đối tác hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiền Qua đó, Ngân hàng Nhà nước

và một số cơ quan chức năng khác đã nhận được sự hỗ trợ của WB, IMF, ADB, UNODC cho các dự án

về phòng, chống rửa tiền

Cùng với việc tìm kiếm đối tác hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống rửa tiền, trong thờigian qua Ngân hàng Nhà nước đã ký bản ghi nhớ trao đổi, cung cấp thông tin với Đài Loan, Nga, HànQuốc, Úc, Anh, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông và tiếp tục đàm phán ký kết trao đổi thôngtin với Nhật, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Lào, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Ấn Độ và Canada Và cũng trong thờigian này, Ngân hàng Nhà nước nhận được một lượng đáng kể các yêu cầu tương trợ tư pháp để điều tra vàđối phó với các hoạt động rửa tiền của các cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, và các cá nhân, tổ chứcViệt Nam ở nước ngoài

2.2.2 Đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua

Hai là, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền (nay là Cục phòng, chống rửa tiền) được thành

lập vào ngày 08/07/2005, là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động có hiệu quả, tiếpnhận, tổng hợp các báo cáo giao dịch đáng ngờ, thông báo kịp thời chọ Bộ Công an xử lý

Ngày đăng: 08/02/2015, 19:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w